Hướng dẫn giảng dạy, tư vấn nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cơ sở y tế

Giải quyết tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em, đặc biệt là suy dinh dưỡng thể thấp

còi ở trẻ dưới hai tuổi đang là ưu tiên lớn của Chính phủ Việt Nam. Trong những

năm gần đây, Việt Nam không ngừng nỗ lực nhằm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng ở

trẻ dưới năm tuổi từ 38,7% vào năm 1999 xuống còn 31,9% vào năm 2009 (Viện

Dinh dưỡng Quốc gia). Tuy nhiên, tỉ lệ nhẹ cân và đặc biệt là tỉ lệ thấp còi ở trẻ

dưới hai tuổi ở Việt Nam còn cao so với các nước có cùng điều kiện kinh tế

trong khu vực. Tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu quá thấp

(17%) và thực hành ăn bổ sung chưa hợp lý là những nguyên nhân chính dẫn

dến tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi cao ở trẻ dưới hai tuổi tại Việt Nam.

Nhằm hỗ trợ chính phủ trong nỗ lực giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng cao ở trẻ dưới

năm tuổi, tổ chức Save the Children đã hợp tác với Viện Phát triển Giáo dục (viết

tắt là AED), GMMB, Viện Nghiên cứu và Chính sách Lương thực Quốc tế, cùng

trường Đại học California Davis thực hiện dự án Alive & Thrive ở Việt Nam trong

năm năm (2009-2013). Dự án này nhằm góp phần giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng và

tử vong trẻ em gây ra do các thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ chưa tối ưu bằng

cách thúc đẩy các thực hành nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung cho trẻ từ 0

đến 24 tháng tuổi.

Để đạt được mục tiêu trên, A&T sẽ hỗ trợ các cơ sở y tế ở 14 tỉnh/thành thiết lập

các dịch vụ tư vấn nuôi dưỡng trẻ nhỏ ở cả khu vực nông thôn và thành thị

thông qua mô hình phòng tư vấn nuôi dưỡng trẻ nhỏ theo phương thức nhượng

quyền xã hội và nhóm hỗ trợ nuôi dưỡng trẻ nhỏ ở khu vực miền núi. Alive &

Thrive cũng đã xây dựng một bộ tài liệu sử dụng để đào tạo kiến thức cũng như

kĩ năng tư vấn về nuôi dưỡng trẻ nhỏ cho cán bộ thực hiện dự án đang làm việc

tại các cơ sở y tế hoặc các truyền thông viên cơ sở như cộng tác viên dinh

dưỡng, y tế thôn bản và phụ nữ thôn. Các cán bộ được đào tạo sẽ có khả năng

cung cấp dịch vụ tư vấn nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại các cơ sở y tế cũng như ở cộng

đồng.

