Trong quy hoạch sử dụng đất các cấp chỉ tiêu nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng được xác định trên cơ sở cân đối đầy đủ các mục đích sử dụng đất thuộc nhóm đất đó. Tuy nhiên, các chỉ tiêu sử dụng đất trình duyệt trong quy hoạch sử dụng đất các cấp được thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT.
Về chỉ tiêu đất ở tại nông thôn trong quy hoạch sử dụng cấp tỉnh: Trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh không quy định phải trình duyệt chỉ tiêu này, chỉ tiêu này được đã được tính toán trong nhóm đất phí nông nghiệp.
19 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1164 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Hướng dẫn nghiệp vụ về công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG CỤC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ VỀ CÔNG TÁC LẬP QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CÁC CẤP
Hà Nội, năm 2010
PHẦN I
TRÌNH TỰ, NỘI DUNG LẬP QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH
SỬ DỤNG ĐẤT KỲ ĐẦU CỦA CÁC CẤP TRÌNH TỰ, NỘI DUNG LẬP QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
KỲ ĐẦU CỦA CÁC CẤP
1. Điều tra, phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
2. Đánh giá tình hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
7. Đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
6. Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu
5. Đánh giá tác động của phương án
quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế, xã hội, môi trường
4. Xây dựng phương án
quy hoạch sử dụng đất
3. Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng dài hạn về sử dụng đất
(Các nội dung trên sẽ được cập nhật và xử lý để bổ sung, hoàn thiện Quy trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp)
1. Điều tra, phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
a) Điều tra, thu thập thông tin, dữ liệu về điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên
- Đặc điểm địa lý, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng,
- Tài nguyên nước, rừng, khoáng sản và tài nguyên biển,
- Hiện trạng cảnh quan môi trường và các hệ sinh thái
b) Thu thập các thông tin, dữ liệu về hiện trạng kinh tế, xã hội
- Tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thực trạng phát triển các ngành kinh tế
- Dân số, lao động, việc làm và thu nhập; tập quán có liên quan đến sử dụng đất
- Phân bố, mức độ phát triển các đô thị và các khu dân cư nông thôn
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật về giao thông, thuỷ lợi, điện và cơ sở hạ tầng xã hội về văn hoá, y tế, giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao
c) Thu thập thông tin hiện trạng sử dụng đất
Thông tin về HTSD đất được cập nhật tại thời điểm điều tra lập QHSD đất
d) Thu thập các thông tin, dữ liệu về chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội có liên quan đến việc sử dụng đất
đ) Thu thập các thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên
e) Thu thập thông tin, dữ liệu và bản đồ quy hoạch phát triển của các ngành, lĩnh vực
g) Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và các chỉ tiêu quy hoạch phát triển của các ngành, lĩnh vực có tác động đến việc sử dụng đất trên địa bàn
h) Phân tích, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến việc sử dụng đất.
(nước biển dâng, sa mạc hoá, thiếu nguồn nước, lũ lụt, bão, xâm nhập mặn, nhiệt độ tăng,…)
2. Đánh giá tình hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
a) Đánh giá tình hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất theo các mục đích sử dụng đối với giai đoạn mười (10) năm trước.
(Đối với các chỉ tiêu sử dụng đất mới thì chỉ đánh giá hiện trạng sử dụng đất)
- Đối với cấp tỉnh, nội dung đánh giá gồm:
+ Nhóm đất nông nghiệp, đánh giá cụ thể đối với đất lúa nước, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất khu bảo tồn thiên nhiên, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất và đất nuôi trồng thủy sản tập trung;
+ Nhóm đất phi nông nghiệp, đánh giá cụ thể đối với đất quốc phòng, đất an ninh, đất đô thị, đất khu công nghiệp (bao gồm cả cụm công nghiệp), đất để xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại; đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp cấp tỉnh; đất phát triển hạ tầng có tầm quan trọng quốc gia và cấp tỉnh; đất cho hoạt động khoáng sản; đất tôn giáo, tín ngưỡng; đất nghĩa trang, nghĩa địa do cấp tỉnh quản lý; đất di tích danh thắng và đất khu du lịch;
+ Nhóm đất chưa sử dụng, đánh giá cụ thể đối với đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng và núi đá không có rừng cây.
