Hướng dẫn cài đặt ghostcast server

Hầu như mỗi ai trong chúng ta biết cài đặt hệ điều hành cho máy tính thì biết đến

thuật ngữ "Ghost"(General Hardware-Oriented Software Transfer). Ai cũng biết ghost

là sản phẩm của hãng Symantec dùng để sao lưu và backup ổ cứng. Nó giúp chúng ta giảm

được rất nhiều thời gian cho việc cài đặt máy, nhất là với các công ty máy tính, dịch vụ

internet, nhân viên quản trị mạng.

Với một máy đơn lẽ thì việc ghost này đã quá thông dụng, ai cũng làm được. Tuy

nhiên khi chúng ta có một hệ thống mạng thì để đơn giản chúng ta sẽ lưu các image ghost

của các máy con lên một máy đóng vai trò máy chủ rồi rồi khi máy con có sự cố chúng ta sẽ

tiến hành ghost qua mạng.Như vậy mỗi khi cần phục hồi hệ điều hành cho một máy chúng

ta không cần phải mở từng máy rồi gắn ổ cứng có chứa image vào để ghost rất mất công,

cũng như tránh được ghost nhầm do sơ xuất.

Hiện tại đã có nhiều bài viết trên mạng nói nhiều về vấn đề này. Tuy nhiên ở bài viết

này tôi muốn đề cập đến vấn đề ghostcast server hỗ trợ bootromPXE. Có nghĩa là mỗi lần

cần tiến hành ghost, máy con không cần có ổ mềm,cdromhay usb,chỉ cần các máy con đó

nối mạng với nhau và card mạng có hỗ trợ bootrom Pxe là có thể thực hiện được rồi.

Vậy ghostcast khác với ghost thông thường qua mạng như thế nào.

Với ghost thông thường, ở máy chủ chúng ta tạo một thư mục share và trong thư mục

đó sẽ lưu các image của các máy con trong mạng. Các máy con có thể boot từ đĩa mềm ,

cdrom, usbhoặc bootrom PXE có hỗ trợ các giao thức kết nối mạng như TCP/IP để kết nối

được với máy chủ, sau đó sẽ "lấy" image từ máy chủ mà phục hồi lại hệ điều hành cho máy.

Tuy nhiên việc ghost đó có nhiều bất tiện là máy chủ lúc này đóng vai trò là một File server

để cho các máy con nhận image hay là lưu image mà thôi, như vậy khi có nhiều máy con kết

nối vào thì quá trình ghost sẽ rất chậm do máy chủ không đủ đáp ứng cũng như băng thông

mạng dễ bị nghẽn.

Chính vì vậy ghostcast ra đời để khắc phục các vấn đề này.

Vậy ghostcast làm việc như thế nào?

Với ghostcast thì một quá trình ghost sẽ yêu cầu có 2 ứng dụng cùng chạy đó là

ghostcast server chạy tại máy chủ và ghostclient tại máy con. Máy chủ sẽ tự đọc thông tin từ

các image lưu sẵn rồi truyền đến cho các máy con hoặc là nhận thông tin từ các máy con để

tạo image lưu trên máy chủ. Vì vậy ở máy chủ không cần phải tạo thư mục rồi share như