pdf268 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 611 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Hướng dẫn giảng dạy, tư vấn nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cơ sở y tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thời gian (phút) ►1 Mục tiêu của Bài học 2 ►2 Yêu cầu có bữa ăn sạch và an toàn 3 ►3 Bàn tay sạch 5 ►4 Dụng cụ sach 5 ►5 Thực phẩm và nước an toàn 5 ►6 Nơi bảo quản sạch 5 ►7 Đọc thêm: Năm điểm chính để có thức ăn an toàn (trong tài liệu học viên) ►8 Tóm tắt nội dung bài học 5 Tổng số thời gian 30 ALIVE & THRIVE VIỆT NAM Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Tư vấn Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cơ sở y tế Trang 188/268 Hướng dẫn giảng chi tiết ►1 Mục tiêu của Bài học ►2 Yêu cầu có bữa ăn sạch và an toàn Trình bày những điểm sau: Trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ có nguy cơ dễ mắc bệnh vì 2 lý do sau đây: Các bữa ăn thay thế dễ bị nhiễm khuẩn là lý do gây nên các bệnh nhiễm khuẩn Trẻ không được sữa mẹ bảo vệ. Từ 6 tháng trở đi (180 ngày trở đi) trẻ cần được ăn bổ sung. Thức ăn bổ sung sạch, an toàn là cần thiết làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và giảm nguyên nhân mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Cần nhớ các điểm chính sau đây để có bữa ăn sạch và an toàn:  Bàn tay sạch  Dụng cụ sạch  Thực phẩm và nước sạch  Bảo quản an toàn ►3 Bàn tay sạch - Chiếu Bảng lật 27.2: Bàn tay sạch BL 27.2 Bàn tay “sạch” Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch khi • Cầm thức ăn, chuẩn bị bữa ăn • Sau khi đi vệ sinh hay vệ sinh cho trẻ hoặc tiếp xúc với động vật. • Rửa tay mình và tay trẻ khi cho trẻ ăn BL 27.2  Luôn rửa bàn tay: + Sau khi đi vệ sinh, sau khi vệ sinh cho trẻ, sau khi đổ bô và thay tã cho trẻ. + Sau khi chế biến thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn như thịt sống, thịt gia cầm + Sau khi sờ tay vào các loại động vật ALIVE & THRIVE VIỆT NAM Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Tư vấn Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cơ sở y tế Trang 189/268 + Trước khi chuẩn bị hoặc chế biến thức ăn + Trước khi ăn và cho trẻ ăn  Nhấn mạnh: phải rửa tay bằng + Xà phòng + Nước chảy từ vòi hoặc nước chứa sạch + Rửa lòng bàn tay, kẽ ngón tay và móng tay, mu bàn tay.  Hãy để tay khô tự nhiên hoặc lau khô bằng khăn sạch. Không nên lau tay vào quần áo đang mặc hoặc dùng khăn chung với người khác. ►4 Dụng cụ sạch - Chiếu Bảng lật 27.3: Dụng cụ sạch Dụng cụ “sạch” • Giữ gìn dao, thớt, đồ đựng thức ăn và nơi nấu ăn luôn gọn gàng sạch sẽ. • Rửa ngay các dụng cụ sau khi chế biến thức ăn • Giữ sạch và che đậy các dụng cụ nấu ăn cho trẻ • Để riêng thịt sống, gia cầm và hải sản với các thức ăn khác • Sử dụng dụng cụ đựng và thớt thái thức ăn sống và chín riêng • Phải đậy nắp dụng cụ chứa thức ăn khi bảo quản BL 27.3 Lưu ý thêm:  Nếu có thể bạn hãy sử dụng bàn chải mềm để rửa cả các ngóc ngách của dụng cụ.  Người chăm sóc trẻ cần sử dụng thìa khác khi nếm thức ăn cho trẻ. ►5 Thực phẩm và nước an toàn - Chiếu Bảng lật 27.4: Thực phẩm và nước an toàn ALIVE & THRIVE VIỆT NAM Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Tư vấn Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cơ sở y tế Trang 190/268 Thực phẩm “sạch” Nước: • Dùng nước sạch hoặc nước đã lọc • Cho trẻ uống nước đun sôi để nguội Thức phẩm: • Sử dụng thực phẩm tươi có nguồn gốc rõ ràng • Không sử dụng thực phẩm cũ/quá hạn • Rửa sạch trước khi chế biến • Thức ăn phải nấu chín kỹ • Cho trẻ ăn ngay sau khi chế biến • Cần đun lại thức ăn đã bảo quản BL 27.4  Thực phẩm và nước an toàn là đặc biệt quan trọng đối với trẻ Hỏi: Làm thế nào để có nước an toàn cho trẻ? Chờ một vài học viên trả lời rồi tiếp tục.  