Các biện pháp cấp cứu chung cho hầu hết các trƣờng hợp bao gồm:
A. Đƣờng khí
B. Thở
C. Tuần hoàn
Các cán bộ y tế thƣờng học đầy đủ các bƣớc ABC cần thiết trong hô hấp nhân
tạo (CPR) nhƣng lại không thƣờng xuyên thực hành chúng một cách có hiệu
quả trong thực tế. Hoảng sợ là một trong những nguyên nhân chính của hiện
tƣợng này.
Không cần phải hoảng sợ vì:
1. Các sự việc dẫn đến tình trạng nguy hiểm bất ngờ sẽ xảy ra trong vài phút,
nếu không nói là hàng giờ, vì vậy có thể dành vài giây hoặc hơn để đánh giá
tình hình
2. Trong khi suy nghĩ để chẩn đoán và xử trí, bạn có thể bắt đầu thực hiện các
biện pháp điều trị đơn giản theo quy tắc ABC thƣờng quy hoặc có thể hƣớng
dẫn ngƣời khác thực hiện.
288 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 664 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Hồi sức và gây mê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bằng cách thử cảm giác và sức mạnh
của bàn chân và mắt cá
Điều trị
1. Điều trị bảo tồn càng sớm càng tốt
Để bệnh nhân nằm ngửa, kéo xƣơng hông bị cong trong khi ngƣời khác
giữ xƣơng chậu xuống để tạo lực kéo ngƣợc (Hình 18.47); thƣờng phải
sử dụng thuốc giãn cơ
Nếu không có ngƣời trợ giúp thì dùng phƣơng pháp thay thế khác khi
bệnh nhân nằm sấp;
Kéo về phía dƣới, chân cong qua mép bàn
Nhẹ nhàng quay hông trong khi ấn đầu xƣơng đùi tại vùng mông(Hình
18.48)
NHỮNG ĐIỂM MẤU CHỐT:
Chẩn đoán từ bệnh sử và kết quả khám lâm sàng; chụp
X-quang để xác định các chỗ gẫy có liên quan
Để tránh biến chứng hoại tử có mạch và mất vận động
khớp, cần giảm trật khớp càng sớm càng tốt
Điều trị bảo tồn thƣờng hiệu quả nếu đƣợc thực hiện
nhanh
508
2. Thực hiện kéo qua da sau điều trị bảo tồn, sau vài ngày thì bắt đầu đi lại
không mang trọng lực bằng nạng. Cho phép chịu lực sau 12 tuần. Nếu bị
gẫy xƣơng vành xƣơng sau rộng thì điều trị bằng cách kéo trong 8-12
tuần trong khi xƣơng kết lại.
18.4. CHẤN THƢƠNG CHI DƢỚI
GẪY THÂN XƢƠNG ĐÙI
Đánh giá
Thăm khám lâm sàng cho thấy các dấu hiệu sau:
Sốc ( hay gặp).
Biến dạng chi( quai lồi ra ngoài/gẫy 1/3 trên, quai lồi ra sau/gãy1/3D).
Ấn đau chói cố định.
Lạo xạo xƣơng( khó tìm).
Cử động bất thƣờng( không nên tìm).
Thay đổi trục chi.
Chiều dài tƣơng đối và tuyệt đối xƣơng đùi thay đổi( ngắn hơn bên chi
lành).
Chu vi chi lớn hơn bên lành
Điều trị
1. Sơ cứu: Phòng chống choáng bằng cách cố định tạm thời. hoặc dùng
nƣớc lạnh hoặc nƣớc đá chƣờm lên chi tổn thƣơng.Có thể dùng Morphin
ống 0,1g, 1-2 ống
Promedon ống 0,02g ,1-2ống hoặc giảm đau tại chỗ bằng Novo/lidocain
0,25% , 20-40ml phóng bế góc chi; ủ ấm cho bệnh nhân(nếu lạnh), tiến
hành bù dịch qua đƣờng miệng hoặc truyền; cầm máu: nếu có vết
thƣơng/gảy hở; cố định.chỗ gẫy
NHỮNG ĐIỂM MẤU CHỐT:
Gẫy thân xƣơng đùi là do chấn thƣơng mạnh và thƣờng liên quan đến
các tổn thƣơng khác
Mở ổ và rửa vết gẫy hở trong điều kiện tiệt trùng càng sớm càng tốt
Điều trị bằng cách kéo và điều khiển vị trí gẫy có hoặc không có
chụp X-quang
Gẫy cổ xƣơng đùi là loại thƣơng tổn xƣơng thƣờng gặp nhất và
thƣờng bị bỏ qua.
509
2. Điều trị thực thụ:
Điều trị bảo tồn: Bó bột ngay nếu gẫy rạn dƣới cốt mặc hoặc cành
xan(đối với trẻ em) hoặc gẫy di lệnh không đáng kể (đối với ngƣời lớn).
