- Từ 8h30 đến 11h00 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ các ngày nghỉ theo quy định).
+) Từ 8h30 – 10h30: Giao dịch báo giá
+) Từ 10h30 – 11h00: Giao dịch thoả thuận (khối lượng ≥ 20.000 CP)
- Mỗi phiên giao dịch bao gồm 3 đợt:
+) Đợt 1 (8h30 – 9h00): Khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa.
+) Đợt 2 (9h30 – 10h15): Khớp lệnh liên tục
+) Đợt 3 (10h15-10h30): Khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa.
- Lưu ý:
+) Trong khoảng thời gian từ 8h30 đến 9h00 (đợt 1) giá ở cột “thực hiện” là giá dự kiến khớp. Đúng 9h00 khi hệ thống thực hiện khớp lệnh giá ở cột “thực hiện” mới được coi là giá mở cửa.
+) Tương tự ở đợt 3 trong khoảng thời gian từ 10h15 đến 10h30 giá ở cột “thực hiện” là giá dự kiến khớp. Khi hệ thống thực hiện khớp lệnh lúc 10h30 giá ở cột “thực hiện” mới được coi là giá đóng cửa.
+) Khách hàng đặt lệnh trong đợt khớp lệnh định kỳ sẽ không được sửa lệnh hoặc hủy lệnh trong cùng đợt khớp lệnh.
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1170 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Hướng dẫn giao dịch chứng khoán sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN SÀN GDCK HỒ CHÍ MINH
I. Thời gian giao dịch.
- Từ 8h30 đến 11h00 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ các ngày nghỉ theo quy định).
+) Từ 8h30 – 10h30: Giao dịch báo giá
+) Từ 10h30 – 11h00: Giao dịch thoả thuận (khối lượng ≥ 20.000 CP)
- Mỗi phiên giao dịch bao gồm 3 đợt:
+) Đợt 1 (8h30 – 9h00): Khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa.
+) Đợt 2 (9h30 – 10h15): Khớp lệnh liên tục
+) Đợt 3 (10h15-10h30): Khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa.
- Lưu ý:
+) Trong khoảng thời gian từ 8h30 đến 9h00 (đợt 1) giá ở cột “thực hiện” là giá dự kiến khớp. Đúng 9h00 khi hệ thống thực hiện khớp lệnh giá ở cột “thực hiện” mới được coi là giá mở cửa.
+) Tương tự ở đợt 3 trong khoảng thời gian từ 10h15 đến 10h30 giá ở cột “thực hiện” là giá dự kiến khớp. Khi hệ thống thực hiện khớp lệnh lúc 10h30 giá ở cột “thực hiện” mới được coi là giá đóng cửa.
+) Khách hàng đặt lệnh trong đợt khớp lệnh định kỳ sẽ không được sửa lệnh hoặc hủy lệnh trong cùng đợt khớp lệnh.
II. Các loại lệnh.
1) Lệnh ATO: Là loại lệnh chỉ được đặt trong đợt 1. Lệnh ATO được hiểu là lệnh mua hoặc bán tại mọi mức giá (giá thực hiện sẽ là giá mở cửa được xác định trong đợt 1). Khi đặt lệnh ATO khách hàng chỉ việc điền số lượng chứng khoán cần mua, không cần phải đưa ra mức giá mua cụ thể.
- Đối với lệnh mua ATO: lệnh này được ưu tiên trước lệnh mua giá trần.
- Đối với lệnh bán ATO: lệnh này được ưu tiên trước lệnh bán giá sàn.
- Lệnh ATO chỉ có hiệu lực trong đợt 1. Kết thúc đợt 1, nếu lệnh ATO không được khớp thì hệ thống sẽ tự huỷ lệnh. Nếu khách hàng muốn tiếp tục mua chứng khoán sẽ phải đặt lệnh khác (lệnh giới hạn hoặc lệnh ATC).
Ví dụ: Khách hàng đặt lệnh mua STB khối lượng 1000, lệnh mua ATO. Đến 9h hệ thống giao dịch thực hiện khớp lệnh đợt 1, khối lượng CP STB được khớp là 500.000 ở giá 20.500đ. Lúc này lệnh mua ATO của khách hàng được khớp với khối lượng 1000 ở mức giá 20.500đ.
2) Lệnh L/O (lệnh giới hạn): Là lệnh mua hoặc bán chứng khoán ở mức giá xác định. Đối với loại Lệnh này khách hàng có thể đặt trong cả 3 đợt giao dịch khớp lệnh.
- Lệnh L/O có hiệu lực từ khi lệnh đặt cho đến kết thúc phiên giao dịch hoặc cho đến khi khách hàng huỷ lệnh.
- Lệnh L/O có thể khớp 1 phần hoặc toàn bộ, phần chưa được khớp sẽ tiếp tục chờ khớp.
3) Lệnh ATC: Là loại lệnh chỉ được đặt trong đợt 3. Loại lệnh này cũng tương tự lệnh ATO.
III. Một số nguyên tắc khớp lệnh.
- Các lệnh mua khi nhập vào hệ thống sẽ được khớp theo nguyên tắc ưu tiên về giá (mua cao hơn hoặc bán thấp hơn sẽ được ưu tiên), nếu các lệnh có cùng mức giá thì lệnh nào vào hệ thống trước sẽ được khớp trước.
- Trong đợt khớp lệnh định kỳ, nếu lệnh mua của khách hàng đã đặt cao hơn giá khớp hoặc lệnh bán của khách hàng thấp hơn giá khớp thì giá được thực hiện sẽ là giá khớp.
