Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn địa lí lớp 12 chương trình chuẩn

A. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

Học xong chương trình Địa lí 12 (chương trình chuẩn) học sinh đạt được:

1. Về kiến thức:

Hiểu và trình bày được các kiến thức phổ thông, cơ bản, cần thiết về đặc điểm tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam; những vấn đề đặc ra đối với cả nước nói chung và các vùng, các địa phương nơi học sinh đang sinh sống nói riêng.

 

doc19 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 2006 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn địa lí lớp 12 chương trình chuẩn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHẦN THỨ HAI HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN A. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH Học xong chương trình Địa lí 12 (chương trình chuẩn) học sinh đạt được: 1. Về kiến thức: Hiểu và trình bày được các kiến thức phổ thông, cơ bản, cần thiết về đặc điểm tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam; những vấn đề đặc ra đối với cả nước nói chung và các vùng, các địa phương nơi học sinh đang sinh sống nói riêng. 2. Về kĩ năng Củng cố và phát triển: - Kĩ năng học tập và nghiên cứu địa lí: quan sát, nhận xét, phân tích, so sánh, đánh giá các sự vật, hiện tượng địa lí; vẽ lược đồ, biểu đồ; phân tích, sử dụng bản đồ, Atlat, biểu đồ, lát cắt, số liệu thống kê... - Kĩ năng thu thập, xử lí, tổng hợp và thông báo thông tin địa lí.trình bày các thông tin địa lí về một số - Kĩ năng vận dụng tri thức địa lí để giải thích các hiện tượng, sự vật địa lí và bước đầu tham gia giải quyết những vấn đề của cuộc sống phù hợp với khả nămg của học sinh. 3. Về thái độ, hành vi - Có tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước và tôn trọng các thành quả của nhân dân Việt Nam cũng như của nhân loại. - Có niềm tin vào khoa học, ham học hỏi, hứng thú tìm hiểu và giải thích các sự vật, hiện tượng địa lí. - Có ý chí tự cường dân tộc, niềm tin vào tương lai của đất nước; sẵn sàng tham gia vào các hoạt động sử dụng hợp lí, bảo vệ, cải tạo môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình và cộng đồng. B. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG Các kiến thức, kĩ năng cần đạt đượccủa chương trình Địa lí lớp 12 được cụ thể thành những yêu cầu chi tiết như sau: CHỦ ĐỀ 1: VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP 1. Kiến thức 1.1. Biết được công cuộc Đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế - xã hội. Một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới - Bối cảnh của nền kinh tế nước ta sau chiến tranh. - Tiến trình của công cuộc Đổi mới. - Ba xu thế phát triển của nền kinh tế - xã hội nước ta. - Thành tựu của công cuộc Đổi mới. 1.2. Biết được bối cảnh và công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực của nước ta - Bối cảnh của công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực. - Thành tựu của công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực. 1.3. Biết được số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới 2. Kĩ năng Phân tích biểu đồ và các bảng số liệu về tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng GDP của cả nước và của từng thành phần kinh tế, tỉ lệ hộ nghèo của cả nước. CHỦ ĐỀ 2: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN NỘI DUNG 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ 1. Kiến thức 1.1. Trình bày vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ Việt Nam - Vị trí địa lí: + Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. + Hệ toạ độ trên đất liền (các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây), trên biển. - Phạm vi lãnh thổ + Vùng đất: Gồm phần đất liền và các đảo, quần đảo. Tổng diện tích. Các nước