Hướng dẫn đánh giá các dự án thử nghiệm

Thuật ngữ“Đánh giá“ có nghĩa là xem xét hoặc đo lường đểbiết việc thực hiện một công việc

nào đó tốt đến mức độnào – nghĩa là mức thành công của công việc đó. Có thểcó rất nhiều

lý do đểtiến hành đánh giá. Lý do thường thấy nhất là vì các nhà tài trợhoặc người đóng

thuếcủa họmuốn biết tiền của họ được sửdụng nhưthếnào. Tuy nhiên, cũng có nhiều cơ

quan thường xuyên tựtiến hành đánh giá hoạt động của mình đểrút ra các bài học cho

tương lai.

Trong Chương trình SEMLA, các dựán thửnghiệm đóng vai trò rất quan trọng. Đây là các

mô hình thí điểm áp dụng và triển khai các chính sách và luật pháp tại địa phương. Các mô

hình thí điểm sẽchỉra các nội dung thiếu nhất quán trong các quy định của pháp luật, các lĩnh

vực cần cải thiện v.v và các bài học kinh nghiệm từcác tỉnh tham gia thửnghiệm cần được

chia sẻvà phản hồi lên cấp trung ương, cấp hoạch định chính sách.

Một kết quả đầu ra quan trọng của các dựán thửnghiệm là báo cáo đánh giá. Báo cáo này

sẽbao gồm các đềxuất đểnhân rộng mô hình và đềxuất vềcải thiện chính sách nếu có. Do

vậy, chúng ta cần xem xét một cách cẩn trọng các nội dung sau:

- Chúng ta đã đạt được điều chúng ta mong muốn chưa? Trong những lĩnh vực nào?

- Đâu là các yếu tốchính đểbảo đảm quá trình triển khai thành công?

- Lẽra công việc có thể được thực hiện tốt hơn bằng cách nào? Đâu là các yếu điểm và

đâu là các lĩnh vực cần được cải thiện?

Báo cáo đánh giá cũng cần đưa ra câu trảlời cho các câu hỏi sau:

1. Đâu là kết quảvà bài học kinh nghiệm chính sau thời gian triển khai?

2. Đâu là các điểm chính của dựán mà chúng ta muốn nhân rộng?

3. Đâu là các nội dung cần điều chỉnh trước khi nhân rộng?

