- Đa số học sinh chưa nắm vững lý thuyết cơ bản (đa số học vẹt, hay học rồi quên)
- Khi đọc đề bài tập Hóa, nhiều học sinh bị lúng túng không định hướng được cách giải, nghĩa là chưa hiểu rõ bài hay chưa xác định được mối liên hệ giữa giả thiết và cái cần tìm.
- Các nguyên nhân làm học sinh lúng túng và sai lầm khi giải bài tập hóa học:
+ Chưa hiểu một cách chính xác các khái niệm, ngôn ngữ hóa học (ví dụ như : nồng độ mol, dd loãng, đặc, vừa đủ, ).
+ Chưa thuộc hay hiểu để có thể viết đúng các phương trình phản ứng, chưa nắm được các định luật cơ bản của hóa học.
+ Chưa thành thạo những kĩ năng cơ bản về hóa học, toán học (cân bằng phản ứng, tính số mol, biện luận tìm số mol, lập tỉ lệ, ). Chủ quan khi viết các phương trình phản ứng nhưng lại quên cân bằng phương trình, hoặc không nắm vững cách cân bằng phương trình.
+ Không nhìn ra được mối tương quan giữa các giả thiết với nhau, giữa giả thiết với kết luận để có thể lựa chọn và sử dụng phương pháp thích hợp đối với từng bài tập cụ thể.
+ Không thuộc tên gọi các chất hóa học. Chẳng hạn như, nhầm lẫn giữa anilin và alanin
8 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 7429 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Hướng dẫn học sinh học tập môn Hóa học (chương trình cơ bản), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ AG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
Tổ: Hóa – Sinh – CN – Khmer
HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC
(chương trình cơ bản)
I. THỰC TRẠNG
I.1. Khách quan
Số tiết Hóa trong tuần ít, phần lớn dùng vào việc giảng dạy bài mới và củng cố các bài tập cơ bản trong sách giáo khoa. Bài tập giáo khoa mở rộng và các bài tập toán chỉ được đề cập ở mức thấp.
I.2. Chủ quan
- Đa số học sinh chưa nắm vững lý thuyết cơ bản (đa số học vẹt, hay học rồi quên)
- Khi đọc đề bài tập Hóa, nhiều học sinh bị lúng túng không định hướng được cách giải, nghĩa là chưa hiểu rõ bài hay chưa xác định được mối liên hệ giữa giả thiết và cái cần tìm.
- Các nguyên nhân làm học sinh lúng túng và sai lầm khi giải bài tập hóa học:
+ Chưa hiểu một cách chính xác các khái niệm, ngôn ngữ hóa học (ví dụ như : nồng độ mol, dd loãng, đặc, vừa đủ, … ).
+ Chưa thuộc hay hiểu để có thể viết đúng các phương trình phản ứng, chưa nắm được các định luật cơ bản của hóa học.
+ Chưa thành thạo những kĩ năng cơ bản về hóa học, toán học (cân bằng phản ứng, tính số mol, biện luận tìm số mol, lập tỉ lệ, …). Chủ quan khi viết các phương trình phản ứng nhưng lại quên cân bằng phương trình, hoặc không nắm vững cách cân bằng phương trình.
+ Không nhìn ra được mối tương quan giữa các giả thiết với nhau, giữa giả thiết với kết luận để có thể lựa chọn và sử dụng phương pháp thích hợp đối với từng bài tập cụ thể.
+ Không thuộc tên gọi các chất hóa học. Chẳng hạn như, nhầm lẫn giữa anilin và alanin
II. PHƯƠNG PHÁP CHUNG HỌC TẬP BỘ MÔN
II.1. Khi học tập môn Hóa học, cần chú ý
- Thu thập tìm kiếm kiến thức: nắm vững lí thuyết. Ngoài ra cần quan sát các thí nghiệm, các hiện tượng trong tự nhiên, trong cuộc sống…vì lí thuyết hóa học rất gần thực tế. Và cứ dần dần sẽ tích lũy được kiến thức. Học thêm cũng là một cách để tiếp thu kiến thức.
