Việt Nam đang trong tiến trình đổi mới mạnh mẽ , toàn diện, sâu sắc nền kinh tế vận
hành theo cơ chế thị trường , mở cửa và hội nhập .Trong nền kinh tế đó, dù là kế toán của chủ
thể là Nhà nước hay doanh nghiệp cũng phải tuân thủ những nguyên tắc chung , thể lệ chung
về kế toán, để đảm bảo có được một hệ thống thông tin đầy đủ và đáng tin cậy để quản lý vĩ
mô nền kinh tế và quản lý ở từng đơn vị . Hiện nay, Việt Nam đã ban hành các chế độ kế toán
trong đơn vị công khác nhau nhưng lại chưa có Chuẩn mực kế toán công làm tham chiếu thực
hiện công tác kế toán. Chính vì điều đó, để phù hợp với cơ chế quản lý tài chính công và ph ục
vụ trong cả lĩnh vực đào tạo cho chuyên ngành này, kế toán công cần phải có sự đổi mới nhất
định. Trong điều kiện toàn cầu hóa khu vực và thế giới hiện nay , kế toán công phải càng gần
với các thông lệ kế toán mang tính chất quốc tế , điều này đòi hỏi cần thiết phải tiếp cận với
Chuẩn mực kế toán công quốc tế để làm cơ sở ban hành Chuẩn mực kế toán công tại Việt
Nam.
9 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 24/05/2022 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Hội nhập với các chuẩn mực kế toán công quốc tế: Khái quát chuẩn mực và định hướng hoàn thiện chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
235
HỘI NHẬP VỚI CÁC CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG QUỐC TẾ: KHÁI QUÁT
CHUẨN MỰC VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ
KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP
INTERNATIONAL PUBLIC ACCOUNTING STANDARDS INTEGRATION: AN
OVERVIEW OF STANDARDS AND ORIENTATION FOR PERFECTING
ADMINISTRATIVE ACCOUNTING
ThS. Nguyễn Thị Nhinh
Trường Đại học Thương mại
Tóm tắt
Việt Nam đang trong tiến trình đổi mới mạnh mẽ , toàn diện , sâu sắc nền kinh tế vận
hành theo cơ chế thị trường , mở cửa và hội nhập .Trong nền kinh tế đó , dù là kế toán của chủ
thể là Nhà nước hay doanh nghiệp cũng phải tuân thủ những nguyên tắc chung , thể lệ chung
về kế toán , để đảm bảo có được một hệ thống thông tin đầy đủ và đáng tin cậy để quản lý vĩ
mô nền kinh tế và quản lý ở từng đơn vị . Hiện nay, Việt Nam đã ban hành các chế độ kế toán
trong đơn vị công khác nhau nhưng lại chưa có Chuẩn mực kế toán công làm tham chiếu thực
hiện công tác kế toán. Chính vì điều đó, để phù hợp với cơ chế quản lý tài chính công và ph ục
vụ trong cả lĩnh vực đào tạo cho chuyên ngành này, kế toán công cần phải có sự đổi mới nhất
định. Trong điều kiện toàn cầu hóa khu vực và thế giới hiện nay , kế toán công phải càng gần
với các thông lệ kế toán mang tính chất quốc tế , điều này đòi hỏi cần thiết phải tiếp cận với
Chuẩn mực kế toán công quốc tế để làm cơ sở ban hành Chuẩn mực kế toán công tại Việt
Nam.
Đứng trước cả quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng cao đã đặt kế toán Việt
Nam đứng trước yêu cầu phải đẩy nhanh tiến trình hòa hợp với các Chuẩn mực và thông lệ kế
toán quốc tế. Tháng 12/2015 Vụ chế độ kế toán và kiểm toán đã trình bày Dự án hỗ trợ triển
khai các Chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSAS) tại Việt Nam để phục vụ mục đích soát xét,
thảo luận và góp ý trong lĩnh vực kế toán công. Trong đó, 14 chuẩn mực kế toán công quốc tế
đã được lựa chọn để rà soát và áp dụng, các nhóm làm việc bao gồm các thành viên từ nhiều
cơ quan thuộc Bộ tài chính, chuyên gia tư vấn OTA đã tìm hiểu về Chế độ kế toán hành chính
sự nghiệp theo Quyết định 19/2006/QĐ - BTC và đặc thù lĩnh vực kế toán công của Việt Nam.
Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu qua việc sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp
các dữ liệu thứ cấp để đề cập đến những nội dung cơ bản về Chuẩn mực kế toán công quốc
tế, sự khác biệt cơ bản giữa Quyết định 19 với IPSAS và định hướng hoàn thiện Chế độ kế
toán hành chính sự nghiệp trên cơ sở tiếp cận với IPSAS.
236
Từ khóa: hội nhập, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán hành chính sự nghiệp
Abstract
Vietnam is radically innovating as its economy is shifting toward market mechanism
and globalization. In the new era of international economic integration, whether it is State
accounting or corporate accounting, there are general principles and accounting rules to
ensure an adequate and reliable system of information to manage each business unit and the
macro economy. Currently, Vietnam has issued accounting regulations in different units but
has yet got a public accounting standard. Therefore, changes must be made in order for
public accounting to suit the financial management mechanism and the field’s training
curriculum. Due to globalization, public accounting needs to be as similar to international
accounting practices as possible. This requires access to international accounting standards
as the basis of accounting standards in Vietnam.
Globalization prompts Vietnam’s accounting to speed up the process of unifying its
practices and standards. In December 2015, the Accounting and Auditing Department
presented a project to support the implementation of International Public Sector Accounting
Standards (IPSAS) in Vietnam so as to review, discuss and comment on the public accounting
sector.14 standards of which were selected to review and apply by members from the Ministry
of Finance, OTA consultants. They conducted researches about administrative accounting
according to Decision 19/2006/QĐ – BTC and the characteristics of Vietnam’s accounting
field. This paper presents the research results through analyzing and summarizing up
secondary data, thereby showing the basic content of the international accounting standards
and the fundamental difference between decision No.19 and IPSAS, as well as perfecting
administrative accounting basing on IPSAS.
Key words: integration, accounting standards, administrative accounting
237
1.Đặt vấn đề
Kế toán đơn vị sự nghiệp là một bộ phận của Kế toán công trong hệ thống kế toán Việt
Nam được áp dụng cho các đơn vị có sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước , các đơn vị sự
nghiệp không sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước , các quỹ tài chính của Nhà nước . Đây
được xem là thành phần cơ bản và không thể thiếu của nền kinh tế và cuộc sống xã hội .
Thông qua các đơn vị này , chính phủ sẽ chịu trách nhiệm và phân phối hàng hóa , dịch vụ
công cho xã hội . Các đơn vị công sẽ vận hành tùy thuộc vào chính sách Nhà nước , tổ chức
Đảng, đoàn thể, tổ chức kinh tế chính trị xã hội , các chính sách công.phù hợp với điều kiện
của Việt Nam . Các đơn vị này hướng đến sự phát triển của kinh tế , sự phát triển của vùng ,
lãnh thổ ; đào tạo việc làm cho nhân công ; không vì mục đích lợi nhuận và bảo vệ một số rủ i
ro cơ bản trong quá trình hoạt động được Nhà nước và chính phủ đảm bảo . Trong khu vực của
các đơn vị công, các nguồn kinh phí công phải được dùng đúng mục đích , có hiệu quả để cho
chính phủ có được thông tin đánh giá sự hữu hiệu với các chính sách ban hành , tạo sự bình ổn
cho xã hội . Thực hiện được điều này , cần có sự hài hòa trong việc quản trị tài chính và công
tác kế toán khu vực công ; đảm bảo sự chặt chẽ và bễn vững trong cá c giai đoạn “ Lập kế
hoạch và dự toán ngân sách – Thực hiện ngân sách – Ghi chép kế toán và lập báo cáo – Kiểm
toán”.
Đối với Kế toán Hành chính sự nghiệp áp dụng ở các đơn vị hành chính s ự nghiệp
hoạt động bằng kinh phí ngâ n sách Nhà nước và các qu ỹ khác. Các đơn vị này thực hiện kế
toán dồn tích chưa đầy đủ . Kế toán hành chính sự nghiệp thực hiện theo QĐ 19/2006/QĐ-
BTC về việc ban hành chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ; Thông tư 185/2010/TT-BTC về
Hướng dẫn sửa đổi , bổ sung Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành kèm theo QĐ số
19/2006 của Bộ tài chính. Cùng các văn bản, hướng dẫn các phần hành kế toán sự nghiệp như
Quyết định 32/2008/QĐ – BTC về việc ban hành chế độ quản lý , tính hao mòn tài sản cố định
trong các cơ quan Nhà nước , đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách
Nhà nước; Thông tư 164/2011/TT-BTC quy định quản lý thu chi bằng tiền mặt qua hệ thống
Kho bạc Nhà nước ..Quyết định 19 đưa ra những quy định về Chứng từ kế toán, Hệ thống
tài khoản kế toán và phương pháp ghi chép, sổ sách kế toán, chế độ báo cáo tài chính.
