Mình thấy trong Diễn đàn rất nhiều nhà đầu tư mới hỏi về cách xem bảng giá, mặc dù trong Diễn đàn chúng ta đã có nhiều câu hỏi và trả lời về vấn đề này nhưng xem ra nhiều bạn vẫn còn khó hiểu và những bạn mới vào thì lại phải hỏi lại vô hình chung dẫn đến hoạt động của Diễn đàn trở nên lộn xộn. Vì vậy qua bài gửi này mình hi vọng những bạn mới vào nghề cảm thấy nó hữu ích và việc xem bảng giá chứng khoán từ nay về sau chỉ là “chuyện nhỏ”.
Mỗi một công ty chứng khoán có một bảng giá chứng khoán khác nhau nhưng chung chung thì vẫn phải hiển thị những thông tin cơ bản nhất của một bảng giá, khác hay chăng cũng chỉ là ở cách sắp xếp và bố trí sao cho nhà đầu tư tiện theo dõi và thêm một vài tính năng để vượt trội hơn chút đỉnh so với các CTCK khác mà thôi. Ở đây mình sẽ hướng dẫn các bạn xem bảng của FPTS, theo mình thấy nó khá đầy đủ, dễ nhìn, tốc độ nhanh (có lẽ vì vậy mà trên Trang chủ thuchanhchungkhoan cũng có đường dẫn tới bảng giá này) và vì mình cũng “kết” nó nữa.
Dưới đây chỉ là những phần mà nhiều nhà đầu tư mới hay hỏi nhất, bạn nào cần hỏi phần nào khác cứ gửi bài tại đây nhé!
9 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1269 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Hướng dẫn cách xem bảng giá chứng khoán điện tử niêm yết trên HOSE, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng dẫn cách xem bảng giá chứng khoán điện tử niêm yết trên HOSE - 12/06/2009, 17:32
Mình thấy trong Diễn đàn rất nhiều nhà đầu tư mới hỏi về cách xem bảng giá, mặc dù trong Diễn đàn chúng ta đã có nhiều câu hỏi và trả lời về vấn đề này nhưng xem ra nhiều bạn vẫn còn khó hiểu và những bạn mới vào thì lại phải hỏi lại vô hình chung dẫn đến hoạt động của Diễn đàn trở nên lộn xộn. Vì vậy qua bài gửi này mình hi vọng những bạn mới vào nghề cảm thấy nó hữu ích và việc xem bảng giá chứng khoán từ nay về sau chỉ là “chuyện nhỏ”.Mỗi một công ty chứng khoán có một bảng giá chứng khoán khác nhau nhưng chung chung thì vẫn phải hiển thị những thông tin cơ bản nhất của một bảng giá, khác hay chăng cũng chỉ là ở cách sắp xếp và bố trí sao cho nhà đầu tư tiện theo dõi và thêm một vài tính năng để vượt trội hơn chút đỉnh so với các CTCK khác mà thôi. Ở đây mình sẽ hướng dẫn các bạn xem bảng của FPTS, theo mình thấy nó khá đầy đủ, dễ nhìn, tốc độ nhanh (có lẽ vì vậy mà trên Trang chủ thuchanhchungkhoan cũng có đường dẫn tới bảng giá này) và vì mình cũng “kết” nó nữa. Dưới đây chỉ là những phần mà nhiều nhà đầu tư mới hay hỏi nhất, bạn nào cần hỏi phần nào khác cứ gửi bài tại đây nhé!