Nên dùng phƣơng pháp bó bột ngực-chậu-bàn chân trong thời gian từ 6-8
tuần đối với trẻ em và 12-16 tuần đối với ngƣời lớn. Nếu gẫy có di lệch ở
trẻ em hoặc gẫy không có điều kiện kết xƣơng ở ngƣời lớn thì nắn chỉnh
sau đó bó bột hoặc nắn chỉnh và kéo liên tục (thƣờng dùng cho trẻ em)
Nếu điều trị bảo tồn không mang lại kết quả nhƣ mong đợi thì phải điều trị bằng
phẫu thuật
GẪY XƢƠNG ĐÙI NGOẠI BIÊN
Gẫy trên lồi củ xuất hiện ngay trên khớp gồi. Mảnh vỡ ngoại biên tạo
thành góc phía sau do lực kéo của cơ bụng chân tại điểm gắn của nó với mặt sau
của xƣơng đùi ngoại biên (Hình 18.49)
Gẫy liên lồi cầu xuất hiện vừa nhƣ một loại gẫy lồi củ đùi đơn (Hình
18.50) vừa nhƣ gẫy trên lồi củ mở rộng sang khớp (Hình 18.51)
NHỮNG ĐIỂM MẤU CHỐT:
Gẫy xƣơng đùi ngoại biên có nguyên nhân giống nhƣ
gẫy trên lồi củ hoặc mở rộng sang khớp đầu gối nhƣ gẫy
liên lồi củ.
Điều trị gẫy không di lệch bằng bó bột
Điều trị gẫy di lệch bằng kéo
510
Đánh giá
Cần xem xét bệnh sử chấn thƣơng mạnh, có dấu hiệu sƣng và biến dạng
ngay trên đầu gối. Cần chụp X-quang để chẩn đoán xác định và đánh giá tổn
thƣơng bề mặt khớp. Kiểm tra cảm giác, lực vận động và tình trạng mạch cuiả
chân và bàn chân
Điều trị
Gẫy không di lệch
Điều trị gẫy không di lệch bằng cách bó bột hết chiều dài của chân không
mang trọng lƣợng
Gẫy di lệch
1. Điều trị gẫy di lệch bằng cách kéo qua xƣơng đóng đinh xƣơng chày. Co đầu
gối sẽ giúp giảm biến dạng góc của đùi ngoại biên. Điều này đƣợc thực hiện
bằng cách đặt gối dƣới đầu gối, treo cân bằng hoặc dùng phƣơng pháp kéo
Perkin
2. Căn chỉnh các bề mặt khớp trong vòng vài milimet bằng cách kéo, bảo tồn
hoặc phẫu thuật
3. Bắt đầu làm mạnh cơ tứ đầu bằng kéo liên tục khi bớt đau
4. Khi chỗ gẫy đã kết lại (4-6 tuần), chuyển sang bó bột hết chiều dài của chân
5. Bắt đầu mang trọng lực vào tháng thứ 3 khi chỗ gẫy đã kết chắc.
Tổn thương động mạch kheo cần được điều chỉnh ngay lập tức bằng phẫu thuật
nếu muốn cứu chi
TỔN THƢƠNG XƢƠNG BÁNH CHÈ
Gẫy xƣơng bánh chè sẽ di lệch nếu gân cơ tứ đầu bị rách và cơ tứ đầu kéo
các mảnh vỡ tách ra.
Trật khớp bánh chè ngang xảy ra sau lực trực tiếp vào mặt giữa của
xƣơng hoặc do tổn thƣơng xoắn ở xƣơng bánh chè phát triển không ổn định.. Để
giảm trật khớp, để đầu gối duỗi và đẩy ngang xƣơng bánh chè
NHỮNG ĐIỂM MẤU CHỐT
Gẫy xƣơng bánh chè do chấn thƣơng trực
tiếp vào đầu gối trƣớc
Gẫy di lệch thƣờng liên quan đến vỡ phức
hợp gân cơ tứ đầu và phải phẫu thuật để sửa
chữa nhằm bảo tồn chức năng duỗi của đầu
gối
511
Đánh giá
Cần nghi ngờ gẫy xƣơng bánh chè khi có bệnh sử chấn thƣơng, sƣng và
đau chói qua đầu gối trƣớc. Nếu gẫy di lệch, bệnh nhân sẽ không thể duỗi đầu
gối và có thể sờ thấy khoảng trống giữa các mảnh vỡ di lệch. Vỡ gân tứ đầu
hoặc bong gân khớp gồi cũng có dấu hiệu lâm sàng tƣơng tự. Cần chụp X-
quang để chẩn đoán phân biệt.
Điều trị
Gẫy không di lệch
Điều trị gẫy không di lệch bằng nẹp bột hoặc bó bột ống đùi-cổ chân trong 4-6
tuần. Cho phép mang trọng lực hoàn toàn khi bó bột
Gẫy di lệch
Điều trị gẫy di lệch bằng phẫu thụât hoặc bằng cách khâu gân cơ tứ đầu (Hình
18.52).Loại bỏ các mảnh vỡ nhỏ và nếu cần, loại bỏ một phần xƣơng bánh chè.