- Xử lí thông tin: tự rút ra kết luận hoặc rút ra các nhận xét quan trọng cho chính mình
- Vận dụng kiến thức đã học: trả lời câu hỏi hay làm bài tập, vận dụng vào thực tiễn để hiểu sâu bài học (đó là cách học lí tưởng).
-Ghi nhớ: học thuộc những ý chính, quan trọng nhất của bài. Tránh học vẹt, máy móc .
II.2. Phương pháp học tập môn Hóa học
- Học tốt Hóa học là nắm vững và có khả năng vận dụng thành thạo kiến thức đã học.
- Biết quan sát, nhận xét, có hứng thú với thí nghiệm hóa học: đó là một phương pháp học rất tốt, hỗ trợ việc học rất hiệu quả (cần kiếm thêm tư liệu, clip về phản ứng hóa học, vừa hay vừa “đã mắt”).
- Biết cách học và ghi nhớ một cách chọn lọc, logic: đối với môn Hóa học, học vẹt là rất khó nhớ, học phải hiểu.
- Biết kết hợp với các môn học khác: đặc biệt là hai môn Toán, Lí (để giải thích các hiện tượng Hóa học có liên quan đến Vật lý, và sử dụng Toán để giải các bài toán Hóa học…)
- Bạn nên học hỏi từ những bạn học giỏi Hóa: cũng là một cách để giúp bạn học giỏi Hóa học. Ngoài ra nếu có thắc mắc gì, bạn đừng ngần ngại, hãy hỏi thầy cô hoặc bạn bè, họ sẽ giúp bạn.
- Có hứng thú, say mê với môn Hóa học: phải say mê với môn học thì mới học được, cho dù có đi học thêm nhiều đi chăng mà chẳng có hứng thú gì hết thì coi như vô dụng (các môn khác cũng vậy).
- Sử dụng sơ đồ tư duy: hãy tự tóm tắt lại toàn bộ những gì mình đã học bằng một sơ đồ. Sơ đồ này sẽ giúp bạn ghi nhớ một cách tổng quát hơn. Điều này giúp chúng ta dễ nhớ hơn so với việc xem sơ đồ người khác (hoặc là có thể tham khảo sơ đồ của ai đó để tự làm một sơ đồ cho mình). Ngoài ra, mình ghi lại những ý quan trọng vào quyển sổ tay và khi cần lật ra xem.
Chẳng hạn, để nhớ tính chất hóa học của aminoaxit ta có thể lập sơ đồ sau:
III. PHƯƠNG PHÁP RIÊNG CHO TỪNG LOẠI BÀI CỤ THỂ
III.1. Học các vấn đề lý thuyết của hóa học
Cần nắm định nghĩa, khái niệm, quan trọng hơn là phải hiểu được bản chất của vấn đề, biết cách vận dụng được các khái niệm - định luật trên.
III.2. Bài học về các chất
Cách học từng phần :
- Tên gọi: nắm được cách gọi tên các chất (một chất có thể nhiều cách gọi tên: Tên thông thường, tên thay thế, tên gốc chức).
- Lí tính: thông thường ta chú ý nhớ trạng thái (rắn, lỏng, khí), màu sắc, tính tan, mùi vị, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy
- Cấu tạo: biết được đặc điểm cấu tạo của từng loại hợp chất, liên kết trong phân tử của nó. Viết được công thức cấu tạo cho từng loại hợp.
- Hóa tính:
+ Dựa vào đặc điểm cấu tạo để suy ra các tính chất cơ bản. Từ hóa tính của chất tiêu biểu, suy nghĩ để khái quát lên tính chất chung cho loại hợp chất đó.
+ Với những chất tiêu biểu, khi học hóa tính ta cần nhớ kĩ loại chất đó có thể cho những loại phản ứng nào, tác dụng được với các loại chất nào.
- Điều chế:
+ Nắm được phương pháp chung điều chế các loại hợp chất. Với mỗi loại hợp chất cụ thể, ngoài các phương pháp chung, nó còn có những phương pháp riêng nào để điều chế.
+ Phải nhớ được tên nguyên liệu điều chế các chất.
- Ứng dụng: nhớ được các ứng dụng quan trọng của chất (hợp chất), liên hệ với đời sống để khắc sâu kiến thức hơn.