- Đối với cấp huyện, nội dung đánh giá gồm:
+ Nhóm đất nông nghiệp, đánh giá cụ thể đối với đất lúa nước, đất trồng cây lâu năm, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất, đất khu bảo tồn thiên nhiên, đất nuôi trồng thủy sản (bao gồm đất nuôi trồng thủy sản tập trung và đất nuôi trồng thủy sản không tập trung), đất làm muối;
+ Nhóm đất phi nông nghiệp, đánh giá cụ thể đối với đất quốc phòng, đất an ninh, đất đô thị, đất khu dân cư nông thôn, đất khu công nghiệp (bao gồm cả cụm công nghiệp), đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp (gồm cấp tỉnh và cấp huyện), đất để xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại, đất cho hoạt động khoáng sản, đất cơ sở sản xuất kinh doanh, đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ, đất tôn giáo, tín ngưỡng, đất nghĩa trang, nghĩa địa (do tỉnh và do huyện quản lý), đất di tích danh thắng, đất khu du lịch, đất có mặt nước chuyên dùng và đất phát triển hạ tầng (có tầm quan trọng quốc gia, cấp tỉnh và cấp huyện);
+ Nhóm đất chưa sử dụng đánh giá cụ thể đối với đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng và núi đá không có rừng cây.
- Đối với cấp xã, nội dung đánh giá gồm:
+ Nhóm đất nông nghiệp, đánh giá cụ thể đối với đất lúa nước, đất trồng lúa nương, đất trồng cây hàng năm còn lại, đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất khu bảo tồn thiên nhiên; đất nuôi trồng thuỷ sản; đất làm muối và đất nông nghiệp khác;
+ Nhóm đất phi nông nghiệp, đánh giá cụ thể đối với đất đô thị; đất khu dân cư nông thôn; đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp; đất quốc phòng; đất an ninh; đất khu công nghiệp; đất cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ; đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp; đất phát triển hạ tầng; đất sông, suối và mặt nước chuyên dùng; đất tôn giáo, tín ngưỡng; đất nghĩa trang, nghĩa địa và đất phi nông nghiệp khác;
+ Nhóm đất chưa sử dụng, đánh giá cụ thể đối với đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng và núi đá không có rừng cây
b) Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt
- Chỉ tiêu do cấp trên phân bổ;
- Chỉ tiêu do cấp lập quy hoạch xác định;
- Đánh giá mặt được, mặt chưa được và nguyên nhân tồn tại trong việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
c) Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xây dựng trên cơ sở bản đồ hiện trạng sử dụng đất đã được lập từ kết quả kiểm kê đất đai và kết quả điều tra bổ sung các chỉ tiêu sử dụng đất quy định tại Điều 3 của Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT tại thời điểm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
(Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất sẽ được bổ sung ký hiệu một số chỉ tiêu sử dụng đất mới)
3. Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng dài hạn về sử dụng đất:
a) Đánh giá tiềm năng đất đai
- Đối với cấp tỉnh, đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp; phát triển công nghiệp, đô thị và du lịch.
- Đối với cấp huyện, đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp; phát triển công nghiệp, đô thị, xây dựng khu dân cư nông thôn và du lịch.
- Đối với cấp xã, đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất; mở rộng khu dân cư và phát triển cơ sở hạ tầng của cấp xã.
b) Định hướng dài hạn về sử dụng đất
(quy hoạch sử dụng đất cấp xã không có nội dung này)
- Quan điểm sử dụng đất cho giai đoạn hai mươi (20) năm tới và giai đoạn tiếp theo
- Định hướng sử dụng đất theo mục đích sử dụng
4. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất:
PHÂN BỔ
UBND cấp dưới trực tiếp
PHÂN KHAI
Cấp lập QH
CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC
ĐK NHU CẦU
a) Tổng hợp, dự báo nhu cầu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch của các đơn vị hành chính cấp dưới và của các ngành, lĩnh vực trên địa bàn; trong đó làm rõ nhu cầu sử dụng đất phục vụ các mục tiêu công ích, chính sách xã hội và tái định cư.