pdf32 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1109 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Hướng dẫn đánh giá các dự án thử nghiệm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương trình hợp tác Việt Nam – Thụy Điển về Tăng cường năng lực quản lý đất đai và môi trường HƯỚNG DẪN Đánh giá các dự án thử nghiệm Dự án thử nghiệm SEMLA 2006-2007 MỤC LỤC I) GIỚI THIỆU..................................................................................... 2 II) HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN THỬ NGHIỆM THEO TỪNG BƯỚC ..... 2 III) ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ ....................................................... 7 IV) PHỤ LỤC .......................................................................................... 8 A. VÍ DỤ hướng dẫn về đánh giá HƯƠNG ƯỚC MÔI TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG................................... 8 B. VÍ DỤ hướng dẫn về Đánh giá dự án thí điểm QUI HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT LỒNG GHÉP............. 14 C. BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THÍ ĐIỂM XÂY DỰNG HƯƠNG ƯỚC Ở HÀ GIANG…………………………..16 2 Strengthening Environmental Management and Land Administration Programme Ministry of Natural Resources and Environment, 83 Nguyen Chi Thanh, Hanoi, Vietnam Hướng dẫn đánh giá dự án thử nghiệm I) GIỚI THIỆU Thuật ngữ “Đánh giá“ có nghĩa là xem xét hoặc đo lường để biết việc thực hiện một công việc nào đó tốt đến mức độ nào – nghĩa là mức thành công của công việc đó. Có thể có rất nhiều lý do để tiến hành đánh giá. Lý do thường thấy nhất là vì các nhà tài trợ hoặc người đóng thuế của họ muốn biết tiền của họ được sử dụng như thế nào. Tuy nhiên, cũng có nhiều cơ quan thường xuyên tự tiến hành đánh giá hoạt động của mình để rút ra các bài học cho tương lai. Trong Chương trình SEMLA, các dự án thử nghiệm đóng vai trò rất quan trọng. Đây là các mô hình thí điểm áp dụng và triển khai các chính sách và luật pháp tại địa phương. Các mô hình thí điểm sẽ chỉ ra các nội dung thiếu nhất quán trong các quy định của pháp luật, các lĩnh vực cần cải thiện v.v… và các bài học kinh nghiệm từ các tỉnh tham gia thử nghiệm cần được chia sẻ và phản hồi lên cấp trung ương, cấp hoạch định chính sách. Một kết quả đầu ra quan trọng của các dự án thử nghiệm là báo cáo đánh giá. Báo cáo này sẽ bao gồm các đề xuất để nhân rộng mô hình và đề xuất về cải thiện chính sách nếu có. Do vậy, chúng ta cần xem xét một cách cẩn trọng các nội dung sau: - Chúng ta đã đạt được điều chúng ta mong muốn chưa? Trong những lĩnh vực nào? - Đâu là các yếu tố chính để bảo đảm quá trình triển khai thành công? - Lẽ ra công việc có thể được thực hiện tốt hơn bằng cách nào? Đâu là các yếu điểm và đâu là các lĩnh vực cần được cải thiện? Báo cáo đánh giá cũng cần đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi sau: 1. Đâu là kết quả và bài học kinh nghiệm chính sau thời gian triển khai? 2. Đâu là các điểm chính của dự án mà chúng ta muốn nhân rộng? 3. Đâu là các nội dung cần điều chỉnh trước khi nhân rộng? II) HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN THỬ NGHIỆM THEO TỪNG BƯỚC 3 Bước 1: Xác định khuôn khổ đánh giá Cần thống nhất về các bước và phương pháp luận sẽ áp dụng, bao gồm: a) Mục đích đánh giá b) Các câu hỏi và chỉ số sẽ sử dụng c) Thu thập thông tin d) Tổ chức đánh giá Bước này có thể được thực hiện thông qua một cuộc họp hoặc hội thảo nhỏ bao gồm cán bộ SEMLA, tư vấn tỉnh, cán bộ từ các bộ phận có liên quan