1. Những nội dung cơ bản về Chuẩn mực kế toán công quốc tế
Hiện nay đ ã có nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ vận dụng , chấp nhận Chuẩn mực kế
toán công quốc tế (International Public Sector Accounting Standards – IPSAS) trong quá trình
hỗ trợ thông tin tài chính cho các nước đó , mặc dù cho hệ thống kinh tế và chính trị có những
điểm khác nhau như thế nào thì các nước cũng đang cố gắng tạo ra những điều kiện để có thể
hòa hợp giữa chuẩn mực quốc gia hiện hành với IPSAS . IPSAS được xem là một hệ thống
chuẩn mực có độ tin cậy cao đối với các nhà làm luật , các nhà làm chính sách công cũng như
các chuyên gia trong lĩnh vực kế toán ; đồng thời làm cơ sở nền tảng cho chính phủ các quốc
gia, các tổ chức theo điều kiện, kinh tế xã hội đó.
IPSAS được ban hành bởi cơ quan IPSASB (Ủy ban chuẩn mực kế toán công quốc tế )
được thành lập vào tháng 11 năm 2004 nhằm xây dựng và công bố các chuẩn mực kế toán
công quốc tế trong phạm vi và quyền hạn của mình . Tiền thân của tổ chức này là Ủy ban khu
vực công (Public Sector Committee – PSC) trực thuộc Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC).
PSC có nhiệm vụ theo dõi các vấn đề liên quan đến tài chính và kiểm toán trong khu vực
công. Vào cuối n ăm 1996, PSC đã giới thiệu một chương trình về hệ thống các chuẩn mực
238
để tập trung xây dựng Chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSAS) nhằm hỗ trợ các đơn vị
công trực thuộc cấp địa phương và cấp trung ương trong việc lập BCTC . Giai đoạn đầu của
chương trình này tập trung vào việc xây dựng IPSAS dựa trên các Chuẩn mực kế toán quốc
tế (IAS) và những yêu cầu của IAS có thể áp dụng cho khu vực công . Mục tiêu là thực hiện
4 công việc cơ bản , đó là : (i) phát triển các quy tắc thực hành , lập BCTC cho các đơn vị
thuộc khu vực công; (ii) thiết lập một bộ phận các chuẩn mực chung cho khu vực công ; (iii)
soạn thảo một chuẩn mực trên cơ sở kế toán tiền mặt ; (iv) thành lập văn bản hướng dẫn cho
các đơn vị chuyển đổi từ kế toán trên cơ sở tiền sang kế toán trên cơ sở dồn tích.
IPSASB tập trung chủ yếu vào các nhu cầu về kế toán và báo cáo tài chính của chính
phủ, chính quyền địa phương , các cơ quan chính phủ và những đơn vị mà các cơ quan này
phục vụ . IPSASB đã ban hành và hoàn thiện những hướng dẫn chuẩn tiến hành các dự án
nghiên cứu , đào tạo , khuyến khích việc trao đổi thông tin giữa các kế toán viên và những
người làm việc trong khu vực công hoặc các khu vực khác có liên quan .
Trước đây , các quốc gia nói chung áp dụng những hướng dẫn , chuẩn mực khác nhau
trong việc ghi chép hệ thống kế toán của mình đã tạo ra sự không nhất quán và việc ghi nhận
các nghiệp vụ hay lập các báo cáo cũng có những điểm không đồng bộ . Chính vì vậy ,
IPSASB tin rằng việc áp dụng IPSAS cùng với việc công bố tính tuân thủ theo những quy
định của chuẩn mực đó sẽ giúp cải thiện đáng kể chất lượng các BCTC mục đích chung do
các đơn vị trong lĩnh vực công thực hiện; có thể so sánh dữ liệu giữa các quốc gia và điều đó
sẽ giúp đưa thông tin đánh giá tốt hơn về quyết định phân bổ nguồ n lực của chính phủ , nhờ
đó tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm kế toán.