b) Xác định cụ thể diện tích các loại đất trên địa bàn đã được cấp trên phân bổ;
Đối với cấp tỉnh: Diện tích các loại đất trên địa bàn đã được cấp quốc gia phân bổ
Đối với cấp huyện: Diện tích các loại đất trên địa bàn đã được cấp quốc gia và cấp tỉnh phân bổ
Đối với cấp xã: Diện tích các loại đất trên địa bàn đã được cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp huyện phân bổ
c) Xác định khả năng đáp ứng về đất đai cho nhu cầu sử dụng đất
d) Xác định diện tích đất để phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương
Phương án quy hoạch sử dụng đất cần xác định cụ thể diện tích các loại đất được quy định trong Nghị định 69/2009/NĐ-CP (Cấp tỉnh có 21 chỉ tiêu, cấp huyện có 26 chỉ tiêu, cấp xã có 32 chỉ tiêu). Diện tích từng chỉ tiêu được thể hiện trong các biểu 02/CT, 02/CH, 02/CX.
đ) Đối với mỗi mục đích sử dụng đất cần xác định diện tích đất không thay đổi mục đích sử dụng so với hiện trạng sử dụng đất, diện tích đất từ các mục đích khác chuyển sang trong kỳ quy hoạch
e) Xác định diện tích các loại đất chuyển mục đích sử dụng phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đáp ứng nhu cầu của địa phương
g) Xác định diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho mục đích nông nghiệp, phi nông nghiệp;
h) Diện tích các loại đất nêu tại các điểm b, d, e và g được phân bổ cụ thể cho từng đơn vị hành chính cấp dưới
i) Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất được xây dựng với các chỉ tiêu sử dụng đất quy định tại Điều 3 của Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT
(Bản đồ quy hoạch sử dụng đất sẽ được bổ sung ký hiệu một số chỉ tiêu sử dụng đất mới)
5. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế, xã hội, môi trường:
Cấp Quốc gia
Cấp tỉnh
Cấp huyện
Cấp xã
- Tác động đến phát triển nông nghiệp, công nghiệp, du lịch và dịch vụ;
- Đánh giá hiệu quả kinh tế đất của phương án quy hoạch sử dụng đất theo dự kiến nguồn thu từ việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và chi phí cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
- Đánh giá khả năng bảo đảm an ninh lương thực của phương án quy hoạch sử dụng đất;
- Đánh giá hiệu quả xã hội của phương án quy hoạch sử dụng đất đối với việc giải quyết quỹ đất ở, mức độ ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân phải di dời chỗ ở, số lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp do chuyển mục đích sử dụng đất;
- Đánh giá khả năng khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, yêu cầu phát triển diện tích phủ rừng của phương án quy hoạch sử dụng đất;
- Đánh giá vấn đề tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo tồn văn hoá các dân tộc của phương án quy hoạch sử dụng đất;
- Đánh giá mức độ đô thị hóa, mức độ đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho việc phát triển hạ tầng có tầm quan trọng quốc gia;
- Đánh giá môi trường chiến lược đối với phương án quy hoạch sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Tác động đến phát triển nông nghiệp, công nghiệp, du lịch và dịch vụ;
- Đánh giá hiệu quả kinh tế đất của phương án quy hoạch sử dụng đất theo dự kiến nguồn thu từ việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và chi phí cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
- Đánh giá khả năng bảo đảm an ninh lương thực của phương án quy hoạch sử dụng đất;
- Đánh giá hiệu quả xã hội của phương án quy hoạch sử dụng đất đối với việc giải quyết quỹ đất ở, mức độ ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân phải di dời chỗ ở, số lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp do chuyển mục đích sử dụng đất;
- Đánh giá khả năng khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, yêu cầu phát triển diện tích phủ rừng của phương án quy hoạch sử dụng đất;
- Đánh giá vấn đề tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo tồn văn hoá các dân tộc của phương án quy hoạch sử dụng đất;
g) Đánh giá mức độ đô thị hóa, mức độ đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho việc phát triển hạ tầng có tầm quan trọng quốc gia;
- Tác động đến phát triển nông nghiệp, công nghiệp, du lịch và dịch vụ;
- Đánh giá hiệu quả kinh tế đất của phương án quy hoạch sử dụng đất theo dự kiến nguồn thu từ việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và chi phí cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
- Đánh giá hiệu quả xã hội của phương án quy hoạch sử dụng đất đối với việc giải quyết quỹ đất ở, mức độ ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân phải di dời chỗ ở, số lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp do chuyển mục đích sử dụng đất;
- Đánh giá khả năng khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, yêu cầu phát triển diện tích phủ rừng của phương án quy hoạch sử dụng đất;
- Đánh giá vấn đề tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo tồn văn hoá các dân tộc của phương án quy hoạch sử dụng đất;
- Đánh giá hiệu quả thu, chi từ việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với phương án quy hoạch sử dụng đất; đánh giá hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn xã; tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn;
- Đánh giá việc giải quyết quỹ đất ở, khả năng giải quyết đất sản xuất nông nghiệp, mức độ thu nhập đối với xã vùng nông thôn không thuộc khu vực phát triển đô thị;
Đánh giá mức độ ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân phải di dời chỗ ở, số lao động mất việc làm do bị thu hồi đất, số việc làm mới được tạo ra từ việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đối với các xã thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị.