cách ghost qua mạng cơ bản

pdf46 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2520 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Hướng dẫn cài đặt ghostcast server, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phạm Minh Triết - minhtrietpham@gmail.com 1 HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT GHOSTCAST SERVER 1. Giới thiệu Hầu như mỗi ai trong chúng ta biết cài đặt hệ điều hành cho máy tính thì biết đến thuật ngữ "Ghost" (General Hardware-Oriented Software Transfer). Ai cũng biết ghost là sản phẩm của hãng Symantec dùng để sao lưu và backup ổ cứng. Nó giúp chúng ta giảm được rất nhiều thời gian cho việc cài đặt máy, nhất là với các công ty máy tính, dịch vụ internet, nhân viên quản trị mạng... Với một máy đơn lẽ thì việc ghost này đã quá thông dụng, ai cũng làm được. Tuy nhiên khi chúng ta có một hệ thống mạng thì để đơn giản chúng ta sẽ lưu các image ghost của các máy con lên một máy đóng vai trò máy chủ rồi rồi khi máy con có sự cố chúng ta sẽ tiến hành ghost qua mạng. Như vậy mỗi khi cần phục hồi hệ điều hành cho một máy chúng ta không cần phải mở từng máy rồi gắn ổ cứng có chứa image vào để ghost rất mất công, cũng như tránh được ghost nhầm do sơ xuất. Hiện tại đã có nhiều bài viết trên mạng nói nhiều về vấn đề này. Tuy nhiên ở bài viết này tôi muốn đề cập đến vấn đề ghostcast server hỗ trợ bootrom PXE. Có nghĩa là mỗi lần cần tiến hành ghost, máy con không cần có ổ mềm, cdrom hay usb, chỉ cần các máy con đó nối mạng với nhau và card mạng có hỗ trợ bootrom Pxe là có thể thực hiện được rồi. Vậy ghostcast khác với ghost thông thường qua mạng như thế nào. Với ghost thông thường, ở máy chủ chúng ta tạo một thư mục share và trong thư mục đó sẽ lưu các image của các máy con trong mạng. Các máy con có thể boot từ đĩa mềm, cdrom, usb hoặc bootrom PXE có hỗ trợ các giao thức kết nối mạng như TCP/IP để kết nối được với máy chủ, sau đó sẽ "lấy" image từ máy chủ mà phục hồi lại hệ điều hành cho máy. Tuy nhiên việc ghost đó có nhiều bất tiện là máy chủ lúc này đóng vai trò là một File server để cho các máy con nhận image hay là lưu image mà thôi, như vậy khi có nhiều máy con kết nối vào thì quá trình ghost sẽ rất chậm do máy chủ không đủ đáp ứng cũng như băng thông mạng dễ bị nghẽn. Chính vì vậy ghostcast ra đời để khắc phục các vấn đề này. Vậy ghostcast làm việc như thế nào? Với ghostcast thì một quá trình ghost sẽ yêu cầu có 2 ứng dụng cùng chạy đó là ghostcast server chạy tại máy chủ và ghostclient tại máy con. Máy chủ sẽ tự đọc thông tin từ các image lưu sẵn rồi truyền đến cho các máy con hoặc là nhận thông tin từ các máy con để tạo image lưu trên máy chủ. Vì vậy ở máy chủ không cần phải tạo thư mục rồi share như cách ghost qua mạng cơ bản. Vì sao lại gọi là ghostcast? Do quá trình ghost này hỗ trợ các giao thức truyền dữ liệu là Broadcast, Unicast và Multicast. Phạm Minh Triết - minhtrietpham@gmail.com 2 - Broadcast: Với giao thức này máy chủ sẽ gởi các gói dử liệu đến tất cả các máy con nằm trong cùng subnet mạng lan của nó. Chính vì vậy mà máy chủ chỉ cần đọc một gói tin một lần nhưng tất cả các máy con trong mạng đều nhận gói tin đó. Như vậy với một hệ thống mạng có 1 máy hay nhiều máy thì về lý thuyết máy chủ cũng hoạt động với công suất giống nhau cũng như hệ thống mạng cũng chiếm băng thông như nhau. Hay nói cách khác thời gian ghost cho một máy hay nhiều máy đều giống nhau. Tuy nhiên nhược điểm chính của Broadcast là nó sẽ gởi dữ liệu đến tất cả các máy trên mạng, ngay cả những máy chúng ta không cần tiến hành ghost. Chính vì vậy mà cả máy chủ và