Đun sôi nước trước khi sử dụng. Đun sôi sẽ diệt được hầu hết mầm bệnh. Nước đun sôi là khi mặt nước sôi sùng sục trong 1 hoặc 2 giây.  Để nước nguội tự nhiên nhưng phải có nắp đậy sạch.  Dụng cụ chứa nước tốt nhất là có miệng hẹp và có vòi để hứng nước chảy ra, nhằm tránh việc mọi người dùng cốc hoặc cả tay vào để lấy nước sẽ không an toàn.  Khi nước để hơn 48 giờ nên sử dụng vào việc khác như nấu ăn hoặc cho trẻ lớn hơn uống. ►6 Bảo quản an toàn - Chiếu Bảng lật 27.5: Bảo quản an toàn ALIVE & THRIVE VIỆT NAM Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Tư vấn Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cơ sở y tế Trang 191/268 Bảo quản “sạch” • Đựng thức ăn trong dụng cụ có nắp đậy kín. • Giữ thức ăn ở nơi sạch sẽ, khô mát. • Bảo quản thực phẩm khô (như bột, đường) cẩn thận tránh kiến, côn trùng bò vào. • Sử dụng thức ăn đã chế biến trong vòng một giờ. BL27 .5  Các thực phẩm khô như sữa bột, đường, bánh mì và bánh qui có thể để được lâu hơn các loại thực phẩm lỏng hoặc hơi lỏng.  Nếu không có tủ lạnh, bà mẹ cần phải chế biến thức ăn cho từng bữa. Nên cho trẻ ăn trong vòng 1 giờ sau khi nấu.  Nếu trẻ ăn không hết, bà mẹ nên cho trẻ lớn ăn nốt hoặc sử dụng để nấu cho gia đình.  Cho học viên thảo luận thêm về các kinh nghiệm thực tế của từng địa phương về cách chuẩn bị bữa ăn sạch, an toàn và bảo quản thực phẩm tốt. ►7 Đọc thêm: Năm điểm chính để có thức ăn an toàn (trong tài liệu học viên) ►8 Tóm tắt nội dung bài học ALIVE & THRIVE VIỆT NAM Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Tư vấn Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cơ sở y tế Trang 192/268 Bài 28. Nuôi dưỡng trẻ bệnh và trẻ có mẹ bị nhiễm HIV Mục tiêu bài giảng Sau khi học bài này học viên có khả năng: 1. Giải thích được tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng khi trẻ bệnh 2. Trình bày được cách nuôi dưỡng khi trẻ bệnh, trẻ đang hồi phục và trẻ có mẹ bị nhiễmHIV 3. Nêu được các dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ nhỏ và xử trí Phương tiện và tài liệu: o Giấy A0, bảng lật, bút viết bảng Chuẩn bị trước khi giảng: o Soạn nội dung bảng lật Qui trình thực hiện bài giảng Thời gian (phút) ►1 Mục tiêu của Bài học 2 ►2 Tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng trẻ bệnh 5 ►3 Nuôi dưỡng trẻ bệnh, giai đoạn hồi phục và tư vấn nuôi dưỡng trẻ có mẹ bị nhiễm HIV 15 ►4 Các dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ nhỏ 5 ►5 Tóm tắt nội dung bài học 3 Tổng số thời gian 30 ALIVE & THRIVE VIỆT NAM Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Tư vấn Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cơ sở y tế Trang 193/268 Hướng dẫn giảng chi tiết ►1 Mục tiêu của Bài học ►2 Tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng trẻ bệnh - Hỏi học viên: Vì sao trẻ biếng ăn khi bị bệnh ? Viết các câu trả lời của học viên lên giấy khổ to, nhận xét các câu trả lời của học viên và trình bày các điểm sau: Khi bị bệnh, trẻ biếng ăn do: • Trẻ không cảm thấy đói, trẻ mệt, thờ ơ • Trẻ có thể bị nôn/ói, đau miệng, đau họng • Viêm đường hô hấp làm trẻ ăn, bú khó hơn • Khi trẻ ốm, người chăm sóc trẻ cho trẻ ăn ít đi vì nghĩ rằng đó là cách tốt nhất • Gia đình không có thức ăn phù hợp cho trẻ • Trẻ biếng ăn, người chăm sóc trẻ không kiên nhẫn • Một số người khuyên bà mẹ ngừng cho trẻ ăn, ngừng bú mẹ. Giảng viên nhấn mạnh: - Trẻ bệnh thường bị giảm cân vì hoặc là trẻ không muốn ăn hoặc gia đình sợ trẻ không hấp thu được nên cho trẻ ăn ít. - Trẻ khi đang khoẻ mạnh được nuôi dưỡng tốt, khi bị bệnh cân nặng sẽ bị giảm ít. Sau khi khỏi bệnh trẻ hồi phục nhanh hơn. Trẻ khoẻ được bảo vệ tốt hơn. - Trẻ bú mẹ được bảo vệ chống lại nhiều bệnh tật, những trẻ không được bú mẹ không có được sự bảo vệ này nên cần được chăm sóc đặc biệt. ►3 Nuôi dưỡng trẻ bệnh và giai đoạn hồi phục - Chiếu Bảng lật 28.2: Nuôi dưỡng trẻ bệnh BL 28.2 ALIVE & THRIVE