Từ trái qua phải:- Mã CK: tên của công ty niêm yết được viết tắt hoặc lấy ngắn gọn bởi các chữ cái đầu (có thể lấy theo chữ cái đầu viết bằng Tiếng Anh, Tiếng Việt hoặc tên viết tắt). Ví dụ: ABT - Tên công ty là CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN BẾN TRE. Tên viết tắt là: AQUATEX BENTRE. Như vậy mã ABT lấy các chữ cái sau (chữ đậm): AQUATEX BENTRE.- Trần: giá trần của mã chứng khoán đó (nhà đầu tư chỉ được phép đặt lệnh với giá tối đa bằng hoặc nhỏ hơn giá này)- Sàn: giá sàn của mã chứng khoán đó (nhà đầu tư chỉ được phép đặt lệnh với giá tối thiểu bằng hoặc lớn hơn giá này)- TC: giá tham chiếu của mã chứng khoán đó (từ giá tham chiếu này cộng thêm 5% thì ra giá trần, và trừ đi 5% thì ra giá sàn)- Dư mua: những lệnh còn chờ mua chưa được khớp+ Giá 3, KL 3; Giá 2, KL 2; Giá 1, KL 1: KL là khối lượng, Giá 1 là giá đang có lệnh chờ mua cao nhất (tốt nhất) tương ứng với khối lượng ngay bên cạnh, rồi đến Giá 2 là giá chờ mua cao tiếp theo và cuối cùng là Giá 3- Giá khớp: mức giá gần nhất vừa khớp lệnh- KL khớp: khối lượng gần nhất vừa khớp lệnh tương ứng với Giá khớp bên trái mà mình vừa nói- +/-: giá khớp thay đổi so với cột TC. Được tính bằng cách lấy cột Giá khớp trừ đi cột TC.- Dư bán: những lệnh còn chờ bán chưa được khớp+ Giá 3, KL 3; Giá 2, KL 2; Giá 1, KL 1: KL vẫn là khối lượng, ở bên cột dư bán này thì Giá 1 là giá đang có lệnh chờ bán thấp nhất (tốt nhất) tương ứng với khối lượng ngay bên cạnh, rồi đến Giá 2 là giá chờ bán thấp tiếp theo và cuối cùng là Giá 3- Tổng KL: Tổng khối lượng đã được khớp từ đầu phiên đến thời điểm hiện tại- Mở cửa: mức giá đã khớp sau khi kết thúc phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa- Cao nhất: mức giá đã được khớp cao nhất từ đầu phiên đến thời điểm hiện tại- Thấp nhất: mức giá đã được khớp thấp nhất từ đầu phiên đến thời điểm hiện tại- NN mua: nước ngoài mua, hiển thị tổng cộng khối lượng mà nhà đầu tư nước ngoài đã mua• Lưu ý:- Các bạn thấy cột Mở cửa mà không thấy cột Đóng cửa đúng không? Giá đóng cửa chính là giá hiển thị ở cột Giá khớp sau 10h30’ (thời điểm kết thúc phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa đó) - Màu sắc:+ Giá hiển thị màu tím tương đương với giá trần+ Giá hiển thị màu xanh nhạt tương đương với giá sàn+ Giá hiển thị màu vàng tương đương với giá tham chiếu+ Giá hiển thị màu xanh lá cây tương đương với việc giá tăng so với giá tham chiếu+ Giá hiển thị màu đỏ tương đương với việc giá giảm so với giá tham chiếuTương tự màu sắc hiển thị như trên với mũi tên tăng giá (màu xanh lá cây), mũi tên giảm giá (màu đỏ) và gạch ngang đứng giá (màu vàng).- Đơn vị giá '1,000 đồng': như vậy ABT có giá TC = 42.5 * 1,000 đồng = 42,500 đồng- Đơn vị khối lượng '10 cổ phiếu': như vậy ABT có Tổng KL = 2927 * 10 = 29270 cổ phiếu- Một số tính năng hay của các bảng giá:+ Đưa mã chứng khoán bạn quan tâm lên đầu bảng cho tiện theo dõi: bạn kích đúp vào những mã chứng khoán cần theo dõi (bảng Phú Gia)+ Tìm nhanh mã chứng khoán: ví dụ bạn cần tìm mã VNS, để khỏi mất công cuộn lên cuộn xuống để tìm thì trên bàn phím bạn ấn các phím 'V', 'N', 'S' (bảng Phú Gia)+ Để biết tên tổ chức niêm yết tương ứng với mã chứng khoán: để biết một mã chứng khoán là của tổ chức nào thì bạn hãy di chuột đến mã đóChúc các bạn thành công!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- huong_dan_cach_xem_bang_gia_chung_khoan_dien_tu_niem_yet_tren_hose.doc