Về tổng thể, một bộ PC bao gồm 2 phần chính là màn hình và bộ xử lý trung tâmCPU. Màn hình là nơi hiển thị kết quả xử lý và quá trình thao tác với máy tính. Còn bộ xử lý trung tâm nằm trong một hộp kim loại (gọi là case), bao gồm nhiều vi mạch điện tử, ổ lưu trữ, quạt gió. bên trong và các cổng giao tiếp (để cắm các đầu dây, ổ nhớ rời.) ở bên ngoài.
11 trang |
Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1478 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Hướng dẫn cách lắp ráp 1 bộ máy vi tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng dẫn cách lắp ráp 1 bộ máy vi tính
Về tổng thể, một
bộ PC bao gồm
2 phần chính là
màn hình và bộ
xử lý trung tâm
CPU. Màn hình
là nơi hiển thị
kết quả xử lý và
quá trình thao
tác với máy tính.
Còn bộ xử lý
trung tâm nằm
trong một hộp
kim loại (gọi là
case), bao gồm
nhiều vi mạch
điện tử, ổ lưu
trữ, quạt gió...
bên trong và các
cổng giao tiếp (để cắm các đầu dây, ổ nhớ rời...) ở bên ngoài.
Phần màn hình
Màn hình: Hiện có 2 loại CRT và LCD với kích thước từ 14 inch trở lên. Màn CRT
loại cong có hại cho mắt vì các tia cathode phóng trực tiếp về phía trước; màn CRT
phẳng và LCD hạn chế tác hại hơn do các tia này bị phân tán. Nếu chỉ có CRT
cong, người dùng có thể mua thêm tấm kính chắn với giá chỉ 23 chục nghìn.
Chuột: Đây là thiết bị ngoại vi dùng để thao tác trên màn hình máy tính. Hiện có
các loại chuột bi, chuột quang, chuột không dây có gắn Bluetooth với giá dao động
từ vài chục nghìn đến hơn một triệu đồng.
Bàn phím: Đây cũng là thiết bị ngoại vi dùng để nhập dữ liệu. Bàn phím có nhiều
loại, từ loại thường giá chưa đến một trăm nghìn tới bàn phím không dây hoặc loại
có thiết kế đặc biệt giá hơn một triệu đồng.
Phần case
Bộ vi xử lý: là trung tâm tính toán, xử lý dữ liệu của máy tính với hàng triệu phép
tính/giây. Gần đây, nhiều người nhắc đến sức mạnh của vi xử lý lõi kép với 2 nhân
trên một chip, giúp tốc độ tính toán nhanh hơn và do đó, giá cả cũng đắt hơn.
Bo mạch chủ (mainboard): là nơi để gắn các thiết bị như chip, card đồ họa, card
âm thanh, ổ cứng... Nó đóng vai trò là một "trung tâm điều phối", giúp cho mọi thiết
bị máy tính hoạt động nhịp nhàng và ổn định. Giá cả của bo mạch chủ tùy biến
theo số thiết bị đã được tích hợp sẵn (trong các báo giá có từ "onboard").
Ổ cứng: là nơi lưu trữ dữ liệu. Dung lượng ổ cứng càng lớn thì càng lưu được
nhiều dữ liệu và giúp cho máy chạy êm khi có nhiều không gian trống.
RAM: bộ nhớ trong tạm thời là nơi lưu mọi hoạt động của các chương trình chạy
trên máy tính. Khi RAM càng lớn, các chương trình vận hành trơn tru và nhanh
hơn.
Card đồ họa: là thiết bị xử lý hình ảnh, video. Khi card đồ họa mạnh, hình ảnh
hiển thị trên máy tính sẽ sắc nét và có nhiều hiệu ứng thật hơn. Những người chơi
game "nặng" và hay làm việc với đồ họa sẽ yêu cầu cầu cao đối với thiết bị này.
Chú ý một số mainboard đã tích hợp sẵn card đồ họa.
Card âm thanh: là thiết bị xử lý âm thanh, giúp cho người dùng nghe được tiếng
trên máy tính. Một số mainboard cũng tích hợp sẵn card này.
Card mạng: là thiết bị hỗ trợ nối mạng Internet hay mạng nội bộ. Có loại card
mạng tích hợp sẵn trên bo mạch chủ, có loại card mạng rời phải mua riêng.
