Hướng dẫn dùng châm cứu trị

Phần trình bày trên đây có tính cách đại cương, dành cho những y sĩ đã hành

nghềbằng phương pháp Đông y lâu ngày và có kinh nghiệm cũng nhưkiến

thức căn bản. Trong hệthống học Á châu của viện Pháp Á và trường ARMA

Paris, chúng tôi thường chia ra làm 3 trình độkhác nhau :

Trình độthứnhất: Chương trình giống như đã áp dụng cho y sĩchân đất

tại Trung quốc. Giảng dậy tất cảnhững lý thuyết đại cương và châm cứu học

và y dược học. Tuy vậy chương trình này rộng hơn chương trình của các

trường các viện đã giảng dạy tại các nước Tây phương, cho các y sĩTây

phương muốn nghiên cứu y học Á châu. Phần châm cứu học được giảng kỹ.

Các bệnh lý, sinh lý giảng theo Tây y rồi . đềnghịtrịpháp bằng y học Á

châu.

Trình độthứnhì : Dài hơn, khó hơn, giảng tất cảsinh lý bệnh lý tạng phủ,

để điều trịtất cảnhững bệnh mà y học Á châu trị được, trong khi Tây y

không trị được. Nhưng vẫn trình bày thành từng loại bệnh theo Tây y. Cuối

cùng có học qua dược học.

Trình độthứba : Học tổng quát, nghiên cứu tổng hợp Đông Tây nhưphần

trình bày trên đây. Nội dung trình bày sẽtheo phương pháp tổng hợp Đông

Tây. Bởi vậy những y sĩmới học trình độ1 hay 2 đọc bài trên đây hơi khó

khăn.

Chính vì vậy, mà chúng tôi biên tập thêm phần thực hành này, đểgiúp trí nhớ

cho cảba trình độtrên, trịnhững bệnh đau nhức thường gặp, trịbằng châm

cứu rất dễ, song trịbằng Tây y lại khó khăn.