III.3. Bài tập hóa học
3.1. Các bài tập áp dụng
- Để làm tốt phần này, cần nắm vững hóa tính - điều chế, kết hợp với cấu tạo, lí tính, chú ý các hiện tượng hóa học xảy ra.
- Viết phương trình phản ứng: phải nắm vững phần hóa tính các chất, suy nghĩ xem loại hợp chất đó có thể tác dụng được với những tác chất nào ?
- Chuỗi phản ứng: Nắm vững cả hóa tính và điều chế, mối quan hệ giữa các chất, sự thay đổi mạch cacbon (nếu là hóa học hữu cơ),…kết hợp với điều kiện phản ứng để suy luận tìm công thức các chất (đối với dạng khó), nhớ cân bằng và ghi rõ điều kiện nếu có.
- Nhận diện hóa chất: nắm được thuốc thử cần dùng, dấu hiệu, và viết phương trình phản ứng kèm dấu hiệu.
- Giải thích hiện tượng, chứng minh : viết được phản ứng xảy ra ở từng giai đoạn, chú ý sự tạo kết tủa – bay hơi hay sự thay đổi màu sắc, mùi …
3.2. Giải bài toán hóa như thế nào ?
- Nắm vững được lý thuyết, có một số kỹ năng tính toán (áp dụng được công thức, tính toán theo phương trình phản ứng, lập và giải được hệ phương trình nếu có…)
- Liệt kê các dữ kiện của đề bài (các số liệu, mối quan hệ giữa các chất phản ứng, điều kiện xảy ra phản ứng …), phân tích kỹ yêu cầu của đề bài, tránh hiểu nhầm.
- Đặt ẩn số (thường là số mol, hoặc đặt công thức chung)
- Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra (nếu là các phản ứng oxi hóa-khử nên sắp xếp thedo thứ tự tính khử, tính oxi hóa, nhớ cân bằng, ghi điều kiện nếu có)
- Thiết lập mối quan hệ giữa dữ kiện đề bài với yêu cầu đề bài, lập hệ phương trình (nếu có)…
- Sử dụng các thủ thuật tính toán (phương pháp trung bình, ghép ẩn…), áp dụng các định luật cơ bản của hóa học (định luật bảo toàn khối lượng, định luật bảo toàn điện tích…) để giải quyết vấn đề.
IV. PHƯƠNG PHÁP HỌC TỐT HÓA HỮU CƠ
IV.1. Phải xem lại các kiến thức liên quan ở lớp dưới
Hóa học ở chương trình THPT có hai phần chính: Hóa vô cơ và Hóa hữu cơ. Cái khó khi học môn Hóa là ở lớp 11: một nửa hữu cơ, một nửa vô cơ và lớp 12 học phần còn lại. Do đó, khi thầy cô dạy các em chương trình Hóa lớp 12, các em phải xem lại phần liên quan ở lớp 11.
Chẳng hạn như: Chương Este - Lipit ở lớp 12 liên quan đến bài ancol và bài axit cacboxylic ở lớp 11; chương Cacbohidrat ở lớp 12 liên quan đến bài ancol, andehit ở lớp 11. Vì thế, các em phải học cách hệ thống kiến thức theo sơ đồ tư duy.
IV.2. Phải nắm công thức cấu tạo để suy ra tính chất hóa học
- Dù hóa Vô cơ hay Hóa hữu cơ, phần cốt lõi của môn Hóa học nằm trong hóa tính và điều chế các chất. Đối với phần Hóa học hữu cơ, để dễ nhớ tính chất của các chất, các em phải đi từ cấu tạo của hợp chất hữu cơ đó.
- Khi gặp một chất nào đó, bạn tự hỏi và tự trả lời những câu sau về chất đó:
+ Hợp chất chứa nhóm chức gì ?
+ Đơn chức, đa chức hay tạp chức ?
+ No, không no hay thơm ?
+ Chất khử hay oxi hóa ?
- Nếu muốn vận dụng cách này, phải học kĩ phần đại cương. Phần còn lại chỉ là học thuộc những chỗ đặc biệt.
Ví dụ: Nếu muốn phân tích hoá tính của CH3 – CH2 – OH
+ Chức ancol có hydro linh động phản ứng với kim loại kiềm, thường là Na.