Dùng nẹp bột hoặc bó bột nhƣ đối với gẫy không di lệch
GẪY MÂM CHÀY
NHỮNG ĐIỂM MÂU CHỐT:
Gẫy mâm chày là tổn thƣơng trong khớp tại
phần chịu lực của khớp gối
Điều trị gẫy không di lệch bằng nẹp bột hoặc
bó bột
Điều trị gẫy di lệch và không ổn định bằng
cách kéo hoặc ổn định bằng phẫu thuật
Đánh giá tổn thƣơng các mạch vùng kheo
512
Gẫy mâm chày là do lực dọc hoặc lực
ngang từ lồi củ xƣơng đùi vào trong bề
mặt khớp xƣơng chày của đầu gối
Gẫy không ổn định nhất bao gồm cả thân
xƣơng chày ngang và bằng (Hình 18.53)
Đánh giá
Đầu gối bị sƣng, đau và biến dạng tại vị trí tổn thƣơng. Chụp X-quang để xác
định vị trí gẫy và chỉ định điều trị. Thực hiện thăm khám chức năng thần kinh
và mạch tại bàn chân và mắt cá. Tổn thƣơng động mạch kheo cần đƣợc điều trị
ngay nếu muốn bảo tồn chân.
Điều trị
Gẫy không di lệch
Điều trị gẫy không di lệch và gẫy có lõm bề mặt khớp dƣới 5mm ban đầu bằng
nẹp bột. Sau 1-2 tuần, bắt đầu cử động ngoài nẹp. Bệnh nhân không mang trọng
lực trong 6 tuần và mang trọng lực bán phần với nạng hoặc gậy trong 6 tuần
nữa.
Gẫy di lệch
Điều trị bảo tồn gẫy di lệch hoặc gẫy không ổn định, sau đó bó bột, kéo xƣơng
gót hoặc điều trị bằng phẫu thuật
513
GẪY THÂN XƢƠNG CHÀY
Gẫy ở vùng này thƣờng là gẫy hở.
Các kiểu gẫy bao gồm: (Hình 18.54)
Gẫy xoắn ốc do tổn thƣơng bởi lực nhẹ (A)
Gẫy xiên ngắn (B)
Gẫy ngang (C)
Lƣợng mô mềm (da, cơ, thần kinh, động mạch) bị hƣ hại có ảnh hƣởng
đến tốc độ hồi phục và nguy cơ nhiễm trùng sau đó.
Đánh giá
Thám sát da thật kĩ để xem có vết thƣơng nào không. Các vết gẫy toàn bộ
độ dầy của da thƣờng cho thấy gẫy hở và nên chuẩn bị mở ổ và rửa chỗ gẫy
Trong khí khám ban đầu cần kiểm tra chức năng mạch và thần kinh của bàn
chân. Dấu hiệu của hội chứng khoang đang phát triển bao gồm:
Đau tăng dần
Bàn chân và ngón chân lạnh và xanh xao
NHỮNG ĐIỂM MẤU CHỐT:
Tốc độ liền vết thƣơng và biến chứng liên quan đến
tổn thƣơng mô mềm lan rộng.
Gẫy hở thƣờng gặp và đòi hỏi phải mở ổ ngay lập tức
Bảo tồn và bó bột là phƣơng pháp phù hợp với hầu hết
các loại gẫy
Cố định ngoài rất hữu ích đối với gẫy liên quan đến
vết thƣơng hở hoặc gẫy giập nát và không ổn đinh
Biến chứng bao gồm hội chứng khoang, xƣơng không
kết và nhiễm trùng
514
Đau khi co, duỗi thụ động các ngón chân và mắt cá
Cảm giác khó cử động tăng dần ở vùng khoang bắp chân
Điều trị bằng phẫu thuật để làm giảm các khoang bốn chân càng sớm càng tốt
Điều trị
1. Mở ổ chỗ gẫy hở ngay lập tức
2. Bảo tồn gẫy xƣơng chày bằng cách treo chân lên cuối bàn thăm khám và
kéo dọc chân
3. Đặt chân vào nẹp bột chân dài 3 đƣờng, đầu gối gấp 10-20 độ
4. Sau 2-3 tuần, tháo nẹp và bó bột dài hết chân.
5. Kiểm tra lại bệnh nhân 3 tuần một lần. Chụp X-quang để kiểm tra vị trí
chỗ gẫy và tiến độ phục hồi
6. Khi vị trí gẫy cảm thấy ổn định,thực hiện bó bột mang gân xƣơng bánh
chè và bắt đầu cử động đầu gối và mang trọng lực. Thời gian liền các vết
gẫy xƣơng bánh chè không bị biến chứng là khoảng 6 tháng. Chỗ gẫy hở
cần đƣợc thay băng hoặc ghép da và các chỗ gẫy giập nát không ổn định
sẽ hồi phục nhanh nếu sử dụng khung cố định ngoài. Có thể dùng khung
một bên hoặc khung hai bên. Khi da đã đƣợc đóng và chỗ gẫy đã ổn định
thì tháo khung và bó bột trong khoảng thời gian còn lại của quá trình điều
trị.