– Bệnh đau lưng

– Xương sống lệch

– Bệnh đau vai

– Bệnh đau cườm tay, bàn tay

– Bệnh đau cần cổ, cần cổcứng đơ

– Bệnh đau gót chân, bàn chân, đầu gối

Riêng vềcác bệnh đau lồng ngực, chúng tôi sẽtrình bày trong bộsách viết về

bệnh tim. Chứng nhức đầu trình bày trong bộsách viết vềtai, mũi, họng

pdf23 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1603 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Hướng dẫn dùng châm cứu trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TheGioiEbook.com 59 PHẦN THỨ SÁU HƯỚNG DẪN DÙNG CHÂM CỨU TRỊ Những chứng đau nhức thường gặp MỤC LỤC BỆNH ĐAU LƯNG 1. BỆNH ĐAU LƯNG CẤP TÍNH 1.1. CHÂM CỨU TRỊ 1.2. LẤY MÁU, HÚT MÁU 1.3. THỦY CHÂM PHÁP 1.4. KHÍ CHÂM PHÁP 1.5. NHĨ CHÂM PHÁP 1.6. ĐẦU CHÂM PHÁP 1.7. THỦ CHÂM PHÁP 1.8. TÚC CHÂM PHÁP 1.9. XÍCH CHÂM PHÁP 1.10. TÀI LIỆU SO SÁNH 2. BỆNH ĐAU LƯNG MẠN TÍNH 2.1. CHÂM CỨU TRỊ 2.2. LẤY MÁU HÚT MÁU 2.3. THỦY CHÂM PHÁP 2.4. CỨU TRỊ 2.5. GIÁC HƠI 2.6. NHĨ CHÂM PHÁP 2.7. TÚC CHÂM PHÁP 2.8. TÀI LIỆU SO SÁNH XƯƠNG SỐNG BỊ LỆCH 1. LÂM SÀN BIỂU HIỆN 2. CHÂM CỨU TRỊ BỆNH ĐAU VAI, BẢ VAI 1. ĐỊNH VỊ ĐAU 1.1. CHU VI VAI BỊ SƯNG thuocdongduoc.vn TheGioiEbook.com 60 1.2. SƯNG GÓC VAI 1.3. SƯNG ĐỈNH VAI 2. CHÂM CỨU TRỊ 2.1. NGUYÊN TẮC THI TRỊ 2.2. HUYỆT ÁP THỐNG, CHUYỂN KINH 2.3. HUYỆT THÔNG KINH 2.4. HUYỆT CHUYÊN KHOA 2.5. TRƯỜNG HỢP TAY KHÔNG DƠ LÊN ĐƯỢC, HOẶC CỬ ĐỘNG KHÓ KHĂN 3. XÍCH CHÂM PHÁP 4. THỦY CHÂM PHÁP 5. NHĨ CHÂM TRỊ PHÁP 6. BÌ CHÂM TRỊ PHÁP 7. CỨU TRỊ 8. GIÁC HƠI 9. ĐẦU CHÂM PHÁP 10. THỦ CHÂM TRỊ PHÁP 11. TÀI LIỆU SO SÁNH ĐAU, SƯNG TAY 1. LÂM SÀN BIỂU HIỆN 2. CHÂM CỨU TRỊ 2.1. NGHUYÊN TẮC THI TRỊ 2.2. HUYỆT ÁP THỐNG 2.3. HUYỆT CHUYÊN KHOA 3. THỦY CHÂM TRỊ PHÁP 4. NHĨ CHÂM TRỊ PHÁP 4.1. HUYỆT TỔNG TRỊ 4.2. HUYỆT CHUYÊN KHOA ĐAU, SƯNG CHÂN 1. KHÁI THUYẾT 2. LÂM SÀN BIỂU HIỆN 3. NGUYÊN TẮC THI TRỊ 4. CHÂM TRỊ PHÁP 4.1.HUYỆT ÁP THỐNG, CHUYỂN KINH 4.2. HUYỆT CHUYÊN KHOA 5. NHĨ CHÂM PHÁP 5.1. HUYỆT TỔNG TRỊ 5.2. HUYỆT CHUYÊN KHOA thuocdongduoc.vn TheGioiEbook.com 61 6. THỦY CHÂM TRỊ PHÁP 7. CỨU TRỊ PHÁP ĐAU CẦN CỔ, CẦN CỔ CỨNG ĐƠ 1. CHÂM TRỊ PHÁP 1.1. HUYỆT ÁP THỐNG, CHUYỂN KINH 1.2. HUYÊT THÔNG KINH 1.3. HUYỆT CHUYÊN KHOA 2. LẤY MÁU, GIÁC HƠI 3. BÌ CHÂM TRỊ PHÁP 4. THỦY CHÂM TRỊ PHÁP 5. KHÍ CHÂM TRỊ PHÁP 6. NHĨ CHÂM TRỊ PHÁP 6.1. HUYỆT TỔNG TRỊ 6.2. HUYỆT CHUYÊN KHOA 7. THỦ CHÂM TRỊ PHÁP 8. TÚC CHÂM PHÁP thuocdongduoc.vn TheGioiEbook.com 62 HƯỚNG DẪN DÙNG CHÂM CỨU TRỊ Những chứng đau nhức thường gặp Phần trình bày trên đây có tính cách đại cương, dành cho những y sĩ đã hành nghề bằng phương pháp Đông y lâu ngày và có kinh nghiệm cũng như kiến thức căn bản. Trong hệ thống học Á châu của viện Pháp Á và trường ARMA Paris, chúng tôi thường chia ra làm 3 trình độ khác nhau : Trình độ thứ nhất : Chương trình giống như đã áp dụng cho y sĩ chân đất tại Trung quốc. Giảng dậy tất cả những lý thuyết đại cương và châm cứu học và y dược học. Tuy vậy chương trình này rộng hơn chương trình của các trường các viện đã giảng dạy tại các nước Tây phương, cho các y sĩ Tây phương muốn nghiên cứu y học Á châu. Phần châm cứu học được giảng kỹ. Các bệnh lý, sinh lý giảng theo Tây y rồi ... đề nghị trị pháp bằng y học Á châu. Trình độ thứ nhì : Dài hơn, khó hơn, giảng tất cả sinh lý bệnh lý tạng phủ, để điều trị tất cả những bệnh mà y học Á châu trị được, trong khi Tây y không trị được. Nhưng vẫn trình bày thành từng loại bệnh theo Tây y. Cuối cùng có học qua dược học. Trình độ thứ ba : Học tổng quát, nghiên cứu tổng hợp Đông Tây như phần trình bày trên