Hướng dẫn chấm thi học sinh giỏi khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ - Lần III môn ngữ văn lớp 11

- Xuyên thấm cấu tứ của tác phẩm là tiếng lòng cảm thương xót xa cho những kiếp đời bé mọn, sống lắt lay, héo hắt, tàn lụi trong tù đọng, quẩn quanh, bế tắc ( những con người phố huyện dù khác nhau khuôn mặt nhưng cùng chung nhau thân phận ), từ đó cất lên tiếng nói ý thức về cuộc sống cá nhân, khát vọng muốn vượt thoát khỏi hoàn cảnh nhưng cũng vẫn không tránh khỏi những ngậm ngùi, tuyệt vọng ám ảnh Cụ thể, tiếng nói cảm thương đó được gửi vào:

+ Lòng xót thương của tác giả dành cho nhân vật: hai đứa trẻ, mẹ con chị Tí, bà cụ Thi ( thấu cảm cuộc sống, nỗi buồn trong tâm hồn họ ).

+ Lòng cảm thương toát lên cõi sâu tâm linh nhân vật đặc biệt là Liên: đầy tình thương mà không biết làm gì hơn, khao khát vượt thoát khỏi hoàn cảnh mà không tránh khỏi hiện thực quẩn quanh, bế tắc, nặng nề, chỉ còn biết mòn mỏi trong chờ đợi một cái gì đó tươi sáng hơn

=> Lòng cảm thương cất lên thành thông điệp nhân đạo: Hãy cứu lấy sự sống, nhất là những mầm xanh của cuộc đời, hãy thay đổi cuộc sống để cho con người được sống với cuộc sống dù là bình dị nhất –> vừa khẩn thiết vừa xót xa

