Hứng thú học tập của sinh viên trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh

Hứng thú học tập chính là thái độ, nhận thức đặc biệt của chủ thể đối với học tập, vì sự cuốn hút về mặt

tình cảm và có ý nghĩa thiết thực của nó trong đời sống cá nhân. Hứng thú học tập được coi là một biểu

hiện đặc biệt của hứng thú nhận thức. Nhờ hứng thú, sinh viên có thể giảm bớt mệt mỏi, căng thẳng, tăng

sự chú ý, thúc đẩy tính tích cực tìm tòi, sáng tạo trong quá trình học tập và dễ dàng thành công trong học

tập. Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh đang dần trở thành một trong những trường đi đầu với

sự quan tâm giáo dục cho sinh viên. Vì vậy, việc tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập

và tìm ra những biện pháp nâng cao hứng thú học tập của sinh viên là cần thiết, góp phần nâng cao hiệu

quả học tập và chất lượng giảng dạy tại trường

pdf7 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Hứng thú học tập của sinh viên trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
979 HỨNG THÚ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Lê Thùy Trang Khoa Khoa học xã hội và nhân văn, trường Đại học Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Hứng thú học tập chính là thái độ, nhận thức đặc biệt của chủ thể đối với học tập, vì sự cuốn hút về mặt tình cảm và có ý nghĩa thiết thực của nó trong đời sống cá nhân. Hứng thú học tập được coi là một biểu hiện đặc biệt của hứng thú nhận thức. Nhờ hứng thú, sinh viên có thể giảm bớt mệt mỏi, căng thẳng, tăng sự chú ý, thúc đẩy tính tích cực tìm tòi, sáng tạo trong quá trình học tập và dễ dàng thành công trong học tập. Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh đang dần trở thành một trong những trường đi đầu với sự quan tâm giáo dục cho sinh viên. Vì vậy, việc tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập và tìm ra những biện pháp nâng cao hứng thú học tập của sinh viên là cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả học tập và chất lượng giảng dạy tại trường. Từ khóa: Chất lượng giảng dạy, hứng thú, hứng thú học tập, sinh viên, tâm lý học. 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Learn to do – Learn to be – Learn to be forever Sinh viên là nòng cốt tri thức tương lai của đất nước, là đội ngũ vận hành công cuộc cách mạng kỹ thuật 4.0. Sự phát triển của đất nước đòi hỏi phải có lực lượng lao động có trình độ khoa học, tay nghề cao, nhất là trong thời buổi công nghệ hiện đại hiện nay. Hoạt động học tập ở bậc đại học là một hoat động tâm lý được tổ chức một cách độc đáo và quy chuẩn nhằm giúp sinh viên hoàn thiện bản thân, nắm vững kiến thức và toàn diện hơn trong công cuộc sáng tạo với trình độ chuyên môn cao. Chính vì vậy, hứng thú giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của các quá trình học tập và đóng góp đáng kể vào công cuộc kiến tạo trên. Theo thống kê gần đây nhất của Hidi và Renninger vào năm 2011, từ năm 2000 đến năm 2010 có 4600 lượt tra cứu, trong đó cụm từ “hứng thú” xuất hiện với các từ khóa đi kèm hoặc là “động lực” hoặc là “học tập”. Trong bài báo “Tìm hiểu lí thuyết khái niệm, đo lường và sự ra đời của hứng thú”, Hidi, Renninger và các học giả đã chỉ rõ việc nghiên cứu lí thuyết khái niệm về hứng thú, cách thức đo lường, nguồn gốc