1. Nêu điểm khác biệt giữa hợp đồng dịch vụ với hợp đồng thuê tài sản;
2. Nếu sự khác biệt trong ba trường hợp:
-A đến công ty B để đặt gia công, nhưng thấy sản phẩm của B đã sản xuất phù
hợp với yêu cầu của mình nên quyết định xác lập hợp đồng để có sản phẩm đó;
-A đến công ty B để đặt gia công, A yêu cầu B phải cung cấp nguyên, vạt liệu và
sử dụng nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm theo khuôn mẫu của A;
-A cung cấpnguyên vật liệu và khuôn mẫu để B tạo ra sản phẩm theo yêu cầu.
3. Nêu và phân tích 05 ví dụ về hợp đồng dịch vụ, trong đó pháp luật qui định các
điều kiện hành nghề cho bên cung ứng dịch vụ;
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1475 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Hợp đồng có đối tượng là công việc phải thực hiện - Hợp đồng dịch vụ, gửi giữ, gia công, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hợp đồng có đối tượng là công việc phải thực hiện
- hợp đồng dịch vụ, gửi giữ, gia công
1. Nêu điểm khác biệt giữa hợp đồng dịch vụ với hợp đồng thuê tài sản;
2. Nếu sự khác biệt trong ba trường hợp:
- A đến công ty B để đặt gia công, nhưng thấy sản phẩm của B đã sản xuất phù
hợp với yêu cầu của mình nên quyết định xác lập hợp đồng để có sản phẩm đó;
- A đến công ty B để đặt gia công, A yêu cầu B phải cung cấp nguyên, vạt liệu và
sử dụng nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm theo khuôn mẫu của A;
- A cung cấp nguyên vật liệu và khuôn mẫu để B tạo ra sản phẩm theo yêu cầu.
3. Nêu và phân tích 05 ví dụ về hợp đồng dịch vụ, trong đó pháp luật qui định các
điều kiện hành nghề cho bên cung ứng dịch vụ;
4. Nêu các điều kiện đối với bên thuê dịch vụ;
5. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp bên nhận gửi giữ làm mất tài sản
gửi;
6. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp bên gửi giữ đánh mất hợp đồng gửi
giữ vàcos tranh chấp giữa bên nhận gửi giữ và bên gửi giũ;
7. Xác định các biện pháp bảo đảm có thể được áp dụng cho hợp đồng dịch vụ,
hợp gửi giữ và hợp đồng gia công;
8. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp bên cung ứng dịch vụ chuyển công
việc là đối tượng của hợp đồng cho chủ thể khác;
9. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp bên đặt gia công chết và sản phẩm
đã được bên nhận gia công tạo ra;
10. Nêu hướng giải quyết trong trường hợp bên nhận gia công tạo sản phẩm không
đúng khuôn mẫu theo yêu cầu của bên đặt gia công;
11. Nêu hướng giải quyết trong trường hợp bên đặt gia công sử dụng nguyện vật
liệu của người khác để bên gia công tạo sản phẩm mới cho mình;
12. Xác định di sản trong trường hợp bên đặt gia công chết;
13. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp bên gửi giữ xe máy đánh rơi vé gửi
xe máy và người khác nhặt được đã vào bãi xe lấy xe;
14. Xác định chủ thể hợp đồng gửi giữ trong trường hợp, bên có quyền trong một
quan hệ nghĩa vụ chậm tiếp nhận nghĩa vụ và bên có nghĩa vụ phải thực hiện gửi
giữ tài sản với người thứ ba đến khi bên có quyền có khả năng tiếp nhận nghĩavụ;
15. Nêu sự khác biệt giữa hai vé gửi xe mà trên đó: một vé nghi biển số xe, một vé
ghi mã số của vé;
16. Nêu và phân loại điều khoản trong hợp đồng dịch vụ;
17. Nêu và phân loại điều khoản trong hợp đồng gia công;
18. Nêu và phân loại điều khoản trong hợp đồng gửi giữ;
19. Tìm điểm sự khác biệt trong gửi giữ xe tại bãi xe công công cộng với gửi xe để
liên hệ làm việc;
20. A giao chìa khóa nhà cho B nhờ B trông giữ nhà trong 3 tháng, do không có
chỗ ở B chuyển về nhà của A để sống trong 3 tháng. Trường hợp này giữa A và B
xác lập hợp đồng mượn nhà hay hợp đồng gửi giữ;
21. Nêu các điểm giống và khác biệt giữa hợp đồng gửi giữ với hợp đồng thuê và
hợp đồng mượn tài sản;
22. So sánh giữa chủ thể sản xuất, kinh doanh với chủ thể nhận gia công;
23. Xác định hậu quả pháp lý liên quan đến hợp đồng gia công trong trường hợp
bên đặt gia công giao nguyên, vật liệu của người thứ ba cho bên nhận gia công để
tạo ra tài sản gia công;
24. Xác định hậu quả pháp lý liên quan đến hợp đồng gia công trong trường hợp
bên nhận gia công sử dụng nguyên, vật liệu của người thứ ba để tạo ra tài sản gia
công;
25. Nêu và phân tích căn cứ đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ và
hậu quả pháp lý?