các máy không muốn nhận dữ liệu này cũng phải tiêu tốn thêm tài nguyên, hệ thống mạng dễ bị nghẽn mạch. - Unicast: phương pháp này cũng giống như trong mạng lan dùng share dữ liệu. Khi các máy con trong mạng yêu cầu bao nhiêu gói dữ liệu thì máy chủ sẽ cung cấp chừng đó gói dữ liệu mặc dù các gói đó có thể giống nhau. Như vậy để ghost cho 20 máy con thì xem như máy chủ phải xử lý gấp 20 lần so với ghost 1 máy. Điều này sẽ gây quá tải cho máy chủ cũng như nghẽn băng thông của mạng. Tuy nhiên khác với Broadcast là máy chủ chỉ gởi dữ liệu đến máy con nào yêu cầu thôi chứ không gởi cho toàn mạng. Các phương pháp ghost qua mạng cơ bản dùng image từ thư mục share trên máy chủ chính là dùng giao thức này. Trong trường hợp tiến hành ghost để tạo image từ một máy con lưu trên máy chủ thì có thể dùng Unicast vì lúc đó chỉ có 1 máy con hoạt động mà thôi. - Multicast: phương pháp này ra đời để khắc phục nhược điểm của 2 phương pháp trên. Có nghĩa là máy chủ chỉ gởi 1 gói dữ liệu cho tất cả các máy con có nhu cầu nhận dữ liệu. Như vậy máy chủ ít tốn tài nguyên mà băng thông mạng cũng giảm. Với ghostcast dùng multicast thì với một phòng máy có nhiều máy thì thời gian ghost cho tất cả các máy con không lâu hơn nhiều so với thời gian ghost cho một máy. Do các ưu điểm như vậy nên ghostcast rất phù hợp ghi ghost 1 image cho một phòng máy có cấu hình giống nhau hoặc là một image ghost đa cấu hình cho phòng máy có nhiều cấu hình khác nhau. ********************* Hiện tại trên internet đã có bài viết tiếng Việt về ghostcast này nhưng rất sơ xài và không hỗ trợ bootrom, và cũng có một số ý kiến khác dùng kết hợp với phần mềm bootrom BXP để cho phép máy con boot từ bootrom PXE để tiến hành ghostcast. Tuy nhiên việc cài đặt BXP không dễ với người nào chưa làm bootrom. Chính vì vậy trong bài viết này tôi sẽ hướng dẫn chi tiết từng bước, cũng như sử dụng các phần mềm miễn phí (trừ phần mềm Symantec Ghostcast server), đơn giản nhưng tiện lợi để giúp mọi người dễ thực hành Phạm Minh Triết - minhtrietpham@gmail.com 3 2. Cài đặt Symantec Ghostcast Server: Ở đây tôi dùng phiên bản Symantec Ghostcast Server 8.2 (Symantec Ghost Corporate Edition 8.2) Chúng ta có thể cài đặt từ giao diện chung của đĩa khi chạy Autorun hay có thể chạy từ file setup.exe trong thư mục \GHOST\INSTALL. Tuy nhiên trong trường hợp này thì cả 2 cách đều giống nhau, để thông dụng chúng ta chạy từ Autorun. Lúc đó sẽ có bảng sau: Chọn vào hàng đầu tiên: Install Symantec Ghost Corporate Edition Phạm Minh Triết - minhtrietpham@gmail.com 4 Cũng chọn hàng đầu tiên: Install Console and Stand Tools Đến đây thì giao diện giống như chúng ta cài đặt từ file setup.exe trong thư mục ghost\install. Phạm Minh Triết - minhtrietpham@gmail.com 5 Sau đó phần cài đặt sẽ yêu cầu nhập thông tin khách hàng, số cdkey... như là cài đặt các chương trình thông dụng khác cho đến khi cài đặt hoàn tất. Lúc đó từ Start -> Program chúng ta sẽ thấy biểu tượng chương trình Ghostcast (Symantec Ghost) được cài đặt như sau: Phạm Minh Triết - minhtrietpham@gmail.com 6 3. Tạo đĩa mềm boot mạng hỗ trợ ghostcast Từ Program -> Symantec Ghost như hình trên chọn Ghost Boot Wizard Phạm Minh Triết - minhtrietpham@gmail.com 7 Click chọn vào Network Boot Disk rồi chọn Next Ở đây là phần cài driver cho đĩa boot mạng. Có 2 tùy chọn: 1. Nếu các máy client chỉ có 1 loại Nic thì chúng ta chọn đúng loại Nic đó từ danh sách trên 2. Nếu các client có nhiều loại Nic thì chúng ta chọn Multicard Template Trong trường hợp này chúng ta chọn Multicard Template Tiếp theo click Next Phạm Minh Triết - minhtrietpham@gmail.com 