hình thành hứng thú rất cần thiết và tất cả các điều này cần quay trở lại phục vụ thực tiễn nhằm phát triển hứng thú cho học sinh [22]. Vì vậy, có thể thấy, hứng thú là trạng thái tâm lí thường được quan tâm trong học tập; hay nói cách khác, hứng thú có vai trò quan trọng trong các nghiên cứu liên quan mật thiết đối với lĩnh vực học tập. Hứng thú học tập chính là thái độ, nhận thức đặc biệt của chủ thể đối với học tập, vì sự cuốn hút về mặt tình cảm và có ý nghĩa thiết thực của nó trong đời sống cá nhân. Hứng thú học tập được coi là một biểu hiện đặc biệt của hứng thú nhận thức. Nhờ hứng thú, sinh viên có thể giảm bớt mệt mỏi, căng thẳng, tăng sự chú ý, thúc đẩy tính tích cực tìm tòi, sáng tạo trong quá trình học tập và dễ dàng thành công trong học tập. Vì thế, vấn đề chất lượng đào tạo luôn được quan tâm hàng đầu, nên việc tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập và tìm ra những biện pháp nâng cao hứng thú học tập của sinh viên là việc làm cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả học tập. Trong thời gian qua cũng đã có các công trình nghiên cứu về hứng thú học tập của học sinh, sinh viên với một môn học cụ thể nào đó. 980 Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh đang dần trở thành một trong những trường đi đầu với sự quan tâm giáo dục cho sinh viên. Nhưng vấn đề tìm hiểu nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập của sinh viên nói chung và sinh viên tại trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh nói riêng với những thay đổi về môi trường học tập mới vẫn ít được quan tâm. Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Hứng thú học tập của sinh viên trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh”. 2. CÁC KHÁI NIỆM CÔNG CỤ Khái niệm hứng thú có rất nhiều cách giải thích khác nhau ở những nhà khoa học khác nhau. Trong đề tài này, tôi đã sử dụng định nghĩa rút ra từ cơ sở của Tâm lý học hiện đại, tiêu biểu là của PGS.TS Nguyễn Quang Uẩn: Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng đem lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động. [12] Học tập là một trong những nhiệm vụ quan trọng của sinh viên và trong quá trình học tập, hứng thú học tập giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của các quá trinh học tập. Nhờ hứng thú mà trong quá trình học tập, sinh viên có thể giảm mệt mỏi, căng thẳng, tăng sự chủ ý, thúc đẩy tính tích cực tìm tòi, sáng tạo. Hứng thú tạo nên ở sinh viên sự tích cực học tập, khao khát tiếp cận và đi sâu vào tìm hiểu, khám phá tri thức. Theo Nguyễn Quang Uẩn, hứng thú học tập là thái độ đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng của hoạt động học tập, mà đối tượng của hoạt động học tập chính là nội dung của môn học đó vì nó vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống (tính thiết thực), vừa có khả năng đem lại khoái cảm (cuốn hút về mặt tình cảm) cho chủ thể. Do đó, bàn về hứng thú học tập, người nghiên cứu cho rằng: Hứng thú học tập được coi là một biểu hiện đặc biệt của hứng thú nhận thức. Hứng thú học tập là thái độ nhận thức đặc biệt của người học đối với hoạt động học tập, bởi ý nghĩa thiết thực hoạt động này mang lại cho cá nhân người học trong quá trình sống, học tập và làm việc. Như vậy, tác giả đã đưa ra khái niệm dưới