Ổ đa phương tiện: các loại ổ CD trước đây hiện đang bị DVD "qua mặt" vì chúng
có khả năng đọc cả CD lẫn DVD. Ngoài ra, nếu có nhu cầu, người dùng có thể
mua loại ổ DVD đọcghi DVD hay đọc DVD, ghi được CD.
Ổ mềm: loại ổ lưu trữ này hiện đang "mất giá" vì bản thân đĩa mềm lưu dữ liệu
không nhiều và hay hỏng. Nếu có USB gắn ngoài, bạn không cần đến loại ổ này.
Quạt gió: là thiết bị nhỏ nhưng rất cần thiết để làm mát những bộ phận tạo nhiệt
trong quá trình hoạt động. Trục trặc ở quạt gió dễ làm thiết bị nóng quá mức và
hỏng hẳn. Nhiều hãng để chỗ gắn quạt gió ở khắp mọi nơi như chip, nguồn, ổ
cứng... Tuy nhiên, một quạt đường kính 120 mm ở case rộng rãi cũng có thể đảm
bảo an toàn cho máy tính. Xem thêm bài này.
Nguồn điện: là nơi chuyển điện từ ngoài vào trong máy. Nguồn điện là thiết bị
quan trọng trong việc giữ cho điện áp ổn định, giúp các thiết bị trong case được an
toàn khi có sự cố. Nguồn điện có công suất lớn phù hợp với những máy gắn nhiều
thiết bị tiêu tốn điện năng như quạt làm mát bằng nước, ổ cứng có tốc độ quay
cao, ổ DVD nhiều chức năng...
Bạn cũng có thể mua thêm loa ngoài, webcam, ổ USB, ổ cứng ngoài... để phục vụ
nhu cầu giải trí và làm việc của mình. Chú ý khi tự chọn mua linh kiện lắp ráp,
người dùng cần xem chúng có tương thích với nhau hay không. Bạn có thể tìm
thông tin trên mạng về những dòng sản phẩm này để quyết định chính xác.
Chuẩn bị lắp ráp
Dụng cụ cần dùng là một tôvít 4 cạnh.
Nơi để máy tính cần khô và thoáng, ít bụi bẩn. Bề mặt để máy tính cần phẳng và
vững chắc.
Lắp máy tính (2): Gắn linh kiện trên bo mạch chủ
Bo mạch (mainboard) là trung tâm kết nối và điều phối mọi hoạt động của các thiết
bị trong máy tính. Lắp ráp linh kiện vào bảng mạch này cần sự cẩn thận và một số
mẹo nhỏ.
Chú ý trước khi lắp
Mặc dù bo mạch chủ đã được gắn ở vị trí cố định bên trong hộp máy, vị trí của
các card tích hợp sẵn và các loại ổ (cứng, mềm, CD) trong khoang có thể thay đổi
đến một giới hạn nào đó. Tuy nhiên, tốt hơn hết là đặt chúng cách xa nhau vì dây
cáp nối bị chùng một đoạn khá lớn. Để các thiết bị xa nhau cũng tạo khoảng
không gian thoáng đãng, tránh tương tác điện từ gây hại.
Bo mạch chủ chứa các bộ phận nhạy cảm, dễ bị "đột quỵ" vì tĩnh điện. Do đó,
bảng mạch này cần được giữ trong trạng thái chống tĩnh điện nguyên vẹn trước khi
lắp ráp. Sản phẩm được bọc trong một bao nhựa đặc biệt, trên đó có quét các vệt
kim loại. Vì vậy, trước khi lắp linh kiện, không nên để bảng mạch hở ra khỏi bao
nhựa trong thời gian dài. Trong quá trình lắp ráp, bạn cần đeo một vòng kim loại
vào cổ tay có dây nối đất. Loại vòng này có bán ở các cửa hàng tin học hoặc bạn
tự chế bằng cách quấn một đoạn dây đồng nhiều lõi vào cổ tay và nối tiếp đất.
Đây cũng là yêu cầu khi lắp các loại card.
Cần thao tác cẩn thận với các linh kiện. Nếu một vật như tôvít rơi vào bo mạch
chủ, nó có thể làm hỏng những mạch điện nhỏ, khiến cả thiết bị này trở nên vô
dụng.
Quy trình lắp ráp
Bạn cần xác định xem case này có gắn đệm phủ hợp để đặt bảng mạch không.
Miếng đệm này có tác dụng tránh cho bo mạch chủ chạm vào bề mặt kim loại của
case sau khi lắp đặt, tránh chập mạch hoặc hỏng hóc khi máy tính bị va đập.