8 Do phần trước chọn Multicard Template nên ở đây chúng ta nhấn phím Ctrl để chọn nhiều loại Nic Sau đó click Next Phạm Minh Triết - minhtrietpham@gmail.com 9 Ở phần này chọn hệ điều hành Dos cho đĩa boot mạng. Mặc định chọn PC-DOS rồi Click Next để qua phần sau. Phạm Minh Triết - minhtrietpham@gmail.com 10 Click Next Phạm Minh Triết - minhtrietpham@gmail.com 11 Không chọn gì cả rồi click Next Để mặc định rồi click Next Chúng ta tắt tùy chọn Quick Format để cho an toàn, sau đó chọn Next Phạm Minh Triết - minhtrietpham@gmail.com 12 Lúc này chúng ta chuẩn bị 2 đĩa mềm tốt, không cần format sẵn vì trong quá trình tạo đĩa boot mạng đĩa sẽ được format. Do trên đĩa boot mạng sẽ có kèm file ghost.exe nên vì vậy chương trình sẽ tạo ra bộ đĩa boot mạng gồm 2 đĩa mềm. Đầu tiên đặt đĩa 1 vào, chương trình sẽ format đĩa, sau khi format xong chúng ta tắt bảng format để chương trình copy các file cần thiết vào Sau khi copy xong đĩa 1, bảng sau sẽ xuất hiện thông báo chúng ta đặt đĩa 2 vào Phạm Minh Triết - minhtrietpham@gmail.com 13 Sau khi đặt đĩa 2 vào chúng ta chọn OK, quá trình format rồi copy file vào đĩa lại diễn ra như phần trước. Sau khi đĩa 2 đã copy xong thì chúng ta hoàn tất quá trình tạo đĩa mềm boot mạng. * Sau đó từ đĩa 1, dùng Notepad mở file autoexec.bat rồi xóa các dòng được bôi đen (xanh) như hình và các dòng cuối từ phần goto AND -> :FAILED -> :END (Do bộ đĩa sẽ gồm 2 đĩa nên mặc định khi boot mạng sẽ có xuất hiện nhắc nhờ chúng ta đặt đĩa 2 vào nên chúng ta xóa các dòng trong phần bôi đen để bỏ qua thông báo nhắc nhở đó. Thật ra chỉ cần bỏ dòng pause trong đoạn FLPYBOOT là được, tuy nhiên ở đây chúng ta chỉ boot mạng thôi nên xóa luôn các dòng không cần thiết). Lúc đó nội dung file autoexec.bat sẽ còn như sau: Phạm Minh Triết - minhtrietpham@gmail.com 14 4. Tạo image cho đĩa mềm boot mạng Để tạo image có thể sử dụng nhiều phần mềm, tuy nhiên thông dụng nhất là dùng Winimage. Phần mềm này có thể download tại: ( Sau khi download về thì chúng ta cài đặt rồi chạy chương trình Phạm Minh Triết - minhtrietpham@gmail.com 15 Đặt đĩa mềm 1 vào rồi từ menu Disk chọn Read disk Sau khi đã đọc đĩa xong từ menu File chúng ta chọn Save, chọn tên file cần save (vd là bootdisk với phần mở rộng là ima: bootdisk.ima ) Phạm Minh Triết - minhtrietpham@gmail.com 16 Sau khi đã save xong chúng ta sẽ làm thao tác copy (add) các file trên đĩa 2 vào image này. Trên đĩa 2 chỉ có 1 file ghost.exe nằm trong thư mục ghost (file autoexec.bat không cần add vào). Từ màn hình của Winimage (đang mở file bootdisk.ima), chọn menu Image rồi chọn Change format rồi chọn 2.88 MB như hình rồi Ok Phạm Minh Triết - minhtrietpham@gmail.com 17 Tiếp theo đặt đĩa 2 vào rồi từ My Computer double click vào ổ A để xem nội dung của nó Phạm Minh Triết - minhtrietpham@gmail.com 18 Tiếp theo click chọn vào thư mục GHOST trên đĩa A rồi kéo thư mục này sang của sổ chính của Winimage như hình trên. Chú ý kéo và trỏ đến đúng dấu \ ngay cấu trúc cây ở cửa số bên trái sao cho sau khi copy xong thì file ghost.exe sẽ nằm đúng trong thư mục ghost như hình dưới. Sau đó từ menu File chọn Save là hoàn tất phần tạo file image boot mạng 5. Cài đặt chương trình TFTPD32 và PXE LINUX Để có máy con thể boot từ PXE Rom thì cần các dịch vụ chạy trên máy chủ như PXE bootloader, DHCP và TFTP. Với Windows Server 2000/2003 thì các dịch vụ DHCP và TFTP này có sẵn, tuy nhiên ở đây để thông dụng chúng ta dùng máy chủ chạy Windows XP nên các dịch vụ này không có sẵn. Để tạo các dịch vụ DHCP và TFTP, chúng ta có thể sử dụng phần mềm TFTP32D, đây là phần mềm