Toán học có vị trí rất quan trọng trong cuộc sống thực tiễn đó cũng là công cụ cần thiết cho các môn học khác, giúp học sinh nhận thức thế giới xung quanh, hoạt động có hiệu quả trong thực tiễn. Khả năng giáo dục nhiều mặt của môn toán rất to lớn, như phát triển tư duy lôgic, phát triển trí tuệ, rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề một cách có cơ sở, khoa học toàn diện và chính xác. Nhờ đó phát triển trí thông minh, tư duy độc lập sáng tạo, linh hoạt. góp phần giáo dục lòng kiên nhẫn, tinh thần vượt khó.
Hiện nay toàn ngành giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng đang thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát huy tính tính cực học tập của học sinh làm cho giờ dạy trên lớp diễn ra "nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả". Để đạt được yêu cầu đó giáo viên phải có phương pháp và hình thức dạy học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi tiểu học và trình độ nhận thức của học sinh, nâng cao hiệu quả giảng dạy, qua đó đáp ứng với công cuộc đổi mới của đất nước nói chung và của bậc giáo dục tiểu học nói riêng.
21 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 869 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn ở lớp 4, 5 với dạng bài toán: “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốn chữ số là số nào? (Số 9999). Vì sao? (Vì mọi số có bốn chữ số khác đều nhỏ hơn 9999, vậy số lớn nhất có 4 chữ số là số 9999).
+ Số nhỏ nhất có hai chữ số là số nào? (Số 10). Vì sao? (Vì mọi số có hai chữ số khác đều lớn hơn 10, vậy số nhỏ nhất có hai chữ số là số 10).
+ Tổng của hai số là bao nhiêu? (9999).
+ Tỉ số của hai số là bao nhiêu? (10).
- HS tự tóm tắt và giải bài toán.
d. Bài toán "Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó" (có liên quan đến cácyếu tố hình học).
Ví dụ: Một hình chữ nhật có nửa chu vi là 125m, chiều rộng bằng chiều dài. Tính chiều dài, chiều rộng của hình đó.
Ở bài toán này sau khi học sinh đã nắm được các dữ kiện của đề bài, giáo viên cần giúp học sinh xác định được số chỉ tổng của hai số.
+ Nửa chu vi ở đây là gì? (Nửa chu vi chính là tổng số đo chiều dài và chiều rộng).
+ Chiều rộng bằng chiều dài, em hiểu điều này như thế nào? (Tỉ số giữa chiều rộng và chiều dài là ).
+ Bài toán thuộc dạng toán gì? (Bài toán thuộc dạng tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó)
- Học sinh tóm tắt và giải bài toán.
* Sau khi học sinh đã nhận diện và giải được các kiểu bài toán thuộc dạng “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó, giáo viên giúp học sinh hệ thống lại các kiểu bài thuộc dạng toán này.
+ Bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” (trường hợp tỉ số của hai số là một số tự nhiên).
+ Bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” (trường hợp tỉ số là một phân số).
+ Bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” ( trường hợp tỉ số chưa tường minh)
+ Bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” ( trường hợp tổng của hai số chưa tường minh)
+ Bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” (trường hợp cả tổng và tỉ số của hai số chưa tường minh)
+ Bài toán "Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó" (có liên quan đến các yếu tố hình học).
*Tóm lại: Với việc dạy học sinh như trên, giáo viên đã giúp học sinh:
+ Nắm chắc các bước giải.
+ Nhận diện được các kiểu bài thuộc dạng “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”.
+ Vận dụng giải các bài toán dạng "Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” một cách thành thạo.
III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
Trong một năm dạy học và tiến hành nghiên cứu cũng như học hỏi phương pháp dạy học của đồng nghiệp, bản thân tôi nhận thấy, để khắc phục những hạn chế cho học sinh trong môn toán nói chung và việc giải toán có lời văn nói riêng chính là việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, thầy chỉ giữ vai trò tổ chức điều khiển và hướng dẫn học sinh trong quá trình tìm ra tri thức mới. Học sinh thực hành và tự đúc kết ra kinh nghiệm cho bản thân. Với việc đổi mới phương pháp dạy toán có lời văn như trên tôi đã đạt được kết quả như sau:
* Đối với bản thân:
Đã tự học tập và có kinh nghiệm trong dạy toán nói chung và trong việc dạy giải toán rói riêng, đồng thời giúp cho bản thân nâng cao được tay nghề và đã áp dụng được các phương pháp đổi mới không chỉ cho dạng toán "Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó" mà còn áp dụng được cho các dạng toán khác và cho tất cả các môn học.
* Đối với học sinh:
Các em đã nắm chắc được từng dạng bài, biết cách tóm tắt, biết cách phân tích đề, lập kế hoạch giải, phân tích kiểm tra bài giải. Đặc biệt các em được bồi dưỡng tình yêu môn toán. Rất nhiều em học sinh trong lớp khi được hỏi em thích học môn nào đều trả lời: “Thích nhất là môn toán”. Vì thế nên kết quả môn toán của các em có nhiều tiến bộ. Giờ học toán là giờ học sôi nổi nhất.