+ Đơn chức không có gì để nói.
+ No có phản ứng thế, nhóm -OH có thể coi là kiềm có phản ứng với axit.
+ Nhóm -OH có thể cho phản ứng tách nước, tạo andehit bởi một số chất oxi hóa như CuO, KMnO4, ... Đặc biệt: Ancol etylic tách H2O, tách H2 tạo butađien.
IV.3. Phải so sánh tính chất hóa học của các chất với nhau
- Khi học Hóa cần phải biết liên kết những kiến thức đã học của từng bài, của từng phần, của từng loại hợp chất thành 1 chuỗi móc xích kiến thức chung có liên quan đến chất khác. Có như thế chúng ta mới hiểu cặn kẽ lý thuyết, dễ nhớ, cũng như vận dụng vào việc giải bài tập hóa.
Ví dụ: Trong phân tử glixerol C3H5(OH)3 có chứa 3 nhóm –OH cạnh nhau glixerol thể hiện tính chất đặc trưng của 1 ancol đa chức – tác dụng với Cu(OH)2 tạo dd màu xanh lam. Từ đó suy ra các chất nào có nhiều nhóm –OH trong phân tử cạnh nhau đều thể hiện tính chất này, chẳng hạn như: glucozơ, fructozơ, saccarozơ.
- So sánh tính chất hóa học để tìm điểm giống nhau và khác nhau giữa các chất.
Ví dụ: Học xong chương Cacbohidrat các em phải so sánh xem giữa Glucozơ, Fructozơ, Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ có những tính chất hóa học gì giống và khác nhau. Hay học xong các chất ancol, andehit, axit cacboxylic, este, amin, amino axit, protein… các em đặt lại vấn đề như sau: các tác nhân như Na, NaOH, H2, H2O, Br2… có thể tác dụng với những chất hữu cơ nào trong các chất trên.
IV.4. Phải nắm vững nguyên tắc của một số phản ứng
- Sở dĩ học sinh ngày nay học sinh sợ môn Hóa học hoặc là không thích thú vớí môn học này vì nói rằng nhiều quá, khó nhớ quá. Vì phải nhớ hết đến từng phản ứng. Để nhớ lâu chúng ta phải biết nhóm tất cả các phản ứng có cùng nguyên tắc vào trong 1 nguyên tắc, chỉ học thuộc những phản ứng không nằm trong những nguyên tắc. Việc làm này giống như học từ vựng Anh văn thôi
- Một ví dụ để minh họa cho điều này: Phản ứng điều chế khí metan (CH4) từ natri axetat và vôi tôi xút NaOH/CaO:
CH3COONa + NaOH CH4 + Na2CO3
+ Nếu chúng ta nắm được nguyên tắc của dạng phản ứng này thì chúng ta điều chế được nhiều Hidrocacbon khác chứ không riêng chỉ cho metan. Phản ứng có nguyên tắc tổng quát như sau: RCOONa + NaOH RH + Na2CO3
+ Như vậy với những gốc hidrocacbon R khác nhau ta điều chế được những hidrocacbon RH khác nhau. Ngưới ta gọi chung phương pháp này là phương pháp Dumas.
- Tóm lại việc hiểu rõ nguyên tắc của các dạng phản ứng là điều bắt buộc với những ai muốn học tốt môn hóa học, nhất là hóa hữu cơ.
- Việc giải bài tập hóa hữu cơ cần thiết phải nắm được các nguyên tắc đó vì bài toán thường hỏi tìm công thức phân tử, công thức cấu tạo nghĩa là chưa biết chất đó là chất gì cụ thể, chỉ biết nó thuộc dạng hợp chất nào đó (chứa nhóm chức nào đó), nếu không nắm vững thì không thể viết đúng phương trình phản ứng ở dạng tổng quát.
Ví dụ: Cho 7,5 gam một - aminoaxit no, chỉ chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm - COOH tác dụng tác dụng với dd NaOH thu được 9,7 gam muối. Tìm công thức cấu tạo của - aminoaxit đó.