IPSASB ban hành các IPSAS liên quan đến việc BCTC trên cơ sở kế toán tiền mặt và
cơ sở kế toán dồn tích . Tổ chức này cũng ban hành những văn b ản tham khảo , hướng dẫn
chuyển đổi BCTC áp dụng phương pháp kế toán tiền mặt sang BCTC áp dụng phương pháp
kế toán dồn tích , kinh nghiệm lập BCTC của các cơ quan chính quyền các nước , giải quyết
những vấn đề cụ thể về lậ p BCTC trong khu vực công ; đưa ra các quy định liên quan đến
việc ghi nhận , đánh giá trình bày và công bố các giao dịch và sự kiện trong các BCTC mục
đích chung.
IPSAS là một bộ các chuẩn mực kế toán phát triển , chất lượng và mang tính độc lập .
Nội dung của IPSAS được soạn thảo dựa trên cơ sở nội dung của IAS và IFRS (Chuẩn mực
về lập BCTC quốc tế ). Một số chuẩn mực trong hệ thống IPSAS thì không có đối ứng với hệ
thống IAS hoặc IFRS và có một số chuẩn mực khác thì mang tính chất đặc thù riêng trong
khu vực công. Cho đến thời điểm hiện nay (tính đến hết tháng 12/2013), IPSASB đã ban hành
tổng cộng 32 chuẩn mực kế toán trên cơ sở dồn tích , ngoài ra còn 1 chuẩn mực hướng dẫn kế
toán theo cơ sở tiền mặt. Có thể chia thành 3 nhóm sau:
Nhóm 1: Chuẩn mực liên quan đến tài sản
IPSAS Tên của chuẩn mực IAS tương đương
IPSAS 7 Kế toán các khoản đầu tư vào đơn vị liên kết IAS 28
IPSAS 8 BCTC đối với các khoản lợi ích từ hoạt động liên doanh IAS 31
IPSAS 12 Hàng tồn kho IAS 2
IPSAS 13 Thuê tài sản IAS 17
IPSAS 16 Bất động sản đầu tư IAS 40
IPSAS 17 Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị IAS 16
239
IPSAS 31 Tài sản vô hình IAS 38
Nhóm 2: Các chuẩn mực kế toán về thu nhập, chi phí và các CMKTC khác
IPSAS 4 Ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá hối đoái IAS 21
IPSAS 5 Chi phí đi vay IAS 23
IPSAS 9 Doanh thu từ các giao dịch trao đổi IAS 18
IPSAS 11 Hợp đồng xây dựng IAS 11
IPSAS 15 Công cụ tài chính: Trình bày và thuyết minh IAS 32
IPSAS 19 Các khoản dự phòng IAS 37
IPSAS 21 Tổn thất của tài sản không tạo tiền IAS 36
IPSAS 23 Doanh thu từ các giao dịch không trao đổi Không có
IPSAS 25 Quyền lợi của người lao động IAS 19
IPSAS 26 Tổn thất tài sản tạo tiền IAS 36
IPSAS 27 Nông nghiệp IAS 41
IPSAS 28 Công cụ tài chính – Trình bày IAS 32
IPSAS 29 Công cụ tài chính – Ghi nhận và đánh giá/Xác định giá trị IAS 39
IPSAS 30 Công cụ tài chính công khai IFRS 7
IPSAS 32 Cam kết tuân thủ các dịch vụ công Không có
Nhóm 3: Các chuẩn mực về BCTC
IPSAS 1 Trình bày BCTC IAS 1
IPSAS 2 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ IAS 7
IPSAS 3 Thặng dư hoặc thâm hụt thuần trong kỳ , các sai sót cơ bản và những
thay đổi trong chính sách kế toán
IAS 8
IPSAS 6 BCTC hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vào các đơn vị bị kiểm
soát
IAS 27
IPSAS 10 BCTC trong nền kinh tế siêu lạm phát IAS 29
IPSAS 14 Các sự kiện phát sinh sau ngày BCTC IAS 10
IPSAS 18 Báo cáo bộ phận IAS 14
IPSAS 20 Thông tin về các bên liên quan IAS 24
IPSAS 22 Công khai thông tin tài chính về khu vực nhà nước Không có
IPSAS 24 Trình bày thông tin ngân sách trong các BCTC Không có
IPSAS (Cash
- basic)
BCTC trên cơ sở kế toán tiền Không có
2. Tổng quan về những khác biệt giữa Chuẩn mực kế toán công quốc tế và Quyết định
19/2006/QĐ – BTC
Điểm khác
biệt
Quyết định 19 IPSAS
Cơ sở kế toán Không xác định rõ cơ sở kế toán được áp dụng
bởi các đơn vị hành chính sự nghiệp
Xác định rõ cơ sở kế toán dồn tích được áp
dụng trong lập và trình bày báo cáo tài
chính
240
Cấu trúc báo
cáo
Hỗ trợ lập các báo cáo:
- Bảng cân đối số phát sinh - Các báo cáo
quyết toán ngân sách
Hỗ trợ việc lập các báo cáo tài chính:
- Báo cáo tình hình tài chính (Bảng cân đối
kế toán)
- Báo cáo kết quả hoạt động
- Báo cáo về những thay đổi tài sản ròng
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính bao gồm
những chính sách kế toán chủ yếu và các
giải pháp, thuyết minh khác.