Cụ thể kết quả kiểm tra toán cuối đợt nghiên cứu là:
Sĩ số
Điểm 9-10
Điểm 7- 8
Điểm 5-6
Điểm dưới 5
35
13 = 37,1%
10 = 28,6%
10 = 28,6%
2 = 5,7%
Kết quả của học sinh về giải toán dạng "Tìm hai số khi biết tổng và Tỉ số của hai số đó" là:
Tóm tắt bài toán
Chọn và thực hiện phép tính đúng
Lời giải và đáp số
Đạt
Chưa đạt
Đóng
Sai
Đóng
Sai
28
= 80 %
7
= 20%
26
= 74,3%
9
= 25,7%
26
= 74,3%
9
=25,7%
§©y lµ mét kÕt qu¶ thµnh c«ng ngoµi mong ®îi cña t«i. Như vậy rèn cho các em có phương pháp học là biện pháp tốt nhất của người làm công tác giáo dục.
IV. KẾT LUẬN .
Để có kết quả giảng dạy tốt đòi hỏi người giáo viên phải nhiệt tình và có phương pháp giảng dạy tốt.
Có một phương pháp giảng dạy tốt là một quá trình tìm tòi, học hỏi và tích lũy kiến thức, kinh nghiệm của bản thân mỗi người.
Là người giáo viên được phân công giảng dạy lớp 5C của trường Tiểu học Quyết Thắng. Tôi nhận thấy việc tích luỹ kiến thức cho các em là cần thiết, nó tạo tiền đề cho sự phát triển tri thức của các em sau này "cái móng" chắc sẽ giúp các em học tốt các môn học khác và tạo đà để tiếp tục học lên ở các bậc học cao hơn.
- Cần tổ chức các hoạt động hỗ trợ cho việc học toán, qua đó nhằm bồi dưỡng cho các em tình yêu môn toán như: tổ chức các cuộc thi, các buổi giao lưu cho nhiều khối lớp.
- Đưa một số bài toán vui vào nội dung chương trình để tạo không khí "học- chơi; chơi - học" trong giờ học toán.
Trong quá trình nghiên cứu và dạy giải toán có lời văn nói riêng, dạy học toán cho học sinh lớp 4, 5 nói chung, tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm trên rất mong đón nhận sự xây dựng và góp ý của đồng nghiệp.
Cuối cùng tôi xin mượn lời một nhà nghiên cứu để nhận định như sau: "Khi làm một việc để có kết quả như mình mong muốn phải có sự kiên trì và thời gian không phải một tuần, hai tuần là học sinh sẽ có khả năng giải toán tốt mà đòi hỏi phải tập luyện trong một thời gian dài trong suốt cả quá trình học tập của các em. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, đưa ra phương pháp, còn học sinh sẽ là người đóng vai trò hoạt động tích cực tìm ra tri thức, lĩnh hội và biến nó thành vốn tri thức của bản thân".
Những ý kiến của tôi đưa ra có thể còn nhiều hạn chế. Rất mong sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, tổ chuyên môn, Ban giám hiệu nhà trường cũng như các đồng chí lãnh đạo ngành Giáo dục để người giáo viên tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm giảng dạy, qua đó nâng cao hiệu quả dạy – học toán dạng "Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” nói riêng và giải toán có lời văn (nói chung) ở lớp 4,5.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Mạo Khê, ngày 20 tháng 11 năm 2013.
Người viết:
Vũ Thị Quỳnh.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Tác giả
Tài liệu tham khảo
Nhà xuất bản
Năm xuất bản
NGUYỄN VĂN ÁNG
BỒI DƯỠNG HỌC SINH LỚP 4
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC .
2009
Đỗ Đình Hoan
Vë bµi tËp to¸n 4
Nhà xuất bản Gi¸o dôc
2004
Đỗ Đình Hoan
To¸n 4
Nhà xuất bản Gi¸o dôc
2004
Trần Diên HiÓn
10 chuyªn ®Ò båi dìng häc sinh giái to¸n 4 - 5
Nhà xuất bản Gi¸o dôc
2009
Trần Ngọc Lan
Gi¸o tr×nh ph¬ng ph¸p d¹y häc to¸n ë tiÓu häc
Nhà xuất bản Đại học S ph¹m
2009
Vũ Dương Thôy
To¸n n©ng cao líp 4
Nhà xuất bản Gi¸o dôc
2009
một số tạp chí tập san toán tuổi thơ
nhà xuất bản giáo dục
PHỤ LỤC
I. Đặt vấn đề....................................................................................................1
1. Cơ sở lí luận..................................................................................................2
2. Cơ sở thực tiễn..............................................................................................3
II. Nội dung nghiên cứu..................................................................................5
III. Kết quả nghiên cứu................................................................................15
IV. Kết luận....................................................................................................17
V. Tài liệu tham khảo....................................................................................19
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- huong_dan_hoc_sinh_giai_toan_co_loi_van_o_lop_4_5_voi_dang_bai_toan_201ctim_hai_so_khi_biet_tong_va.doc