của Sở TNMT và các cán bộ triển khai tại cấp huyện/xã. Bước này chỉ cần 5 - 10 người là đủ. Mục đích tiến hành đánh giá: Mục đích tiến hành đánh giá cần phải rõ ràng. Chúng ta muốn biết về điều gì? Mục đích đánh giá cần tập trung vào việc đánh giá quy trình và kết quả của dự án/mô hình và thu thập bài học kinh nghiệm để nhân rộng trong tương lai hoặc để đề xuất điều chỉnh chính sách. Các câu hỏi điều tra và chỉ số sẽ sử dụng: Các câu hỏi điều tra thể hiện các nội dung sẽ được đánh giá, và là các câu hỏi mà chúng ta sẽ phải đưa ra câu trả lời trong báo cáo đánh giá. Chúng ta cần tập trung vào các nội dung sau: • Tính “Hiệu quả (Effectiveness)”: Dự án đã đạt được mục tiêu của nó ở mức nào? Dự án có có đạt được kết quả đặt ra ban đầu không? • Tính “Hiệu năng (Efficiency)”: Thể hiện các kết quả đầu ra của dự án trong mối liên hệ với nguồn lực đầu vào: liệu có thể đạt được cùng các kết quả đó mà chỉ cần sử dụng ít nguồn lực hơn không (tài chính, con người, thời gian)? • Kết quả đầu ra (output): Dự án có đạt được các kết quả đầu ra đặt ra ban đầu không? Chất lượng của chúng như thế nào? • Tác động (Impact): Đâu là các tác động tích cực của dự án? Có tác động nào tiêu cực không? • Tính bền vững (sustainability): mức độ sẵn sàng và khả năng các đối tác và cộng đồng tiếp tục và đẩy mạnh hơn nữa các kết quả đã đạt được trong mô hình. Có thể chúng ta sẽ phải xem xét lại xem mục tiêu, mục đích của dự án thí điểm là gì. Các chỉ số là các đơn vị đo giúp chúng ta đo lường hoặc mô tả kết quả và các quy trình triển khai. Các chỉ số cũng sẽ giúp xác định được trọng tâm trong quá trình thu thập dữ liệu và thông qua đó giúp ta dễ dàng hơn trong việc phân tích ở các bước sau. Các câu hỏi điều tra và chỉ số đề xuất cho các dự án thử nghiệm về hương ước môi trường và quy hoạch sử dụng đất lồng ghép được nêu trong phần phụ lục. 4 Thu thập thông tin: Có nhiều phương pháp thu thập số liệu. Tuy nhiên, chúng ta sẽ chỉ tập trung vào ba phương pháp chính sau: 1. Phỏng vấn bán tự do (câu hỏi được chuẩn bị sẵn) dành cho các bên có liên quan 2. Điều tra bằng phiếu câu hỏi 3. Nghiên cứu số liệu giám sát và các số liệu sẵn có khác. Sự khác biệt giữa các phương pháp định tính và định lượng có thể được xem là sự “đo lường các kết quả” hoặc “mô tả quy trình thực hiện”. Hai phương pháp này đều có tầm quan trọng như nhau và việc sử dụng kết hợp cả hai phương pháp này thường cho kết quả tốt. Tuy nhiên, hãy tự đặt câu hỏi rằng: có cần tiến hành một điều tra định lượng không hay là bạn có thể thu thập đủ thông tin chỉ cần qua phỏng vấn và thảo luận với các đối tượng chủ chốt có liên quan. Phản ánh của các cán bộ thực thi sẽ là một trong các nguồn thông tin quan trọng nhất mà bạn cần có. Tuy nhiên, mỗi người có thể có cách nhìn nhận vấn đề khác nhau, do vậy, điều quan trọng là cần thực hiện kiểm tra chéo/kiểm tra lại và hiệu chỉnh cân bằng các nguồn thông tin, ví dụ: bằng cách phỏng vấn nhiều người ở các lĩnh vực hoặc cấp làm việc khác nhau. Các đối tượng có thể phù hợp để tiến hành phỏng vấn là: - Cán bộ và tư vấn của Chương trình SEMLA - Các cơ quan cấp tỉnh, Sở TNMT - Cơ quan cấp huyện - Cơ quan cấp xã - Trưởng thôn/khu phố - Các nhóm dân cư, các đối tượng hưởng lợi từ các dự án đầu tư tại địa phương v.v… Các nguồn thông tin khác có thể là: - Biên bản cuộc họp - Sổ sách ghi chép, theo dõi - Báo cáo giám sát dự án thử nghiệm hàng tháng - Những điều quan sát được - Phiếu câu hỏi, điều tra - Hội thảo Tổ chức: Cần thành lập một nhóm đánh giá. Nhóm này cần có một người làm nhóm trưởng