Chỉ có 15% trong số hơn 100 dạng HPV có thể gây ung thư cổ tử cung. Tuy
nhiên, dấu hiệu nhiễm HPV lại không rõ ràng.
Ngày 6/10/2008, giải Nobel y học 2008 đã được trao cho nhà khoa học Đức
Harald zur Hausen (72 tuổi) với công trình phát hiện virus HPV, tác nhân gây
bệnh ung thư cổ tử cung. Trong khi HIV gần như không xa lạ với con người thì
HPV đang là vấn đề thời sự.
Từ năm 1972, không ai tin HPV là thủ phạm gây ung thư cổ tử cung.
Giờ đây, con người đã biết đến hơn 100 dạng HPV, nhưng chỉ có 40% số
đó gây nhiễm trùng đường sinh dục và 15% dạng HPV đặt phụ nữ vào thế có
nguy cơ bị ung thư cổ tử cung.
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1423 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu HPV và ung thư ở phụ nữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HPV và ung thư ở phụ nữ
Chỉ có 15% trong số hơn 100 dạng HPV có thể gây ung thư cổ tử cung. Tuy
nhiên, dấu hiệu nhiễm HPV lại không rõ ràng.
Ngày 6/10/2008, giải Nobel y học 2008 đã được trao cho nhà khoa học Đức
Harald zur Hausen (72 tuổi) với công trình phát hiện virus HPV, tác nhân gây
bệnh ung thư cổ tử cung. Trong khi HIV gần như không xa lạ với con người thì
HPV đang là vấn đề thời sự.
Từ năm 1972, không ai tin HPV là thủ phạm gây ung thư cổ tử cung.
Giờ đây, con người đã biết đến hơn 100 dạng HPV, nhưng chỉ có 40% số
đó gây nhiễm trùng đường sinh dục và 15% dạng HPV đặt phụ nữ vào thế có
nguy cơ bị ung thư cổ tử cung.
Quá trình diễn tiến từ nhiễm virus đến ung thư thường lâu dài, từ loạn sản
nhẹ, vừa, nặng đến ung thư tại chỗ (giai đoạn tổn thương có thể phục hồi và chữa
khỏi hoàn toàn) đến ung thư xâm lấn (không có khả năng phục hồi). Không phải ai
nhiễm các chủng HPV "độc" cũng bị ung thư cổ tử cung. Bệnh này thường xuất
hiện khi có thêm các yếu tố nguy cơ như quan hệ tình dục sớm, nhiều bạn tình, vệ
sinh kém, suy giảm miễn dịch, đẻ, nạo hút hay sẩy thai nhiều lần... Những tổn
thương này tạo điều kiện cho virus HPV dễ tiếp cận hơn với lớp tế bào đáy cổ tử
cung, vốn nằm sâu bên dưới. Sau khi xâm nhập, HPV gây biến đổi các tế bào này.
Trải qua nhiều năm, tế bào trở thành ác tính.
Theo điều tra của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế, tỷ lệ nhiễm HPV
của phụ nữ toàn cầu dao động trong khoảng 9-13%, nghĩa là cứ 10 phụ nữ thì một
bị nhiễm HPV. Virus chủ yếu lây qua da và quan hệ tình dục. Như vậy, khi thực
hiện quan hệ tình dục không an toàn, người mang virus này đã truyền nguy cơ ung
thư sang cho người khác.
Khi ung thư chưa xâm lấn, bệnh nhân hầu như không có dấu hiệu lâm sàng,
có thể ra nhiều khí hư hơn bình thường, khám phụ khoa cũng không thấy tổn
thương. Tuy nhiên, nếu người phụ nữ thường xuyên khám phụ khoa đúng định kỳ
và làm xét nghiệm tế bào (được khuyến cáo với tất cả những phụ nữ có quan hệ
tình dục), bệnh sẽ được phát hiện. Lúc này, khả năng chữa khỏi là 95%.
