Hướng dẫn chọn lựa RAM

Lựa chọn RAM máy tính luôn là vấn đề không dễ

dàng với nhiều người dùng máy tính. Tuy nhiên,

qua bài viết dưới đây, chúng ta có thể an tâm hơn

mỗi khi nghĩ đến “cơn ác mộng” mang tên “chọn

RAM”.

Lựa chọn RAM cho máy bàn hay laptop không phải

lúc nào cũng là điều dễ dàng ngay cả với dân IT chứ

chưa nói đến những người dùng bình thường. Việc

lựa chọn RAM phù hợp để không bị thừa thãi hoặc

tránh tình trạng “quý, tốt nhưng chỉ dùng để ngắm”

vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu với khách hàng. Đặc

biệt với game thủ -những người đam mê trải nghiệm

thú vị trong game –thì câu chuyện chọn RAM để

chơi game lại càng trở nên quan trọng và cấp thiết

hơn bao giờ hết.

pdf16 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1610 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Hướng dẫn chọn lựa RAM, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chọn RAM chưa bao giờ là dễ dàng! Lựa chọn RAM máy tính luôn là vấn đề không dễ dàng với nhiều người dùng máy tính. Tuy nhiên, qua bài viết dưới đây, chúng ta có thể an tâm hơn mỗi khi nghĩ đến “cơn ác mộng” mang tên “chọn RAM”. Lựa chọn RAM cho máy bàn hay laptop không phải lúc nào cũng là điều dễ dàng ngay cả với dân IT chứ chưa nói đến những người dùng bình thường. Việc lựa chọn RAM phù hợp để không bị thừa thãi hoặc tránh tình trạng “quý, tốt nhưng chỉ dùng để ngắm” vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu với khách hàng. Đặc biệt với game thủ - những người đam mê trải nghiệm thú vị trong game – thì câu chuyện chọn RAM để chơi game lại càng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết. Lạc vào thế giới RAM máy tính, không ít người sẽ choáng ngớp trước hàng tá lựa chọn đến từ hàng chục các hãng sản xuất RAM khác nhau. Thông thường đa số nhân viên tư vấn sẽ tìm mọi cách để thuyết phục khách hàng mua những chiếc RAM màu mè và giá… cao. Nhưng đôi khi việc làm đó chỉ để tăng lợi nhuân cho cửa hàng mà gây ra sự hoang phí vô cùng cho khách hàng. Nâng cấp hoặc thay thế RAM Xác định được nhu cầu thay thế hoặc nâng cấp RAM thì đã rõ nhưng lựa chọn sao cho phù hợp với túi tiền và nhu cầu sử dụng thì không hề đơn giản chút nào. Trong những trường hợp như vậy thì những kiến thức về bộ phận này của máy tính lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Trước tiên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số lưu ý về thiết bị điện tử này. Bộ nhớ máy tính hay còn gọi là RAM, là viết tắt của Random Access Memory trong tiếng Anh (được hiểu là “Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên”). Đây là một trong những thành phần cơ bản và cần thiết nhất bên cạnh CPU và main để khởi động được một chiếc máy tính. Dung lượng và tốc độ của RAM có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ hoạt động của hệ thống. Thông thường một chiếc desktop được bán ra sẽ có được để trống slot để người dùng có thể nâng cấp sau này. Tuy nhiên, để lắp thêm RAM thì mọi chuyện không đơn giản chỉ là ra cửa hàng tin học và mua về, cắm và chạy. Điều bạn cần phải biết là PC của mình hỗ trợ loại RAM nào. Xác định đúng loại RAM Bạn cần xác định được rằng máy tính của mình hỗ trợ loại RAM DDR2 hay DDR3. Thông thường những chiếc máy tính mua từ cách đây 3 năm trở lên thì mainboard (bo mạch chủ) sẽ chỉ hỗ trợ DDR2. Ngoài ra, những máy đời cũ còn sử dụng cả RDRAM hoặc SDRAM, tuy nhiên những loại này rất hiếm trên thị trường. Để xác định được loại RAM mà mainboard hỗ trợ thì người dùng có thể xem xét ở hóa đơn khi mua máy tính. Nếu không còn giấy tờ này thì chúng ta cũng có thể kiểm tra bằng cách tìm kiếm thông tin tại website của hãng sản xuất mainboard mà máy tính của mình đang sử dụng. Tại đây, bạn còn có thể tìm kiếm thông tin về tính tương thích của các sản phẩm với mainboard của mình. Một cách đơn giản hơn bạn có thể kiểm tra là sử dụng phần mềm CPUz để xác định loại RAM hoăcn mainboard mà máy mình đang sử dụng. Nếu