gọn nhẹ rất nổi tiếng và free hoàn toàn. Phần mềm này có thể download tại ( Hiện tại là phiên bản TFTPD32.323 Có nhiều bạn dùng các phần mềm bootrom khác như BXP để lấy phần bootloader và TFTP tạo phần hỗ trợ bootrom này. Tuy nhiên làm như vậy thì cấu hình phức tạp hơn và lãng phí bởi vì các phần mềm đó sẽ có rất nhiều các module, dịch vụ không cần thiết cho công việc chúng ta nên máy chủ sẽ tốn tài nguyên hơn nhiều. Với lại các phần mềm đó mua rất đắt.... 5-1. Cài đặt và cấu hình TFTPD32 Sau khi tải về và chúng ta giải nén và copy nguyên thư mục TFTPD32.xxx vào ổ C rồi đổi tên thành TFTPD32 (cho dễ nhìn). Lúc đó chúng ta sẽ có thư mục C:\TFTPD32 trong đó chứa 3 file như hình: Phạm Minh Triết - minhtrietpham@gmail.com 19 5.1.1 Cấu hình TFTPD32: Để tiện chúng ta tạo shortcut cho file tftpd32.exe trên desktop rồi click vào shortcut để chạy 5.1.2 Cấu hình cho DHCP trong TFTPD32 Click vào tab DHCP server rồi nhập các thông tin như hình dưới. Ở đây mặc định IP của máy chủ là 192.168.1.10, các client sẽ được cấp địa chỉ IP từ 192.168.1.20 trở đi và số IP Phạm Minh Triết - minhtrietpham@gmail.com 20 được cấp là 30. (Các thông số này có thể điều chỉnh lại cho phù hợp với hệ thống mạng có sẵn...) ở phần Boot File chúng ta cũng làm như hình là nhập vào tên file Pxelinux.0. File này chúng ta sẽ đề cập ở phần sau. Sau đó click vào Save để lưu lại phần cấu hình. Tiếp theo click vào tab Settings để cấu hình cho TFTP và các thành phần khác như hình sau Phạm Minh Triết - minhtrietpham@gmail.com 21 Sau đó click vào OK để lưu. Vậy là chúng ta cấu hình xong cho phần TFTPD32 5-2. Cấu hình cho phần PXE Linux Bootloader. Có rất nhiều phần mềm đóng vai trò bootloader hỗ trợ PXE rom. Ở đây chúng ta sẽ sử dụng công cụ PXE Linux bootloader, một module mã nguồn mở của Linux. ( (Bộ này hơn 9MB nhưng chúng ta chỉ cần vài file trong đó thôi) Down load nguyên bộ syslinux (trong đó có chứa PXE Linux) về rồi giải nén. Sau đó giải nén ra rồi copy các file sau: Pxelinux.0 từ thư mục gốc file nén bung ra vào thư mục C:\TFTPD32 memdisk (không có phần mở rộng) trong thư mục memdisk vào C:\TFTPD32 menu.c32 trong thư mục com32\modules vào C:\TFTPD32 - Trong thư mục C:\TFTPD32 tạo thư mục pxelinux.cfg (chú ý là thư mục chứ không phải file!) Phạm Minh Triết - minhtrietpham@gmail.com 22 - Trong thư mục pxelinux.cfg tạo file text có tên là default có chứa các dòng sau: default menu.c32 PROMPT 0 TIMEOUT 100 LABEL Boot Dos Ghostcast KERNEL memdisk append initrd=bootdisk.ima Chú ý: file này tên là default và không có phần mở rộng. Chúng ta có thể dùng Notepad để tạo file này rồi save ra default.txt, sau đó đổi lại tên thành default Phạm Minh Triết - minhtrietpham@gmail.com 23 Vậy là chúng ta hoàn tất phần cấu hình cho phần bootloader. Phạm Minh Triết - minhtrietpham@gmail.com 24 6. Thực hành ghostcast 6.1 Khởi động máy chủ ghostcast: 6.1.1. Chạy chương trình Symantec Ghostcast Server: Trên máy chủ chạy Ghostcast Server từ Start->Programs->Symantec Ghost-> Ghostcast Server Session Name: Nhập một tên bất kỳ, đây xem như mã số mà máy client sẽ nhập vào khi muốn kết nối với máy chủ để ghostcast, vd nhập vào abc Restore Image: Mặc định được chọn để tiến hành phục hồi hệ điều hành cho máy con từ image lưu sẵn trên máy chủ. Khi đã chọn chức năng này thì ở phần Image File chúng ta click vào Browse rồi chỉ đến image đã được tạo sẵn trước đó và lưu ở máy chủ. Ở đây file 1.gho là file image của 1 máy con đã tạo sẵn. Create Image: chọn chức năng này khi muốn tạo image cho máy con để lưu trên máy chủ. Khi chọn chức năng này thì ở phần Image File