Mối quan hệ hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp được coi là một công cụ vô cùng đắt giá mang lại nhiều lợi ích cho các tổ chức tham gia hợp tác cũng như cho toàn xã hội. Tuy nhiên, sự hợp tác này cũng vấp phải không ít những khó khăn và thử thách. Bài báo này sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính cùng với phỏng vấn bán cấu trúc khám phá tình hình hợp tác giữa Đại học Đà Nẵng, Việt Nam và các doanh nghiệp, những lợi ích mà mối quan hệ hợp tác đem lại cũng như những rào cản mà họ đang gặp phải cho việc đổi mới theo kỳ vọng của các bên. Nghiên cứu cũng kỳ vọng có được những đề xuất nhằm cải thiện mối quan hệ hợp tác này nhằm phát huy được những lợi ích mà nó cung cấp, thúc đẩy mạnh thêm sự đổi mới cho cả trường đại học và các doanh nghiệp tham gia hợp tác
13 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 313 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp – Nghiên cứu với trường hợp Đại học Đà Nẵng, Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng ý hợp tác lại không có điểm chung, dẫn đến các doanh nghiệp nhận sinh viên thực tập vì xã giao
chứ họ không thực sự cần. “Doanh nghiệp không xem trọng sinh viên của chúng tôi, không quan tâm
đến việc thực tập nên sinh viên chúng tôi đến đó làm việc nhưng thực chất không được tham gia bất cứ
việc gì. Nhiều sinh viên đã đến khoa phản ánh rằng các em chỉ được làm những việc vặt như pha trà,
café, photo giấy tờ nên sau khi thực tập, kiến thức và kỹ năng thực tế chỉ là con số 0. Có lẽ đầu ra của
HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016
156
chúng tôi không phù hợp với đầu vào của họ hoặc có thể họ thờ ơ với chính nguồn nhân lực tương lai
của mình” (phó trưởng khoa của một trường đại học cho hay).
Hạn chế nặng nề hơn ở Đại học Đà Nẵng là chưa có sự đa dạng trong hình thức hợp tác, chủ
yếu hợp tác dưới hình thức đào tạo, nhận thực tập sinh và tuyển dụng, riêng sự hợp tác R&D vẫn chưa
được thực hiện mạnh. Các hợp tác nhằm chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp mới chủ yếu
xuất hiện ở trường Đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng, còn những trường đại học và cao đẳng khác
(chủ yếu là các trường chuyên đào tạo và nghiên cứu ở mảng kinh doanh) thì chưa có sự hợp tác R&D
nào khởi sắc. Trưởng khoa của một khoa lớn ở một trường thành viên của Đại học Đà Nẵng cho biết
“Vô cùng xót xa vì hàng năm khá nhiều các giảng viên và các nhà khoa học ở các trường đại học thực
hiện rất nhiều các đề tài nghiên cứu gắn liền với kinh doanh và cung ứng dịch vụ thực tế nhưng cũng
chỉ nằm trên bàn giấy. Còn các doanh nghiệp hầu như không quan tâm đến việc có hay không có các
nghiên cứu đó mà vẫn tự mình loay hoay tự đi tìm đáp án cho những bài toán kinh doanh, đổi mới sản
xuất và công nghệ của chính họ. Có lẽ bởi họ cho rằng những đề tài của chúng tôi chỉ mang nặng lý
thuyết và mang tính hình thức, không có tính áp dụng cao. Họ chưa tin rằng hợp tác với chúng tôi sẽ
đem lại lợi ích cho họ.”
Sự hợp tác lâu dài và mang tính chiến lược vẫn chưa được chú trọng. Trưởng bộ môn của một
trường thành viên cho rằng: “Mặc dù các trường cũng có nhận thức được lợi ích của việc hợp tác với
doanh nghiệp nhưng họ chưa có chiến lược duy trì và phát triển lâu dài cho mối quan hệ hợp tác đó.
Các mối quan hệ chủ yếu mang tính chất tự phát, ngắn hạn và chưa có nỗ lực tìm nguồn ngân sách
cho sự hợp tác. Các giảng viên chủ yếu quan tâm đến việc giảng dạy, tham gia nghiên cứu khoa học
chưa nhiều, nghiên cứu theo nhiệm vụ do chờ đợi nguồn ngân sách của nhà nước, không coi việc hợp
tác nghiên cứu với doanh nghiệp là một nguồn thu nhập cho trường, cho khoa và cho bản thân.”
Vậy, mối quan hệ hợp tác U-I ở Đại học Đà Nẵng cũng vấp phải những rào cản chung giống như
trên thế giới như gặp vấn đề về công tác truyền thông, khác biệt về định hướng hoạt động. Nhưng bên
cạnh đó, mối quan hệ này ở Đại học Đà Nẵng còn vấp thêm khó khăn về hình thức hợp tác R&D và về
chiến lược hợp tác lâu dài. Vì vậy, bài báo này kỳ vọng sẽ có những đề xuất có ích nhằm cải thiện
được những khó khăn mà sự hợp tác này gặp phải.