nhóm và 2 – 3 thành viên. Có thể sẽ cần huy động lực lượng bổ sung để thực hiện việc thu thập dữ liệu. Kế hoạch thời gian cho hoạt động đánh giá cũng cần được xây dựng. 5 Bước 2: Nghiên cứu các thông tin sẵn có Nhiệm vụ # 1. Thu thập và nghiên cứu các thông tin sẵn có – như thông tin hiện trạng hoặc các thông tin đã điều tra, các biên bản cuộc họp, các báo cáo v.v…, và xem xét xem các thông tin này có thể dùng để trả lời cho những câu hỏi nào. Nhiệm vụ # 2. Lập một danh sách các loại thông tin còn thiếu. Thông thường, để bảo đảm độ chính xác, bạn cần có thông tin từ hai nguồn trở lên. Bước 3: Xây dựng phiếu câu hỏi, lựa chọn mẫu đánh giá Tới bước này, bạn đã biết rằng thông tin nào đã có và thông tin nào cần phải thu thập. Bạn cần lập một danh sách các cá nhân có thể đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi bạn cần. Hãy lựa chọn phương pháp thu thập thông tin phù hợp nhất. Liệu bạn có cần phải tiến hành một cuộc điều tra định lượng để đo lường tỷ lệ phần trăm hay bạn có thể thu thập đủ thông tin (đáng tin cậy) chỉ cần qua phỏng vấn và thảo luận với các nhóm đối tượng? Hãy chuẩn bị một bộ câu hỏi cho từng nhóm đối tượng mà bạn đã xác định được. Nên hạn chế số lượng câu hỏi và tập trung vào phần trả lời các câu hỏi điều tra là chính. Đề nghị tham khảo các ví dụ nêu trong phần Phụ lục. Bước 4: Thu thập thông tin qua phỏng vấn/điều tra Lưu ý: Điều quan trọng là việc thu thập thông tin phải chọn lọc và tập trung, nếu không bạn sẽ thu về quá nhiều thông tin tản mạn. Bước 5: Phân tích thông tin thu được và viết báo cáo dự thảo Phân tích thông tin thu được là phần khó nhất trong quá trình đánh giá. Công việc này sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu mục đích, câu hỏi và chỉ số đánh giá được xác định rõ ràng ngay từ ban đầu. Kết quả phỏng vấn sẽ phải được diễn giải lại, tốt nhất là trên máy tính. Công việc này chiếm nhiều thời gian và do vậy các cuộc phỏng vấn cần được thực hiện ngắn gọn. Hãy tổ chức và tóm tắt lại toàn bộ các câu trả theo từng vấn đề cụ thể: Tiến hành so sánh, tìm các điểm tương đồng và khác biệt lớn. Tìm cách rút ra các kết luận chính từ câu trả lời của phần lớn đối tượng được hỏi; tuy nhiên, cũng tìm cách lý giải cho các câu trả lời khác biệt so với phần lớn các câu trả lời khác. Kết luận đưa ra nên được dựa trên các mục đích đánh giá và dựa trên các ý kiến trả lời cho các câu hỏi điều tra chính. Bạn phải thể hiện rõ được lý do tại sao bạn đưa các kết luận đó, thông qua các phân tich của mình. Mẫu đề cương báo cáo đánh giá được nêu tại phần Phụ lục. 6 Bước 6: Tổ chức hội thảo để trình bày dự thảo báo cáo đánh giá Dự thảo báo cáo đánh giá nên được trình bày tại một hội thảo có đại diện của Sở TNMT, các cơ quan thực hiện, tư vấn v.v… tham dự. Các thành phần này có nhất trí với nội dung báo cáo hay không? Các phát hiện có trùng với ý kiến chung về dự án hay không? Các nội dung quan trọng có được thể hiện trong báo cáo không? Bước 7: Sửa đổi báo cáo dự thảo và trình báo cáo để phê duyệt 7 III) ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ Báo cáo đánh giá nên được thực hiện ngắn gọn, giới hạn từ 10 đến 15 trang. 