Bất kỳ case mới nào cũng có loại đệm bằng nhựa hay kim loại. Chúng có thể được
lắp sẵn vào case hoặc không.
Đặt tấm vỏ máy rời trên mặt bàn và gắn bo mạch lên một cách nhẹ nhàng rồi siết
chặt đinh ốc.
Nhẹ nhàng đưa vi xử lý vào khe ZIF (viết tắt của từ Zero Insertion Force), không
cần dùng sức. Nếu được đặt đúng, nó sẽ trôi vào khe. Chú ý chân răm số 1 phải
được đặt chính xác. Nếu không thể đặt bản chip thăng bằng, chú ý không được ấn.
Khi lắp vi xử lý xong, khóa khe này bằng cái lẫy.
Các cửa hàng có bán chip đã gắn sẵn cùng quạt gió ngay trên bo mạch chủ. Nếu
muốn "tận hưởng" cảm giác của dân tự lắp máy, bạn có thể mua loại chip rời. Tùy
theo kiểu khe cắm slot (cắm đứng) hay socket (đặt nằm ngang) trên các hệ máy
khác nhau, việc lắp chip có khác nhau đôi chút.
Bôi một lớp keo IC mỏng (hoặc dán giấy dẫn nhiệt) lên đáy quạt chip. Vật liệu này
giúp hơi nóng trong quá trình vi xử lý được dẫn lên quạt gió. Sau khi bôi keo, đặt
quạt gió lên vi xử lý và khóa các lẫy tương ứng. Chú ý, cần làm sạch bề mặt trước
khi bôi keo, có thể dùng cồn. Lắp RAM
Đặt bản RAM vào khe slot và nhấn xuống, hai miếng nhựa màu trắng hai bên sẽ
tự động "quặp" chặt khi thanh RAM vào khe vừa vặn. Trên bo mạch có chỗ đặt vài
thanh và dung lượng của chúng sẽ được cộng với nhau. Trong trường hợp RAM
hỏng, bạn chỉ cần nhấc ra khỏi khe và cắm lại RAM mới. Cách cắm SDRAM,
DDRAM, RDRAM... có đôi chút khác biệt.
Các kết nối từ bo mạch chủ
Các dây cáp để nối đến ổ và khe cắm bằng chân răm có vẻ loằng ngoằng khiến
bạn rối trí. Chú ý cắm chính xác để không làm hỏng các chân răm này. Chân số 1
ở cáp nằm về phía vạch đỏ trên dây.
Tên cáp Kết nối với... Số chân răm
IDE Ổ cứng, CDROM 40
Floppy IDE Ổ mềm 34
Cáp nguồn Từ bộ nguồn SMPS đến bo mạch chủ 6x2 đối với dòng AT và 20 với
ATX
Đèn báo Loa, Đèn báo ổ cứng, đèn báo nguồn, đèn khởi động lại. Khác nhau ở
từng kiểu.
Các cổng sau case PS/2, USB, LPT, COM 1, COM 2... Khác nhau ở từng kiểu.
Nối card Cáp tiếng ở CDROM... Khác nhau ở từng kiểu.
Ngoài ra, còn có các loại cáp khác như nguồn điện cho ổ cứng, ổ mềm, CD
ROM, ... không kết nối vào bo mạch chủ, nguồn điện cho quạt gió.
Cấu hình chân răm trên bo mạch chủ
Có nhiều vị trí để cắm cáp trên bo mạch chủ. Sau đây là danh sách:
Tên thiết bị/slot Số chân răm
LPT 26
COM 10
IDE 40
IDE Floppy 36
Lúc này, đặt bo mạch chủ vào case và vặn chặt các đinh ốc (một số loại dùng
chân nhựa).
Lắp máy tính (3): Cắm các loại ổ
Các ổ lưu trữ (cứng, mềm) và đa phương tiện đều dùng cáp dữ liệu IDE để kết nối
với bo mạch chủ. Một dây cáp có thể nối với 2 ổ cùng loại một lúc, tạo ra sự tiện lợi
cho người sử dụng.
Lắp ổ cứng
Ở phía mặt sau ổ cứng có 2 chỗ để cắm. Một là phần dành để cắm nguồn (có 4
chân), nằm về phía bên tay phải. Phần chân cắm dài hơn phái bên trái dùng để
cắm cáp dữ liệu.