GẪY XƢƠNG MẮT CÁ
Gẫy xƣơng mác xa tách biệt thƣờng do lực quay lộn ra ngoài qua mắt cá. Vì chỉ
có một bộ phận thuộc vòng khớp bị ảnh hƣởng nên chỗ gẫy thƣờng ổn định
(Hình 18.55)
NHỮNG ĐIỂM MẤU CHỐT:
Gẫy xƣơng mắt cá thƣờng do lực quay ngƣợc,
quay lộn ra ngoài và lực dọc
Các bộ phận liên quan bao gồm xƣơng chày,
xƣơng mác, xƣơng sên và ba bộ dây chằng
Gẫy xƣơng mác tách biệt thƣờng ổn định.
Phần lớn các tổn thƣơng khác bao gồm 2 hoặc
hơn các bộ phận ở phía trên và cần đƣợc điều
trị bằng phẫu thuật.Có thể sử dụng cố định
ngoài cho các chỗ gẫy dọc
515
Một tổn thƣơng tƣơng tự kết hợp với gẫy mắt cá giữa hoặc rách dây chằng cơ
Delta(hình 18.56) thì không ổn định và gây ra trật khớp mắt cá nhẹ.
Tổn thƣơng ngƣợc gây ra trật khớp nhẹ giữa khớp và gẫy cả hai mắt cá (Hình
18.57).
Lực dọc làm cho bề mặt khớp xƣơng chày xa bị gẫy (Hình 18.58) gây ra tổn
thƣơng nén cho xƣơng xốp và tổn hại rõ nét cho sụn khớp mắt cá chân.
Đánh giá
Gẫy xƣơng mắt cá do tổn thƣơng bởi lực nhẹ nhƣ ngã bậc cầu thang thấp.
Để chẩn đoán cần xem xét các biến dạng và sờ nắn các vùng bị mềm. Chụp X-
quang để xác định tình trạng khớp xƣơng mắt cá sau khi điều trị bảo tồn.
Nếu phim chụp X-quang cho thấy khoảng sụn rõ có độ dầy đồng nhất ở cả ba
mặt khớp và có mối tƣơng quan bình thƣờng giữa bề mặt xƣơng chày xa với
xƣơng sên thì có nghĩa là điều trị bảo tồn đã mang lại kết quả tốt.
Điều trị
Điều trị gẫy xƣơng mác tách biệt bằng nẹp bột 3 đƣờng, sau 7-10 ngày thì bó
bột chân ngắn mang trọng lực.
516
Gẫy không ổn định
Điều trị bảo tồn chỗ gẫy không ổn định bằng kéo dọc nhẹ nhàng, sau đó thao tác
ở hƣớng đối diện của chỗ bị biến dạng:
Đặt chỗ gẫy xoay lộn ra ngoài với gót chân xoay ngƣợc, bàn chân quay
vào trong và mắt cá gấp 90 độ; duy trì vị trí này bằng cách giữ ngón chân
cái để hỗ trợ trọng lực của chân trong khi ngƣời khác tiến hành nẹp bột
Đặt chỗ gẫy loại ngƣợc với gót chân lộn ra một chút, bàn chân ở vị trí
trung tính và mắt cá gấp 90 độ.
Gẫy do lực dọc (Hình 18.58) thƣờng khó điều trị bảo tồn. Nếu kéo nhẹ và thao
tác các mảnh vỡ không mang lại kết quả tốt thì cần kéo xƣơng gót hoặc dùng
khung cố định ngoài.
TỔN THƢƠNG BÀN CHÂN
Gẫy xƣơng sên
Gẫy cổ xƣơng sên thƣờng do lực
quanh trục tác động vào bàn chân làm
gập mu bàn chân. Cổ xƣơng sên bị đẩy
lại xƣơng chày trƣớc và bị gẫy (Hình
18.59). Nếu vẫn tiếp tục bị lực này tác
động thì sẽ bị trật khớp dƣới xƣơng
sên.
Đánh giá
Chẩn đoán dựa vào bệnh sử gập mu bàn chân, sƣng, đau ở gần mắt cá và
bàn chân sau. Chụp X-quang mắt cá và bàn chân để xác định vị trí và quy mô
vết gẫy.
Điều trị
Điều trị gẫy di lệch ít bằng nẹp bột, sau đó bó bột chân ngắn không mang
trọng lực từ 6-8 tuần.
NHỮNG ĐIỂM MẤU CHỐT:
Khám lâm sàng có thể chẩn đoán đƣợc nhƣng
cần chụp X-quang để chẩn đoán xác định và
chỉ dẫn điều trị
Điều trị bảo tồn và bất động
Gẫy trật có thể phải điều trị bằng phẫu thuật
517
Điều trị bảo tồn gẫy di lệch bằng kéo dọc nhẹ nhàng, kéo gót về phía
trƣớc và gập mu bàn chân. Tiếp theo, lật ngửa bàn chân và gập gan bàn chân để
căn chỉnh các mảnh vỡ chính. Bó bột chân ngắn.