5. Kết luận và đề xuất
Bài báo đã phân tích tình hình chung về mối quan hệ hợp tác giữa trường đại học và doanh
nghiệp đã tồn tại từ nhiều năm trên thế giới. Sự hợp tác U-I là vô cùng hữu ích đối với không chỉ bản
thân các doanh nghiệp, các trường đại học mà còn với cả xã hội. Bài báo đã khám phá và có những
đóng góp nhận thức về những lợi ích đó trong lĩnh vực đào tạo và tuyển dụng nguồn nhân lực cho xã
hội, trong nghiên cứu phát triển công nghệ và kinh doanh cũng như trong vấn đề về thu nhập cho các
tổ chức. Tuy nhiên, bài báo cũng đề cập đến những khó khăn, thử thách mà mối quan hệ này gặp phải
trong vấn đề truyền thông, định hướng hoạt động của các tổ chức, tính áp dụng của các đề tài nghiên
cứu và vấn đề tài chính trong sự hợp tác.
Bài báo cũng đã khám phá mối quan hệ hợp tác U-I ở các trường thành viên của Đại học Đà
Nẵng. Qua những dữ liệu có được cho thấy mối quan hệ này mới dừng lại ở ba hình thức đào tạo,
tuyển dụng và nhận thực tập sinh. Các trường đại học và các doanh nghiệp cũng nhận được không ít
những lợi ích mà sự hợp tác dưới các hình thức này mang lại. Mặc dù vậy, cũng giống như tình hình
chung trên thế giới, sự hợp tác này cũng không chỉ phải đối mặt với những thử thách chung mà còn
vấp phải khó khăn vô cùng lớn đó là mối quan hệ hợp tác về lĩnh vực nghiên cứu và phát triển vẫn
chưa thực sự được chú trọng.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
157
Vì vậy, để thúc đẩy mối quan hệ hợp tác U-I ở Đại học Đà Nẵng, nhóm tác giả có những đề xuất
sau:
Về hình thức hợp tác đào tạo, thực tập và tuyển dụng: cần cải thiện vấn đề về truyền thông và xem
xét lại định hướng hoạt động phù hợp để đẩy mạnh hợp tác.
Về hợp tác trong đào tạo : Các trường thành viên của Đại học Đà Nẵng cần hợp tác với các
doanh nghiệp trong việc đưa ra dự báo nhu cầu thị trường lao động, xác định các nhóm kiến thức và kỹ
năng cần thiết cho các chuyên ngành cụ thể và cũng như phối hợp xây dựng khung chương trình cho
các chuyên ngành này. Điều này nhằm tạo ra chuẩn đầu ra thống nhất và hợp lý với thị trường lao
động, giúp sinh viên dễ dàng hoà nhập với công việc ngay sau khi ra trường.
Về hợp tác thực tập sinh: Các khoa thuộc các trường đại học cần có một hệ thống dữ liệu
chặt chẽ về mạng lưới các doanh nghiệp đã từng tham gia hợp tác với mình để duy trì và phát triển mối
quan hệ lâu dài. Hệ thống cần cung cấp đầy đủ các thông tin hàng năm về nhu cầu tuyển dụng (bao
gồm cả nhân viên chính thức và thực tập sinh), các tiêu chuẩn đầu vào của họ cũng như thời điểm họ
cần nguồn nhân lực. Các trường cần có những bản cam kết hoặc hợp đồng hợp tác với các doanh
nghiệp, để cả hai bên có kế hoạch đào tạo và tuyển dụng phù hợp. Ngoài ra, các trường có thể nhân
rộng ra nữa mạng lưới quan hệ của mình bằng nhiều phương pháp (như tự tìm hiểu, đến thăm và đặt
vấn đề trực tiếp với doanh nghiệp hoặc thông qua hội doanh nghiệp thành phố) và ghi chú đầy đủ vào
cơ sở dữ liệu của mình. Bên cạnh đó, nhà trường nên lọc lại dữ liệu, làm việc rõ với các doanh nghiệp
và nếu cần có thể “loại thẳng tay” những doanh nghiệp không có nhu cầu nhận thực tập sinh hoặc nhận
vì xã giao.
Hơn nữa, các trường đại học và doanh nghiệp có mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực nhận thực
tập sinh cần tổ chức những cuộc họp để đi đến thống nhất về những quy trình thực tập của sinh viên,
cách thức tuyển thực tập sinh, nội dung thực tập và cách đánh giá để có sự chuẩn xác trong cả quy
trình làm việc. Hơn nữa, trong quá trình thực tập, các giảng viên hướng dẫn cần có sự liên lạc thường
xuyên với người hướng dẫn ở các doanh nghiệp thông qua các báo cáo định kỳ, email, điện thoại hoặc
đến gặp trực tiếp tại doanh nghiệp để giám sát công việc thực tập của sinh viên cũng như có sự đánh
giá nhất quán.