chúng ta chọn Browse đến thư mục cần lưu image và nhập vào tên image sẽ tạo ra (xem như đặt tên trước) Sau khi đã chọn các phần trên chúng ta click vào Accept Clients để cho phép các client đang chạy ghostcast ( từ file ghost.exe) có thể kết nối với máy chủ ghostcast. Chú ý: Ở máy con sau khi đã kết nối được máy chủ (sau khi ở máy chủ đã chọn Accept Clients) thì sau khi đã chọn các thao tác như khi tiến hành ghost bình thường trên Phạm Minh Triết - minhtrietpham@gmail.com 25 dos với file ghost.exe thì quá trình ghost sẽ chưa được thực thi mà phải chờ đợi lệnh từ máy chủ. Việc này mục đích cho phép khi chúng ta tiến hành ghostcast cho 1 phòng máy thì ở các máy con chúng ta lặp lại thao tác như trên cho tất cả các máy, đến khi các máy con đã ở trạng thái chờ thì lúc đó chúng ta sẽ ra lệnh từ máy chủ thì lúc đó tiến trình ghostcast mới được thực thi bởi vì phương pháp Multicast yêu cầu quá trình phải tiến hành đồng thời. Việc ra lệnh đó có thể thực hiện tự động hay thủ cộng: - Thực hiện thủ công: chỉ cần click Send - Thực hiện tự động: thông qua phần Auto Start với các tùy chọn sau: * Time: chỉ định khoảng thời gian mà khi hết thời gian này máy chủ sẽ ra lệnh ghostcast * Client Count: chỉ định số lượng máy con kết nối mà khi đủ số kết nối thì máy chủ tự động phát lệnh cho các máy con tiến hành ghost. * Timeout : chỉ định thời gian mà máy chủ sẽ ra lệnh ghostcast sau khi máy con đầu tiên kết nối vào 6.1.2 Chạy chương trình TFTPD32 Chỉ cần click vào shortcut link đến file tftpd32.exe như phần 5.1 là chúng ta đã chạy TFTPD32 bao gồm 2 dịch vụ chính là DHCP và TFTP và PXE Linux bootloader. 6.2: Khởi động máy con - Ở các máy con chỉ cần cho phép boot từ bootrom PXE là có thể khởi động, xuất hiện menu... sau đó tự nạp chương trình ghost.exe hỗ trợ ghostcast Dưới đây là một số hình ảnh khi khởi động máy client Phạm Minh Triết - minhtrietpham@gmail.com 26 . Phạm Minh Triết - minhtrietpham@gmail.com 27 6.2.1. Tiến hành ghostcast tại máy con: Ở máy con sau khi đã load giao diện ghostcast trên dos, chúng ta chọn GhostCast - >Multicast như hình trên. Phạm Minh Triết - minhtrietpham@gmail.com 28 Ở ô phía trên yêu cầu chúng ta nhập vào session name đã được quy định từ máy chủ đang chạy ghostcast server. Do ở phần trên (6.1.1) chúng ta đặt tên cho session là abc nên ở đây sẽ nhập vào abc Ở phần Discovery Method: chúng ta có thể chọn Automatic để tự động tìm máy chủ ghostcast hay là chọn Server IP Address rồi nhập vào IP của máy chủ. Nếu trong hệ thống mạng hiện tại chỉ có 1 máy chủ ghostcast đang chạy thì chúng ta chỉ cần chọn automatic rồi click OK là xong. Nếu ở máy chủ chúng ta chưa chạy Symantec Ghostcast, hoặc session name ở máy con chúng ta khai báo không giống với máy chủ, hoặc ở máy chủ chưa cho phép kết nối (chưa chọn vào Accept Clients) thì tiến trình sẽ dò tìm rất lâu và sau đó chúng ta sẽ có thông báo lỗi như sau: Phạm Minh Triết - minhtrietpham@gmail.com 29 Còn nếu mọi thông tin đều đúng thì lập tức chúng ta được chuyển sang giao diện ghost như hình dưới: Phạm Minh Triết - minhtrietpham@gmail.com 30 Lúc này mọi thao tác đều giống như khi chúng ta ghost trên dos bình thường (Image to Partition). Sau khi chúng ta chọn xong và click Ok thì quá trình ghost sẽ vào trạng thái chờ, lúc nào có lệnh từ máy chủ ghostcast thì quá trính ghost mới được thực thi. Nếu ghost một phòng máy thì chúng ta lặp lại thao tác này trên tất cả các máy con, sau khi đã "đưa" hết các máy con vào trạng thái chờ thì lúc đó mới phát lệnh từ máy chủ để quá trình ghostcast được thực thi hoàn toàn. * Chú ý: về nguyên tắc thì khi