Nếu xƣơng sên bị di lệch, ấn trực tiếp vào mảnh vỡ bị đẩy ra trong khi
điều trị bảo tồn.
Gẫy xƣơng gót
Gẫy xƣơng gót thƣờng do lực dọc từ xƣơng sên vào khớp dƣới xƣơng sên
và thân của xƣơng gót (Hình 18.60). Gẫy bật lồi củ xƣơng gót xảy ra do gân
Asin bị co lại(Hình 18.61). Những chỗ gẫy này thƣờng không vào khớp dƣới
xƣơng sên.
Đánh giá
Khám lâm sàng thấy sƣng, mềm ở bàn chân sau. Chụp X-quang để chẩn
đoán xác định. Hỏi xem bệnh nhân có bị đau giữa lƣng không và sờ nắn cột
sống để đánh giá gẫy đốt sống
Điều trị
Điều trị gẫy xƣơng gót bằng băng nén, nẹp chân ngắn và nâng.
Không để chân bị tổn thƣơng phải chịu lực. Khuyến khích cử động ngón chân
và đầu gối trong khi nâng chân. Bắt đầu chịu lực một phần ở tuần thứ 6-8 sau
NHỮNG ĐIỂM MẤU CHỐT:
Gẫy xƣơng gót thƣờng nằm ở thân xƣơng gót vào
trong khớp dƣới xƣơng sên hoặc nhƣ gẫy bật phần sau
lồi củ.
Cơ chế tổn thƣơng là do đá gót trúng vào vật cứng
Điều trị bằng ép, nâng, nẹp và bắt đầu chịu lực dần dần
518
khi bị tổn thƣơng và chịu lực toàn phần, nếu bệnh nhân chịu đựng đƣợc, ở tháng
thứ 3.
Gẫy trật khớp xƣơng cổ-bàn chân (Gẫy Lisfranc)
Tổn thƣơng gây ra trật khớp cổ-bàn chân, gẫy xƣơng bàn chân và xƣơng
cổ chân (Hình 18.62).
Đánh giá
Biến dạng thƣờng không rõ vì bị sƣng nhiều. Trong phim chụp X-quang,
các mép giữa của xƣơng bàn thứ hai và thứ tƣ xếp thẳng hàng tƣơng ứng với các
mép giữa của xƣơng hình nêm và xƣơng hộp.
Điều trị
Điều trị bảo tồn để quay bàn chân giữa về vị trí giải phẫu. Nẹp bột chân
ngắn và yêu cầu bệnh nhân giữ chân nhấc lên. Nếu không thực hiện hoặc duy trì
đƣợc điều trị bảo tồn thì cẩn ổn định bằng đinh hay vít.
NHỮNG ĐIỂM MẤU CHỐT:
Tổn thƣơng do gấp bàn chân trƣớc vì lực
Chẩn đoán bằng chụp X-quang cho thấy
chỗ gẫy ở gốc xƣơng bàn chân kèm trật
khớp nhẹ hoặc trật khớp cổ-bàn chân
Điều trị bảo tồn và bất động
Cố định bằng đinh có thể cần thiết
Thƣờng đau chân giữa trong thời gian dài.
519
Gẫy xƣơng bàn chân và xƣơng ngón chân
Đánh giá
Khám lâm sàng thấy mềm và sƣng. Biến dạng không rõ. Chụp X-quang
để chẩn đoán xác định
Gẫy do lực xuất hiện ở các xƣơng bàn chân. Bệnh nhân bị đau, chỗ tổn
thƣơng mềm nhƣng không có bệnh sử của chấn thƣơng cấp
Điều trị
Điều trị trật khớp và gẫy có góc bằng điều trị bảo tồn. Bất động gẫy
xƣơng bàn chân bằng giầy chật hoặc bó bột chân ngắn.
Điều trị gẫy và trật khớp xƣơng ngón chân bằng cách quấn ngón bị
thƣơng cùng với ngón lành bên cạnh(Hình 18.63)
Điều trị gẫy do lực bằng cách hạn chế thời gian bệnh nhân sử dụng chân.
Nếu cần thì sử dụng giầy chật hoặc bó bột cho đến khi hết đau
18.5. TỔN THƢƠNG CỘT SỐNG
NHỮNG ĐIỂM MẤU CHỐT:
Gẫy xƣơng bàn chân và xƣơng ngón chân là các
tổn thƣơng thƣờng gặp do chấn thƣơng nhẹ.
Điều trị gẫy và trật khớp ở vùng này bằng điều trị
bảo tồn và bất động.