tiếp giáp, chiều dài đường biên giới trên đất liền và đường bờ biển. + Vùng biển: Các nước tiếp giáp. Diện tích vùng biển thuộc chủ quyền của nước ta ở Biển Đông khoảng 1 triệu km2. Vùng biển của nước ta bao gồm vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. + Vùng trời: Khoảng không gian không giới hạn độ cao, bao trùm lên lãnh thổ nước ta. 1.2 Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đối với tự nhiên, kinh tế - xã hội và quốc phòng - Ý nghĩa tự nhiên: + Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. + Vị trí và lãnh thổ tạo nên sự phân hóa đa dạng về tự nhiên, sự phong phú về tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật. + Do vị trí địa lí nước ta nằm trong khu vực có nhiều thiên tai. - Ý nghĩa kinh tế - xã hội và quốc phòng + Về kinh tế : Vị trí địa lí rất thuận lợi trong giao lưu với các nước và phát triển kinh tế. + Về văn hoá - xã hội: vị trí địa lí tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước trong khu vực Đông Nam Á. + Về an ninh, quốc phòng: nước ta có một vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á. Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước. 2. Kĩ năng - Xác định được vị trí địa lí Việt Nam trên bản đồ Đông Nam Á và thế giới. - Biết vẽ lược đồ Việt Nam: Vẽ được lược đồ Việt Nam có hình dạng tương đối chính xác với đường biên giới, đường bờ biển, một số sông lớn và một số đảo, quần đảo. NỘI DUNG 2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ 1. Kiến thức 1.1. Trình bày được đặc điểm ba giai đoạn phát triển của tự nhiên Việt Nam. - Giai đoạn tiền Cambri: Là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam với các đặc điểm : + Là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ Việt Nam, diễn ra trong khoảng 2 tỉ năm, kết thúc cách đây 542 triệu năm. + Diễn ra trong một phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay. + Các điều kiện cổ địa lí còn rất sơ khai và đơn điệu. - Giai đoạn Cổ kiến tạo: Là giai đoạn tạo địa hình cơ bản, có tính chất quyết định đến lịch sử phát triển của tự nhiên nước ta, với các đặc điểm: + Diễn ra trong thời gian khá dài, tới 477 triệu năm, trải qua hai đại Cổ sinh và Trung sinh. + Có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trong lịch sử phát triển tự nhiên nước ta (dẫn chứng). + Là giai đoạn lớp vỏ cảnh quan địa lí nhiệt đới ở nước ta đã rất phát triển. + Về cơ bản, đại bộ phận lãnh thổ nước ta hiện nay đã được định hình từ khi kết thúc giai đoạn Cổ kiến tạo. - Giai đoạn Tân kiến tạo: Giai đoạn cuối cùng trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên nước ta. + Diễn ra ngắn nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên nước ta. Bắt đầu từ cách đây 65 triệu năm và vẫn tiếp diễn đến ngày nay. + Chịu sự tác động mạnh mẽ của vận động tạo núi Anpơ -Himalaya và những biến đổi khí hậu có quy mô toàn cầu. + Là giai đoạn tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên, làm cho đất nước ta có diện mạo và đặc điểm tự nhiên như hiện nay. 1.2. Biết được mối quan hệ giữa lịch sử địa chất với các điều kiện địa lí của nước ta Lịch sử địa chất tạo cho thiên nhiên nước ta có diện mạo như ngày nay. 2. Kĩ năng - Đọc lược đồ cấu trúc địa chất Việt Nam để xác định sự phân bố của các đá chủ yếu của từng giai đoạn hình thành lãnh thổ nước ta (Tiền Cambri, Cổ sinh, Trung sinh, Tân sinh). NỘI DUNG 3. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN 1. Kiến thức 1.1.Phân tích các thành phần tự nhiên để thấy được các đặc điểm cơ bản của tự nhiên Việt Nam * Đất nước nhiều đồi núi - Đặc điểm chung của địa hình + Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. + Cấu trúc địa hình khá đa dạng. + Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. + Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người - Các khu vực địa hình + Khu vực đồi núi: Vị trí, đặc điểm của các vùng núi Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, khu vực bán bình nguyên và đồi trung du. + Khu vực đồng bằng: Vị trí, đặc điểm của đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng ven biển miền Trung. - Thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của các khu vực địa hình đối với phát triển kinh tế - xã hội. + Thế mạnh và hạn chế của khu vực đồi núi. + Thế mạnh và hạn chế của khu vực đồng bằng. * Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển - Khái quát về Biển Đông: + Là biển rộng lớn thứ hai trong các biển của Thái Bình Dương. + Là biển tương đối kín. + Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. - Ảnh hưởng của Biển Đông đối với thiên nhiên Việt Nam: + Khí hậu: nhờ Biển Đông mà khí hậu nước ta mang đặc tính của khí hậu hải dương, điều hòa hơn. + Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển đa dạng. + Tài nguyên thiên nhiên vùng biển phong phú + Thiên tai:nhiều thiên tai (bão, sạt lở biển, cát bay, cát chảy). * Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa + Tính chất nhiệt đới (biểu hiện, nguyên nhân) + Lượng mưa, độ ẩm lớn (biểu hiện, nguyên nhân) + Gió mùa (biểu hiện, nguyên nhân). - Tính nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện qua các thành phần tự nhiên khác: + Địa hình (biểu hiện, nguyên nhân) + Sông ngòi (biểu hiện, nguyên nhân) + Đất (biểu hiện, nguyên nhân) + Sinh vật (biểu hiện, nguyên nhân) - Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống (thuận lợi, khó khăn). * Thiên nhiên phân hoá đa dạng - Thiên nhiên phân hoá theo Bắc - Nam là do sự phân hóa của khí hậu: + Đặc điểm Phần lãnh thổ phía Bắc. + Đặc điểm Phần lãnh thổ phía Nam. - Thiên nhiên phân hoá theo Đông – Tây: + Đặc điểm vùng biển và thềm lục địa + Đặc điểm vùng đồng bằng ven biển + Đặc điểm vùng đồi núi - Thiên nhiên phân hoá theo độ cao: + Đặc điểm đai nhiệt đới gió mùa. + Đặc điểm đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi + Đặc điểm đai ôn đới gió mùa trên núi 1.2. Phân tích và giải thích được đặc điểm cảnh quan ba miền tự nhiên nước ta - Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: Phạm vi, đặc điểm cơ bản về tự nhiên - Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: Phạm vi, đặc điểm cơ bản về tự nhiên - Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Phạm vi, đặc điểm cơ bản về tự nhiên 2. Kĩ năng - Sử dụng các bản đồ Tự nhiên, khí hậu, đất, thực động vật Việt Nam để trình bày các đặc điểm nổi bật về địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất đai, thực động vật và nhận xét mối quan hệ tác động qua lại giữa chúng. - Xác định và ghi đúng trên lược đồ : Các dãy núi Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Hoành Sơn, Bạch Mã; các cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. Các cao nguyên đá vôi: Tà Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu. Các cao nguyên ba dan: Đắk Lắk, Plây Ku, Mơ Nông, Di Linh. Đỉnh Phan-xi-păng. Các sông: Hồng, Thái Bình, Đà, Mã, Cả, Thu Bồn, Đà Rằng, Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu. - Phân tích biểu đồ khí hậu, bảng số liệu về khí hậu của một số địa điểm (Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh). - Sử dụng bản đồ và kiến thức đã học để trình bày các đặc điểm của ba miền tự nhiên (về địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, sinh vật). NỘI DUNG 4. VẤN ĐỀ SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TỰ NHIÊN 1. Kiến thức 1.1. Trình bày được một số tác động tiêu cực do thiên nhiên gây ra - Bão: họat động, phân bố, hậu quả, biện pháp phòng chống. - Ngập lụt: nơi thường xảy ra, nguyên nhân, hậu quả, biện pháp phòng chống. - Lũ quét: nơi thường xảy ra, hậu quả , biện pháp