Về hợp tác tuyển dụng: Hiện nay có nhiều doanh nghiệp tiết kiệm chi phí tuyển dụng bằng cách
thường xuyên tổ chức các hội chợ việc làm ở các trường đại học hoặc tuyển chọn những sinh viên giỏi
từ chương trình thực tập sinh. Do vậy, các trường cần giữ và phát triển mối quan hệ này để triển khai
chương trình cũng như để tạo tiếng vang nhằm thu hút thêm các doanh nghiệp khác cùng tham gia hợp
tác.
Về hình thức hợp tác nghiên cứu khoa học: (chưa có hoạt động này ở các trường thuộc mảng kinh
doanh)
Các trường đại học không chỉ học hỏi kinh nghiệm từ các trường thành viên đã có sự hợp tác
với doanh nghiệp về nghiên cứu khoa học mà còn có thể dựa trên mối quan hệ có sẵn của mình (từ
những hình thức hợp tác đào tạo, nhận thực tập sinh, tuyển dụng) để thường xuyên tổ chức các hội
thảo với các doanh nghiệp nhằm tạo mạng lưới quan hệ hợp tác nghiên cứu lâu dài, bàn về những vấn
đề chung mà cả hai cùng quan tâm và doanh nghiệp đang gặp khó khăn; đề nghị các doanh nghiệp “đặt
hàng” để các nhà khoa học ở các trường tham gia hợp tác nghiên cứu với doanh nghiệp mang lại lợi
ích chung. Cách này có thể giúp cho các trường giải quyết được bài toán về kinh phí trong quá trình
nghiên cứu. Hơn nữa, vì nghiên cứu hoàn toàn theo “đơn đặt hàng” của doanh nghiệp và làm việc với
HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016
158
sự trao đổi thường xuyên nên các trường sẽ tránh được rủi ro về việc kết quả nghiên cứu có tính ứng
dụng thấp.
Ngoài ra, nếu các trường đã có sẵn những đề tài nghiên cứu và cho rằng những đề tài đó có
tính ứng dụng cao nhưng chưa tìm được doanh nghiệp thực sự cần hoặc trường đã có phương hướng
nghiên cứu bám sát các vấn đề thực tế nhưng không đủ kinh phí, thì các trường có thể làm việc thông
qua chính phủ và hội doanh nghiệp. Các trường đại học chuyển giao các kết quả R&D và kỹ thuật, chủ
yếu được sự tài trợ của chính phủ và sự trợ giúp của hội doanh nghiệp, cho các doanh nghiệp. Ngược
lại, các doanh nghiệp sẽ sử dụng những kết quả R&D trong xưởng của chính họ cùng với những kết
quả công nghệ được chuyển giao từ các trường đại học trong quá trình hoạt động của họ. Thêm vào đó,
chính phủ và hội doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ chuyển giao công nghệ.
Đặc biệt, Đại học Đà Nẵng cần phải có chiến lược không ngừng nâng cao năng lực nghiên
cứu của giảng viên phù hợp với thực tế của các trường thành viên bằng cách khuyến khích và yêu cầu
họ học tập chuyên sâu theo đúng chuyên ngành của họ ở trong và ngoài nước, tạo điều kiện về mặt vật
chất và tinh thần giúp họ nghiên cứu để cho ra đời những công trình khoa học mang ý nghĩa đối với xã
hội nói chung và chú trọng đẩy mạnh các công trình phù hợp với nhu cầu của địa phương - nhu cầu
trong nước nói riêng.
Nhóm tác giả kỳ vọng những đề xuất trên sẽ đóng góp một phần trong việc cải thiện và phát triển
mối quan hệ U-I lên tầm cao mới, mang lại lợi ích cho các tổ chức liên quan, cho các sinh viên, các
giảng viên, nhà khoa học và cho toàn xã hội.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Agrawal, A. (2006) ‘Engaging the inventor: exploring licensing strategies for university
inventions and the role of latent knowledge’. Strategic Management Journal 27 (1), 63-79
[2] Barnes, T., Pashby, I. and Gibbons, A. (2002) ‘Effective university-industry interaction: A multi-
case evaluation of collaborative R&D projects. European Management Journal 20 (3), 272–285
[3] British Council Việt Nam (2016) Tập đoàn Rolls Royce, Trường đại học Aston và Trường đại học
Đà Nẵng – sự gắn kết giữa đào tạo và nhà tuyển dụng [online] <https://www.britishcouncil.vn/hop-
tac/dien-hinh-hop-tac-thanh-cong/dai-hoc-da-nang-rolls-royce-va-dai-hoc-aston> [2016]
[4] Chungta (2016) Phần mềm FPT hợp tác với Đại học Kinh tế Đà Nẵng [online]
<
47728.html> [03-4-2016]
[5] Darabi, F. (2013) Developing business school/SME collaboration: the role of trust. Doctoral
thesis, Sheffield: Sheffield Hallam University.