NHỮNG ĐIỂM MẤU CHỐT:
Đánh giá cột sống dựa trên bệnh sử tổn thƣơng, khám lâm sàng,
khám thần kinh tổng thể và kết quả chụp X-quang
Tổn thƣơng cột sống có thể là ổn định hoặc không ổn định, dựa
trên tổn hại về xƣơng và dây chằng
Chức năng thần kinh có thể bình thƣờng những vẫn có thể có
chấn thƣơng không hoàn chỉnh hoặc tổn hại tuỷ sống
Điều trị trên cơ sở quy mô tổn thƣơng
520
Gẫy ổn định nếu không có biến dạng sau đó. Gẫy không ổn định nếu có
thể có sự thay đổi trong vị trí gẫy.
Trong một thƣơng tổn tủy sống hoàn toàn, tủy sống bị thƣơng tổn không
hồi phục đƣợc, và không có chức năng về vận động và cảm giác hay điện dƣới
mức thƣơng tổn. Trong thƣơng tổn không hoàn toàn, vài chức năng đƣợc bảo
toàn.Sự phân biệt giữa thƣơng tổn hoàn toàn và không hoàn toàn là điều cốt
yếu: tiên lƣợng đối với những thƣơng tổn hoàn toàn là xấu, trong khi đối với
những bệnh nhân với thƣơng tổn không hoàn toàn có thể hy vọng có ít nhất một
vài mức độ cải thiện nào đó
Đánh giá
1. Hỏi xem bệnh nhân có bị đau cổ hoặc đau lƣng hay mất cảm giác ở tay hoặc
chân không. Đối với bệnh nhân bị bất tỉnh thì phải chờ đến khi họ đủ tỉnh táo để
trả lời câu hỏi. Cần đợi đến khi kết quả chụp X-quang cho thấy cột sống hoàn
toàn bình thƣờng
2. Thám sát toàn bộ cột sống khi bệnh nhân nằm nghiêng, ngƣời cuộn lại. Kiểm
tra xem có bị sƣng và thâm tím không. Nắn cột sống để xem các phần bị mềm
và kiểm tra xen có giãn cách hay thay đổi trong vị trí các mỏm gai không.
3. Khám thần kinh tổng thể và cẩn thận nhƣ đƣợc chỉ dẫn trong bảng 18.1 và
ghi lại các kết quả. Nếu có sự thiếu hụt thì xác định mức độ từ khám vận động
và cảm giác. Tổn thƣơng hoàn toàn nếu không có chức năng thần kinh dƣới
mức dây cột sống. Trong các tổn thƣơng không hoàn toàn, rễ thần kinh xƣơng
cùng thƣờng vẫn còn chức năng.
Trong giai đoạn sốc tuỷ sống (thƣờng trong 48 giờ đầu sau chấn thƣơng)
có thể không có chức năng tuỷ sống. Khi hết sốc, có thể có một số hồi phục về
thần kinh với các tổn thƣơng không hoàn toàn. Trong vòng vài ngày đầu không
thể có đƣợc chẩn đoán xác định
Khám thần kinh ở bệnh nhân bị tổn thương cột sống
Cảm giác
Kiểm tra cảm giác đối với việc châm kim vào chi và thân
Kiểm tra cảm giác quanh hậu môn để đánh giá rễ thần kinh xƣơng cùng.
Chức năng vận động
Đánh giá vận động và sức mạnh của các nhóm cơ chính
Xác định xem trƣơng lực cơ thắt trực tràng có bình thƣờng không
Phản xạ
Phản xạ gân sâu ở chi trên và chi dƣới
Phản xạ hành hang: véo đầu dƣơng vật, nếu cơ hành hang co lại thì kết
quả là dƣơng tính
521
Phản xạ hậu môn: gãi da gần hậu môn, nếu hậu môn co lại thì kết quả là
dƣơng tính
Phản xạ babinski: đánh vào dƣới chân, các ngón co lại bình thƣờng và
duỗi với tổn thƣơng thần kinh vận động trên
Kiểm tra bằng X-quang
Nên chụp X quang tƣ thế bên cột sống. Để đọc kết quả trên phim chụp thì quy
tắc đầu tiên là đếm tất cả 7 đốt sống cổ và đảm bảo rằng phần trên của T1 có thể
thấy đƣợc trên phim. Sau đó, theo phƣơng pháp ABCS.