đây dựa vào những khái niệm đã nêu trong đề tài: Hứng thú học tập của sinh viên HUTECH được coi là một biểu hiện đặc biệt của hứng thú nhận thức. Hứng thú học tập của sinh viên HUTECH là thái độ nhận thức đặc biệt của sinh viên đối với hoạt động học tập, bởi ý nghĩa thiết thực hoạt động này mang lại cho cá nhân sinh viên trong quá trình sống, học tập và làm việc. 3. BIỂU HIỆN CỦA HỨNG THÚ HỌC TẬP Ở SINH VIÊN Hứng thú là sự kết hợp giữa nhận thức với xúc cảm tích cực và hành động, nghĩa là có sự kết hợp giữa sự hiểu biết về đối tượng với sự thích thú với đối tượng và tính tích cực hoạt động với đối tượng. Như vậy, hứng thú học tập được biểu hiện ở ba mặt: Nhận thức về đối tượng, thái độ đối với đối tượng và thể hiện hành vi để vươn tới chiếm lĩnh đối tượng. Hứng thú được biểu hiện ở ba mặt: 1. Mặt nhận thức: Khi có hứng thú đối với cái gì đó thì có sự tập trung chú ý cao về đối tượng gây ra hứng thú, tính ổn định và tính bền vững thể hiện rõ trong chú ý có chủ định và chú ý không chủ định, các hoạt động ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng tích cực hơn nhằm nhận thức chúng một cách đầy đủ và sâu sắc hơn. 2. Mặt xúc cảm-tình cảm: Đối tượng gây ra hứng thú tạo nên sự khoái cảm, sự say mê, hấp dẫn đối với chủ thể. Chủ thể thường xuyên đươc trải nghiệm những tình cảm dễ chịu từ phía đối tượng. 981 3. Biểu hiện ở hành vi: Khi chủ thể có hiểu biết về đối tượng gây ra hứng thú, đồng thời chủ thể lại có tình cảm đặc biệt với đối tượng gây ra hứng thú thì học sẽ xuất hiện khát vọng hành động đi sâu vào đối tượng làm cho chủ thể hoạt động say mê và ít mệt mỏi. 4. CÁC LOẠI HÌNH HỨNG THÚ HỌC TẬP Ở SINH VIÊN Có nhiều cách phân loại các loại hình hứng thú học tập khác nhau: – Căn cứ vào chiều hướng của hứng thú ta chia hứng thú thành hứng thú trực tiếp và hứng thú gián tiếp. – Căn cứ vào hiệu quả của hứng thú ta có thể chia hứng thú thành hứng thú thụ động (hứng thú tiêu cực) và hứng thú chủ động (hứng thú tích cực). – Căn cứ vào phạm vi khái quát của đối tượng, có thể chia hứng thú thành hứng thú rộng và hứng thú hẹp. – Căn cứ vào chiều sâu của hứng thú có thể phân chia hứng thú sâu sắc và hứng thú hời hợt bên ngoài. – Căn cứ vào tính bền vững của hứng thú ta có hứng thú bền vững và hứng thú không bền vững. Trong thực tế, ở mỗi cá nhân, các loại hứng thú này có thể kết hợp với nhau theo một cách riêng, tiêu biểu cho cá nhân đó. Vậy nên các cách phân loại này chỉ mang tính chất tương đối. 5. TẦM QUAN TRỌNG CỦA HỨNG THÚ HỌC TẬP ĐỐI VỚI SINH VIÊN Hứng thú đối với học tập rất quan trọng, sự cần thiết của sự hứng thú trong học tập không chỉ dừng ở ý nghĩa đơn thuần là sinh viên đó chăm chú nghe giảng mà còn thể hiện ý nghĩa sâu xa là khi người học có hứng thú về một lĩnh vực nào đó, nó sẽ trở nên dễ dàng thậm chí còn mang lại sự hứng khởi, niềm đam mê, thích thú khi được học môn học này. Khi nói về tầm quan trọng của hứng thú trong học tập, đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra vai trò và sự đóng góp đáng kể của hứng thú. Theo P.A. Rudich (1986) trong hoạt động học tập và nghiên cứu, sự xuất hiện hứng thú là đặc biệt quan trọng. Trong trường hợp đó, hứng thú được xác định như một xu hướng của cá nhân có kèm theo những cảm xúc tốt trong quá trình thoả mãn nhu cầu đối với một