1. Giới thiệu • Bối cảnh (dự án thử nghiệm phù hợp như thế nào đối với Chương trình SEMLA và đối với việc xây dựng chính sách, pháp luật của Việt nam) 2. Phương pháp luận • Mục tiêu và trọng tâm đánh giá • Thời gian và địa điểm tiến hành đánh giá • Phương pháp và các chỉ số sử dụng trong đánh giá • Mẫu đánh giá (các đối tượng nào được lựa chọn để phỏng vấn, điều tra; việc chọn mẫu được thưc hiện như thế nào) 3. Mô tả dự án • Mục tiêu của dự án thử nghiệm • Các hoạt động và nội dung của dự án • Quá trình triển khai dự án • Vai trò của các bên liên quan (SEMLA, Sở TNNT, Bộ TNMT, cấp huyện, cấp xã, các nhóm có lợi ích liên quan ở địa phương, v.v…) 4. Phân tích thông tin thu được 5. Các bài học kinh nghiệm 6. Các ý kiến đề xuất Một số ví dụ về các câu hỏi để phản ánh các ý kiến đề xuất: - Bằng cách nào để tạo thêm sự quan tâm (của các bên có liên quan) đối với hương ước môi trường? - Bằng cách nào để tăng cường việc triển khai? - Bằng cách nào để cải thiện công tác giám sát? 7. Kết luận Tối đa là 1-2 trang. Phụ lục Danh mục các cuộc phỏng vấn đã thực hiện Mẫu phiếu điều tra, tài liệu hướng dẫn phỏng vấn 8 IV) PHỤ LỤC A. VÍ DỤ hướng dẫn về đánh giá HƯƠNG ƯỚC MÔI TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG Mục tiêu đánh giá : 1. Đánh giá sự hiệu quả của dự án/mô hình về các mặt sau: a) cải thiện các điều kiện sống và môi trường b) nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường 2. Thu thập các bài học cho việc nhân rộng mô hình trong tương lai Các câu hỏi có thể sử dụng: Dự án xây dựng các hương ước môi trường địa phương nên được đánh giá trong khoảng 6 tháng sau khi các hương ước được áp dụng là lý tưởng nhất. Nếu dự án được đánh giá quá sớm thì ta sẽ không thể thấy được bất kỳ tác động nào. Nếu dự án được đánh giá quá muộn thì mọi người đã quên mất quy trình để xây dựng hương ước (tất nhiên chúng ta hi vọng không phải là nội dung hương ước). Chúng ta cần hiểu các quá trình, việc triển khai và những thay đổi có thể có cùng những ảnh hưởng có thể xảy ra với tư cách là kết quả của dự án: Quy trình và việc triển khai • Quy trình xây dựng hương ước đã có sự tham gia của các nhóm cộng đồng khác nhau ở mức độ nào và bằng hình thức nào ? Có nhóm nào không tham gia không? • Dự án được giới thiệu đến xã và các phường như thế nào? • Cộng đồng có đủ thông tin về quy trình và các vấn đề môi trường v.v để chủ động tham gia vào quá trình không ? Việc này được thực hiện như thế nào? • Hương ước đã được xúc tiến triển khai như thế nào? • Hương ước đã được thực hiện như thế nào? • Vai trò của các bên liên quan là gì (Sở TNMT, xã, trưởng thôn và các hộ gia đình) trong việc triển khai và giám sát các hương ước? • Đã có những khó khăn gì? Đã tìm được những giải pháp nào để khắc phục khó khăn? Tác động/kết quả • Đã thấy được những thay đổi nào và đã có những thay đổi nào cho dự án thí điểm? - trong môi trường sống? - trong kiến thức và thái độ của người dân ? - trong hành vi cư xử của người dân? • Có những tác động ảnh hưởng nào đến các cá nhân, hộ gia đình và cấp cộng đồng? • Có những tác động nào đến môi trường? • Dự án có dẫn đến bất kỳ hiệu quả sản phẩm phụ hay sáng kiến nào khác không? 9 Chỉ số: • Số phường đã áp dụng hương ước môi trường nông thôn • Số (hoặc tỷ lệ phần trăm) người (hộ gia đình) trong các phường thí điểm đồng ý tuân theo hương ước • Số (hoặc tỷ lệ phần trăm) người trong các phường biết là hương ước có tồn tại • Số (hoặc tỷ lệ phần trăm) người biết lý do tại sao cần xây dựng hương ước. • Số (hoặc tỷ lệ phần trăm) người trong phường có thể đề cập đến ít nhất hai điều trong hương ước. • Số (hoặc tỷ lệ phần trăm) người nghĩ rằng bảo vệ môi trường là việc quan trọng và các hương ước có thể đóng góp vào việc này. • Số (hoặc tỷ lệ phần trăm) người nghĩ rằng các hương ước đã có tác động tích cực đến phường. • Sự gia tăng (hoặc "nhận thức của việc gia tăng của các bên liên quan...") trong nhận thức về trách