- Đánh giá việc bảo tồn các di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh trên địa bàn xã; đánh giá việc bảo tồn bản sắc dân tộc đối với các xã thuộc khu vực dân tộc thiểu số.
6. Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu:
a) Phân chia các chỉ tiêu sử dụng đất theo mục đích sử dụng, diện tích đất phải chuyển mục đích sử dụng, diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối
b) Các chỉ tiêu sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu đã được xác định được phân bổ cụ thể đến từng năm
c) Xác định danh mục các công trình, dự án quan trọng trong kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu
Ngoài các công trình, dự án quan trọng do cấp trên phân bổ thì UBND cấp lập quy hoạch sử dụng đất xác định những công trình, dự án quan trọng chủ yếu phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương (cấp lập quy hoạch)
d) Dự kiến thu ngân sách từ đất và các khoản chi cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
(Cấp xã không có nội dung này)
7. Đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
a) Giải pháp về chính sách;
b) Giải pháp về nguồn lực và vốn đầu tư;
c) Giải pháp về khoa học - công nghệ;
d) Giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường;
đ) Giải pháp về tổ chức thực hiện.
PHẦN II
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC
LẬP QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
1. Về việc xác định các chỉ tiêu sử dụng đất
- Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia: 13 chỉ tiêu sử dụng đất cấp quốc gia
- Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh:
+ Chỉ tiêu sử dụng đất cấp quốc gia:
13 CT
+ Chỉ tiêu sử dụng đất phục vụ nhu cầu phát triển KT-XH của tỉnh:
11 CT (có 3 CT trùng)
- Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
+ Chỉ tiêu sử dụng đất cấp quốc gia:
+ Chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh:
21 CT
+ Chỉ tiêu sử dụng đất phục vụ nhu cầu phát triển KT-XH của huyện:
10 CT (có 5 CT trùng)
- Quy hoạch sử dụng đất cấp xã
+ Chỉ tiêu sử dụng đất cấp quốc gia:
+ Chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh:
+ Chỉ tiêu sử dụng đất cấp huyện:
26 CT
+ Chỉ tiêu sử dụng đất phục vụ nhu cầu phát triển KT-XH của xã:
8 CT (có 3 CT trùng)
SƠ ĐỒ VỀ MỐI QUAN HỆ VỀ CHỈ TIÊU QHSDĐ GIỮA CÁC CẤP
Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia
13 Chỉ têu QH SDĐ
Quy hoạch sử dụng đất cấp xã (31CT)
03 CT
Chỉ têu QH
SDĐ cấp QG
(13CT)
Chỉ têu QHSDĐ phục vụ nhu cầu phát triển KT-XH của tinh (11CT)
Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh (21CT)
Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện (26CT)
Chỉ têu QHSDĐ phục vụ nhu cầu phát triển KT-XH của huyện (10CT)
Chỉ têu QHSDĐ
cấp tinh
(11CT)
Chỉ têu QH SDĐ cấp QG
(13CT)
03 CT
05 CT
05 CT
Chỉ têu QHSDĐ phục vụ nhu cầu phát triển KT-XH của xã (8CT)
Chỉ têu QHSDĐ cấp tinh
(11CT)
Chỉ têu QH
SDĐ cấp QG
(13CT)
Chỉ têu QHSDĐ cấp huyện
(10CT)
03 CT
03 CT
Ghi chú: Phần kẻ sọc là các chỉ tiêu trùng giữa các cấp
2. Về hệ thống chỉ tiêu sử dụng đất
Trong quy hoạch sử dụng đất các cấp chỉ tiêu nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng được xác định trên cơ sở cân đối đầy đủ các mục đích sử dụng đất thuộc nhóm đất đó. Tuy nhiên, các chỉ tiêu sử dụng đất trình duyệt trong quy hoạch sử dụng đất các cấp được thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT.