thông tin mới, trước hết và chủ yếu là nhờ các cảm giác trí tuệ như ngạc nhiên, ước đoán, tính rõ ràng, lòng tin tưởng. Theo Hidi (1990) cho rằng hứng thú là một yếu tố thúc đẩy quá trình học tập, do đó người học đạt được kết quả học tập tốt hơn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ rõ hứng thú cá nhân giúp người học tăng cường sự tập trung, gợi nhớ lại kiến thức, tính kiên nhẫn đối với bài tập được giao và sự nỗ lực để đạt được mục đích. Rõ ràng cả nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đều nhận định rằng hứng thú là một nhân tố rất quan trọng, thúc đẩy con người có niềm khao khát được tiếp cận với khách thể, từ đó thúc đẩy hành động tích cực, hiệu quả. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng trong quá trình học nói chung nếu sinh viên có hứng thú với môn học thì tự trong ý thức của các em sẽ hình thành động cơ học tập đúng đắn và khát khao thực hiện được mục tiêu học tập đã đề ra. Nhờ hứng thú sinh viên có thể giảm mệt mỏi, căng thẳng, tăng sự chú ý, thúc đẩy tính tích cực tìm tòi, sáng tạo trong quá trình học tập và dễ dàng lĩnh hội nguồn tri thức hơn. Ngoài ra, hứng thú học tập còn liên quan mật thiết đến động cơ học tập. Động cơ học tập không có sẵn hay tự phát, mà được hình thành dần dần trong quá trình học tập của sinh viên dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên. Nhu cầu giải quyết được mâu thuẫn “giữa một bên là “phải hiểu biết” và bên kia là “chưa hiểu biết” (hoặc hiểu biết chưa đủ, chưa đúng)” là nguyên nhân chính yếu để hình thành động cơ học tập ở học sinh. Động cơ nói chung và động cơ học tập nói riêng thường liên hệ chặt chẽ tới hứng thú của mỗi người. Nhờ có hứng thú mà động cơ ngày càng mạnh mẽ. Vì thế 982 vai trò của hứng thú trong học tập là rất lớn. Trong học tập chẳng những cần có động cơ đúng đắn mà còn phải có hứng thú bền vững thì học sinh mới có thể tiếp thu tri thức hiệu quả nhất. Sự hứng thú trong học tập của sinh viên kích thích tính tích cực của trí tuệ, sự nỗ lực hành động trong hoạt động học tập, tạo nên động cơ kích thích sinh viên lĩnh hội tri thức và tìm những nguồn tri thức mới trong nội dung học tập. Giáo dục sự hứng thú phải gắn liền với đổi mới phương pháp dạy học. Giáo dục hứng thú tạo tiền đề cho cách dạy phát hiện vấn đề. Sinh viên không phát hiện vấn đề khi không tích cực hoạt động, tích cực tư duy. Quá trình học tập dựa trên sự hứng thú làm cho sinh viên không những nắm được nội dung kiến thức mà còn tạo nên thái độ tích cực của cá nhân trong học tập. Thực tiễn cho thấy, thiếu sự hứng thú học tập là một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả yếu kém trong quá trình học tập. 6. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN Tổng số khách thể tham gia nghiên cứu là 280 sinh viên, chia đều cho 4 năm. Biểu đồ 1: Thực trạng “Nam” và “Nữ” của khách thể nghiên cứu. (Tỉ lệ: %) Qua biểu đồ 1, ta thấy số lượng khách thể tham gia khảo sát phù hợp với dự tính khảo sát ban đầu là 280 sinh viên, chia đều 70 sinh viên ở mỗi năm học. Trong đó bao gồm 113 sinh viên giới tính nam và 167 sinh viên nữ. Số lượng sinh viên theo giới tính không được chia đều cho 4 năm mà lấy ngẫu nhiên từng năm. Nam 40% Nữ 60% Nam Nữ 983 Biểu đồ 2: Thực trạng “Kết quả học tập” của khách thể nghiên cứu. Kết