26. Nêu và phân tích căn cứ hủy bỏ hợp đồng dịch vụ và hậu quả pháp lý;
27. Nêu và phân tích căn cứ đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng gia công và
hậu quả pháp lý;
28. Nêu và phân tích căn cứ hủy bỏ hợp đồng gia công và hậu quả pháp lý;
29. Nêu những điểm khác biệt cơ bản giữa hợp đồng dịch vụ với hợp đồng gia
công;
30 . Nêu những điểm khác biệt cơ bản giữa hợp đồng dịch vụ với hợp đồng gửi
giữ;
31. Nêu những điểm khác biệt giữa hợp đồng mua bán và hợp đồng gia công tài
sản;
2. KHẲNG ĐỊNH SAU ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO?
1. Hợp đồng dịch vụ là hợp đồng gia công, hợp đồng gửi giữ;
2. Hợp đồng gia công là hợp đồng dịch vụ;3. Hợp đồng gửi giữ là hợp đồng dịch
vụ;
4. Cả hai hợp đồng gia công và gửi giữ đều có đối tượng công việc có kết quả tạo
ra tài sản mới;
5. Trong hợp đồng gia công, nguyên vật liệu tạo ra vật mới phải dó bên đặt gia
công cung cấp;
6. Khuôn mẫu của vật được tạo từ gia công chỉ phụ thuộc vào yêu cầu của bên đặt
gia công;
7. Trong trường hợp bên gia công sử dụng nguyên vật liệu của mình tạo ra vật với
có khuôn mẫu có sẵn và chào hàng với bên có nhu cầu đặt gia công, được bên đặt
gia công chấp nhận thì hợp đồng được xác lập là hợp đồng gia công;
8. Khi bên gia công tạo ra sản phẩm không phù hợp với khuôn mẫu bên đặt gia
công yêu cầu thì sản phẩm đó thuộc bên gia công, đồng thời phải thanh toán lại
toàn bộ giá trị nguyên, vật liệu và bồi thường thiệt hại (nếu có) cho bên đặt gia
công;
9. Hợp đồng xác lập giữa chủ hiệu may và người may quần áo là hợp đồng gia
công;
10. Người mua xe máy mới ra phố Cao Bá Quát (Hà Nội) để dán ni lôn cho xe tại
các cửa hàng thực hiện dịch vụ này sẽ làm phát sinh hợp đồng gia công;
11. A (một người tàn tật) thuê B (thợ cơ khí) cải tiến xe máy future của hãng
HONDA thành xe tự tạo ba bánh, giữa A và B xác lập một hợp đồng gia công;
12. X là thợ xây trộn xi măng, cát, sỏi, nước do A (người xây nhà) cung cấp để tạo
ra bê tông theo số lượng và chất lương A yêu cầu, đây là hợp đồng gia công;
13. Hợp đồng gửi giữ thuộc loại hợp đồng mẫu;
14. Trong trường hợp tài sản gửi giữ là vật cùng loại (không được đặc định hóa)
và bị mất thì bên nhận gửi giữ có quyền đền bù cho bên gửi giữ bất kỳ tài sản cùng
loại nào có giá trị trung bình;
15. Tài sản gửi giữ phải là vật không tiêu hao;
16. Tài sản gửi giữ phải là tài sản đặc định;
17. Tài sản được qui định tại Điều 163/BLDS năm 2005 là tài sản gửi giữ;
18. A gửi xe ô tô tại bãi của B và được B khuyến mại bằng dịch vụ rửa xe miễn
phí đây là một nội dung trong hợp đồng gửi giữ;
20. Hợp đồng dịch vụ có thể là hợp đồng không có đền bù;
21. Về nguyên tắc hợp đồng dịch vụ là hợp đồng có đền bù, trừ khi bên cung ứng
dịch vụ miễn cho bên thuê dịch vụ trả tiền thuê dịch vụ;
22. Trong hợp đồng gửi giữ nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn gửi giữ,
thì hợp đồng gửi giữ chấm dứt khi bên gửi giữ đạt được mục đích gửi, trừ khi các
bên có thỏa thuận khác;
23. Nếu tài sản gửi giữ là vật tiêu hao, thì bên nhận gửi giữ phải có trách nhiệm
bảo để vật đó không tiêu hao, nếu có tiêu hao trách nhiệm dân sự thuộc về bên
nhận gửi giữa;
24. Công ten nơ đưa từ tàu xuống cảng mà chủ hàng chưa lấy hàng thì chủ hàng
phải ký hợp đồng gửi giữ với cảng trong thời hạn hàng còn trong cảng;
25. X mở hộp thư điện tử có thu phí thì giữa X và bên cung cấp dịch vụ xác lập
hợp đồng gửi giữ tài sản;
26. Cha mẹ gửi con dưới 3 tuổi ở nhà trẻ thì cần xác lập hợp đồng gửi giũ với nhà
trẻ;
27. Trong trường hợp bên gửi giữ lấy tài sản trước khi hết hạn gửi giữ tài sản thì
chỉ phải thanh toán tiền gửi giữ theo thời gian gửi giữ trên thực tế;
28. Giáo viên gửi xe vào khu nhà xe của trường miễn phí, trường hợp này không
phát sinh hợp đồng gửi giữ tài sản;
29. Chủ sở hữu thuê nghệ nhân phục chế một công trình kiến trúc cổ hoặc một
tácphaarm nghệ thuật bị hư hỏng hoặc hủy hoại hoàn toàn đây là hợp đồng gia
công;
30. Bên mua chậm tiếp nhận tài sản mua và vẫn lưu tài sản mua tại kho của bên
bán, trong trường hợp này bên mua phải thanh toán tiền gửi giữ tài sản cho bên
bán;
31. A gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng thì giữa ngân hàng và A phát sinh quan hệ
hợp đồng gửi giữ tiền;
32. Quyền tài sản không thể là là đối tượng được gửi giữ trong hợp đồng gửi giữ;
33. Tiền không thể là đối tượng của hợp đồng gia công;
34. Trong trường hợp hết hạn hợp đồng gửi giữ mà bên gửi giữ không nhận lại tài
sản gửi thì bên gửi giữ phải chịu rủi ro liên quan đến tài sản;
35. A và B có thỏa thuận là áp dụng biện pháp ký quĩ để bảo đảm nghĩa vụ của A,
tài khoản bị phong tỏa được mở tại ngân hàng X, trong trường hợp này phát sinh
hợp đồng gửi giữ tiền trong tài khoản phong tỏa giữa A với ngân hàng X;
36. M là một nghệ nhân, N ký hợp đồng với M để gia công tạo ra một tác phẩm
nghệ thuật, M chết trong trường hợp này hợp đồng gia công giữa M và N chấm
dứt;
37. Gia công là hành vi chế tạo ra tài sản mới;
38. Tài sản gửi giữ phải là tài sản đặc định và là vật không tiêu hao;
39. Khi bên nhận gia công đã hết thời hạn theo thỏa thuận mà chưa hoàn thành tài
sản gia công được coi là vi phạm nghĩa vụ;
40. Bên nhận gia công có quyền hủy bỏ hợp đồng khi bên đặt gia công không
chuyển giao hoặc chuyển giao nguyên, vật liệu không đúng theo thỏa thuận.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 190_3171.pdf