Về chỉ tiêu đất ở tại nông thôn trong quy hoạch sử dụng cấp tỉnh: Trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh không quy định phải trình duyệt chỉ tiêu này, chỉ tiêu này được đã được tính toán trong nhóm đất phí nông nghiệp.
3. Về các loại đất trong nhóm đất phi nông nghiệp của các cấp được xác định:
- Diện tích cấp trên phân bổ;
- Nhu cầu sử dụng đất của cấp lập quy hoạch;
- Nhu cầu sử dụng đất của cấp dưới (được xác định căn cứ vào định mức sử dụng đất ban hành kèm theo Công văn số 5763/BTNMT-ĐKTK ngày 25 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
4. Về các loại đất: Đất đô thị; Đất khu bảo tồn thiên nhiên; Đất khu du lịch; Đất khu dân cư nông thôn
- Được xây dựng thành các phụ biểu bao gồm các mục đích sử dụng đất theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT
- Các chỉ tiêu này là chỉ tiêu có tính chất tổng hợp, do đó không cộng vào để thành tổng diện tích tự nhiên.
5. Phương pháp xây dựng một số biểu và phụ biểu
5.1. Một số biểu
Biểu “Danh mục các công trình, dự án trong kỳ kế hoạch sử dụng đất”
+ Mục “Các công trình, dự án đã xác định” (Mục II.1): UBND cấp lập quy hoạch sử dụng đất xác định những công trình, dự án quan trọng đối với địa phương. Các công trình, dự án này chủ yếu phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương (cấp lập quy hoạch);
+ Mục “Các công trình, dự án khác” (Mục II.2): Căn cứ vào nhu cầu đăng ký sử dụng đất của các ngành, các tổ chức, cá nhân và định mức sử dụng đất để thể hiện diện tích, địa điểm và mục đích sử dụng đất.
Các biểu 01/CT, 02/CT, 01/CH, 02/CH
Để cân đối diện tích đất trong các biểu 01/CT, 02/CT, 01/CH, 02/CH theo Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT cần thêm các hàng “Tổng diện tích tự nhiên”, “Đất nông nghiệp còn lại”, “Đất phi nông nghiệp còn lại” và “Đất chưa sử dụng”.
5.2. Một số phụ biểu
Để có số liệu thể hiện trong các biểu quy định trong Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT cần thiết phải lập hệ thống phụ biểu tính toán, cân đối quỹ đất trong địa bàn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Phụ biểu chu chuyển đất đai:
- Được lập tương tự theo hướng dẫn tại Thông tư 30/2004/TT-BTNMT;
- Các chỉ tiêu sử dụng đất trong biểu chu chuyển đất đai cần đảm bảo các điều kiện:
+ Xác định được chỉ tiêu diện tích các loại đất để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt
+ Đảm bảo cân đối được tổng quỹ đất của địa phương
Đối với nhu cầu sử dụng đất của từng ngành, từng lĩnh vực cần xây dựng các phụ biểu để xác định
6. Về việc triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đồng bộ các cấp
6.1. Việc triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện đồng thời ở các cấp, trong đó có một khoảng thời gian trùng nhau.Tuy vậy phải đảm bảo nguyên tắc quy hoạch sử dụng đất cấp trên phê duyệt trước, quy hoạch sử dụng đất cấp dưới phê duyệt sau.
6.2. Trước khi triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp, UBND tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể về thời gian cho từng cấp (theo hướng dẫn tại Công văn số 2778/BTNMT-TCQLĐĐ).