đây. Nội dung trình bày sẽ theo phương pháp tổng hợp Đông Tây. Bởi vậy những y sĩ mới học trình độ 1 hay 2 đọc bài trên đây hơi khó khăn. Chính vì vậy, mà chúng tôi biên tập thêm phần thực hành này, để giúp trí nhớ cho cả ba trình độ trên, trị những bệnh đau nhức thường gặp, trị bằng châm cứu rất dễ, song trị bằng Tây y lại khó khăn.. – Bệnh đau lưng – Xương sống lệch – Bệnh đau vai – Bệnh đau cườm tay, bàn tay – Bệnh đau cần cổ, cần cổ cứng đơ – Bệnh đau gót chân, bàn chân, đầu gối Riêng về các bệnh đau lồng ngực, chúng tôi sẽ trình bày trong bộ sách viết về bệnh tim. Chứng nhức đầu trình bày trong bộ sách viết về tai, mũi, họng. 1. BỆNH ĐAU LƯNG Đau lưng là một chứng bệnh tổng hợp do nhiều nguyên do đưa đến : – Hoặc do nội thương : Bệnh tim, bệnh phổi, bệnh thận, vv... – Hoặc do tai nạn và phong thấp. thuocdongduoc.vn TheGioiEbook.com 63 Đau lưng vì nội thương, sẽ trình bày trong phần chuyên môn. Ở đây chỉ trình bày đến chứng đau lưng do ngoại thương, do phong thấp mà thôi. Đau lưng có 2 loại : – Bệnh cấp tính – Bệnh mạn tính. Ngoài ra còn phải kể đến bệnh đau lưng : – Đau cần cổ (Arthrose cervicale) – Đau tọa cốt (Lombalgie-sciatique) Sẽ được trình bày riêng biệt. thuocdongduoc.vn TheGioiEbook.com 64 1. BỆNH ĐAU LƯNG CẤP TÍNH Bệnh đau lưng cấp tính là do : – Tổ chức hoạt động của cơ thể bị tổn thương khi hoạt động ở tư thế bất lợi : Ngồi lái xe nghiêng một bên lâu. Làm việc nghiêng lệch người về trước, sau, phải, trái. – Dùng lực quá độ, như xách đồ nặng, mang vật nặng. – Bị đánh, bị tai nạn, bị ngoại vật đập vào lưng. Bệnh nhẹ thì chỉ bị đau nhức thông thường, nặng thì xương bị lệch vị trí, máu bầm ứ đọng. Hầu hết phụ nữ bị đau lưng do mang nặng : làm việc nhà, đi chợ ! Lâm sàn biểu hiện : Sau khi thọ thương, một bên hoặc hai bên lưng bị đau nhức. Chứng bệnh thường phát ngay sau khi bị thương hoặc sau một ngày là cùng. Người hoạt động bị giới hạn. Đôi khi chỗ đau bị sung huyết. Thông thường Tây y dùng thuốc chống viêm và trấn thống. Đôi khi dùng cortisonne. Nhưng kết quả không toàn vẹn. Bệnh nhân đi tìm thầy thuốc, xin trị bằng Đông y. – Trường hợp do Phong thấp, dù cấp hay mạn tính, xem phần đau lưng mạn tính ở dưới. Có bẩy phương pháp điều trị. 1.1. CHÂM CỨU TRỊ Nguyên tắc thi trị : Thông điều Đốc mạch và Túc thái dương kinh. Dùng huyệt : Nhân trung(VG26) kích thích mạnh. Ủy trung (V54) Nhiên cốc (R2) Huyệt áp thống, Huyệt chuyển kinh. Hoa Đà giáp tích tương ứng (bệnh nhẹ) Sau khi xoay kim đắc khí rồi, thì lưu kim 15 – 20 phút. Mỗi ngày trị một lần, trị liên tiếp 5-10 lần. 1.2. LẤY MÁU, HÚT MÁU Áp thống (bệnh nặng) Sau khi dùng lăng châm chích cho ra máu bầm, dùng ống giác hút máu ra. 1.3. THỦY CHÂM PHÁP Áp thống huyệt (dù nặng hay nhẹ đều dùng được) thuocdongduoc.vn TheGioiEbook.com 65 Dược liệu sử dụng : Các loại thuốc chống sưng nhức, các loại thuốc trấn tĩnh. Mỗi huyệt khoảng 0,5 - 1 cc 1.4. KHÍ CHÂM PHÁP Mệnh môn (VG4) Úy trung (V54) 1.5. NHĨ CHÂM PHÁP Yêu đê khu (khu cuối lưng) Yêu thống điểm (điểm đau lưng) Thần môn Bì chất hạ Thận thượng tuyến. 