- Đối với đợt khớp lệnh liên tục (đợt 2): giá khớp là giá của lệnh chờ trước trong hệ thống.
- Ví dụ:
+ Đợt khớp lệnh định kỳ (đợt 1 và đợt 3) khách hàng đặt lệnh mua 1000 STB giá 21.000. Giá thực hiện của đợt khớp lệnh là 20.000đ thì lệnh đặt mua của khách hàng sẽ được khớp ở mức giá 20.000đ.
+ Trong đợt khớp lệnh liên tục, nếu trên hệ thống đang có 1 lệnh chờ mua 1000 STB giá 22.000, khách hàng đặt lệnh bán giá 21.000 thì giá khớp sẽ là giá 22.000
IV. Giá tham chiếu, biên độ dao động giá, đơn vị yết giá, khối lượng giao dịch
1. Giá tham chiếu: Là giá đóng cửa của phiên giao dịch gần nhất.
2. Biên độ dao động: ± 5%
Giá trần = Giá tham chiếu x 1,05
Giá sàn = Giá tham chiếu x 0,95
3. Đơn vị yết giá:
- Mức giá ≤ 49.900đ: 100đ. Ví dụ: 30.100đ, 30.200đ, 30.300đ…
- Mức giá 50.000đ – 99.500đ: 500đ. Ví dụ: 55.500đ, 56.000đ, 56.500đ…
- Mức giá ≥ 100.000đ: 1000đ. Ví dụ 110.000đ, 111.000đ, 112.000đ…
4. Khối lượng giao dịch
- Khối lượng giao dịch là bội số của 10 cổ phiếu
Ví dụ: 10CP, 20CP, 130CP…
5. Trường hợp đặc biệt.
- Đối với chứng khoán mới đăng ký giao dịch, trong ngày giao dịch đầu tiên biên độ dao động là ± 20%.
- Giá tham chiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền (trả cổ tức, cổ phiếu thưởng…) sẽ được xác định theo nguyên tắc lấy giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất điều chỉnh theo giá trị cổ tức được nhận hoặc tỷ lệ tách, gộp cổ phiếu.
HƯỚNG DẪN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN SÀN GDCK HÀ NỘI
I. Thời gian giao dịch.
- Từ 8h30 đến 11h00 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ các ngày nghỉ theo quy định).
II. Phương thức giao dịch
- Phương thức khớp lệnh liên tục (giao dịch báo giá): Các lệnh mua và lệnh bán được thực hiện so khớp ngay sau khi được nhập vào hệ thống. Nếu điều kiện về giá thoả mãn lệnh sẽ được thực hiện.
- Phương thức giao dịch thoả thuận: Khách hàng tự thỏa thuận với nhau về điều kiện giao dịch và được đại diện giao dịch nhập thông tin vào hệ thống giao dịch để xác nhận giao dịch.
III. Khối lượng giao dịch:
- Đối với giao dịch báo giá: KL giao dịch là bội số của 100 CP.
Ví du: 100 CP; 200CP, 1400CP….
- Đối với giao dịch thỏa thuận: Không quy định đơn vị giao dịch, khối lượng cổ phiếu giao dịch tối thiểu là 5.000 CP.
IV. Đơn vị yết giá:
- Giao dịch báo giá: Cổ phiếu: 100 đồng
Ví dụ: 23.100đ, 23.200đ, 23,300đ…
- Giao dịch thoả thuận: Không quy định.
V. Giá tham chiếu, biên độ dao động, giá trần, giá sàn.
1. Giá tham chiếu: Bình quân gia quyền các giá giao dịch thực hiện theo phương thức khớp lệnh của ngày giao dịch gần nhất trước đó.
Ví dụ: Trong phiên giao dịch ACB có 3 lệnh được khớp là: 100 giá 20.000đ; 100 giá 20.200đ thì giá tham chiếu của ngày hôm sau sẽ là (100 x 20.000 + 100 x 20.200)/200 = 20.100đ.
2. Biên độ dao đông: ± 7% (biên độ đang được TTGDCK Hà Nội áp dụng tạm thời, biên độ cũ là 10%).
3. Giá trần = giá tham chiếu x 1,07
Giá sàn = giá tham chiếu x 0,93
VI. Trường hợp đặc biệt.
- Đối với chứng khoán mới đăng ký giao dịch, trong ngày giao dịch đầu tiên sẽ không áp dụng biên độ dao động.
- Giá tham chiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền (trả cổ tức, cổ phiếu thưởng…) sẽ được xác định theo nguyên tắc lấy giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất điều chỉnh theo giá trị cổ tức được nhận hoặc tỷ lệ tách, gộp cổ phiếu.
MỘT SỐ HƯỚNG DẪN KHÁC
1. Khách hàng không được đồng thời vừa mua vừa bán một loại chứng khoán trong một phiên giao dịch.
2. Đối với lệnh bán: tiền bán sẽ về tài khoản của khách hàng ngày T+3
Ví dụ: Khách hàng bán CP vào ngày thứ 3 thì thứ 6 tiền sẽ về tài khoản của khách hàng.
3. Đối với lệnh mua: chứng khoán sẽ về tài khoản ngày T+4
Ví dụ: Khách hàng mua chứng khoán vào ngày thứ 6 thì thứ 5 tuần tiếp theo chứng khoán về tài khoản (không tính ngày nghỉ).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so_tay_huong_dan_giao_dich.doc