+ Phương trình hóa học
+ Đối với bài tập này, nếu không biết công thức của - aminoaxit no, chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm –COOH thì không thể viết được phương trình phản ứng dưới dạng tổng quát như trên và không giải được bài toán này.
Khi đã hệ thống được các kiến thức, các em mới bắt đầu làm các bài tập lý thuyết như: viết công thức đồng phân, sơ đồ biến hóa, nhận biết hóa chất và tinh chế hóa chất … Các em nên làm bài tập theo từng vấn đề để rút kinh nghiệm. Nên nhớ tuy hiện nay, các em thi đề trắc nghiệm nhưng khởi đầu để ôn tập phải biết cách lập luận của đề tự luận, nếu không các em sẽ không biết bắt đầu từ chỗ nào để đến kết quả.
V. PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP HÓA VÔ CƠ
V.1. Hệ thống hóa kiến thức trọng tâm
1. Chương trình lớp 10 gồm các nội dung trọng tâm (cần phải nắm vững) như sau:a) Cấu tạo nguyên tử - Bảng hệ thống tuần hoàn: - Yêu cầu phải nắm chắc đặc điểm cấu tạo; khái niệm về hạt; mối liên hệ giữa các loại hạt. - Đặc điểm, nguyên tắc xếp nguyên tố; quy luật biến thiên tuần hoàn. - Viết được cấu hình electron; xác định vị trí nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn. - Sự tạo thành ion, các loại liên kết hóa học (liên kết cộng hóa trị, liên kết ion, liên kết phối trí). b) Các vấn đề liên quan đến phản ứng oxy hóa khử: - Quy tắc xác định số oxy hóa, đặc biệt phải nắm vững số oxi hóa của một nguyên tố quan trọng trong các hợp chất. (H, O, Kim loại). - Các mức oxy hóa thường gặp và quy luật biến đổi chúng trên phản ứng của các nguyên tố quan trọng: Cl, Br, I, S, N, C, Fe, Cr, Mn. - Phải biết cân bằng thành thạo phản ứng oxi hóa khử (theo pp thăng bằng elctron hoặc ion electron) ; chú ý các phản ứng của sắt, ôxít sắt, muối sắt. c) Tính chất của nhóm nguyên tố halogen (Cl, Br, I); S; O2.
d) Phải nắm thật chắc các công thức viết phản ứng, mối liên hệ giữa các công thức: kim loại; oxit bazơ, bazơ; phi kim, oxit axit, axit; muối (lưu ý thêm phản ứng nhiệt phân của muối: làm nền tảng cho lớp 11, 12). e) Tốc độ phản ứng – nguyên lý chuyển dịch cân bằng 2. Các vấn đề ở chương trình lớp 11, ở phần này cần xem lại các vấn đề sau: a) Các bài toán về nồng độ dung dịch, độ pH. b) Nắm chắc bảng tính tan, để xây dựng các phản ứng xảy ra trong dung dịch theo cơ chế trao đổi ion (ví dụ phải nhớ trong dung dịch phản ứng giữa các ion với nhau phải thỏa điều kiện là sinh ra chất kết tủa hay chất bay hơi hoặc chất điện ly yếu). c) Xem lại các quy luật giải toán bằng phương pháp ion: cách viết phương trình phản ứng dạng ion; biết dựa trên phương trình ion giải thích các thí nghiệm mà trên phân tử không giải thích được (ví dụ khi cho Cu vào dung dịch hỗn hợp gồm Cu (NO3)2, HCl thấy có khí NO bay ra hay cho Al vào dung dịch hỗn hợp gồm NaOH, NaNO3, NaNO2, thấy sinh ra hỗn hợp 2 khí có mùi khai;...) d) Các khái niệm axit, bazơ, lưỡng tính, trung tính theo Bronsted: Vì phần này các em thiếu dấu hiệu nhận biết chúng, nên khi gặp các em lúng túng và thường kết luận theo cảm tính. Sau đây là một số dấu hiệu nhận biết các chất có tính axit, bazơ, lưỡng tính hoặc trung tính:
* Các gốc axit của axit mạnh (Cl-, NO3-, SO42-,...) và các gốc bazơ của bazơ mạnh (Na+, Ka+, Ba2+, Ca2+) được xem là trung tính. * Các gốc axit của axit yếu (CH3COO-, ClO-, NO2-, SO32-, CO32-...) được xem là có tính bazơ. * Các gốc bazơ của bazơ yếu (NH4+ , Al3+,…và HSO4-) được xem là có tính axit. * Các gốc axit (HCO3-, HSO3-) của axit yếu: được xem là lưỡng tính.