nhiệm bảo vệ môi trường của người dân • Sự gia tăng trong nhận thức của người dân về việc bảo vệ môi trường • Những ví dụ cụ thể về những cải thiện trong môi trường sống từ việc thực hiện dự án • Những ví dụ về các hoạt động được khởi xướng hoặc các biện pháp thực hiện bởi người dân trong phường được lựa chọn để bảo vệ môi trường từ việc thực hiện các hương ước địa phương . Bài học thu được: • Qúa trình nào cần được tăng cường trong tương lai? • Những yếu tố quan trọng nhất cho việc thay đổi là gì? • Làm thế nào quá trình có thể được thực hiện mà có sự tham gia nhiều hơn ? • Đâu là những khả năng và các điều kiện cần thiết cho sự bền vững ? • Những vấn đề liên quan đến chính sách/pháp lý ? 10 Phác thảo Phiếu điều tra – dành cho các thành viên cộng đồng Thông tin cá nhân Nam ˆ Nữ ˆ Tuổi: 18-29 ˆ 30-45 ˆ 45-60 ˆ trên 60 ˆ Nghề nghiệp: Phường: Q1.Bạn có biết nếu phường của bạn đã áp dụng các hương ước đặc biệt để bảo vệ môi trường? Có, phường đã có hương ước môi trường ˆ Không, phường không có hương ước nào như vậy ˆ Tôi không biếtˆ Q2. Bạn đã lấy thông tin về hương ước môi trường trong phường của bạn như thế nào? Họp trong phường ˆ Ai đó cho tôi biết ˆ Họp trong x㠈 Tôi nghe trên đài ˆ Tôi đọc thông báo ˆ Khác ˆ Q3. Bạn có được tham gia xây dựng các hương ước không? Bằng cách nào? _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Q4. Bạn có thể nêu ít nhất hai trong số các quy định không?? Một trong số các quy định nói về: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Quy định khác nói về: _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Q5. Bảo vệ môi trường có nghĩa là.... Không vứt rác bừa bãi ˆ Tiết kiệm nước ˆ Tôi không biếtˆ Tuân thủ theo các quy định về bảo vệ rừng ˆ Không dùng thuốc bảo vệ thực vật bất hợp pháp ˆ Tất cả những điều trên Q6. Bạn có cho rằng bảo vệ môi trường là quan trọng không? 11 Có, rất quan trọng ˆ Có, khá quan trọng ˆ Không, không thực sự quan trọng ˆ Tôi không biết ˆ Q7.Bạn có cho rằng đã có những thay đổi tích cực trong phường từ khi thực hiện hương ước môi trường không? Có những thay đổi rất tích cực ˆ Có một số thay đổi tích cực ˆ Không, không có thay đổi ˆ Tôi không biết ˆ Q8. Nếu có, bạn có thể nêu một trong số những thay đổi này không? _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Q9. Bạn có ý kiến đánh giá nào thêm về hương ước môi trường không? _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Xin cám ơn! 12 Hướng dẫn phỏng vấn – cho các trưởng khu, đại diện các hội THÔNG TIN CÁ NHÂN: Nam ˆ Nữ ˆ Đại diện... X㠈 Phường ˆ Hội phụ nữ ˆ Hội Nông dân ˆ Đoàn Thanh niên ˆ Hội cựu chiến binh ˆ X㠈 Phường: Câu hỏi chung: Q1. Vai trò của bạn trong dự án thí điểm là gì? Trả lời: Q2. Bạn có được tham gia xây dựng các hương ước không? Bằng cách nào? Trả lời: Q3. Vai trò của bạn trong việc thực hiện những hương ước này là gì? Trả lời: Q4. Làm thế nào để thúc đẩy việc thực thi các hương ước trong phường? Trả lời: Q5.Bạn có cho rằng người dân biết về các hương ước không? Trả lời: 13 Q6. Bạn có cho rằng người dân chấp hành các nội dung của hương ước không? (nếu không, vì sao?) Trả lời: Q7. Bạn có cho rằng hương ước môi trường đã có những ảnh hưởng tích cực đến môi trường trong phường không (cho ví dụ)? Trả lời: Q8. Bạn có thể cho biết những thay đổi cụ thể nào từ việc thực hiện các hương ước? - trong nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường? - trong hành vi của người dân đối với môi trường? Trả lời: Q9. Có những khó khăn gì khi triển khai các hương ước? Trả lời: Q10. Theo bạn, có