1.6. ĐẦU CHÂM PHÁP Khu cảm giác chân Túc vận cảm khu 1.7. THỦ CHÂM PHÁP Yêu cước điểm 1.8. TÚC CHÂM PHÁP Huyệt số 25 1.9. XÍCH CHÂM PHÁP Xích y huyệt D5 L1 1.10. TÀI LIỆU SO SÁNH Y HỌC CƯƠNG MỤC Lưng đau, lưng bị vặn đau : Xích trạch, Nhân trung, Ủy trung, Dương lăng tuyền, Thúc cốt, Côn luân, Hạ liêu. LOẠI KINH ĐỒ DỊ Lưng đau vặn, ngồi không được : Cứu Tích trung, Thận du, Mệnh môn, Trung lữ du, Yêu du, tất cả đều 7 tráng. THIÊN NGUYÊN THÁI ẤT CA Lưng bế tắc, đau, vận động khó khăn : Phục lưu. CHÂM CỨU CHÚNG ANH PHÁT HUY Xích trạch, Khúc trì, Tam âm giao, Âm lăng, Hành gian, Túc tam lý, Thủ tam lý. CHÂM CỨU ĐẠI THÀNH Xích trạch, Ủy trung, Nhân trung, Côn luân, Thúc cốt, Chi cấu, Dương lăng tuyền. thuocdongduoc.vn TheGioiEbook.com 66 CHÂM CỨU TRỊ LIỆU THỦ SÁCH, Viện nghiên cứu châm cứu Thượng Hải. Thường dùng huyệt : Áp thống điểm, Hoa đà giáp tích tương ứng. Lược dụng huyệt : Hậu khê, Đoạn môn. Thủy châm : Chích vào chỗ bị thương mỗi huyệt 0,5 cc Procaine, bệnh lâu năm chích Glucose 10% 5 – 10 cc, hoặc Magnésium sulfate 5 cc. Nhĩ châm : Huyệt Hung trùy, Yêu trùy, Giám, Thần môn, Bì chất hạ. thuocdongduoc.vn TheGioiEbook.com 67 2. BỆNH ĐAU LƯNG MẠN TÍNH Đau lưng mạn tính, nguyên ủy thực nhiều. Nhưng đa số do tổ chức của lưng bị hỗn loạn, bệnh từ cấp tính không trị thành ra. – Người to lớn, xương sống bị sưng đau. – Xương bàn tọa thọ thương. – Xương sống bị lệch. Lưng đau do tai nạn, do tổn thương đã nói ở phần cấp tính trên. Còn đau mạn tính, hầu hết do Phong thấp. Khi Phong thấp làm đau lưng thường đau ở các khu vực sau: – C5 tới D3, – D3 tới D6, – L2 tới S3. Ngoài ra thận đau cũng là nguyên do sinh ra chứng đau lưng. Y học Đông phương gọi "Yêu là phủ của thận" nghĩa là : Lưng là phủ của thận. Bởi vậy mạn tính đau ngang lưng còn do thận hư mà ra. Bởi Thận kinh và Túc thái dương Bàng quang kinh tương thông biều lý, vậy khi thận hư, thì ngoại biểu dễ gây đau, hiện ra ở Bàng quang kinh. Lâm sàn biểu hiện: – Lưng đau, – Khi nặng khi nhẹ, – Có khi đau ran khắp chu thân, lan tới chân, – Khi gặp lạnh thì đau, gặp ngày mưa gió đau hơn, – Sau khi hoạt động thì cơn đau giảm. Nên sử dụng quang tuyến X để căn cứ vào đó xác định rõ vị trí xương bị lệch đau, hoặc bị phong thấp đau. Dùng bản đo tốc độ máu (VS) hoặc bản phân tích máu (NFS) để biết rõ bệnh tình theo y học Tây phương. 2.1. CHÂM CỨU TRỊ Nguyên tắc thi trị: Sơ thông kinh khí, Xả cân hoạt lạc. Nếu do Phong thấp thì: Khu phong, tán hàn, trừ thấp. 2.1.1. Huyệt áp thống, chuyển kinh: – Hoa Đà tương ứng, – Huyệt chuyển kinh. 2.1.2. Huyệt thông kinh : – Nhân trung (VG26), thuocdongduoc.vn TheGioiEbook.com 68 – Trường cường (VG1) – Ủy trung (V54) – Nếu vùng đau từ D2- D12 thêm Công tôn (RP4, Nội quan (MC6) 2.1.3. Huyệt chuyên khoa Nếu do thận : Thận du(V23) Nếu do ngồi làm việc lâu : Yêu nhãn (Kỳ) Nên kích thích thực mạnh. Dùng điện châm kết quả tốt. Nếu bệnh do phong thấp gây ra, thì các huyệt trên chỉ mới là những huyệt làm cho thông lạc mà thôi. Sau khi đả thông lạc rồi, phải trị thêm một số huyệt.Trị phong chung cho cả ba loại: – Tam phong huyệt (Phong trì VB20, Phong phủ VG16, Phong môn V12) – Phong-thấp-chạy : Cách du (V17), Huyết hải(RP10) – Phong-thấp-lạnh cứu : Thận du (V23), Quan nguyên (VC4), Khí hải (VC6) – Phong-thấp-nhiệt : Bách hội (VG20), Đại trùy (VG14), Hiệp cốc (GI4), Khúc trì (GI11), Huyết hải. 2.2. LẤY MÁU HÚT MÁU Thường dùng huyệt Áp thống. Dùng thất tinh châm hoặc lăng châm, chích ra máu rồi lấy ống giác hơi hút máu ra. 2.3.THỦY CHÂM PHÁP Thường dùng huyệt Áp thống Dược liệu xử dụng : Các loại vitamine B1-B6-B12 hoặc hỗn hợp Các loại thuốc trấn tĩnh, chông viêm. Glucose 10% 2.4. CỨU TRỊ Thường dùng huyệt : Thận du (V23), Đại trường du (V25) Yêu nhãn, Mệnh môn (VG4) Thập thất trủy hạ, Yêu dương quan (VG3) Dùng ngải cứu mỗi huyệt 5 – 10 phút hoặc hỏa cứu 1 – 2 tráng. 