[6] Đại học Đà Nẵng (2014) Liên kết giữa Nhà trường và Doanh nghiệp, một nhu cầu tất yếu trong
chiến lược phát triển của Nhà trường [online] [20-10-2014]
[7] Đại học Đà Nẵng - trường Cao đẳng Công nghệ (2016) Hơp̣ tác giữa Nhà trường và doanh
nghiêp̣: Tăng cơ hội thực tập và việc làm cho sinh viên ngành Cơ khí [online]
<
tap-va-viec-lam-cho-sinh-vien-nganh-Co-khi.aspx> [11-05-2016]
[8] Everett, J., & Jamal, T. (2004) ‘Multi stakeholder collaboration as symbolic marketplace and
pedagogic practice’. Journal of Management Inquiry 13, 57-78
[9] Guan, J. C., Yam, R. C. M., & Mok, C. K. (2005) ‘Collaboration Between Industry and Research
Institutes/Universities on Industrial Innovation in Beijing, China’. Technology Analysis & Strategic
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
159
Management 17 (3), 339–353
[10] Guimón J. (2013) ‘Promoting university – industry collaboration in developing countries’. Word
Bank. The Innovation policy platform online] <
dustryCollaborationInDevelopingCountries.pdf>
[11] Lank, E. (2006) Collaborative advantage: How organisations win by working together.
Basingstoke: Palgrave Macmillan
[12] Lee, K. (2011) ‘From inter-personal networks to inter-organisational alliances for university-
industry collaborations in Japan: the case of Tokyo Institute of Technolog’. R&D Management 41 (2).
[13] Mora, J.G. (2000) ‘University: a business in the knowledge society’. Cuadernos de Educacion
Superior: Retrieved November 30, 2004, from www.depcuadernos.net
[14] Nhóm nghiên cứu T&C Consulting (2013) ‘Báo cáo nghiên cứu số 9: Quan điểm của doanh
nghiệp về hợp tác với các trường đại học ở Việt Nam’. Dự án phát triển giáo dục đại học theo định
hướng nghề nghiệp ứng dụng (POHE) ở Việt Nam thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam
[15] Rosenberg, N., 2002, America's University/Industry Interfaces 1945-2000, Working paper
(Department of Economics, Stanford University).
[16] Salter, A., Bruneel, J., & D’ Este, P. (2009) ‘Investigating the factors that diminish the barriers to
university-industry collaboration’. Summer Conference 2009, on CBS - Copenhagen Business School
Solbjerg Plads 3, DK2000 Frederiksberg, DENMARK, June 17-19, 2009
[17] Saunders, M., Lewis, P., and Thornhill, A. (2012) Research methods for business students. 6th
edn. Edinburgh: Pearson Education Limited
[18] Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng (2014) Khoa Điện [online]
<
in&catid=30:thong-tin> [28-02-2014]
[19] Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng (2015) Hợp tác doanh nghiệp trong đào tạo:
Đồng hướng dẫn tốt nghiệp giữa giảng viên và cán bộ kỹ thuật doanh nghiệp năm 2015 [online]
<
trong-ao-to-ng-hng-dn-tt-nghip-gia-ging-vien-va-can-b-k-thut-doanh-nghip-nm-2015&catid=43:giao-
dc-hbk> [27-06-2015]
[20] Trường Đại học Bách Khoa - Khoa Cơ khí (2015) Chuyển giao công nghệ [online]
[09-2015]
[21] Trường Đại học Kinh Tế - Khoa Quản trị Kinh doanh (2015) Chuỗi workshop experts’ secret buổi
1: Tuyển dụng và ứng xử thông minh [online] <
doanh/chitiet/id/2776/cid/1996> [29-08-2015]
[22] Trường Đại học Kinh Tế - Khoa Quản trị Kinh doanh (2015) Giới thiệu tổng quát về chương trình
thực tập sinh [online]
[2015]
[23] Vangen, S., & Huxham, C. (2003) ‘Nurturing collaborative relations, building trust in inter-
organizational collaboration’. The Journal of Applied Behavioural Science 39 (1), 5-31
[24] Vneconomy (2016) Mitsubishi Electric hợp tác với Đại học Bách khoa Đà Nẵng [online]
<
20160504085231568.htm> [05-5-2016]
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hop_tac_giua_truong_dai_hoc_va_doanh_nghiep_nghien_cuu_voi_t.pdf