A = Alignment (sự thẳng hàng). Kiểm tra một
đƣờng thông suốt ở mặt trƣớc và mặt sau của
các thân đốt sống và đƣờng gai-mảnh .Từ C1
đến T1. 4 đƣờng đƣợc đánh giá là : các thân đốt
sống trƣớc, các thân đốt sống sau, đƣờng gai-
mảnh và các đỉnh của các mỏm gai
B = Bones (đánh giá tìm gãy xƣơng). Xƣơng
cột sống về mặt giải phẫu đƣợc chia thành 3 cột
(Hình 18.64)
Cẩn thận kiểm tra mỗi thân đốt sống để đảm bảo rằng các chiều cao trƣớc và
sau tƣơng tự nhau (sự chênh lệch trên 3mm gợi ý gãy xƣơng) ; lần theo các đốt
sống ra ngoài, đến các mảnh cung đốt sống và các mỏm gai. Đặc biệt chú ý đến
các đoạn cột sống cổ trên và dƣới, nơi đây nhiều gãy xƣơng đã bị bỏ sót. Kiểm
tra cung của C2, có thể cho thấy một gãy xƣơng xuyên qua phần trên của thân
đốt sống C2
C = Cartilage (sụn). Kiểm tra khoảng gian đốt sống và các diện khớp. Bởi vì sụn
không cản quang trên các phim cột sống cổ, khoảng gian đốt sống nơi sụn hiện
diện cần đƣợc đánh giá. Sự hẹp hay giận rộng của khoảng gian đốt sống có thể
chỉ rõ vỡ sụn.
S = Soft tissue (các mô mềm) : tìm kiếm dấu hiệu sƣng phù của khoảng trƣớc
cột sống , đặt biệt là ở mức C2 C3 (>5mm), và kiểm tra khoảng trƣớc răng, bình
thƣờng dƣới 3 mm ở ngƣời trƣởng thành và dƣới 5 mm ở trẻ em. Khoảng trƣớc
cột sống ở C2 hoặc C3 không đƣợc lớn hơn ½ bề rộng của thân đốt sống kề cận.
Sự sƣng phù bất thƣờng của khoảng trƣớc cột sống có thể là do máu hay phù nề.
522
Điều trị
Cột sống cổ
C1: Đốt sống cổ thứ nhất có một khoản rộng dành cho tuỷ sống và tổn
thƣơng thần kinh thƣờng ít xảy ra:
o Ban đầu, dùng dụng cụ kéo sọ để ổn định vị trí gẫy.
o Khi đã ổn định, chuyển sang bó bột Minerva hoặc nẹp cổ cứng. Chỗ
gẫy thƣờng liền sau 3 tháng
C2: gẫy hình răng tại điểm nối của thân cột sống thƣờng không ổn định
(hình 18.65):
o Để bảo tồn gẫy, dùng dụng cụ kéo sọ với đầu duỗi quá mức
o Vào tuần thứ 4-6, chuyển sang bó bột Minerva hoặc halo vest
C2: Thân đốt sống:
o Bảo tồn chỗ gẫy bằng cách đặt cổ ở vị trí trung tính và bó bột
Minerva hay nẹp cổ cứng
o Tránh kéo vì sẽ làm ảnh hƣởng đến chỗ gẫy
C3-7: Điều trị chỗ gẫy, trật và gẫy trật (hình 18.66) bằng dụng cụ kéo sọ,
sau 4-6 tuần thì thay bằng bó bột Miverva hoặc halo vest. Thời gian liền
là 3-4 tháng.
Sai diện khớp hoặc trật khớp nhẹ
Tăng dần tạ kéo(từ 5kg/giờ đến 20kg) trong khi giám sát các dấu hiệu
thần kinh và chụp X-quang thƣờng xuyên. Khi các diện khớp đƣợc mở ra thì thử
bảo tồn trật khớp bằng quay nhẹ và duỗi cổ. Nếu không có kết quả thì để nó bị
trật nhƣ thế và điều trị giống nhƣ trên.
Tổn thương thần kinh
Tổn thƣơng tuỷ sống trên C5 gây ra liệt các cơ hô hấp và bệnh nhân
thƣờng chết trƣớc khi đƣợc chăm sóc y tế. Khi chƣa đến mức này hoặc tại mức
523
này, điều trị tƣơng tự nhƣ đối với bệnh nhân không bị ảnh hƣởng về thần kinh.
Tuy nhiên, bắt đầu chăm sóc da, ruột và bàng quang ngay lập tức.
Cột sống ngực-thắt lƣng
1. Đặt bệnh nhân lên giƣờng có đệm mềm và cử động chỉ bằng cách cuộn
ngƣời lại. Tắc ruột liệt thƣờng xảy ra tiếp sau gẫy thắt lƣng. Không cho bệnh
nhân ăn gì qua đƣờng miệng cho đến khi có nhu động ruột trở lại. Giám sát
và ghi chép thƣờng xuyên tình trạng thần kinh
2. Nếu không bị tổn thƣơng thần kinh, bắt đầu đi lại
khi thuận tiện, dùng bột thân hay dây đeo (Hình
18.67). Chụp X-quang ở tƣ thê ngồi sẽ xác nhận
tính ổn định của chỗ gẫy. Bệnh nhân không nên
đứng lên, cúi xuống trong ít nhất 3 tháng. Đối
với tổn thƣơng thần kinh không hoàn toàn thì
điều trị nhƣ trên nhƣng giám sát tình trạng thần
kinh sát sao cho đến khi hồi phục ổn định.
Nếu bị tổn thƣơng thần kinh hoàn toàn thì bắt đầu chƣơng trình phục hồi
chức năng ngay để tránh các biến chứng tiềm ẩn.