2.5. GIÁC HƠI Thường dùng huyệt : Thận du (V23), Yêu dương quan (VG3), Thứ liêu(V32) Giác chạy dọc Túc thái dương kinh 2.6. NHĨ CHÂM PHÁP thuocdongduoc.vn TheGioiEbook.com 69 Như phần bệnh cấp tính, nhưng nếu : – Do Thận đau lưng thì thêm Thận. – Nếu do phong thấp thì thêm một số huyệt tùy theo tính chất của Phong- thấp-chạy, Phong-thấp-lạnh, Phong-thấp-tê, Phong-thấp-nhiệt. Chạy : Phế, Khí quản, Tâm, Tỳ Lạnh : Thận Tê : Tỳ , Vị Nhiệt : Giang áp câu, Nhĩ đỉnh. 2.7. TÚC CHÂM PHÁP Huyệt số 35, 30, 26, 29 2.8. TÀI LIỆU SO SÁNH THIÊN KIM PHƯƠNG Chủ yếu là xương sống cứng đơ:Thần đạo, Yêu du, Trường cường, Đại trữ, Cách du, Phụ phân, Tỳ du, Tiểu trường du, Bàng quang du,. Thứ liêu, Bào hoang, Thừa cân, Chủ yếu là xương sống đau, buồn nôn, ác hàn : Chí thất, Kinh môn. TƯ SINH KINH Chủ lưng đau : Yêu du, Bàng quang du, Trường cường, Khí xung, Thượng liêu, Hạ liêu, Thứ liêu. Chủ lưng không ngửng lên cúi xuống được : Túc tam lý, Dương phụ, Lây cấu. Đau vùng trên của lưng : Phế du. TƯ SINH DƯƠNG GIÁM Cứu Thận du 5 tráng, Trung lữ du 5 tráng, Yêu du 5 tráng. Y HỌC CƯƠNG MỤC Thận hư đau lưng : Cứu Thận du 27 tráng. Châm Nhân trung, Ủy trung. Lưng cứng đơ: Cứu Mệnh môn 27 tráng, châm Côn luân. Hốt nhiên khí đọng đau lưng không cúi xuống được : Chí thất, Hành gian. Đau trong xương sống : Châm gần : Hiệp cốc. Châm xa : Côn luân, Phục lưu. Lưng, sống lưng đau không chịu được : Phong trì, Hiệp cốc, Côn luân. CHÂM CỨU CHÚNG ANH Đau lưng, huyết đọng lại ở dưới : Ủy trung ra máu, cứu Thận du, Côn luân. CHÂM CỨU CHÚNG ANH, Tạp bệnh ca Hoàn khiêu, Âm thị, Túc tam lý, Ủy trung, Thừa sơn, Dương phụ, Côn luân, Yêu du, Thận du, Dũng tuyền, Tiểu trường du nếu lưng cứng đơ. LOẠI KINH ĐỒ DỊ, CHÂM CỨU YÊU GIÁM Chương môn, Yêu du, Ủy trung (ra máu). Côn luân cứu 7 tráng. CHÂM CỨU ĐẠI THÀNH thuocdongduoc.vn TheGioiEbook.com 70 Thận du, Ủy trung, Thái khê, Bạch hoàn du, nếu do thận hư. Nhân trung, Ủy trung, nếu do lưng cứng đơ. thuocdongduoc.vn TheGioiEbook.com 71 3. XƯƠNG SỐNG BỊ LỆCH Xương sống bị lệch có thể do hai nguyên nhân đưa đến : – Một là gặp tai nạn, – Hai là người hư thoát quá độ, khiến cơ nhục không chắc chắn rồi vì chuyển động mạnh sinh ra. 1. LÂM SÀN BIỂU HIỆN Dùng quang tuyến X xác định rõ vị trí của đốt xương bị lệch. 2. CHÂM CỨU TRỊ Cho bệnh nhân thay hết quần áo, đặt nằm trên giường bằng phẳng. Đầu tiên châm Nhân trung (VG26) , Ủy trung (V54) và Côn luân (V60). Sau đó châm Hoa Đà giáp tích : – Bên lồi ra thì châm xong xoay kim thật mạnh. – Bên lõm vào thì châm khinh mà không xoay. Sau đó gắn điện châm, tại các huyệt Hoa Đà. Nguyên tắc như sau : – Mỗi mối dây có hai cực. Sao cho hai cực của một mối dây một bên. – Không bao giờ cho mỗi cực nằm một bên xương sống. – Sau 15 - 20 phút, điều chỉnh cho bệnh nhân cảm thấy tê rần thì rút kim thực mau, dùng đầu ngón tay nắm xương sống lại. – Cho bệnh nhân đứng, đẩy bàn tay trái nắm lấy vai phải, bàn tay phải nhắm lấy vai trái. Y sĩ dùng lòng hai bàn tay nâng hai cùi chỏ bệnh nhân nhắc bệnh nhân lên cao, lắc mạnh hoặc quay mấy vòng. – Nếu chứng hư, sau đó cứu Bách hội (VG20), Đại trùy (VG14), Mệnh môn (VG4), Khí hải (VC6). thuocdongduoc.vn TheGioiEbook.com 72 4. BỆNH ĐAU VAI, BẢ VAI 1. ĐỊNH VỊ ĐAU Bệnh ở vai, tuy giản dị, nhưng thực sự ra nguyên do đau đớn lại rất phức tạp. Lâm sàn thường thấy vai đau, và sự hoạt động bị giới hạn. Thường thấy có các loại bệnh sau : – Chu vi vai bị sưng – Sưng góc của vai – Sưng ở trên xương đỉnh vai Nguyên do mắc bệnh một là vì bị tai nạn va chạm, hai là bị phong thấp. 1.1. CHU VI VAI BỊ SƯNG Xung quanh vai bị sưng, là một bệnh thường thấy ở tuổi già. Nữ nhiều hơn nam. Cổ y học thường gọi là "Ngũ thập