VIỆT NAM Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Tư vấn Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cơ sở y tế Trang 194/268 BL 28.2 Đối với trẻ < 6 tháng Tiếp tục cho bú mẹ Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn Đối với trẻ ≥ 6 tháng Tiếp tục cho trẻ bú mẹ khuyến khích trẻ ăn, uống - cần sự kiên trì cho trẻ ăn nhiều bữa, mỗi bữa một ít cho ăn thức ăn trẻ thích đa dạng bữa ăn, thức ăn giàu dinh dưỡng Chế biến thức ăn mềm, dễ tiêu hóa Nuôi dưỡng trẻ bệnh Chiếu Bảng lật 28.3: Nuôi dưỡng trẻ giai đoạn hồi phục BL 28.3 BL 28.3 •tăng cường cho bú mẹ •tăng thêm bữa •tăng số lượng mỗi bữa •tăng thêm thức ăn giàu năng lượng •tăng sự kiên trì và dành tình cảm yêu thương nhiều hơn cho trẻ. Nuôi dưỡng trẻ giai đoạn hồi phục - Chiếu Bảng lật 28.4 - 28.6: Một số lưu ý đối với trẻ tiêu chảy và NKHH cấp và trẻ có mẹ bị nhiễm HIV BL 28.4 ALIVE & THRIVE VIỆT NAM Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Tư vấn Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cơ sở y tế Trang 195/268 BL 28.4 • Đề phòng mất nước • Nhanh chóng bù nước và điện giải • Chế độ ăn – Tiếp tục cho bú, bú nhiều hơn – Cho ăn nhiều lần, ít một – Ăn mềm, nấu kỹ, loãng – Ăn thêm quả chín – Tránh thức ăn nhiều chất xơ, nhiều đường – Khuyến khích ăn càng nhiều càng tốt Trẻ bị tiêu chảy BL 28.5 BL 28.5 • Tiếp tục cho bú mẹ • Ăn quả chín nhiều Vitamin C; thực phẩm giàu đạm • Thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, chia nhiều bữa • Uống nhiều nước Trẻ bị sốt cao BL 28.6 ALIVE & THRIVE VIỆT NAM Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Tư vấn Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cơ sở y tế Trang 196/268 BL 28.6 • Hầu hết bà mẹ có HIV đều được những cán bộ y tế đã qua đào tạo đặc biệt tư vấn • Bà mẹ không nên cho con ăn kết hợp, nghĩa là vừa cho con bú lại vừa cho con ăn các thức ăn khác Trẻ có mẹ nhiễm HIV Chiếu bảng lật 28.7: Khuyến nghị về nuôi dưỡng trẻ nhỏ có mẹ bị nhiễm HIV BL 28.7 Nuôi dưỡng trẻ nhỏ là con của bà mẹ có HIV Các lựa chọn nuôi dưỡng trẻ từ 0-6 tháng tuổi Nuôi bằng thức ăn thay thế (sữa bột, sữa ĐV tự pha tại nhà có bổ sung vi chất) khi đáp ứng đủ 5 điều kiện Bú mẹ hoàn toàn Ngừng bú sớm khi thức ăn thay thế đáp ứng được 5 điều kiện -Được chấp nhận -Có khả năng -Đáp ứng được -Lâu dài -An toàn ALIVE & THRIVE VIỆT NAM Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Tư vấn Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cơ sở y tế Trang 197/268 Giải thích thêm Nuôi thức ăn thay thế: là quá trình nuôi dưỡng trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ bằng chế độ ăn cung cấp đầy đủ năng lượng và chất dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu của trẻ cho đến khi trẻ có thể ăn được các thức ăn cùng với gia đình. 5 điều kiện bao gồm : 1. Được chấp nhận: Bà mẹ không gặp cản trở khi nuôi trẻ bằng thức ăn thay thế. Các cản trở này có thể là do tập quán hoặc các vấn đề về xã hội hoặc do sợ hãi hoặc sự kỳ thị. 2. Có khả năng: Bà mẹ (hoặc gia đình) có đủ thời gian, kiến thức, kỹ năng và các nguồn lực khác để chuẩn bị thức ăn thay thế cho trẻ ăn cho tới 12 lần trong 24 giờ. 3. Đáp ứng được: Bà mẹ, gia đình được cộng đồng và hệ thống y tế hỗ trợ khi cần, có thể chi trả cho việc mua thức ăn thay thế, chuẩn bị và sử dụng thức ăn thay thế bao gồm tất cả nguyên liệu, nhiên liệu, nước sạch, xà phòng và dụng cụ mà không ảnh hưởng đến sức khoẻ và tình trạng dinh dưỡng của gia đình 4. Lâu dài: Tất cả các nguyên liệu và sản phẩm cần thiết để chuẩn bị thức ăn thay thế an toàn phải được tiếp tục cung cấp liên tục theo nhu cầu của trẻ cho tới 1 tuổi hoặc lâu hơn. 5. An toàn: Thức ăn thay thế phải được chế biến và bảo quản đúng cách và hợp vệ sinh, cho trẻ ăn đầy đủ chất lượng, bàn tay người chăm sóc trẻ và dụng cụ phải đảm bảo sạch sẽ và tốt hơn