thể làm gì để tăng cường thực thi các hương ước? Trả lời: 14 B. VÍ DỤ hướng dẫn về Đánh giá dự án thí điểm QUI HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT LỒNG GHÉP MỤC TIÊU ĐÁNH GIÁ: 1. Đánh giá hiệu quả của (phương pháp) mô hình về: - Lồng ghép các vấn đề môi trường trong quy hoạch sử dụng đất - Việc nâng cao kỹ năng và kiến thức về các vấn đề môi trường cần xem xét và lồng ghép khi thực hiện Qui hoạch sử dụng đất cho các cán bộ ngành tài nguyên môi trường - Nâng cao nhận thức cho các bên liên quan và tăng cường sự tham gia của người dân trong quá trình qui hoạch sử dụng đất 2. Thu thập các bài học và kinh nghiệm cho việc nhân rộng mô hình trong tương lai CÁC CHỈ SỐ VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Các chỉ số: Qui hoạch sử dụng đất lồng ghép: Chúng ta cần các thông tin chính sau: • Những yếu tốt môi trường nào đã được lồng ghép trong mô hình QHSDĐ và lồng ghép như thế nào? • Năng lực của các cán bộ môi trường và cán bộ qui hoạch đã được nâng lên ở mức độ nào? • Đâu là những cải thiện/thay đổi của mô hình QHSDĐ có lồng ghép so với QHSDĐ truyền thống? • Đâu là những khó khăn và vướng mắc khi thực hiện mô hình này? Các chỉ số đề xuất: • Mức độ các vấn đề môi trường được xem xét trong QHSDĐ • Các bước của QHSDĐ mà các vấn đề môi trường được lồng ghép • Các bước của QHSDĐ mà các bên liên quan bên ngoài đã tham gia (các ngành khác, các doanh nghiệp tư nhân, người dân) • Sự hợp tác giữa nhóm đánh giá môi trường và nhóm thực hiện QHSDĐ • Mức độ các số liệu kinh tế xã hội thu thập đã được sử dụng cho việc phân tích và ra quyết định phân bổ đất cho các mục đích khác nhau • Mức độ các lý lẽ phân tích (lý giải) trong báo cáo QHSDĐ liên quan đến việc phân bố đất cho các mục đích sử dụng đất khác nhau • Số lượng cán bộ tham gia QHSDĐ có lồng ghép • Số lượng cán bộ được đào tạo cho mục đích QHSDĐ có lồng ghép • Các cải thiện của QHSDĐ có lồng ghép so với QHSDĐ truyền thống (các yếu tố môi trường, sự tham gia của người dân) • Các đề xuất thay đổi hoặc chỉnh sửa hướng dẫn QHSDĐ? Thông tư 30? 15 BÀI HỌC KINH NGHIỆM Những thay đổi nào có thể quan sát được và đóng góp cho dự án thử nghiệm? - Trong các yếu tố môi trường đã được xem xét và lồng ghép? - Trong kiến thức của cán bộ? - Trong kỹ năng của cán bộ? - Trong nhận thức của người dân và sự đóng góp của họ cho QHSDĐ có lồng ghép? • Dự án có đưa ra được những hiệu quả phụ trợ nào? Hay những sáng kiến nào khác không? • Những bước nào của QHSDĐ có lồng ghép cần phải cải thiện/tăng cường trong tương lai? • Đâu là những yếu tố quan trọng nhất cho sự thay đổi? • Làm thế nào để QHSDĐ có lồng ghép mang tính tham gia tốt hơn? • Đâu là những cơ hội cho sự bền vững (nhân rộng mô hình)? NGUỒN THÔNG TIN Các nguồn thông tin thường bao gồm - Báo cáo QHSDĐ có lồng ghép - Các bản đồ qui hoạch - Báo cáo giám sát dự án thử nghiệm - Báo cáo các chuyến làm việc hiện trường của tư vấn - Kết quả phỏng vấn - Kết quả thảo luận nhóm - Câu hỏi điều tra - Hội thảo 16 C. BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THÍ ĐIỂM XÂY DỰNG HƯƠNG ƯỚC Ở HÀ GIANG Chương trình hợp tác Việt Nam – Thụy Điển về Tăng cường năng lực quản lý đất đai và môi trường Khuyến khích cộng đồng tham gia vào công tác bảo vệ môi trường Kinh nghiệm Và các bài học từ Ngọc Đường Dự án thử nghiệm SEMLA 1/2007 Sản xuất bởi SEMLA Chương trình tăng cường năng lực quản lý đất đai và môi trường Bộ Tài nguyên và Môi trường In... TÓM TẮT Trong năm 2005 xã Ngọc Đường ở Hà Giang nhận được sự hỗ trợ của Chương trình SEMLA để xây dựng