kiên" nghĩa là bệnh vai sau 50 tuổi. Lúc đầu thường vì bị tổn thương nhẹ hoặc lao động quá nhiều. Hoặc do phong thấp. Lâm sàng thường thấy : Vai ngâm ngẩm bị đau Ngày nhẹ mà đêm nặng, Trong giấc ngủ, đau làm cho tỉnh giấc, Sáng dậy, hoạt động thì bớt đau, đó là "chứng đau khi ngủ" Cục bộ cảm thấy đau, hoạt động bị hạn chế. 1.2. SƯNG GÓC VAI Thường thấy đau ở khu huyệt Kiên ngung (GI15). Bệnh nhân thường vì hoạt động nhiều mà sinh ra đau. Lâm sàn thường thấy tay hoạt động bị giới hạn ở giác độ 60 đến 120. Nếu bệnh phát triển thì tay không cử động được. 1.3. SƯNG ĐỈNH VAI Ngoài ra còn một thứ bệnh đau vai nữa, bệnh nhân bị đau ở xương đỉnh vai. Ấn vào biết rõ ràng. 2. CHÂM CỨU TRỊ 2.1. NGUYÊN TẮC THI TRỊ Sơ điều khí huyết, Xả cân thông lạc. 2.2. HUYỆT ÁP THỐNG, CHUYỂN KINH Kiên ngung (GI15) Thiên tông (IG13) Kiên liêu (TR14) Khúc đởm (IG11) Cự cốt (GI16) 2.3. HUYỆT THÔNG KINH thuocdongduoc.vn TheGioiEbook.com 73 Nếu đau phía sau vai : Hậu khê (IG3), Nếu đau phía đỉnh vai : Ngoại quan (TR5), Hiệp cốc (GI4) Nếu đau phía trước vai : Túc tam lý (E36), Nội quan (MC6) Nếu chứng bệnh do làm việc nhiều, do tai nạn, do tuổi già thì dùng như trên là đủ. 2.4. HUYỆT CHUYÊN KHOA Nếu bệnh do phong thấp gây ra, thì các huyệt trên chỉ mới là những huyệt làm cho thông lạc mà thôi. Sau khi đả thông lạc rồi, phải trị thêm một số huyệt. – Trị phong chung cho cả ba loại : Tam phong huyệt (Phong trì VB20, Phong phủ VG16, Phong môn V12) – Phong-thấp-chạy : Cách du (V17), Huyết hải(RP10) – Phong-thấp-lạnh cứu: Thận du (V23), Quan nguyên (VC4), Khí hải (VC6) – Phong-thấp-nhiệt : Bách hội (VG20), Đại trùy (VG14), Hiệp cốc (GI4), Khúc trì (GI11), Huyết hải. 2.5. TRƯỜNG HỢP TAY KHÔNG DƠ LÊN ĐƯỢC, HOẶC CỬ ĐỘNG KHÓ KHĂN – Dùng quang tuyến X xem xương có bị dính liền, bị mục không ? Nếu không có chứng trạng trên, thì dùng kim lớn (số 26) châm sâu các huyệt : – Liêm phong (IG12) hướng Kiên ngung (GI15), Kiên ngung (GI15), Cự cốt (GI16), Kiên trinh (IG9), Cử tý (Tân) và Kiên du (Kỳ). – Gắn điện châm, cường độ tăng dần. Để 20 phút. Tần số để cao từ 60 c/s trở lên. – Rút kim ở huyệt Cự cốt GI16). – Dùng tay chém dọc phía sau vai từ huyệt Kiên ngung (GI15) đến huyệt Đại trùy (VG14). Chém thực mạnh thực mau, trung bình khoảng 300 – 500 cái. – Tắt máy điện châm, rút các kim thực mau. – Một tay đè xuống vai bệnh nhân, một tay nắm cùi chỏ bệnh nhân bẻ ngược trở lên, rồi lại đẩy xuống. Cho đến khi tay bệnh nhân cử động được như thường mới thôi. – Dùng thủy châm Dược liệu xử dụng : Các loại vitamine B1-B6-B12 hoặc hỗn hợpCác loại thuốc trấn tĩnh, chông viêm.Glucose 10% – Tiếp tục bẻ tay bệnh nhân nữa. Bởi vậy dù bệnh nhân bị kinh niên, chỉ một hai lần là dơ tay được. – Trị liên tiếp cho đến khi khỏi hẳn. thuocdongduoc.vn TheGioiEbook.com 74 3. XÍCH CHÂM PHÁP Thường dùng huyệt : Kiên tam châm 4. THỦY CHÂM PHÁP Thường dùng huyệt Áp thống Dược liệu xử dụng : Các loại vitamine B1-B6-B12 hoặc hỗn hợpCác loại thuốc trấn tĩnh, chông viêm.Glucose 10% 5. NHĨ CHÂM TRỊ PHÁP Kiên khu, Mẫn cảm điểm.Bì chất hạ, Thần môn, Thận thượng tuyến. Nếu bệnh do phong thấp, phải tùy theo phong thấp chạy, lạnh, tê, nhiệt mà thêm các huyệt trị tận gốc, bổ dưỡng khí huyết : – Chạy : Phế, Khí quản, Tâm, Tỳ. – Lạnh : Thận.– Tê : Tỳ, Vị. – Nhiệt : Giáng áp câu, Nhĩ đỉnh (ra máu). 6. BÌ CHÂM TRỊ PHÁP Dùng thất tinh châm gõ ra máu xung quanh khu vực đau. 4 – 7 ngày một lần. 7. CỨU TRỊ Trừ phong-thấp-nhiệt, chạy, cứu lệ thống, khoảng 10 – 15 phút. Ngày cứu 2 lần, 10 lần là một liệu trình. 