Dây cáp IDE có 3 đầu cắm, 1 dành để cắm vào khe trên bo mạch chủ (gọi là IDE
0), 2 dành để nối vào ổ cứng. Khi chỉ dùng một ổ cứng duy nhất, người ta thường
dùng đầu cáp còn lại (IDE1).
Một đầu của cáp IDE được cắm vào khe slot trên bo mạch chủ.
Dây nguồn đã có một đầu cắm sẵn vào nguồn điện của máy tính, phần còn lại có
3 đầu, 2 đầu to dùng để cắm ổ cứng/ổ CD, 1 đầu nhỏ (cũng 4 chân) dành để cắm
vào ổ mềm.
Một dây nguồn có 3 đầu nối.
Cả hai dây này chỉ vừa ổ theo chiều duy nhất. Kinh nghiệm cắm đúng là viền màu
đỏ/xanh trên cáp dữ liệu IDE "úp mặt" về phía sợi dây màu đỏ của cáp nguồn.
Viền màu đỏ trên cáp IDE quay về phía sợi dây màu đỏ trên cáp nguồn.
Khi muốn cắm 2 ổ cứng trên cùng 1 máy, bạn chú ý đến phần chân răm nằm giữa
và sơ đồ trên mặt ổ. Lúc này, bạn phải quy định ổ chính (master) và ổ phụ (slave)
theo sơ đồ này. Chân răm màu trắng sẽ được kéo ra khỏi chỗ để ban đầu của nhà
sản xuất và cắm vào vị trí đúng (ví dụ cắm vào vị trí số 2 để làm ổ master, số 3 để
làm ổ slave). Sau đó, bạn sẽ phải thiết lập quy định này trong Bios.
Cuối cùng, đưa ổ cứng vào khoang và vít đinh chặt ở hai bên (thường là 4 đinh ốc
cho mỗi ổ).
Lắp ổ đa phương tiện
Ổ đĩa quang như CD hay DVD đọc/ghi đều được nối với bo mạch chủ bằng cáp
IDE và nguồn điện như ổ cứng.
Tuy nhiên, ở những máy chưa có ổ CD/DVD, bạn phải mua thêm dây cáp khi
muốn lắp thêm loại ổ này (cáp có giá vài nghìn đồng).
Phần chân răm quy định ổ chính/phụ nằm bên cạnh bộ chân cắm cáp IDE.
Thường thì sơ đồ cho chân răm này được in nổi hoặc dập chìm trên bề mặt ổ,
tương ứng với vị trí của chân cắm. M là viết tắt cho master, S là viết tắt cho slave.
Phần khe cắm 4 chân bên cạnh đó dành để nối cáp tín hiệu analog từ CDROM
vào card âm thanh. Nếu ổ đa phương tiện của bạn có hỗ trợ Digital Audio thì cắm
cáp vào khe tương ứng và nối đầu còn lại với card sound.
Gỡ bỏ miếng nhựa ở khoang trên thùng máy và đưa ổ CD vào khoang, vít đinh ốc
cẩn thận ở 2 bên. Khi đẩy ổ CD nhô ra phía trước, chú ý để ổ không bị lệch, tránh
tình trạng kẹt khay chứa đĩa.
Lắp máy tính (4): Cắm card và thiết bị ngoại vi
Nếu không muốn dùng bo mạch chủ tích hợp sẵn chip âm thanh, đồ họa..., bạn có
thể dùng card rời để dễ dàng nâng cấp về sau này. Cách lắp card và các thiết bị
ngoại vi cũng khá dễ dàng, chỉ cần người dùng biết khái niệm về chúng.
Cắm các loại card
Trong máy tính, người ta dùng các loại card như sound (nhập vào và cho ra dữ liệu
dạng âm thanh), video/graphics (nhập và xuất dữ liệu dạng hình ảnh), network
(dành cho việc nối mạng LAN/Internet...). Hiện nay nhiều mainboard đã tích hợp
sẵn các loại card này dưới dạng chip. Nếu muốn nâng cấp chúng về sau này,
người dùng có thể chọn loại bo mạch chủ chưa tích hợp và mua card rời.
Vị trí cắm của các thiết bị cần đến sự đồng bộ của bo mạch chủ và case. Ví dụ:
mainboard có khe cắm card mạng ở dưới cùng nhưng vỏ máy không có lỗ để đặt
cổng ở vị trí tương ứng sẽ khiến người dùng không thể cắm được dây mạng, ngoài
cách tự khoan lấy. Do đó, bạn cần tham khảo sơ đồ bo mạch chủ và case trước khi
mua hàng tự lắp.