Trong kế hoạch thực hiện quy định thời gian lập phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cấp cùng chung một khoảng thời gian (cấp dưới có thể chậm hơn cấp trên một khoảng thời gian), song thời gian phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên phải thực hiện trước so với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp dưới.
6.3. Trong thời gian chờ cấp trên phân bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất, UBND cấp dưới chủ động điều tra, đánh giá hiện trạng, xác định nhu cầu và cân đối, tính toán diện tích các loại đất theo các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quy định tại Nghị định 69/2009/NĐ-CP;
Trong quá trình cân đối, tính toán diện tích các loại đất UBND cấp dưới cần phải thực hiện các nhiệm vụ:
1) Phối hợp với UBND cấp trên trực tiếp xác định diện tích các loại đất cấp trên phân bổ cho cấp mình;
2) Phối hợp với các ngành, các lĩnh vực có liên quan và UBND cấp dưới trực tiếp xác định diện tích các loại đất để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của cấp mình theo các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quy định tại Nghị định 69/2009/NĐ-CP;
3) Tạm thời phân khai chỉ tiêu sử dụng đất cho UBND cấp dưới trực tiếp.
1.4. Sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên được phê duyệt, UBND cần thực hiện các nhiệm vụ:
1) Phân bổ chính thức diện tích các loại đất cho cấp dưới trực tiếp;
2) Chỉ đạo ngành Tài nguyên và Môi trường chủ trì thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp dưới theo quy định hiện hành;
3) Phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp dưới.
1.5. Sau khi cấp dưới được UBND được cấp trên trực tiếp phân bổ chính thức các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất, UBND cần thực hiện các nhiệm vụ:
1) Chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp với cơ quan tư vấn hoàn thiện phương án quy hoạch sử dụng đất, trong đó thể hiện đầy đủ chính xác diện tích các loại đất được cấp trên phân bổ vào phương án quy hoạch sử dụng đất.
2) Gửi hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến Cơ quan Tài nguyên và Môi trường cấp trên trực tiếp thẩm định;
3) Trình HĐND cùng cấp (nếu có) thông qua;
4) Trình UBND cấp trên phê duyệt theo quy định hiện hành.
7. Kinh phí thực hiện và đấu thầu
7.1. Kinh phí lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Theo Thông tư số 24/2008/TT-BTC ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế thực hiện các nhiệm vụ, dự án quy hoạch thì kinh phí lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất do ngân sách nhà nước đảm bảo từ nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế. Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, dự án quy hoạch của các địa phương do ngân sách địa phương đảm bảo. UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp phân cấp cụ thể nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách ở địa phương.
7.2. Chỉ định thầu và đấu thầu
Theo Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu thì gói thầu dịch vụ tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có giá trị không quá 3 tỷ đồng được chỉ định thầu;
Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có giá trị trên 3 tỷ đồng thì thực hiện đấu thầu theo quy định hiện hành hoặc áp dụng điểm k khoản 2 Điều 40 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP là “do Thủ tướng chính phủ xem xét quyết định”.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang có công văn xin Thủ tướng cho phép các địa phương lựa chọn đơn vị tư vấn lập quy hoạch sử dụng đất theo hình thức chỉ định thầu.
8. Tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật (trong đó có Chỉ thị số 01/CT-BTNMT ngày 17 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường) quy định việc lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011 - 2015 phải hoàn thành trong năm 2010 do vậy cần phải huy động các lực lượng, các nhà tư vấn có đủ năng lực tham gia.
8.1. Các cơ quan, đơn vị sự nghiệp trong và ngoài ngành Tài nguyên và Môi trường có chức năng, nhiệm vụ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, gồm:
- Các cơ quan, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Các cơ quan, đơn vị sự nghiệp trực thuộc các đơn vị trong Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Các cơ quan, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Các cơ quan, đơn vị sự nghiệp trực thuộc các sở: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một số trường đại học, …
8.2. Các doanh nghiệp, các công ty trong và ngoài ngành Tài nguyên và Môi trường có chức năng, nhiệm vụ hoặc có đăng ký hoạt động lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
9. Điều kiện hành nghề tư vấn lập QH,KHSDĐ (tạm quy định)
9.1. Về tư cách pháp nhân
9.2. Về lực lượng cán bộ
9.3. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3_hd_nghiep_vu.doc