8. GIÁC HƠI Dùng thất tinh châm, hoặc lăng châm xung quanh khu đau, rồi dùng ống giác hút máu ra. 9. ĐẦU CHÂM PHÁP Khu cảm giác tay Khu hoạt động tay 10. THỦ CHÂM TRỊ PHÁP Kiên điểm. Kích thích mạnh, không lư kim, rút ra sau 3 phút kích thích. Vừa xoay kim vừa nắn bóp khu đầu. 11. TÀI LIỆU SO SÁNH TÂN Y TRỊ PHÁP THỦ SÁCH Kiên trinh hướng Cực tuyền. Dưỡng lão hướng Nội quan, Kiên tam châm, Điều khẩu hướng Thừa sơn, Trường cường. CHÂM CỨU TRỊ LIỆU THỦ SÁCH, Viện nghiên cứu Châm cứu Thượng hải Kiên ngung, Kiên liêu. thuocdongduoc.vn TheGioiEbook.com 75 CHÂM CỨU THỦ SÁCH, Vương Tuyết Đài Cự cốt, Kiên trinh, Kiên ngung, Khúc trì, Huyền chung. THIÊN KIM PHƯƠNG Dưỡng lão, Thiên trụ. TƯ SINH KINH Khúc trì, Thiên liêu, vai đau không cử được. CHÂM CỨU ĐẠI THÀNH Kiên ngung, Phong môn, Trung chủ, Đại trữ trị vai sau lưng đau. thuocdongduoc.vn TheGioiEbook.com 76 5. ĐAU, SƯNG TAY Đau và sưng tay để chỉ chung trạng thái hỗn loạn tổ chức trên tay đưa đến đau nhức. Bệnh có thể do : – Làm việc lao lực quá độ, khí huyết bị trở lưu hoặc hư hao, như tập võ, thợ máy, thợ xây cất, khuân vác, vv... –Hoặc do tại nạn. – Hoặc do phong thấp phác tác. 1. LÂM SÀN BIỂU HIỆN Bệnh nhân có thể đau đớn : – Toàn thể tay, hoặc đau ngẩm ngẩm, hoặc đau dữ dội, hoặc mỏi mệt không cử động được. – Đau tại cùi chỏ tay. – Đau tại cườm tay. – Đau tại bàn tay ngón tay. 2. CHÂM CỨU TRỊ 2.1. NGHUYÊN TẮC THI TRỊ Xả cân, hoạt huyết. 2.2. HUYỆT ÁP THỐNG – Đau bàn tay, ngón tay : Hiệp cốc (GI4) hướng Lao cung (MC8), Thủ bát phong (Kỳ) – Đau cườm tay : Mặt dương : Dương khê (GI5), Dương trì (TR4), Dương cốc (IG5), Ngoại quan (TR45). Mặt âm : Thần môn (C7) Đại lăng (MC7), Nội quan (MC6). 2.3. HUYỆT CHUYÊN KHOA Nếu bệnh do phong thấp gây ra, thì các huyệt trên chỉ mới là những huyệt làm cho thông lạc mà thôi. Sau khi đả thông lạc rồi, phải trị thêm một số huyệt.Trị phong chung cho cả ba loại: – Tam phong huyệt (Phong trì VB20, Phong phủ VG16, Phong môn V12) – Phong-thấp-chạy : Cách du (V17), Huyết hải (RP10) – Phong-thấp-lạnh cứu : Thận du (V23), Quan nguyên (VC4), Khí hải (VC6) – Phong-thấp-nhiệt : Bách hội (VG20), Đại trùy (VG14), Hiệp cốc (GI4), Khúc trì (GI11), Huyết hải. 3. THỦY CHÂM TRỊ PHÁP Dùng huyệt áp thống. Dược liệu xử dụng : Các thuốc trấn thống, chống viêm. thuocdongduoc.vn TheGioiEbook.com 77 Các loại vitamine B1-B6-B12 hoặc hỗn hợp cho các chứng phong thấp. 4. NHĨ CHÂM TRỊ PHÁP 4.1. HUYỆT TỔNG TRỊ Thần môn, Thận thượng tuyến, Bì chất hạ. 4.2. HUYỆT CHUYÊN KHOA Đau bàn tay thêm Chỉ (ngón tay), Uyển (cườm tay) Đau cùi chỏ thêm Trửu (cùi chỏ) Nếu do Phong thấp thì : – Phong mạnh thêm : Phế, Bì chất hạ, Khí quản, Tâm, Tỳ – Hàn mạnh thêm Thận – Thấp mạnh thêm Tỳ, Vị – Nhiệt mạnh thêm Giáng áp câu, Nhĩ đỉnh. 5. CỨU TRỊ Trừ trường hợp Phong-thấp-nhiệt, Phong-thấp-chạy còn tất cả đều có thể dùng ngải cứu trị lệ thống huyệt trong 5 – 10 phút. thuocdongduoc.vn TheGioiEbook.com 78 6. ĐAU, SƯNG CHÂN 1. KHÁI THUYẾT Đau sưng chân để chỉ hệ thống tổ chức của chân bị hỗn loạn gây ra kinh mạch trở dời, khiến thành đau nhức. Bản bệnh có thể do : – Hoạt động nhiều mệt mỏi – Bị tai nạn, bị đánh đập – Bị cảm nhiễm phong, hàn, thấp, nhiệt thành phong thấp. 2. LÂM SÀN BIỂU HIỆN Lâm sàn thường thấy : – Bệnh nhân bị đau ê ẩm, không nhất định, đau toàn thể chân. – Hoặc đau nhức định một nơi : đau bàn chân, đau mắt cá gót chân, đau đầu gối. Hỏi bệnh nhân sẽ biết ngay có phải do tai nạn hay không. Còn các loại khác dùng "tứ chẩn" mà xét bệnh. 3. NGUYÊN TẮC THI TRỊ Xả cân hoạt lạc 4. CHÂM TRỊ PHÁP 4.1. HUYỆT ÁP THỐNG, CHUYỂN KINH Đau bàn chân: Túc bát phong (Kỳ), Huyền chung (VB39), Tam âm giao (RP6), Côn luân (V60), Trung phong (F4), Giải khê (E41), Khâu hư (VB40), Thân mạch (V62) Đau gót chân, mắt cá chân: Huyền chung (VB39), Tam âm giao (RP6), Khâu hư (VB40) , Giải khê (E41), Trung phong (F4), Thân mạch (V62), Thừa sơn (V56). Đau đầu gối: Dương lăng tuyền (VB34), Độc tỷ (E35), Tất nhãn (Kỳ), Mạch dương quan (F7), Khúc tuyền (F8), Phục thố (E32), Huyết hải (RP10). 