Card âm thanh
Một loại card âm thanh với các đầu cắm.
Phần lớn các sản phẩm loại này được sản xuất từ năm 1999 đến nay đều tuân
theo chuẩn PC 99 của Microsoft. Theo đó, màu sắc của đầu cắm có ý nghĩa như
sau:
Màu Chức năng
Hồng Cắm microphone dạng tín hiệu analog.
Xanh dương nhạt Cắm đầu linein dạng analog (như ampli, đầu đĩa...)
Xanh lá cây Cho ra tín hiệu stereo (ở loa trước hoặc tai nghe)
Đen Cho ra tín hiệu ở loa sau.
Da cam Cho ra tín hiệu kỹ thuật số giao diện S/PDIF.
Ở các máy tính phổ thông thường chỉ có 2 đầu cắm màu hồng và xanh lá cây.
Tùy theo chân của card thuộc dạng nào, bạn cắm vào khe tương ứng. Có 3 loại
slot là AGP, PCI và ISA. AGP có màu nâu, PCI màu trắng và dài hơn AGP một
chút, còn ISA là slot đen và dài.
Slot AGP màu nâu.
Slot PCI màu trắng.
Slot ISA màu đen.
Chú ý phần đầu cắm (xanh, hồng...) hướng ra các lỗ nhỏ trên thân case. Cắm nhẹ
chân card vào khe và ấn xuống từ từ.
Card đồ họa (còn gọi là card hình hoặc card video)
Thiết bị này có chứa vi xử lý đồ họa GPU. Chip càng mạnh thì hình ảnh càng sắc
nét và có hiệu ứng chân thực hơn. Hiện nay, loại card dùng chân cắm AGP hay
PCI Express tỏ ra ưu thế hơn so với các loại khác.
Cắm card đồ họa vào khe AGP.
Khi đưa chân card vào khe, bạn cũng cần cắm nhẹ nhàng. Phần nối với dây màn
hình xoay ra lỗ tương ứng trên case. Chú ý, nếu muốn dùng 2 màn hình trên một
máy tính, trước đó, bạn có thể mua card đồ họa 2 đầu và case phù hợp .
Card mạng
Thiết bị này có khả năng hỗ trợ các kết nối LAN, Ethernet, Internet... Cách cắm
card mạng cũng tương tự như các loại khác.
Card USB
Ngoài phần chân cắm USB sẵn có trên mainboard, bạn có thể dùng khe PCI để
đưa thêm một loạt ổ USB vào máy tính, phục vụ nhu cầu của mình. Hiện nay có
khá nhiều card với 4, 5, 7 hay 10 ổ.
Một loại card USB 4 cổng.
Cắm các dây nối vào vỏ máy tính
Cắm dây nguồn
Thường thì bộ nguồn luôn được đặt ở vị trí trên cùng của case với cổng cho nguồn
điện và cho màn hình.
Dạng đầu dây này có 15 chân răm để cắm vào cổng của card đồ họa. Hai bên
thành của đầu dây có 2 ốc vít. Sau khi đưa chân răm cắm ngập vào cổng, bạn vặn
2 con ốc này thật chặt theo chiều kim đồng hồ.
Cắm dây màn hình vào cổng của card đồ họa.
Cắm dây chuột và bàn phím
Cổng để nhận các thiết bị này được gọi là PS/2. Nếu mua đồng bộ, người dùng sẽ
thấy cổng và đầu dây có màu tương ứng với nhau để dễ nhận biết. Các đầu dây
được thiết kế theo dạng hình tròn với 6 chân răm (loại cổ có 5 chân). Tuy nhiên,
nếu dùng chuột và bàn phím kiểu giao diện USB, bạn phải cắm vào cổng hình chữ
nhật.
Cắm dây mạng
Đầu dây mạng thường được thiết kế dạng lẫy. Người dùng chỉ cần bấm ép khóa
nhựa xuống, đưa vào khe rồi thả tay ra.
Bộ cổng USB mở rộng
Khi cần dùng nhiều cổng USB như chuột, bàn phím, webcam, thiết bị lưu trữ, đầu
đọc thẻ nhớ, thiết bị xem truyền hình... mà không muốn cài card USB, bạn có thể
sử dụng loại này. Chỉ cần cắm dây nối vào một cổng USB sẵn có trên thân máy,
bạn có thể nối các thiết bị khác vào bộ cổng mở rộng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Huongdancachlaprap1bomayvitinh.pdf