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2275 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Hướng dẫn chấm thi học sinh giỏi khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ - Lần III môn ngữ văn lớp 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ - LẦN III MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) Câu 1 (Trường THPT chuyên Trần Phú - Hải Phòng) I. Kỹ năng - Nắm chắc thao tác bình luận một vấn đề xã hội. - Biết vận dụng kiến thức thực tế. - Bố cục rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng phong phú, văn có cảm xúc. II. Kiến thức 1. Giải thích * Các hình ảnh so sánh, ẩn dụ: - Bình nước : Vật rỗng, tĩnh tại, có chức năng chứa đựng. => Bình nước cần được đổ đầy : thu nạp, tiếp nhận một cách thụ động, nhồi nhét. - Ngọn đèn : Vật có chức năng toả ra ánh sáng, độ ấm nóng, không tĩnh tại. => Ngọn đèn cần được thắp sáng: tức là chưa được châm lửa, nếu được châm lửa nó sẽ cháy sáng, tỏa sáng và ấm áp. * Cách nói phủ định để khẳng định: “không phải…mà là” - Đây là một quan niệm về con người, về phương thức giáo dục: Con người không thụ động tĩnh tại mà luôn vận động phát triển và có khả năng tiếp nhận sáng tạo vô tận. Phương thức giáo dục con người phải là truyền dạy, khơi lên khả năng ấy. 2. Bình luận Quan niệm đúng đắn về con người, quan niệm giáo dục tích cực, ưu việt. - Con người khác con vật ở chỗ có ý thức, có trí tuệ và đời sống tâm hồn phong phú, biết hoạt động vươn lên trên bản năng. Ở con người, luôn có khả năng tiềm tàng rất lớn. Ngọn đèn được thắp sáng sẽ toả rạng muôn nơi để mọi vật cùng sáng lên. - Ngọn đèn đã thắp sáng rồi lại muốn bùng lên thành ngọn đuốc. Con người với trí thông minh, sự năng động sẽ không bao giờ bằng lòng với cái đã có mà luôn có khát vọng cạnh tranh, đua tài, vươn lên, tõ ®ã sống tích cực hơn và thúc đẩy xã hội phát triển. => Quan niệm trên thể hiện niềm tin vào con người. - Quan niệm trên coi người thầy không chỉ là người đổ dầu, truyền tri thức, mà còn là người thắp lửa, khai sáng, khơi dậy ở mỗi học sinh ngọn lửa của tri thức, của niềm đam mê và khát vọng sáng tạo không bao giờ tắt. - Phê phán những người trong cuộc sống chỉ biết rập khuôn, máy móc thụ động, phương thức giáo dục nhồi nhét, nhồi sọ, quan niệm giáo dục xơ cứng, lỗi thời… - Ý nghĩa, bài học rút ra cho bản thân (học sinh tự liên hệ, mở rộng). III. Biểu điểm. - Điểm 7 - 8: Bài viết nắm chắc vấn đề, đáp ứng tốt những yêu cấu của kiểu bài nghị luận xã hội, có ý kiến sắc sảo, có kiến thức xã hội phong phú. - Điểm 5 - 6: Bài viết hiểu vấn đề, biết làm bài nghị luận xã hội, dẫn chứng sinh động, không mắc lỗi. - Điểm 3 - 4: Hiểu vấn đề nhưng lập luận chưa chặt chẽ, ý vẫn chưa sáng, còn vài lỗi về diễn đạt. - Điểm 1 - 2 : Hiểu vấn đề lơ mơ, chưa làm rõ quan niệm, chưa chú ý minh hoạ bằng dẫn chứng cụ thể, diễn đạt còn nhiều lỗi. - Điểm 0 : Không viết gì, hoặc không hiểu gì về đề. Câu 2 (Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong - Nam Định ) I. Yêu cầu chung: - Học sinh biết làm cách làm một bài nghị luận văn học bàn bạc và làm sáng tỏ một nhận định về tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam. Với kết cấu sáng rõ, chặt chẽ, ý tứ phong phú, lập luận, diễn đạt sắc bén, ấn tượng… II. Định hướng cụ thể: 1. Giải thích: - Nhận định trên vừa nêu lên được ấn tượng sâu đậm, vừa khái quát được một nét tiêu biểu trong phong cách của tác phẩm Hai đứa trẻ đó là chất thơ (mà cụ thể là tiếng thơ cảm thương) thấm đẫm trong tác phẩm. Tiếng thơ cảm thương là cảm hứng, cảm xúc chủ đạo của chi phối toàn bộ nội dung tư tưởng và hình thức thể hiện. 2. Khẳng định, lí giải: a) Chất thơ cảm thương bộc lộ trong nội dung tư tưởng tác phẩm: - Xuyên thấm cấu tứ của tác phẩm là tiếng lòng cảm thương xót xa cho những kiếp đời bé mọn, sống lắt lay, héo hắt, tàn lụi …trong tù đọng, quẩn quanh, bế tắc ( những con người phố huyện dù khác nhau khuôn mặt nhưng cùng chung nhau thân phận…), từ đó cất lên tiếng nói ý thức về cuộc sống cá nhân, khát vọng muốn vượt thoát khỏi hoàn cảnh nhưng cũng vẫn không tránh khỏi những ngậm ngùi, tuyệt vọng ám ảnh…Cụ thể, tiếng nói cảm thương đó được gửi vào: + Lòng xót thương của tác giả dành cho nhân vật: hai đứa trẻ, mẹ con chị Tí, bà cụ Thi…( thấu cảm cuộc sống, nỗi buồn trong tâm hồn họ…). + Lòng cảm thương toát lên cõi sâu tâm linh nhân vật đặc biệt là Liên: đầy tình thương mà không biết làm gì hơn, khao khát vượt thoát khỏi hoàn cảnh mà không tránh khỏi hiện thực quẩn quanh, bế tắc, nặng nề, chỉ còn biết mòn mỏi trong chờ đợi … một cái gì đó tươi sáng hơn… => Lòng cảm thương cất lên thành thông điệp nhân đạo: Hãy cứu lấy sự sống, nhất là những mầm xanh của cuộc đời, hãy thay đổi cuộc sống để cho con người được sống với cuộc sống dù là bình dị nhất –> vừa khẩn thiết vừa xót xa. b) Chất thơ cảm thương thể hiện trong hình thức nghệ thuật: - Tinh thần cảm thương ấy tìm đến một hình thức thể hiện hài hoà phù hợp: + Cấu tứ: Mặc dù truyện có nhân vật, sự kiện, nhưng lại được kết cấu theo mạch cảm xúc miên man và ngày một buồn thương hơn của nhân vật chính (tâm trạng buồn man mác của Liên lúc chiều về, đêm xuống - tâm trạng thắc thỏm của Liên khi chờ tàu) – làm nên hiện tượng truyện không có chuyện, truyện đậm chất thơ…Thời gian không gian, kết cấu của truyện cũng vận động theo cấu tứ đó (mở ra bằng không gian buổi chiều tàn lụi, kết thúc bằng màn đêm tĩnh mịch, bóng tối ngập tràn tất cả hư vô và chết lịm hơn…). + Hệ thống hình ảnh chi tiết chủ yếu để gợi sự buồn thương, hiu hắt (chiều tàn, chợ tàn, kiếp người tàn ….). + Ngôn ngữ (từ ngữ gợi cảm, câu văn giàu nhịp điệu, dàn trải ngân lên như lời thơ…). + Giọng điệu nhẹ nhàng sâu lắng, tâm tình xót thương. + Chất lãng mạn hoà cùng chất hiện thực ngậm ngùi. 2. Bình luận, khái quát - Nhận định trên đã nói lên một cách chính xác ấn tượng, dư vị của truyện ngắn Hai đứa trẻ (tiếng thơ cảm thương thấm đẫm). Đồng thời, nhận định trên cũng khái quát một nét tiêu biểu của tác phẩm này và cũng là một nét đặc sắc trong phong cách truyện ngắn Thạch Lam - truyện giàu chất thơ. Truyện là những tứ thơ nhẹ nhàng mà thấm thía… - Chính chất thơ cảm thương ấy làm nên sức sống lâu bền cho Hai đứa trẻ - tạo nên dư vị, sức sống luôn mới cho văn Thạch Lam vì xét đến cùng đó là chất thơ của cuộc sống. Chú ý : Học sinh cần kết hợp hài hoà các nội dung trên để làm bài sao cho chặt chẽ. III. Thang điểm chấm - Điểm 10 -12: Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên, bài làm mang tính hoàn thiện và có sức thuyết phục cao trên tất cả các mặt. - Điểm 8 - 9: Bài làm ở mức khá (Kết cấu chặt chẽ, ý tứ tương đối đầy đủ, diễn đạt tương đối tốt, chấp nhận một vài thiếu sót ). - Điểm 6 - 7 : Bài làm dừng ở mức trung bình hoặc trung bình khá (tương đối đầy đủ ý, nhưng chưa có sức thuyết phục cao). - Điểm 4 - 5 : Bài làm dưới mức trung bình, chưa đạt yêu cầu. - Điểm 1- 3 : Bài yếu. Lưu ý: Giám khảo vận dụng linh hoạt biểu điểm. Có thể thưởng điểm cho những bài viết có sáng tạo nếu điểm toàn bài chưa đạt tối đa. Điểm cho lẻ đến 0,25.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdap_an_chinh_thuc_lop_11_khu_vuc_dhbb.doc
Tài liệu liên quan