18.6. GẪY XƢƠNG Ở TRẺ EM
Sự phát triển chiều dài xuất hiện qua các tấm sụn đầu xƣơng và phát triển
chiều ngang qua màng xƣơng. Màng xƣơng là một lớp dạng sợi dầy bao quanh
xƣơng và cung cấp sự ổn định cho vòng xuyến(Hình 18.68) và gẫy xƣơng cành
tƣơi(Hình 18.69)
NHỮNG ĐIỂM MẤU CHỐT:
Các đĩa đệm mở và màng xƣơng cứng làm cho vết gẫy ở
trẻ em khác với ngƣời lớn.
Điều trị gẫy bằng điều trị bảo tồn; gẫy đầu xƣơng di lệch
có thể cần phải phẫu thuật
Sự phát triển trong tƣơng lai sẽ tổ chức lại một số biến
dạng hiện có về độ dài, sự tạo góc và di lệch nhƣng không
làm thay đổi sự xoay.
524
Gẫy đĩa đệm đƣợc phân loại theo vị trí và đƣờng gẫy ngang đĩa đệm
(Hình 18.70)
Nếu sự phát triên tiềm ẩn của sụn đầu xƣơng bị hƣ hại thì mô hình phát
triển sẽ thay đổi và thƣờng xảy ra biến dạng chi.
Đánh giá
Xác định gẫy bằng cách tìm các dấu hiệu sƣng,mềm, thâm tím và biến
dạng. Chụp X-quang nếu có điều kiện. Nếu không thể xác định đƣợc chỗ gẫy thì
đó có thể là nhiễm trùng.
Sự không ổn định của khớp ở trẻ em xuất hiện do rách dây chằng và gẫy
đầu xƣơng. Chụp X-quang trong khi kéo ngang khớp để bộc lộ vị trí không ổn
định.
Điều trị
Điều trị gẫy đầu xƣơng bằng các phƣơng pháp bảo tồn nhẹ. Chỉ nên thử 1
hoặc 2 lần vì các thao tác lặp lại có thể làm ảnh hƣởng đến sự phát triên sau này.
525
Biến dạng nhỏ hiện tại của các chỗ gẫy loại 1và loại 2 sẽ thay đổi. Gẫy loại 3 và
4 bao gồm sụn khớp và đĩa đệm. Nếu di lệch hơn vài milimet duy trì ở những
cấu trúc này sau điều trị bảo tồn thì cần điều trị bằng phẫu thuật.
Nhìn chung, gẫy không bao gồm đĩa đệm sẽ liền tại vị trí chấp nhận đƣợc
đến khi nào sự sắp xếp chung của chi đƣợc duy trì. Khả năng tổ chức lại suy
giảm theo tuổi và trẻ em có khả năng điều chỉnh các biến dạng nhiều hơn.
Điều chỉnh dự đoán sau khi gẫy xƣơng dài ở trẻ em
Chiều dài
Sự tạo góc
Xoay
Di lệch
1,5-2cm
30 độ
Không
100%
Các loại gẫy đặc thù
Gẫy trên lồi củ xƣơng cánh tay
Tuổi
Cơ chế
Đánh giá
X-quang
Thƣờng gặp nhất từ 18 tháng đến 5 năm
Ngã khi tay duỗi
Đau, sƣng, biến dạng ngay trên khuỷu. Khám chức năng
thần kinh và mạch tại cẳng tay và bàn tay
Hữu ích nhƣng không nhất thiết. Không trì hoãn điều trị
khi không có kết quả X-quang (Hình 18.71)
Điều trị
1. Để bệnh nhân nằm ngửa mặt lên, kéo cẳng tay, khuỷu tay gần nhƣ duỗi
thẳng
2. Trong khi duy trì kéo, cầm mấu xa của xƣơng cánh tay và điều chỉnh di
lệch giữa, ngang và xoay (Hình 18.72)
526
3. Tiếp theo, gập khuỷu tay chầm chậm trong khi đẩy mấu xa về phía trƣớc
vào trong vị trí bảo tồn (hình 18.73)
4. Kiểm tra mạch xƣơng quay trƣớc và sau khi bảo tồn. Nếu bị giảm khi
khuỷu tay gập lại thì duỗi cẳng tay cho đến khi mạch quay trở lại. Bất
động cánh tay bằng nẹp bột sau gấp 120 độ hoặc tại vị trí mạch còn
nguyên vẹn.
5. Nếu tuần hoàn có vấn đề hoặc nếu không thể bảo tồn tốt thì điều trị bằng
kéo mỏm khuỷu hay kéo Dunlap.
Gẫy 3 lớp xƣơng chày xa (Hình 18.74)
Tuổi
Cơ chế
Đánh giá
X-quang
12-15, vào thời điểm đóng đấu xƣơng
chày xa
Giạng, lực xoay ngoài tác động vào
khớp mắt cá
Mắt cá sƣng, đau có hoặc không có cá
biến dạng k
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2nd_final_who_translation_v2p2_7008.pdf