quả học tập chiếm số lượng nhiều nhất là “Khá (2.6 – 3.5)” chiếm 68,2% (191 sinh viên) và ít nhất là “Yếu (0.0 – 1.5)” chiếm 2,1% (6 sinh viên). Biểu đồ 3: Thái độ của sinh viên đối với học tập. (Tỉ lệ: %) Theo biểu đồ 3, ta thấy thái độ của sinh viên đối với học tập chiếm số lương nhiều nhất là “Chỉ thích thú, say mê tìm hiểu một số môn học liên quan đến chuyên ngành hoặc bản thân yêu thích” chiếm 73,6% (206 sinh viên), tiếp đến là thái độ “Thích thú, say mê tìm hiểu với tất cả các môn học” chiếm 18,9% (53 sinh viên) và cuối cùng là thái độ “Không có sự thích thú với môn học nào” chiếm 7,5% (21 sinh viên). Bảng 1: Mối liên hệ giữa “Mức độ hứng thú” và “Kết quả học tập” của sinh viên.. N=280 Kết quả học tập Yếu (0.0 – 1.5) Trung bình (1.6 – 2.5) Khá (2.6 – 3.5) Giỏi (3.6 – 4.0) 6 56 191 27 Yếu (0.0 – 1.5) Trung bình (1.6 – 2.5) Khá (2.6 – 3.5) Giỏi (3.6 – 4.0) 19% 74% 7% Thích thú, say mê tìm hiểu với tất cả các môn học. Chỉ thích thú, say mê tìm hiểu một số môn học liên quan đến chuyên ngành hoặc bản thân yêu thích. Không có sự thích thú với môn học nào. 984 Mức độ hứng thú Rất hứng thú, thường xuyên tích cực trong học tập. 0 8 37 6 Hứng thú, tích cực trong học tập nhưng không thường xuyên. 2 27 120 15 Lưỡng lự. 0 19 28 6 Không hứng thú, hiếm khi chủ động hay tích cực trong học tập. 2 2 6 0 Rất không hứng thú, hoàn toàn không có hứng thú với việc học tập. 2 0 0 0 Bảng 1 đã thể hiện rõ ảnh hưởng của “Mức độ hứng thú” đối với “Kết quả học tập của sinh viên”. Qua bảng 2.14, ta thấy số sinh viên tự xếp mức độ hứng thú học tập của bản thân từ “Không hứng thú” trở xuống, bao gồm “Không hứng thú, hiếm khi chủ động hay tích cực trong học tập” và “Rất không hứng thú, hoàn toàn không có hứng thú với việc học tập”, có kết quả học tập dưới “Khá (2.6 – 3.5)” bao gồm 4 sinh viên có kết quả “Yếu (0.0 – 1.5)”, 2 sinh viên có kết quả “Trung bình (1.6 – 2.5)” và 6 sinh viên có kết quả “Khá (2.6 – 3.5)”. Số sinh viên tự xếp mức độ hứng thú học tập của bản thân là “Lưỡng lự” có kết quả học tập từ “Trung bình” trở lên, bao gồm “Trung bình (1.6 – 2.5)” “Khá (2.6 – 3.5)” và “Giỏi (3.6 – 4.0)”, bao gồm 19 sinh viên có kết quả “Trung bình (1.6 – 2.5)”, 28 sinh viên có kết quả “Khá (2.6 – 3.5)” và 6 sinh viên có kết quả “Giỏi (3.6 – 4.0)”. Số sinh viên tự xếp mức độ hứng thú học tập của bản thân từ “Hứng thú” trở lên, bao gồm “Hứng thú, tích cực trong học tập nhưng không thường xuyên” và “Rất hứng thú, thường xuyên tích cực trong học tập”, có kết quả học tập từ “Trung bình” trở lên bao gồm 35 sinh viên có kết quả “Trung bình (1.6 – 2.5)”, 157 sinh viên có kết quả “Khá (2.6 – 3.5)” và 21 sinh viên có kết quả “Giỏi (3.6 – 4.0)”.Ta thấy được khi sinh viên có mức độ hứng thú cao đối với học tập kết quả học tập của sinh viên rất khả quan và vượt bậc hơn so với mức độ hứng thú thấp. Sinh viên tại Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh có mức độ hứng thú học tập chưa cao, các biểu hiện học tập còn mang tính thụ động , ít tích cực chủ động trong học tập. Nhận thức về động cơ học tập còn rời rạc, kém hiệu quả. Đại đa số những sinh viên không có hứng thú học tập đều vì vấn đề chọn ngành. Tuy nhiên, sinh viên vẫn có tâm lý cầu tiến, muốn có những biện pháp nâng cao hứng thú học tập, kết quả học tập của bản thân. Thái độ với việc học tuy chưa tích cực nhưng có cái nhìn tổng thể tốt và đầy đủ, nhất là những sinh viên năm 3 trở lên. 7. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN Từ kết quả nghiên cứu thực trạng, tôi xin được đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hứng thú học tập của sinh viên trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh. – Phối hợp tốt với phía trường THPT để tổ chức các buổi chuyên đề, công tác hướng nghiệp, giới thiệu rõ về càng ngành nghề qua đó giúp học sinh có lựa chọn nghề nghiệp tương lai phù hợp với mong muốn, sở thích và đam mê. – Trong quá trình học tập tại trường đại học, thường xuyên tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, mở các câu lạc bộ học thuật về những ngành nghề trường đang đào tạo để sinh viên có cơ hội tìm hiểu rõ về ngành nghề mình đang theo học. 985 – Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, các phòng thực hành, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy – học để sinh viên có điều kiện học tập tốt và nâng cao hứng thuc học tập của sinh viên. – Cần nâng cao lượng sách tham khảo ngành, sách báo, giáo trình, tài liệu tham khảo phong phú, tạo điều kiện để sinh viên nghiên cứu, mở rộng về tiếp cận kiến thức của bài học, môn học, ngành học một cách tốt nhất. – Nhà trường nên có sự trao đổi với giảng viên để đưa ra những phương pháp giảng dạy hợp lý, phát huy tính tích cực của sinh viên, tăng cường sự trao đổi giữa nhóm sinh viên cũng như giữa sinh viên và giảng viên. – Giảng viên trong quá trình giảng dạy cần có phương pháp, nội dung bài giảng và hình thức dạy học tương ứng. Giảng viên cần giúp sinh viên hiểu rõ vai trò, vị trí, tầm quan trọng của môn học vào ngành nghề cụ thể mà sinh viên đang theo học có một vị trí đặc biệt quan trọng để sinh viên hiểu ý nghĩa môn học. – Giảng viên nên đổi mới phương pháp giảng dạy, cần kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Tích cực cập nhật các kiến thức mới, sử dụng phương pháp lấy người học làm trung tâm để kích thích sự tích cực học tập của sinh viên giúp sinh viên chủ động lĩnh hội kiến thức, tham gia giải quyết vấn đề, chiếm lĩnh những kiến thức mới tạo nên sự khao khát kiến thức, chủ động khao khát học tập. – Nội dung môn học cần có sự đa dạng, nền tảng lý thuyết vững chắc bắt kịp xu hướng nghề hiện tại đồng thời có những tình huống thực tế, phù hợp với nhận thức cũng như trình độ của sinh viên, kích thích sinh viên suy nghĩ và tham gia giải quyết vấn đề. – Nâng cao ý thức nghề, ý nghĩa của nghề cũng như ý nghĩa chương trình học cua bản thân, ý thức về việc nâng cao chuyên môn của ngành nghề bản thân đang theo học. – Hỗ trợ, thúc đẩy sinh viên tham gia các câu lạc bộ học thuật cũng như các hội thảo chuyên đề về ngành nghề đang học để thêm hiểu và nuôi dưỡng đam mê nghề cho tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] K.Ann Renninger & Suzanne Hidi (2011), Revisiting the Conceptualization, Measurement, and Generation of Interest, Educational Psychologist, 46(3), page 168-184. [2] Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Tâm lý học đại cương, NXB Giáo dục Hà Nội, 1995, trang 187.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhung_thu_hoc_tap_cua_sinh_vien_truong_dai_hoc_cong_nghe_than.pdf
Tài liệu liên quan