là cho trẻ ăn bằng cốc ►4 Các dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ nhỏ - Chiếu Bảng lật 28.7: các dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Nếu trẻ có một trong những triệu chứng sau, cần theo dõi thêm và chuẩn bị sẵn sàng để đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời BL 28.8 ALIVE & THRIVE VIỆT NAM Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Tư vấn Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cơ sở y tế Trang 198/268 BL 28.8 • Trẻ không bú được • Trẻ bị tiêu chảy và rất khát nước • Trẻ không uống được hoặc uống rất kém • Trẻ nôn/ói nhiều • Vàng da • Trong phân có lẫn máu • Sốt trên 38o • Hạ nhiệt độ • Trẻ bị co giật • Trẻ ngủ li bì khó đánh thức • Trẻ có biểu hiện khác thường (Thở nhanh, thở khó, rút lõm lồng ngực) Các dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ nhỏ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ►5 Tóm tắt nội dung bài học ALIVE & THRIVE VIỆT NAM Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Tư vấn Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cơ sở y tế Trang 199/268 Bài 29. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng Mục tiêu bài giảng Sau khi học bài này học viên có khả năng: 1. Khái niệm về TTDD 2. Phân loại và đánh giá TTDD bằng phương pháp nhân trắc 3. Các kỹ thuật cân đo cân nặng, chiều cao và vòng cánh tay 4. Thực hành sử dụng biểu đồ tăng trưởng để tư vấn Phương tiện và tài liệu: o Quần thể tham chiếu của WHO o Biểu đồ tăng trưởng o Tình huống thực hành sử dụng biểu đồ tăng trưởng o Giấy A0, bảng lật, bút viết bảng Chuẩn bị trước khi giảng: o Soạn nội dung bảng lật, tài liệu phát tay Qui trình thực hiện bài giảng Thời gian (phút) ►1 Mục tiêu của Bài học 5 ►2 Khái niệm về TTDD 5 ►3 Phân loại và đánh giá TTDD bằng phương pháp nhân trắc 5 ►4 Các kỹ thuật cân đo cân nặng, chiều cao và vòng cánh tay 10 ►5 Thực hành sử dụng biểu đồ tăng trưởng để tư vấn 60 ►6 Tóm tắt nội dung bài học 5 Tổng số thời gian 90 ALIVE & THRIVE VIỆT NAM Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Tư vấn Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cơ sở y tế Trang 200/268 Hướng dẫn giảng chi tiết ►1 Mục tiêu của Bài học ►2 Khái niệm về TTDD - Trình bày bảng lật 29.2, 29.3 BL 29.2 • Định nghĩa: Tình trạng dinh dưỡng (TTDD) là tập hợp các đặc điểm chức phận, cấu trúc và hoá sinh phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. • Tình trạng dinh dưỡng của các cá thể là kết quả của ăn uống và sử dụng các chất dinh dưỡng của cơ thể. Tình trạng dinh dưỡng tốt phản ảnh sự cân bằng giữa thức ăn ăn vào và tình trạng sức khoẻ, khi cơ thể thiếu hoặc thừa dinh dưỡng là thể hiện có vấn đề về sức khoẻ hoặc vấn đề về dinh dưỡng. Khái niệm về TTDD BL 29.3 • Thiếu cân: cân nặng thấp hơn so với mức tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi và giới (sử dụng điểm ngưỡng cân nặng theo tuổi dưới -2SD hoặc chỉ số khối cơ thể BMI thấp) • Thấp còi: là giảm mức độ tăng trưởng cơ thể, biểu hiện của SDD mạn tính. Đây là dấu hiệu hàng đầu của SDD từ thời kỳ sớm bao gồm cả SDD bào thai do mẹ bị thiếu dinh dưỡng. Được xác định khi chiều cao theo tuổi dưới -2SD • Gày còm: là hiện tượng cơ và mỡ cơ thể bị teo đi, thường được coi là SDD cấp tính vì thường biểu hiện trong một thời gian ngắn. Được xác định khi cân nặng theo chiều cao dưới -2SD . Định nghĩa SDD và các loại SDD ALIVE & THRIVE VIỆT NAM Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Tư vấn Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cơ sở y tế Trang 201/268 ►3 Phân loại và đánh giá TTDD bằng phương pháp nhân trắc - Trình bày bảng lật 29.4, 29.5, 29.6, 29.6a BL 29.4 1. Nhân trắc học dinh dưỡng là đo các kích thước và cấu trúc cơ thể để đánh giá tình trạng dinh dưỡng. 