Ghi nhận
doanh thu
Doanh thu được ghi nhận như sự tăng lên
trong tài sản ròng, được bù trừ với chi phí tại
thời điểm cuối kỳ kế toán
Doanh thu được ghi nhận trên cơ sở dồn
tích, bất kể đã thu được tiền hay chưa. Tất
cả doanh thu từ các giao dịch trao đổi phát
sinh trong một kỳ kế toán phải được ghi
nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động để
phục vụ việc tính toán thặng dư (thâm hụt)
trong kỳ. Tất cả doanh thu phải được kết
chuyển vào thặng dư (hoặc thâm hụt) lũy
kế tại thời điểm cuối kỳ kế toán
Kế toán Tài
sản cố định và
chi phí khấu
hao
- Tài sản cố định được ghi nhận theo Nguyên
giá trừ khấu hao lũy kế. Không ghi nhận tổn
thất đối với tài sản cố định;
- Tài sản cố định được điều chuyển giữa các
đơn vị sẽ được đơn vị nhận tài sản ghi sổ
giống như đơn vị ban đầu (nguyên giá và khấu
hao lũy kế);
- Tài sản cố định có thể được đánh giá lại theo
quyết định của Nhà nước, mặc dù đơn vị đang
áp dụng mô hình nguyên giá.
- Kế toán khấu hao không nhất quán giữa các
loại tài sản:
+ Đối với tài sản được hình thành từ nguồn
kinh phí ngân sách Nhà nước: Cuối mỗi kỳ kế
toán, đơn vị tính toán số khấu hao trong kỳ,
sau đó ghi bút toán Nợ Nguồn kinh phí hình
thành TSCĐ (466)/Có khấu hao lũy kế (214)
thay vì ghi nhận chi phí khấu hao.
+ Đối với tài sản được hình thành từ nguồn
kinh phí không phải ngân sách Nhà nước:
- Tài sản cố định được ghi sổ theo nguyên
giá trừ khấu hao lũy kế và lỗ tổn thất lũy
kế (nếu có).
- Tài sản cố định được tiếp nhận thông qua
giao dịch không trao đổi phải được ghi
nhận theo giá trị hợp lý tại ngày tiếp nhận.
- Nếu đã áp dụng mô hình Nguyên giá thì
tài sản cố định sẽ không được đánh giá lại.
- Kế toán chi phí khấu hao phải nhất quán,
bất kể tài sản được hình thành từ nguồn
ngân sách Nhà nước hay không phải ngân
sách Nhà nước. Theo đó, Chi phí khấu hao
được ghi nhận là chi phí trong kỳ và được
phản ánh trên Báo cáo kết quả hoạt động
của đơn vị. Cuỗi mỗi kỳ kế toán, chi phí
khấu hao trong kỳ kế toán được kết chuyển
vào thặng dư hoặc thâm hụt lũy kế của đơn
vị.
241
Cuối mỗi kỳ kế toán, đơn vị tính toán số khấu
hao trong kỳ, sau đó ghi nhận là chi phí trên
Báo cáo kết quả hoạt động.
Tài sản
ròng/Vốn chủ
sở hữu
Nhiều bút toán kế toán ban đầu được ghi nhận
thẳng vào các tài khoản tài sản ròng/Vốn chủ
sở hữu ngay trong kỳ kế toán, bao gồm các
nghiệp vụ sau: Ghi nhận doanh thu, ghi nhận
tài sản và hạch toán khấu hao.
Tài sản ròng là giá trị lợi ích còn lại trong
tài sản của một đơn vị sau khi đã trừ hết
các khoản nợ phải trả của đơn vị đó.