4.2. HUYỆT CHUYÊN KHOA Nếu bệnh do phong thấp gây ra, thì các huyệt trên chỉ mới là những huyệt làm cho thông lạc mà thôi. Sau khi đả thông lạc rồi, phải trị thêm một số huyệt.Trị phong chung cho cả ba loại: – Tam phong huyệt (Phong trì VB20, Phong phủ VG16, Phong môn V12) – Phong-thấp-chạy : Cách du (V17), Huyết hải(RP10) – Phong-thấp-lạnh cứu : Thận du (V23), Quan nguyên (VC4), Khí hải (VC6) – Phong-thấp-nhiệt : Bách hội (VG20), Đại trùy (VG14), Hiệp cốc (GI4), Khúc trì (GI11), Huyết hải. 5. NHĨ CHÂM PHÁP thuocdongduoc.vn TheGioiEbook.com 79 5.1. HUYỆT TỔNG TRỊ Thần môn, Thận thượng tuyến, Bì chất hạ. 5.2. HUYỆT CHUYÊN KHOA – Đau bàn chân thêm Chỉ (ngón chân) – Đau gót chân thêm Khóa (gót chân) – Đầu gối thêm Mạch quan tiết (đầu gối) Nếu do Phong thấp thì : – Phong mạnh thêm : Phế, Bì chất hạ, Khí quản, Tâm, Tỳ – Hàn mạnh thêm Thận – Thấp mạnh thêm Tỳ, Vị – Nhiệt mạnh thêm Giáng áp câu, Nhĩ đỉnh. 6. THỦY CHÂM TRỊ PHÁP Dùng huyệt lệ thống. – Bàn chân thì chích vào Túc bát phong. – Gót chân thì chích vào Giải khê (E41), Trung phong (F4), Huyền chung (VB39), Thừa sơn (V56) – Đầu gối thì chích vào Dương lăng tuyền (VB34), Tất nhãn(Kỳ), Độc tỷ (E35). Dược liệu xử dụng : Các thuốc trấn thống, chống viêm. Các loại vitamine B1-B6-B12 hoặc hỗn hợp cho các chứng phong thấp. Tất cả các thuốc khác chỉ nên chích mỗi huyệt 0,5 – 1 cc trừ glucose có thể chích tới 15 cc mỗi huyệt. 7. CỨU TRỊ PHÁP Ngoại trừ trường hợp Phong-thấp-chạy, nhiệt còn tất cả đều có thể cứu được. Mỗi huyệt nên cứu khoảng 5 – 10 phút. thuocdongduoc.vn TheGioiEbook.com 80 7. ĐAU CẦN CỔ, CẦN CỔ CỨNG ĐƠ Đau cần cổ để chỉ cơ nhục ở cổ bị hỗn loạn, khiến cho cổ bị đau hoặc bị giới hạn hoạt động. Có khi sáng dậy cổ bị nghẹo sang một bên. Thường gọi là lạc chẩm, y học hiện đại thường gọi là Phong-thấp cổ (Arthrose cervicale) Sáng thức dậy, thấy cổ bị cứng đơ, hoặc có khi sau khi làm thể dục, cổ không quay lại được nữa. Hoặc bệnh nhân bị chứng phong thấp, rồi phía sau cổ sưng lớn dần, lâu thành một cái bướu lớn, đau nhức. Hoặc sau khi bị thọ lãnh Phong, Hàn, Nhiếp, Nhiệt, Táo lục dâm xâm nhập, gây thành chứng bệnh nhức đầu đau cần cổ. Lâm sàn thường thấy : – Do tai nạn. – Do phong thấp nhiều nhất. Khu sau cần cổ có huyệt Đại trùy (VG14), là nơi giao hội huyệt của các kinh dương và Đốc mạch, huyệt Phong phủ (VG16) là nơi Đốc mạch chạy vào não bộ. Các kinh dương đều qua cổ cả. Bởi vậy khi một kinh dương thọ lãnh bệnh thì cần cổ đều bị ảnh hưởng. 1. CHÂM TRỊ PHÁP 1.1. HUYỆT ÁP THỐNG, CHUYỂN KINH Nếu bị lạc chẩm thường : Hoa Đà giáp tích tương ứng. Phong phủ (VG16), Đại trùy (VG14) 1.2. HUYÊT THÔNG KINH – Lạc chẩm (Kỳ), Hậu khê (IG3), Huyền chung (VB39). 1.3. HUYỆT CHUYÊN KHOA –Tai nạn, lạc chẩm thường : không cần thiết. – Do phong thấp : Nếu bệnh do phong thấp gây ra, thì các huyệt trên chỉ mới là những huyệt làm cho thông lạc mà thôi. Sau khi đả thông lạc rồi, phải trị th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfpages_from_benhphongthapthuocdongduoc_6_1199.pdf
Tài liệu liên quan