2. Đó là kết quả tổng hợp của các yếu tố di truyền và môi trường bên ngoài, trong đó yếu tố dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng. Phương pháp nhân trắc học dinh dưỡng BL 29.5 Có thể chia ra nhóm kích thước nhân trắc sau đây: a) Khối lượng cơ thể, biểu hiện bằng cân nặng b) Các kích thước về độ dài, đặc hiệu là chiều dài nằm, chiều cao đứng. c) Cấu trúc cơ thể và các dự trữ về năng lượng và protein, thông qua các mô mềm bề mặt: Lớp mỡ dưới da và cơ... Phương pháp nhân trắc học dinh dưỡng ALIVE & THRIVE VIỆT NAM Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Tư vấn Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cơ sở y tế Trang 202/268 Kỹ thuật thu thập số liệu nhân trắc Cách tính tuổi theo quy ước của Tổ chức y tế thế giới: năm 1983 mà hiện nay đang được áp dụng.  0 tháng tuổi: Kế từ khi mới sinh đến trước ngày tròn tháng (từ 1 đến 29 ngày) Tính tháng tuổi (đối với trẻ dưới 5 tuổi):  12 tháng tuổi: Từ tròn 12 tháng đến 12 tháng 29 ngày .  1 tháng tuổi: Kể từ ngày tròn 1 tháng đến trước ngày tròn 2 tháng (từ 30 ngày đến 59 ngày) BL 29.6  0 tuổi hay dưới một tuổi: Từ sơ sinh đến trước ngày đầy năm (tức là năm thứ nhất) Cách tính tuổi theo quy ước của Tổ chức y tế thế giới: năm 1983 mà hiện nay đang được áp dụng. Tính năm tuổi: Khi nói trẻ dưới 5 tuổi tức là trẻ từ 1 đến 60 tháng.  Một tuổi: Từ ngày tròn 1 năm đến trước ngày sinh nhật lần thứ hai (tức là năm thứ hai) Kỹ thuật thu thập số liệu nhân trắc (tiếp) BL 29.6a ►4 Các kỹ thuật cân đo cân nặng, chiều cao và vòng cánh tay - Trình bày bảng lật 29.7: Giới thiệu các dụng cụ cân ALIVE & THRIVE VIỆT NAM Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Tư vấn Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cơ sở y tế Trang 203/268 - Trình bày bảng lật 29.8, 29.9, 29.10: Giới thiệu các dụng cụ đo (chiều dài nằm và chiều cao đứng) Chú ý 1. Khi trẻ không đo đứng được sẽ phải đo nằm rồi lấy kết quả trừ đi 0.7cm. 2. Khi trẻ 24 tháng tuổi có thể đo đứng hoặc nằm nhưng lưu ý khi đo đứng phải so sánh với bảng phân loại cho đo đứng và khi đo nằm thì so sánh kết quả với bảng phân loại đo nằm. 3. Trẻ từ 24 tháng trở lên đo đứng ALIVE & THRIVE VIỆT NAM Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Tư vấn Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cơ sở y tế Trang 204/268 - Trình bày bảng lật 29.11: Giới thiệu dụng cụ và phương pháp đo chu vi cánh tay - Nhận định kết quả: Trình bày bảng lật 29.12 - 29.16 Đánh giá tình trạng dinh dưỡng 3 chỉ tiêu: • Cân nặng/tuổi (CN/T). • Chiều cao/tuổi (CC/T). • Cân nặng/chiều cao (CN/CC). Quần thể tham chiếu của Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã được áp dụng ở Việt nam từ 2006. Cân nặng theo tuổi Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất. Điểm ngưỡng là dưới -2SD được coi là SDD thể thiếu cân. Mức độ Ngưỡng phân loại Suy dinh dưỡng vừa (độ 1) Dưới -2SD đến ≥ -3SD Suy dinh dưỡng nặng (độ 2) Dưới -3SD đến ≥ -4SD Suy dinh dưỡng rất nặng (độ 3) Dưới - 4SD Bình thường - 2SD đến + 2SD Thừa cân Trên +2SD Chỉ tiêu cân nặng theo tuổi chỉ cho biết tình trạng suy dinh dưỡng nhưng không phân biệt được suy dinh dưỡng mới xảy ra hay mạn tính. Chiều cao theo tuổi Chiều cao của trẻ được so sánh với trẻ cùng tuổi, cùng giới của quần thể tham chiếu của WHO. Thang phân loại dựa trên độ lệch chuẩn như sau: Mức độ Ngưỡng phân loại Bình thường - 2 SD trở lên Suy dinh dưỡng độ 1 (thấp còi độ I) Dưới -2SD đến - 3SD ALIVE & THRIVE VIỆT NAM Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Tư vấn Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cơ sở y tế Trang 205/268 Suy dinh dưỡng độ 2 (thấp còi độ II) Dưới -3SD Chỉ tiêu chiều cao/tuổi thấp (dưới -2SD) phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài hoặc SDD trong quá khứ Cân nặng theo chiều cao Cân nặng/chiều cao thấp so với điểm ngưỡng là dưới -2SD theo quần thể tham chiếu WHO phản