hương ước bảo vệ môi trường và dự án mô hình vệ sinh nông thôn. "Xây dựng hương ước môi trường nông thôn và mô hình vệ sinh môi trường góp phần cải thiện môi trường nông thôn” là một trong những dự án thử nghiệm đầu tiên của chương trình SEMLA được thực hiện. Thông qua một chuỗi các cuộc họp và hội thảo ở xã và 9 thôn, người dân địa phương đã bàn bạc với các lãnh đạo xã và Sở Tài nguyên và Môi trường để xác định những vấn đề môi trường quan trọng nhất và để xây dựng một bộ các hương ước môi trường. Phần thứ 2 của dự án là xây dựng mô hình vệ sinh nông thôn bao gồm nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi gia súc, bể nước và bể biogas. Ban chỉ đạo dự án cấp xã gồm các thành phần liên quan khác nhau tham gia trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện khẳng định rằng hương ước môi trường và mô hình vệ sinh nông thôn là phù hợp với phong tục tập quán ở địa phương cũng như các yêu cầu về pháp luật và khoa học. Kết quả đánh giá dự án cho thấy rằng giá trị thực tế của mô hình vệ sinh nông thôn và việc xây dựng hương ước đã đóng góp vào việc nâng cao nhận thức cho người dân ở Ngọc Đường về sức khỏe, vệ sinh và bảo vệ môi trường. Dự án thử nghiệm này là một kinh nghiệm khuyến khích cho chương trình SEMLA – như một ví dụ để hiểu được làm thế nào cộng đồng có thể tham gia vào việc bảo vệ môi trường và đưa ra quyết định ở cấp cơ sở, đồng thời đóng góp quan trọng cho một môi trường sống khỏe hơn và tốt đẹp hơn. Xã Ngọc Đường nằm ở phía Đông Bắc thị xã Hà Giang. Dấn số (đến tháng 5 năm 2005) là 5,155 người với 1,279 hộ. Ở Ngọc Đường có 13 dân tộc sinh sống phần lớn là người Tày và người Dao. Tóm tắt dự án: Tên dự án: Xây dựng hương ước môi trường nông thôn và xây dựng mô hình điểm vệ sinh Thời gian thực hiện: tháng 5 đến tháng 12 năm 2005 Địa điểm: Xã Ngọc Đường, tỉnh Hà Giang Mục tiêu: a) Nâng cao nhận thức về vệ sinh môi trường của người dân, ý thức về bảo vệ môi trường sống trong cộng đồng dân cư khu vực nông thôn. b) Chất thải nông thôn được kiểm soát và xử lý, chất lượng môi trường sống được cải thiện Các chính sách và luật pháp liên quan: - Nghị quyết 41-NQ/TW của bộ chính trị ngày 15/11/2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước; - Luật bảo vệ môi trường 2003; - Chỉ thị số 24-1998/CT-TTg của chính phủ về xây dựng và thực hiện hương ước làng, xóm, phường,..; - Qui định bảo vệ môi trường của Hà Giang; - Qui định về đời sống văn hóa; các tiêu chuẩn xây dựng thôn, xóm, làng văn hóa ở Hà Giang; - Hướng dẫn kỹ thuật về xây dựng vệ sinh môi trường ở khu vực nông thôn 1. GIỚI THIỆU 1.1 Bối cảnh Báo cáo này dựa trên mô hình thí điểm ở xã Ngọc Đường, tỉnh Hà Giang. Dự án được thực hiện trong năm 2005 và đánh giá 1 năm sau đó. Bên cạnh các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng, sự tham gia của trường tiểu học đã tăng cường tính hiệu quả của dự án. Các dự án tương tự về xây dựng hương ước bảo vệ môi trường dựa vào cộng đồng đã được đề xuất ở các tỉnh khác của chương trình SEMLA như Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Định và Phú Yên. Xã Ngọc Đường là một điểm trọng tâm cho phát triển kinh tế xã hội của thị xã Hà Giang. Điều này cũng đồng nghĩa với việc lượng rác thải xả ra ở đây lớn và gây áp lực cho việc xử lý và quản lý trên địa bàn. Với nỗ lực hạn chế ô nhiễm môi trường ở khu vực nông thôn, Ban quản lý chương trình SEMLA Hà Giang đã chọn xã Ngọc Đường để thực hiện thử nghiệm dưới dự án hợp phần “Phòng chống, quả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfpdf-414-pdf-.pdf