máy tính của bạn đang sử dụng RAM DDR2 trong khi bo mạch chủ có hỗ trợ cả RAM DDR3 thì đừng ngần ngại lựa chọn ngay một sản phẩm RAM tối tân hơn. Bởi lẽ hiệu năng thực tế của DDR3 cao hơn nhiều so với DDR2 trong khi giá cả của sản phẩm mới hơn lại thấp hơn bởi DDR2 “cháy hàng” dẫn đến giá bán tăng vọt. Bus của RAM Điều tiếp theo mà chúng ta cần quan tâm khi lựa chọn RAM là tìm hiểu Bus của RAM. Đặc biệt với những ai có thói quen làm việc với nhiều tác vụ cùng lúc thì việc các ứng dụng này “ăn” nhiều vào bộ nhớ là điều thường xuyên gặp phải. Do vậy, ngoài yêu cầu về dung lượng RAM phù hợp thì mức bus của RAM cao cũng rất quan trọng. Có thể hiểu rằng bus của RAM tựa như tốc độ di chuyển của luồng dữ liệu, khi tốc độ càng lớn thì thời gian hoàn thành công việc càng nhỏ. DDR3 xuất hiện đã mang đến những thay đổi đáng kể về bus RAM với 1066MHz, 1333MHz, 1600MHz… Chỉ cần làm một phép tính đơn giản như sau bạn sẽ có con số khá ấn tượng với DDR3. RAM DDR2 bus 800MHz hay 1066MHz thì mức băng thông lần lượt sẽ là 6,4GB/s và 8,5GB/s, trong khi đó RAM DDR3 phổ biến hiện nay trên thị trường với bus 1333MHz và 1600MHz thì ta sẽ có mức băng thông là 10,66GB/s và 12,8GB/s, và mức băng thông này của DDR3 có thể thấy là hơn xấp xỉ 1.5 lần so với DDR2. Một con số vô cùng ấn tượng với người dùng, đặc biệt là đối với các game thủ của chúng ta. Thông thường nếu không quan tâm nhiều đến vấn đề chi phí thì bạn có thể RAM có số bus tối đa ghi trên mainboard. Trong trường hợp muốn tự tính và mua RAM có bus phù hợp với CPU và bo mạch chủ thì theo một cách gần đúng, bạn có thể dùng công thức sau để tính: lấy bus CPU chia 4 rồi đem nhân kết quả với 2 (hoặc ngắn gọn hơn là lấy bus CPU chia 2). Ví dụ: chọn loại CPU có bus 800 MHz tương thích với mainboard, bus RAM của hệ thống sẽ là: (800/4)*2 = 200*2 = 400 MHz. Dung lượng RAM Bạn cũng nên cân nhắc mà số dung lượng RAM mình cần đến. Đa số những chiếc laptop mới ngày nay đều được trang bị 4GB RAM, với máy bàn thì bạn cũng có thể tự do cấu hình máy tính của mình sao cho phù hợp nhất. Thông thường 2GB là đã đủ để chạy tốt những ứng dụng cơ bản của máy tính. Tuy nhiên, nếu chơi các game nặng hay chạy các chương trình như kiểu Adobe thì có lẽ 4GB mới đủ để bạn không gặp phải vấn đề thời gian khi máy tính hoạt động. Người dùng cũng cần chú ý về HĐH mà mình đang sử dụng để tránh tình trạng lãng phí khi mua RAM. Nếu đang sử dụng một HĐH 32 bit thì chúng ta cần nhớ dung lượng RAM tối đa mà hệ thống có thể hỗ trợ chỉ vào mức 3,2GB hoặc thậm chí ít hơn. Rất nhiều trường hợp đã bỏ tiền ra để mua 6GB hay thậm chí là 8GB cho một OS 32 bit và đây quả thật là một sự lãng phí lớn do thiếu hiểu biết tường tận về vấn đề. Với hệ điều hành 64 bit thì bạn hoàn toàn không cần phải chú ý đến dung lượng RAM hỗ trợ. Chọn RAM thường hay cao cấp? Những loại CPU đời mới hỗ trợ rất tốt chạy kênh đôi RAM. Hiệu suất làm việc, thời gian di chuyển dữ liệu cũng như tốc độ làm việc của hệ thống cũng tăng lên đáng kể khi máy tính của bạn chạy với 2 thanh RAM. Công việc tiếp theo mà bạn sẽ phải quan tâm đến là việc chọn loại RAM nào cho phù hợp: RAM thường hay loại cao cấp có kèm tản nhiệt riêng. Với đa số người dùng thì RAM thường sẽ là sự lựa chọn đơn giản, phù hợp và hợp lý về mặt kinh tế đối với họ. Với một hệ thống tản nhiệt tốt cũng như không quá quan tâm và chạy theo công nghệ thì bạn hoàn toàn có thể làm việc cũng như giải trí tốt với loại RAM thường. Tuy nhiên, đối với những tín đồ của công nghệ cũng như những game thủ thì một chiếc RAM thông thường có lẽ là không đủ thỏa mãn ham muốn của họ. Thiết bị này cần được cung cấp một hệ thống tản nhiệt riêng bên cạnh hệ thống làm mát chung của máy tính nhằm tăng thêm tính ổn định khi hoạt động. Mách nước nhỏ cho người dùng là bạn nên bỏ ra thêm một số tiền để mua sản phẩm RAM ưng ý từ các tên tuổi lớn như Corsair, OCZ, Patriot…

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf96_.PDF