ánh SDD ở thời điểm hiện tại, mới xảy ra làm đứa trẻ ngừng lên cân hay tụt cân bị SDD thể gày còm. Nếu chỉ tiêu CN/CC trên +2SD là trẻ có biểu hiện thừa cân. Khi cả hai chỉ tiêu chiều cao/tuổi và cân nặng/chiều cao đều thấp hơn điểm ngưỡng (-2SD) đề nghị thì đứa trẻ đó bị SDD thể phối hợp (mạn tính và cấp tính), vừa gày còm vừa thấp còi. Đo vòng cánh tay (MUAC) Theo khuyến nghị của Tổ chức y tế Thế giới năm 2006 1. Được coi là suy dinh dưỡng cấp tính nặng khi MUAC <115mm (tương tự <- 3SD Cân nặng/chiều cao với quần thể tham khảo của WHO) 2. Được coi là suy dinh dưỡng cấp tính vừa khi 115mm≤MUAC<125mm (tương tự -3SD ≤ MUAC < -2SD Cân nặng/chiều cao với quần thể tham khảo của WHO) ►5 Thực hành sử dụng biểu đồ tăng trưởng để tư vấn - Chia lớp làm các nhóm nhỏ 3-4 người: một người đóng vai cán bộ tư vấn, một người đóng vai bà mẹ/người chăm sóc, số còn lại quan sát và nhận xét - Phát cho mỗi nhóm một biểu đồ tăng trưởng và bắt thăm một tình huống ALIVE & THRIVE VIỆT NAM Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Tư vấn Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cơ sở y tế Trang 206/268 Tình huống 1 Cháu Minh 3 tháng tuổi, con trai - Cân nặng lúc sinh: 3.4kg - 1 tháng: 4.2 kg - 2 tháng: 5 kg - 3 tháng: 5.7 kg Tình huống 2 Cháu Vân 6 tháng tuổi, con gái - Cân nặng lúc sinh: 3.1 kg - 2 tháng: 4.5 kg - 3 tháng: 4.7 kg - 4 tháng: 4.7 kg Tình huống 3 Cháu Nga 9 tháng tuổi, con gái - Cân nặng lúc sinh: 4 kg - 6 tháng: 8 kg - 7 tháng: 7.8 kg - 9 tháng: 7.9 kg Tình huống 4 Cháu Lan 13 tháng tuổi, con trai - Cân nặng lúc sinh: 3.5 kg - 10 tháng: 9.3 kg - 11 tháng: 9.6 kg - 12 tháng: 10.1 kg Tình huống 5 Cháu Hoa 15 tháng tuổi, con trai - Cân nặng lúc sinh: 2.5 kg - 12 tháng: 12 kg - 13 tháng: 12.5 kg - 14 tháng: 13.5 kg - Các nhóm tiến hành đóng vai tư vấn: • Người đóng vai bà mẹ: nghiên cứu mức tăng cân của trẻ để xây dựng tình huống (chế độ ăn, chăm sóc, bệnh tật...) • Cán bộ tư vấn hoàn thành biểu đồ tăng trưởng và sử dụng để tư vấn • Quan sát viên sử dụng Bảng kiểm kỹ năng tư vấn để đánh giá ALIVE & THRIVE VIỆT NAM Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Tư vấn Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cơ sở y tế Trang 207/268 - Mời các nhóm đại diện cho từng tình huống lên trình bày trước cả lớp. Giảng viên cùng lớp học nhận xét và đánh giá - Trả lời thắc mắc nếu có ►6 Tóm tắt nội dung bài học ALIVE & THRIVE VIỆT NAM Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Tư vấn Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cơ sở y tế Trang 208/268 Bài 30. Nghị định 21 Mục tiêu bài giảng Sau khi học bài này học viên có khả năng: 1. Nêu được tầm quan trọng của Nghị định 21 2. Nêu được những điểm của Nghị định 21 có liên quan đến cơ sở y tế và cán bộ y tế Phương tiện và tài liệu: o Tài liệu phát tay o Giấy A0, bảng lật, bút viết bảng Chuẩn bị trước khi giảng: o Soạn nội dung bảng lật, tài liệu phát tay Qui trình thực hiện bài giảng Thời gian (phút) ►1 Mục tiêu của Bài học 2 ►2 Tổng quan về Nghị định 21 8 ►3 Các điểm liên quan đến cơ sở y tế và cán bộ y tế 10 ►4 Thảo luận về việc thực hiện tại cơ sở 5 ►5 Đọc thêm: Mười bước để nuôi con bằng sữa mẹ thành công ►6 Tóm tắt nội dung bài học 5 Tổng số thời gian 30 ALIVE & THRIVE VIỆT NAM Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Tư vấn Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cơ sở y tế Trang 209/268 Hướng dẫn giảng chi tiết ►1 Mục tiêu của Bài học ►2 Tổng quan về Nghị định 21 − Hỏi HV xem họ biết gì về Nghị định 21 hay Nghị định 21 đề cập đến vấn đề gì − Tóm tắt ý kiến HV, nhận xét và trình bày các bảng lật sau BL30.2: 7/9/2010 3 NGHỊ ĐỊNH 21/2006/NĐ-CP Về việc kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ BL 30.3: 7/9/2010 4 Luật Quốc tế về marketing các sản phẩm thay thế sữa mẹ • KHÔNG quảng cáo hay