e) Cách áp dụng các định luật bảo toàn điện tích, định luật bảo toàn khối lượng trong các bài toán dung dịch. f) Xem kỹ các phản ứng của nitơ và hợp chất nitơ; phốt pho (xem sách giáo khoa lớp 11 và các bài tập chương này ở quyển bài tập hóa học lớp 11).
3. Các vấn đề ở chương trình lớp 12, cần nắm được các vấn đề sau:
- Các tính chất vật lí chung, tính chất hóa học đặc trưng của kim loại. Dựa trên các tính chất chung → suy ra tính chất của các chất chất cụ thể (dựa trên các kiến thức ở lớp dưới).
- Nắm được dãy điện hóa của kim loại: để dự đoán được phản oxi hóa khử của các cặp oxi hóa xảy ra theo chiều hướng nào.
- Ăn mòn hóa học với ăn mòn điện hóa.
V.2. Phương pháp học đối với một số bài, chương cụ thể
Chuyên đề: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ (lớp 10)
Kiến thức cần nắm
- Một số khái niệm nguyên tử, nguyên tố hóc học, đồng vị, obital nguyên tử.
- Cấu tạo nguyên tử, gồm: vỏ (các hạt e) và hạt nhân (hạt proton-P và hạt nơtron-N).
Trong đó: P, e: hạt mang điện (P: mang điện dương; e: mang điện âm); N: hạt không mang điện tích.
+ Tổng số hạt trong 1 ng.tử: Σnhạt = P+N+e = 2Z + N (Vì Z=P=e)
+ Tổng số hạt của ion dương An+ => Σnhạt A n+ = P+N+ (e-n) = 2Z + N - n
ion âm: Bm- => Σnhạt B m- = P+N+ (e+m) = 2Z + N + m
(Cách nhớ về số hạt e trong ion dương và ion âm: dương – trừ ra; âm – cộng vào)
+ Điều kiện đồng vị bền: hay
+ Kí hiệu hóa học của nguyên tử nguyên tố X:
+ Electron lớp ngoài cùng (hay elec tron ngoài cùng): Kim Loại: ? Phi kim ? Khí hiếm ?
- Định luật tuần – Bảng tuần hoàn: + Trong cùng chu kì: ? + Trong cùng một phân nhóm ?
Một số lưu ý khi xác định vị trí của ng.tố trong BHTTH
Cấu hình e lớp ngoài cùng
Phân nhóm
+ nsx
Phân nhóm chính : Ax
+ ns2npy
Phân nhóm chính : A(2+y)
+ (n-1)dxnsy
♦ Nếu x + y = 3 → 7
♦ Nếu x + y = 8, 9, 10
♦ Nếu x + y = 11, 12
Phân nhóm phụ:
♦ Nhóm phụ: IIIB → VIIB
♦ Nhóm phụ: VIIIB
♦ Nhóm phụ: IB, IIB
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chuyên đề: SỰ ĐIỆN LI (lớp 11)
Đối với chuyên đề này, các em chỉ cần nắm được một kiến thức cơ bản sau là đủ. Sau đó vận dụng vào làm bài tập (phân theo các dạng).
Kiến thức cần nắm
1- Khái niệm: sự điện li, chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
2- Khái niệm: axit, bazơ (theo a-re-ni-ut), hidroxit lưỡng tính, muối (muối trung hòa, muối axit).
3- Các khái niệm axit, bazơ, lưỡng tính, trung tính theo Bronsted (cho-nhận proton H+).
4- Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.