dùng giao thức multicast thì chỉ có máy chủ ghostcast và các máy con đang chạy ghost client kết nối đến máy chủ mới trao đổi dữ liệu với nhau, còn các máy khác trên mạng không chạy ghost client thì không ảnh hưởng gì. Tuy nhiên nếu khi ghost với multicast mà có vấn đề như nghẽn băng thông, máy chủ chạy quá tải thì chúng ta hãy cách ly các máy không chạy ghost bằng cách tắt các máy đó hay rút cáp mạng trước khi tiến hành ghostcast. Phạm Minh Triết - minhtrietpham@gmail.com 31 7. Các tùy chọn khi tạo image cho ghostcast: Nếu như thông thường thì việc ghost chỉ là phục hồi lại một image tốt cho máy tính. Tuy nhiên nếu các máy trong hệ thống mạng thì có nhiều vấn đề phát sinh như sau: - Sau khi ghost thì nếu nhiều máy dùng chung 1 image sẽ phát sinh vấn đề là tên máy hay IP trùng nhau, lúc đó chúng ta phải xử lý thủ công từng máy rất mất thời gian. - Nếu các máy trong mạng đều gia nhập vào máy chủ Domain controller thì nếu các máy đó đều ghost từ 1 image thì sẽ có nhiều máy không đăng nhập vào domain được hoặc hay bị trục trặc. Đó là do khi ghost cùng 1 image thì các máy sẽ có cùng một thông tin nhận dạng SID. Vì vậy muốn đăng nhập vào domain thì mỗi máy phải có một SID riêng. Việc trùng IP chúng ta có thể giải quyết bằng cách không khai báo địa chỉ IP cho máy trước khi tiến hành ghost lưu image Nếu hệ thống mạng chỉ là workgroup thì chúng ta chỉ cần thay đổi tên máy để khỏi trùng chứ không cần thay đổi SID để khỏi tốn nhiều thời gian. Để giải quyết vấn đề trùng SID và tên máy thì chúng ta có cách tự động hay thủ công. Tuy nhiên các thao tác này phải thực hiện trên máy trước khi tiến hành ghost lưu image. 7.1 Dùng phương pháp thủ công: Phương pháp này chỉ thay đổi thông tin SID chứ không thay đổi tên máy (computername) Trong thư mục cài ghost cast server có một file là ghstwalk.exe Hoặc có một công cụ khác của Microsoft gọi là NewSid ( Với các công cụ này chúng ta chép sẵn vào ổ C của máy trước khi tạo image, sau khi phục hồi hệ điều hành từ image này cho các máy trong mạng thì tại mỗi máy chúng ta chỉ việc chạy 1 trong 2 công cụ đó để đổi SID cho máy đó. 7.2 Dùng phương pháp tự động: Phương pháp này sẽ dùng công cụ Sysprep của Microsoft đi kèm theo các đĩa cài đặt Windows Xp hoặc 2k. (Thao tác này cũng phải thực hiện trên máy trước khi tiến hành tạo image ghost) (X:\SUPPORT\TOOLS\deploy.cab) Cách làm như sau: Sau khi đã cài đặt một máy client hoàn chỉnh với đầy đủ các driver và ứng dụng kèm theo. Chúng ta tiến hành chạy Sysprep như sau: Copy file deploy.cab trong đường dẫn trên của đã cd cài đặt rồi giải nén. Tiếp theo trên ổ C tạo thư mục C:\SYSPREP rồi chép 3 file sau trong thư mục giải nén: sysprep.exe, setupcl.exe, setupmgr.exe Phạm Minh Triết - minhtrietpham@gmail.com 32 Sau đó chạy Setupmgr.exe (chạy chương trình này để tự động tạo tên máy (computername) ngẫu nhiên cho các máy sau khi ghost) - Sau khi chạy chúng ta chọn Create a new answer file -> Sysprep Install. Tiếp theo chọn hệ điều hành từ danh sách hiện ra. Tiếp theo chọn Yes, fully automate the installation. Sau đó nhập các thông tin cần thiết vào như khi cài đặt windows. Tiếp theo điền cdkey vào. Ở phần Computer Name chúng ta chọn Automatically generate computer name Ở phần Workgroup or Domain khai báo thông tin cho phù hợp Phạm Minh Triết - minhtrietpham@gmail.com 33 Các bước sau khai báo như khi cài đặt windows, sau khi kết thúc chương trình hỏi đường dẫn lưu file sysprep.inf thì chúng ta chọn mặc định như hình Sau đó tắt chương trình. *Chạy Sysprep Click vào file sysprep.exe Phạm Minh Triết - minhtrietpham@gmail.com 34 Nếu chỉ mục đích thay đổi SID thì ở bước này chúng ta không chọn gì cả và click Reseal. Một bảng xuất hiện thông báo là sau khi khởi động lại máy thì SID sẽ được tạo mới ngẫu nhiên Click OK rồi đợi một vài phút máy sẽ shutdown. Sau đó tiến hành ghost để lưu image. Nếu phòng máy có một số máy có cấu hình khác nhưng không khác biệt nhiều thì có thể chọn ở phần MiniSetup và PnP để sau khi ghost máy sẽ khởi động và chạy quá trình Minisetup để nhận diện lại phần cứng. Phạm Minh Triết - minhtrietpham@gmail.com 35 Mặc dù ở trên chúng ta chọn là Automatically generate computer name tuy nhiên tùy vào bộ windows đang dùng (retail, corp, oem) mà sau khi ghost, máy khởi động lại có thể tự động tạo tên máy ngẫu nhiên hoặc xuất hiện màn hình yêu cầu nhập vào tên máy... Phạm Minh Triết - minhtrietpham@gmail.com 36 8. Cài DHCP và TFTP trên windows Server 2003 Ở phần trên chúng ta dùng chương trình TFTPD32 để làm dịch vụ DHCP và TFTP, kết hợp với PXE Linux bootloader hỗ trợ cho bootrom PXE. Tuy nhiên nếu máy chủ chúng ta dùng windows2003 thì các dịch vụ DHCP và TFTP đã có sẵn và các dịch vụ này của windows2003 sẽ chạy tốt và ổn định hơn nhiều. Vì vậy ở đây chúng ta sẽ cài đặt DHCP và TFTP của windows server 2003 kết hợp với PXE Linux bootloader. Với cách cài đặt này thì máy con sẽ boot nhanh hơn và ổn định hơn nhiều so với dùng phần mềm TFTPD32! 8.1 Tạo thư mục chứa các file boot - Từ ổ C tạo thư mục C:\TFTP Sau đó copy các file của Pxe Linux là Pxelinux.0, memdisk và menu.c32 vào thư mục này Trong thư mục này tạo thư mục pxelinux.cfg. Sau đó tạo file default như phần 5-2 trên. Phạm Minh Triết - minhtrietpham@gmail.com 37 8.2 Cài đặt dịch vụ DHCP và TFTP Từ Control Panel chọn Add or Remove program-> Add/Remove Windows Components rồi cài thêm DHCP và Remote Installation Services như hình dưới. Sau khi cài xong máy sẽ yêu cầu khởi động lại. 8.2.1. Cấu hình cho DHCP Mở DHCP lên và tạo 1 scope (phần này tôi không trình bày vì cơ bản rồi) Sau khi tạo xong scope, click mouse phải vào Scope Options Phạm Minh Triết - minhtrietpham@gmail.com 38 Rồi chọn Configure Options Tiếp theo trong bảng xuất hiện tìm đến nhánh 066 (Boot Server Host Name) Ở phần String value nhập vào IP hay tên của máy chủ, trong trường hợp này là 192.168.1.100 Tiếp theo chọn 067 (Bootfile name) và nhập vào tên boot file là Pxelinux.0 như hình dưới. Phạm Minh Triết - minhtrietpham@gmail.com 39 Sau đó Apply để trở về màn hình chính. Ở đây chúng ta sẽ thấy xuất hiện 2 Scope option là 066 và 067 Như vậy là cấu hình xong cho phần DHCP 8.2.2 Cấu hình TFTP Mở Regedit rồi tìm đến nhánh sau HKLM\System\CurrentControlSet\Services\TFTPD\Parameters\ Từ cửa sổ bên phải click mouse phải rồi chọn New -> String Value rồi đặt tên là Directory Tiếp theo click mouse phải vào Directory rồi chọn Modify rồi nhập vào C:\TFTP Phạm Minh Triết - minhtrietpham@gmail.com 40 - Tiếp theo mở Services chúng ta sẽ thấy có 1 service là Trivial FTPDaemon. Chọn lại trạng thái từ Manual sang Automatic rồi Start dịch vụ Vậy là chúng ta cấu hình xong toàn bộ dịch vụ DHCP và TFTP cho máy chủ win2k3. Chỉ cần cài thêm Symantec Ghostcast server nữa là trở thành một máy chủ ghostcast rồi. Phạm Minh Triết - minhtrietpham@gmail.com 41 9. Cách làm image đa cấu hình * Như chúng ta đã biết do ưu điểm của ghostcast nên nó phù hợp với phòng máy có cấu hình giống nhau. Nếu phòng máy có nhiều nhóm máy có cấu hình khác nhau thì mỗi lần ghost chúng ta chỉ làm với 1 nhóm máy mà thôi, hết nhóm này rồi ghost tiếp ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhuong_dan_ghostcast.pdf
Tài liệu liên quan