quảng bá sữa cho trẻ nhỏ, bình sữa và núm vú trên thông tin đại chúng. • Cơ sở y tế và nhân viên y tế KHÔNG giúp quảng bá cho các sản phẩm thay thế sữa mẹ. • KHÔNG cung cấp cho phụ nữ mang bầu, các bà mẹ và gia đình các mẫu sản phẩm miễn phí hoặc quà tặng. Ghi chú: - Mục tiêu của Luật không nhằm hạn chế hay đặt các sản phẩm thay thế sữa mẹ ra ngoài vòng pháp luật mà nhằm đảm bảo việc quảng bá các sản phẩm thay thế sữa mẹ được ALIVE & THRIVE VIỆT NAM Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Tư vấn Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cơ sở y tế Trang 210/268 thực hiện một cách có đạo đức và không triệt tiêu việc khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ. - Luật này là một khuyến nghị quốc tế và được phần lớn các nước tham gia WHO chấp thuận. Nó không có tính bắt buộc và không có hiệu lực pháp lý. - Thay vào đó, các nước được khuyến khích gắn các nguyên tắc của Luật này vào các luật của quốc gia mình - Từ 1981, 65 nước đã ban hành luật liên quan và hơn 20 nước đã có dự thảo luật chờ thông qua BL 30.4: Tại Việt Nam 7/9/2010 5 Các quy định về kinh doanh và sử dụng sản phẩm thay thế sữa mẹ tại Việt Nam 1994 • Quyết định 307/Ttg ngày 10/06/1994 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số vấn đề về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ để hỗ trợ việc nuôi con bằng sữa mẹ 2000 • Nghị định 74/2000/NĐ-CP ngày 06/12/2000 của Chính phủ về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ để bảo vệ và khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ 2006 • Nghị định 21/2006/NĐ-CP ngày 27/02/2006 của Chính phủ về việc kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ Ghi chú: • Một số nội dung của Luật của WHO đã được thể hiện lần đầu tiên trong Quyết định 307/TTG năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ, quy định một số vấn đề về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ . • Quyết định này có hiệu lực đến tháng 12 năm 2000 khi Nghị định 74/2000/NĐ-CP được ban hành. • Nghị định 21/2006/NĐ-CP (viết tắt là Nghị định 21 hoặc NĐ 21) ban hành năm 2006 thay thế Nghị định 74/2000/NĐ-CP và có hiệu lực đến nay. BL 30.5: ALIVE & THRIVE VIỆT NAM Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Tư vấn Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cơ sở y tế Trang 211/268 7/9/2010 6 Nghị định 21/2006/NĐ-CP “Nghị định này quy định việc thông tin, giáo dục, truyền thông, quảng cáo, kinh doanh và sử dụng về các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, bình bú với đầu vú nhân tạo và núm vú giả ” BL 30.6: 7/9/2010 7 Các sản phẩm điều chỉnh bởi Nghị định 21 • Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ (sữa bột, sữa cho trẻ em, sản phẩm thay thế sữa mẹ) • Bình bú với đầu vú nhân tạo • Núm vú giả Ghi chú: - Trẻ nhỏ là trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi ALIVE & THRIVE VIỆT NAM Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Tư vấn Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cơ sở y tế Trang 212/268 BL 30.7: 7/9/2010 8 Các thuật ngữ sử dụng Sản phẩm dinh dưỡng: • Sữa, thức ăn dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi; và • Sữa dùng cho trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi. Thức ăn bổ sung: • là thực phẩm hoặc sữa dùng để bổ sung thêm cùng với sữa mẹ cho trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi. BL 30.8: 7/9/2010 9 Phạm vi điều chỉnh của Nghị định • Thông tin – Giáo dục – Truyền thông • Hạn chế quảng cáo • Yêu cầu về nhãn mác • Trách nhiệm của cơ sở y tế và nhân viên y tế. • Trách nhiệm của cơ sở sản xuất và kinh doanh sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ em. Ghi chú: - Các điều khoản trong NĐ về hạn chế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftrainer_manual_2_counseling_2011_vietnamese_8739.pdf