5- Phải nắm thật chắc bảng tính tan
Một số công thức cần nhớ
+ pH = - log[H+] [H+] = 10-pH
+ Tích số ion của nước: KH2O = [H+].[OH-] = 10-14 => [H+] = Hoặc [OH-] =
+ Môi trường của dung dịch chất điện li – chất chỉ thị:
Axit pH<7
Trung tính
pH=7
Kiềm
pH>7
Quỳ tím
Đỏ
Tím (không đổi màu)
Xanh
Phenolphtalein (PP)
K0 màu
K0 màu
Hồng
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chuyên đề: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI (lớp 12)
Đới với chuyên đề này, các em các nắm được các kiến thức cơ bản sau:
Kiến thức cần nắm
- Tính chất vật lí chung của kim loại là : dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim => nguyên nhân gây ra các tính chất vật lí trên là electron tự do.
(ngoài ra, cần chú ý thêm đến tính cứng, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng, năng lượng ion hóa, độ âm điện).
- Tính chất hóa chung của kim loại là : tính khử (dễ bị oxi hóa) → có xu hướng cho e để tạo thành ion dương.
- Dãy điện hóa của kim loại và dự đoán phản ứng xảy ra dựa trên qui tắc α.
- Phân biệt được ăn mòn hóa học với ăn mòn điện hóa
- Phương pháp điều chế kim loại (dựa trên dãy điện hóa để dễ nắm hơn)
VI. KINH NGHIỆM HỌC – THI MÔN HÓA
- Học kỹ những kiến thức thật cơ bản trong sách giáo khoa, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 10, 11, 12, đặc biệt lớp 12 mới có cơ sở để làm tốt bài thi. Thiếu nhiều kiến thức nền tảng của các lớp 10, 11 thì rất khó học để thi đậu
- Cần phải biết tận dụng những kiến thức cơ bản đó để trả lời câu hỏi cho tốt mới là nắm chắc phần thắng trong tay. Học kỹ ở đây hiểu là học để hiểu, để có thể vận dụng vào thực tế nhằm đối mặt với các dạng bài tập cơ bản.
- Đọc toàn bộ đề bài, làm những câu dễ trước, câu khó sau. Làm cẩn thận và trọn vẹn từng câu. Đối với phần bài tập hóa học, cần đọc toàn bộ bài một cách cẩn thận từ đầu đến cuối; sau đó mới suy nghĩ để viết đúng được tất cả các phương trình phản ứng, hiểu các số liệu trong đề bài cho, rồi mới đặt ẩn số, lập phương trình và giải phương trình.
- Nếu kết quả giải mà thấy phi lý, vô nghiệm thì nên xem lại toàn bộ bài làm xem có sai phản ứng nào không; do đó, việc nháp một cách rõ ràng để có thể dễ dàng kiểm tra lại xem mình sai từ khâu nào là một điều nên làm.
- Cẩn thận là quy tắc vàng của phần giải toán, chớ nên chủ quan mà ra sớm. Phải biết tận dụng từng giây từng phút cho bài làm đạt điểm cao. Hãy kiểm tra lại từng li từng tí của từng chi tiết (không giám khảo ra một đề thi để làm trong 3 giờ mà để TS chỉ cần giải 1 giờ là xong).
- Lỗi thường gặp là tính toán vội vàng để rồi nhìn qua bên cạnh thấy mình sai và bắt đầu thiếu tự tin và sửa lại nhưng cuối cùng cũng sai luôn.
- Chỉ cần phần dễ làm trước; phần trung bình làm sau một cách cẩn thận hoàn chỉnh.
- Đối với câu hỏi tắc nghiệm: câu nào làm không được, bí quá thì không nên bỏ trống mà phải tô đen bất kỳ một đáp án nào đó.
VII. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP1- Tính theo công thức và phương trình phản ứng 2- Phương pháp bảo toàn khối lượng 3- Phương pháp tăng giảm khối lượng 4- Phương pháp bảo toàn electron 5- Phương pháp dùng các giá trị trung bình • Khối lượng mol trung bình • Hóa trị trung bình • Số nguyên tử C, H, … trung bình • Số liên kết π trung bình • Gốc hydrocacbon trung bình • Số nhóm chức trung bình, … 6- Phương pháp ghép ẩn số 7- Phương pháp tự chọn lượng chất 8- Phương pháp biện luận,…
DUYỆT CỦA BGH BỘ MÔN HÓA HỌC (THPT)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- PP HD hocsinh tự học BM - DTNT.doc