Khi ung thư đã xâm lấn, các triệu chứng mới rõ rệt như ra khí hư có mùi
hôi, ra máu giữa kỳ kinh, sau mãn kinh hay sau giao hợp... Ở giai đoạn cuối, bệnh
nhân có thể đau bụng dưới, đau lưng, tỷ lệ sống thêm 5 năm chỉ còn khoảng 5%.
Hiện chưa có cách điều trị HPV đặc trị. Dù vậy, trong đa số trường hợp, hệ
miễn dịch con người “quét sạch” HPV trong vòng 2 năm mà không cần chữa trị.
Thuốc có thể làm mụn biến mất nhanh hơn. Tuy nhiên HPV vẫn còn lại trong cơ
thể, và người nhiễm có thể bị tái phát. Nếu bị nhiễm trùng mạn tính, khả năng
xuất hiện ung thư mới được tính đến.
Người ta tính rằng, cứ khoảng một triệu phụ nữ bị nhiễm HPV 10% sẽ có
biểu hiện loạn sản ở giai đoạn tiền ung thư, trong số này có 8% sẽ tiến triển thành
ung thư giai đoạn sớm hay chưa xâm lấn, và khoảng 10 – 20% số người ung thư ở
giai đoạn chưa xâm lấn này nếu không điều trị mới tiến triển thành ung thư dạng
xâm lấn. Như vậy, trong tổng số một triệu phụ nữ bị nhiễm trùng HPV ban đầu,
chỉ có 0,16% hay 1.600 người về sau sẽ bị ung thư. Cũng đáng lưu ý, ngoài ung
thư cổ tử cung, HPV còn gây ung thư hậu môn, dương vật, miệng…
Hiện đã có vacxin HPV cho phụ nữ từ 9 đến 26 tuổi. Văcxin này phòng
được 4 dạng HPV gây ung thư cổ tử cung và mụn cóc dương vật, sùi mào gà.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, việc sử dụng văcxin không thể thay
thế các biện pháp phòng ngừa khác như giữ vệ sinh cơ thể và vệ sinh tình dục,
khám phụ khoa định kỳ. Phụ nữ đã có quan hệ tình dục thường xuyên nên làm xét
nghiệm phiến đồ âm đạo hằng năm hay tối thiểu 3 năm một lần, nhất là với người
ngoài 35 tuổi. Với những phụ nữ có các yếu tố nguy cơ cao (nhiễm virus HPV,
nhiều bạn tình, quan hệ sớm, nạo hút, sinh nở hay sẩy thai nhiều lần...), cần làm
xét nghiệm mỗi năm.
Triệu chứng nhiễm HPV
Ở nam giới, một số HPV gây mụn cóc hoặc sùi mào gà dương vật. Phụ nữ
có thể nhiễm HPV mà không có triệu chứng gì. Đôi khi chỉ có xét nghiệm tế bào
âm đạo PAP mới phát hiện được HPV. Mụn cóc ở dương vật thường gây đau,
ngứa hoặc chảy máu. Mụn có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Mụn có
thể to, có lúc có thể nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy, có thể xuất hiện đơn lẻ
hoặc từng đám, mọc thành chùm nhỏ như bông suplơ hoặc mảng trắng phẳng khó
nhận ra
Mụn có thể ở háng, niệu đạo, trực tràng, dương vật và bìu đàn ông, âm hộ,
âm đạo và cổ tử cung phụ nữ. Nhưng thường chỉ có khám chuyên khoa mới phát
hiện ra.
Mặc dù mối liên hệ giữa HPV và ung thư cổ tử cung không còn bàn cãi,
nhưng y học cũng nhận thấy rằng HPV chỉ là một trong nhiều nguyên nhân gây
bệnh. Ngoài virus này, còn có những yếu tố nguy cơ khác như quan hệ tình dục
sớm, có nhiều bạn tình, quan hệ với người nam chưa cắt da bao quy đầu hay có da
quy đầu che phủ, nhiễm clamydia, nhiễm HIV, hút thuốc lá, gia đình có người bị
ung thư cổ tử cung, phụ nữ mang thai nhiều lần, dùng thuốc tránh thai đường
uống…
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hpv_va_ung_thu_o_phu_nu.pdf