phòng chống. - Hạn hán: nơi thường xảy ra, hậu quả, biện pháp phòng chống. - Động đất: nơi thường xảy ra, hậu quả. 1.2 Biết được sự suy thoái tài nguyên rừng, đa dạng sinh học và đất; một số nguyên nhân và biện pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường. - Tài nguyên rừng: sự suy giảm, nguyên nhân, biện pháp bảo vệ. - Đa dạng sinh học: sự suy giảm, nguyên nhân, biện pháp bảo vệ. - Tài nguyên đất: sự suy giảm, nguyên nhân, biện pháp bảo vệ. 1.3. Biết được Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường của Việt Nam. Chiến lược đảm bảo sự bảo vệ đi đôi với sự phát triển bền vững. Các nhiệm vụ của chiến lược. 2. Kĩ năng - Phân tích các bảng số liệu về sự biến động của tài nguyên rừng và đa dạng sinh học ở nước ta. - Vận dụng được một số biện pháp bảo vệ tự nhiên và phòng chống thiên tai ở địa phương. CHỦ ĐỀ 3 : ĐỊA LÍ DÂN CƯ NỘI DUNG 1. ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ 1. Kiến thức 1.1. Phân tích được một số đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta - Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc (dẫn chứng). - Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ (dẫn chứng). - Phân bố dân cư chưa hợp lí: giữa các đồng bằng với trung du, miền núí ; giữa thành thị và nông thôn. Sự thay đổi trong phân bố dân cư. 1.2. Phân tích được nguyên nhân, hậu quả của dân đông, gia tăng nhanh và phân bố không hợp lí - Nguyên nhân: tự nhiên, kinh tế - xã hội, lịch sử. - Hậu quả: ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, tài nguyên môi trường, chất lượng cuộc sống. 1.3. Biết được một số chính sách dân số ở nước ta - Chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình. - Chính sách phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước. 2. Kĩ năng - Phân tích bảng số liệu thống kê, biểu đồ dân số Việt Nam để hiểu và trình bày về tình hình tăng dân số, cơ cấu dân số và phân bố dân cư ở nước ta. - Sử dụng bản đồ phân bố dân cư, dân tộc và Atlát Địa lí Việt Nam để nhận biết và trình bày đặc điểm phân bố dân cư. NỘI DUNG 2. LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM 1. Kiến thức 1.1. Hiểu và trình bày được một số đặc điểm của nguồn lao động và việc sử dụng lao động ở nước ta. - Nguồn lao động nước ta rất dồi dào (dẫn chứng); chất lượng lao động. Những mặt mạnh và hạn chế của nguồn lao động. - Cơ cấu sử dụng lao động đang có sự thay đổi: + Xu hướng thay đổi cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế; nguyên nhân. + Xu hướng thay đổi cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế; nguyên nhân. + Xu hướng thay đổi cơ cấu lao động theo thành thị, nông thôn; nguyên nhân. - Năng suất lao động chưa cao. 1.2. Hiểu được vì sao việc làm đang là vấn đề gay gắt của nước ta và hướng giải quyết - Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm là vấn đề gay gắt của nước ta (dẫn chứng), nguyên nhân. Quan hệ dân số-lao động-việc làm. - Hướng giải quyết việc làm của nước ta. Chính sách dân số, phân bố lại lao động, phát triển sản xuất. 2. Kĩ năng - Phân tích số liệu thống kê, biểu đồ về nguồn lao động, sử dụng lao động, việc làm. NỘI DUNG 3. ĐÔ THỊ HOÁ 1. Kiến thức 1.1. Hiểu được một số đặc điểm đô thị hoá ở Việt Nam, nguyên nhân và những tác động đến kinh tế - xã hội. - Đặc điểm đô thị hoá ở nước ta. - Nguyên nhân (kinh tế - xã hội). Liên hệ với việc gia tăng dân số nhanh. - Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế - xã hội (tích cực, tiêu cực). 1.2. Biết được sự phân bố mạng lưới đô thị ở nước ta - Các đô thị lớn tập trung ở đồng bằng ven biển. - Số lượng và quy mô đô thị có sự khác nhau giữa các vùng. 2. Kĩ năng - Sử dụng bản đồ Phân bố dân cư và Atlát Địa lí Việt Nam để nhận xét sự phân bố mạng lưới các đô thị lớn. - Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê về số dân và tỉ lệ dân đô thị ở Việt Nam. - Phân tích bảng số liệu về sự phân bố đô thị và số dân đô thị giữa các vùng trong cả nước. NỘI DUNG 4. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG 1. Kiến thức Thấy được mức sống của nhân dân ta ngày càng được cải thiện, tuy nhiên có sự phân hoá giữa các vùng. - Mức sống của người dân đang được cải thiện (dẫn chứng qua thu nhập bình quân đầu người). - Mức sống có sự phân hóa giữa các vùng (dẫn chứng). 2. Kĩ năng Vẽ và phân tích biểu đồ, bảng số liệu về sự phân hoá về thu nhập bình quân/người các vùng. CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ NỘI DUNG 1. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 1. Kiến thức 1.1. Phân tích được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ ở nước ta - Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu GDP, Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành; nguyên nhân. - Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế, nguyên nhân. - Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế, nguyên nhân. 1.2. Trình bày được ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với sự phát triển kinh tế nước ta Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có ý nghĩa chiến lược đối với tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 2. Kĩ năng Vẽ và phân tích biểu đồ, phân tích số liệu thống kê về cơ cấu kinh tế theo ngành, cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế. NỘI DUNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NỀN NÔNG NGHIỆP NHIỆT ĐỚI 1. Kiến thức Chứng minh và giải thích được các đặc điểm chính của nền nông nghiệp nước ta - Nền nông nghiệp nhiệt đới + Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới (dẫn chứng) + Nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả đặc điểm của nền nông nghiệp nhiệt đới (dẫn chứng). - Phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hoá góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới + Nền nông nghiệp cổ truyền: đặc điểm, phân bố + Nền nông nghiệp hàng hóa: đặc điểm, phân bố. 2. Kĩ năng - Sử dụng bản đồ nông nghiệp, Atlat Địa lí Việt Nam để nhận xét về sự phân bố nông nghiệp. - Phân tích số liệu thống kê về sự thay đổi trong sản xuất nông nghiệp. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP 1. Kiến thức 1.1. Hiểu và trình bày được cơ cấu của ngành nông nghiệp : trồng trọt, chăn nuôi; tình hình phát triển và phân bố một số cây trồng và vật nuôi chính của nước ta. - Ngành trồng trọt + Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. + Cây lương thực (lúa): tình hình phát triển và phân bố + Cây thực phẩm: tình hình phát triển và phân bố + Cây công nghiệp: tình hình phát triển và phân bố một số cây công nghiệp lâu năm và cây công nghiệp hàng năm chủ yếu. - Ngành chăn nuôi + Chăn nuôi lợn và gia cầm: tình hình phát triển và phân bố + Chăn nuôi gia súc ăn cỏ (trâu, bò): tình hình phát triển và phân bố 1.2. Chứng minh được xu hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp - Tỉ trọng ngành trồng trọt cao, có xu hướng giảm (dẫn chứng). - Tỉ trọng ngành chăn nuôi ngày càng tăng (dẫn chứng). - Xu hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt: giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp,…(dẫn chứng). 2. Kĩ năng - Sử dụng bản đồ Nông nghiệp, Atlát Địa lí Việt Nam để trình bày sự phân bố các cây trồng, vật nuôi chủ yếu. - Viết báo cáo ngắn về chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp dựa trên các bảng số liệu và biểu đồ cho trước. - Vẽ biểu đồ, phân tích các bảng số liệu và biểu đồ về cơ cấu, sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tình hình tăng trưởng của một số sản phẩm nông nghiệp. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THUỶ SẢN VÀ LÂM NGHIỆP 1. Kiến thức 1.1. Hiểu và trình bày được điều kiện, tình hình phát triển, phân bố ngành thuỷ sản và một số phương hướng phát triển ngành thuỷ sản của nước ta - Những thuận lợi và khó khăn trong khai thác và nuôi trồng thủy sản: + Thuận lợi (tự nhiên, kinh tế - xã hội). + Khó khăn (tự nhiên, kinh tế - xã hội). - Tình hình phát triển và phân bố ngành thuỷ sản: + Tình hình phát triển: trong những năm gần đây có những bước phát triển đột phá (dẫn chứng). + Khai thác thuỷ sản (tình hình phát triển, tỉnh có nghề cá phát triển mạnh). + Nuôi trồng thuỷ sản (tình hình phát triển, các vùng nuôi nhiều thủy sản). 1.2. Hiểu và trình bày được vai trò, tình hình phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp, một số vấn đề lớn trong phát triển lâm nghiệp - Vai trò của ngành lâm nghiệp về kinh tế và sinh thái. - Tài nguyên rừng của nước ta vốn giàu có, nhưng đã bị suy thoái nhiều - Tình hình phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp (trồng rừng, khai thác và chế biến gỗ, lâm sản). Chú ý vấn đề suy thoái rừng và bảo vệ tài nguyên rừng. 2. Kĩ năng - Phân tích bản đồ Lâm, ngư nghiệp, Atlat Địa lí Việt Nam để xác định các khu vực sản xuất, khai thác lớn, các vùng nuôi trồng thủy sản quan trọng. - Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê về lâm, ngư nghiệp. TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP 1. Kiến thức 1.1. Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta : tự nhiên, kinh tế-xã hội, kĩ thuật, lịch sử. - Sự tác động tổng hợp của nhiều nhân tố lên các hoạt động nông nghiệp trên các vùng lãnh thổ khác nhau của nước ta là cơ sở cho tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. - Sự phân hoá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (khí hậu, địa hình, đất) tạo ra cái nền của sự phân hoá lãnh thổ nông nghiệp. - Trên nền chung ấy, các nhân tố kinh tế - xã hội, kĩ thuật, lịch sử... có tác động khác nhau. 1.2.Hiểu và trình bày được đặc điểm của 7 vùng nông nghiệp của nước ta Điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ thâm canh, chuyên môn hoá sản xuất của 7 vùng nông nghiệp : Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. 1.3. Trình bày được xu hướng thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp - Hai xu hướng chính trong thay đổi tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của nước ta là tăng cường chuyên môn hóa sản xuất, đa dạng sản phẩm, phát triển vùng chuyên canh. - Phát triển kinh tế trang trại. 2. Kĩ năng - Sử dụng bản đồ nông nghiệp hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để trình bày về phân bố một số ngành sản xuất nông nghiệp, vùng chuyên canh lớn (chuyên canh lúa, cà phê, cao su). - Phân tích bảng thống kê và biểu đồ để thấy rõ đặc điểm của bảy vùng nông nghiệp, xu hướng thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. NỘI DUNG 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM 1. Kiến thức 1.1. Trình bày và nhận xét được cơ cấu công nghiệp theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ. Nêu một số nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp - Cơ cấu công nghiệp theo ngành đa dạng, đang có sự chuyển dịch (dẫn chứng); nguyên nhân. - Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ có sự phân hóa, tên các khu vực tập trung công nghiệp; nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp. - Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế thay đổi sâu sắc; nguyên nhân. 1.2. Hiểu và trình bày được tình hình phát triển và phân bố của một số ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta. - Công nghiệp năng lượng + Công nghiệp khai thác nguyên, nhiên liệu (than, dầu, khí): tình hình phát triển, phân bố. + Công nghiệp điện lực: tình hình phát triển, phân bố. - Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm + Chế biến sản phẩm trồng trọt: tình hình phát triển, phân bố. + Chế biến sản phẩm chăn nuôi: tình hình phát triển, phân bố. + Chế biến hải sản: tình hình phát triển, phân bố. 2. Kĩ năng - Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê, sơ đồ về cơ cấu ngành công nghiệp. - Phân tích bản đồ Công nghiệp chung để trình bày về sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp. - Vẽ và phân tích biểu đồ, bảng thống kê về công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm. - Sử dụng bản đồ Công nghiệp hoặc Atlát Địa lí Việt Nam để phân tích cơ cấu ngành của một số trung tâm công nghiệp và phân bố của các ngành công nghiệp trọng điểm (một số trung tâm công nghiệp lớn ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam với các ngành nổi bật). VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP 1. Kiến thức 1.1. Trình bày được khái niệm về tổ chức lãnh thổ công nghiệp Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn có nhằm đạt hiệu quả cao về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. 1.2. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp - Nhóm nhân tố bên trong (vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội): có ảnh hưởng rất quan trọng đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp. - Nhóm nhân tố bên ngoài (thị trường, hợp tác quốc tế): có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. 1.3.Phân biệt được một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta - Điểm công nghiệp : đặc điểm, phân bố. - Khu công nghiệp: đặc điểm, phân bố. - Trung tâm công nghiệp: đặc điểm, phân bố. - Vùng công nghiệp: đặc điểm, phân bố. 2. Kĩ năng - Sử dụng bản đồ Công nghiệp Việt Nam, Atlát Địa lí Việt Nam để nhận xét về sự phân bố của các tổ chức lãnh thổ công nghiệp của Việt Nam, xác định vị trí một số điểm công nghiệp, trung tâm công nghiệp, các vùng công nghiệp của nước ta. - Phân tích sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp. NỘI DUNG 4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ GIAO THÔNG VẬN TẢI, THÔNG TIN LIÊN LẠC 1. Kiến thức Trình bày được đặc điểm giao thông vận tải, thông tin liên lạc của nước ta: phát triển khá toàn diện cả về lượng và chất với nhiều loại hình. - Giao thông vận tải: + Đường bộ (đường ô tô): Sự phát triển về mạng lưới đường, một số tuyến đường chính. + Đường sắt: Tổng chiều dài. Các tuyến đường chính. + Đường sông: Phân bố chủ yếu ở một số hệ thống sông chính. + Đường biển: Các tuyến đường biển ven bờ chủ yếu, các cảng biển và cụm cảng quan trọng. + Đường hàng không: Tình hình phát triển, các đầu mối chủ yếu. - Ngành thông tin liên lạc: + Bưu chính: Đặc điểm nổi bật. + Viễn thông: Đặc điểm nổi bật. 2. Kĩ năng - Vẽ và phân tích biểu đồ, bảng số liệu về tình hình phát triển, cơ cấu vận tải của giao thông vận tải. - Sử dụng bản đồ Giao thông hoặc Atlát Địa lí Việt Nam để trình bày sự phân bố của một số tuyến giao thông vận tải, đầu mối giao thông và trung tâm thông tin liên lạc quan trọng. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH 1. Kiến thức 1.1. Phân tích được vai trò, tình hình phát triển và sự thay đổi trong cơ cấu nội thương và ngoại thương - Nội thương: tình hình phát triển, sự thay đổi cơ cấu theo thành phần kinh tế. - Ngoại thương: tình hình phát triển, cơ cấu hàng xuất nhập khẩu. 1.2. Phân tích được các tài nguyên du lịch nước ta Tài nguyên du lịch nước ta phong phú, đa dạng, gồm hai nhóm: tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. - Tài nguyên tự nhiên: địa hình, khí hậu, nước, sinh vật. - Tài nguyên nhân văn: Các di tích văn hóa - lịch sử, các lễ hội, tiềm năng văn hóa dân tộc, làng nghề truyền thống,... 1.3. Hiểu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuan_kien_thuc_12_de_on_thi_tnthpt_dia_li_0008.doc