3. Định hướng hoàn thiện Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp theo Quyết định 19 với
Chuẩn mực kế toán công quốc tế
Chúng ta đã có thời gian hội nhập dài trong vòng 20 năm qua và đã đạt được trên
nhiều mặt: sự phát triển dịch vụ kế toán kiểm toán, hệ thống pháp lý, các tổ chức nghề nghiệp
ra đời, các tổ chức quốc tế vào Việt Nam đã ủng hộ Việt Nam hoàn thiện hệ thống Chuẩn
mực. Thông qua các tài liệu Dự án hỗ trợ triển khai Các chuẩn mực kế toán công quốc tế tại
Việt Nam cho thấy các tổ chức quốc tế đã soạn thảo để hỗ trợ Việt Nam trong quá trình
chuyển tiếp từ Quyết định 19 sang chế độ báo cáo tài chính dồn tích về mẫu báo cáo tài chính,
Danh mục tài khoản, hướng dẫn lập báo cáo tài chính, hướng dẫn hệ thống kế toán đơn vị
hành chính sự nghiệp tại Việt Nam. Xuất phát từ những điểm khác biệt trong phân tích trên,
một số định hướng có thể được đưa ra như sau:
Thứ nhất: Xác định tầm quan trọng của việc thiết lập cơ sở kế toán
Quyết định 19 không đề cập đến cơ sở kế toán mà đơn vị hành chính sự nghiệp cần áp
dụng. Trong thực tế, các đơn vị hành chính sự nghiệp Việt Nam hay dùng phương pháp kế
toán tiền mặt, có thể do các đơn vị hành chính sự nghiệp lập báo cáo tài chính và phải nộp báo
cáo cho các cơ quan quản lý trong kỳ, các cơ quan quản lý muốn lập kế hoạch duyệt cấp phát
vốn cho đơn vị của kỳ sau sẽ xem xét báo cáo và có thể yêu cầu các đơn vị phải trình những
chênh lệch giữa vốn ngân sách đã cấp và tiến độ thực hiện. Việc yêu cầu thuyết minh cho
những chênh lệch này có thể ảnh hưởng không hay đến kế hoạch được cấp phát vốn trong
những kỳ sắp tới. Phương pháp kế toán tiền mặt đơn giản hóa cho các đơn vị báo cáo nhưng
mặt tiêu cực là có xu hướng phổ biến tác phong quản lý hành chính mà ở đó xem nặng “hình
thức hơn bản chất của nghiệp vụ phát sinh”
Để phù hợp với xu hướng hội nhập, IPSAS được áp dụng để quy định các thức trình
bày báo cáo tài chính, hướng dẫn cấu trúc báo cáo tài chính, những yêu cầu tối thiểu về nội
dung của báo cáo tài chính được lập trên cơ sở dồn tích.
Thứ hai: Triền khai IPSAS làm chỉ dẫn trong suốt quá trình xây dựng để thiết lập hệ
thống kế toán hành chính sự nghiệp
Việc triển khai các nội dung IPSAS phù hợp với Quyết định 19 trong thời gian yêu
cầu phải xây dựng phù hợp về chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ kế toán và hệ thống báo
cáo kế toán càng chi tiết càng tốt. Trong Dự án triển khai IPSAS tại Việt Nam, Vụ chế độ kế
toán đã đưa ra đề xuất Danh mục tài khoản bao gồm 9 loại tài khoản (so với Quyết định 19 là
6 loại tài khoản) bao gồm các tài khoản tương đồng như đối với kế toán doanh nghiệp nhằm
242
không phân biệt cho các thành phần kinh tế khác nhau. Đồng thời, xác định việc đưa IPSAS
vào hoàn thiện Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp nhằm tạo ra báo cáo tài chính tốt trên cơ
sở dồn tích mà các báo cáo này hữu ích và phù hợp với người sử dụng chúng. Tự thân việc kế
toán công công khai minh bạch và rõ ràng không dẫn đến việc quản lý tài chính công tốt
nhưng đó là một yếu tố quan trọng trong quản lý tài chính công. Kế toán tốt sẽ dẫn đến báo
cáo tốt và cung cấp những thông tin cần thiết cho việc ra quyết định, điều này lại dẫn đến việc
sử dụng các nguồn lực của xã hội một cách tốt hơn.
Thứ ba: Thay thế các nội dung chưa phù hợp bằng các phương pháp kế toán khác phù hợp
Việc triển khai IPSAS tại các đơn vị hành chính sự nghiệp cũng đáp ứng yêu cầu của
Luật kế toán sửa đổi. Việc đưa được ra những chuẩn mực nào được lựa chọn cùng với những
giải pháp kế toán thay thế cho những nội dung chưa thể áp dụng ngay lập tức cũng sẽ phục vụ
tốt hơn nhu cầu thông tin của những đối tượng có lợi ích liên quan bên trong và bên ngoài khu
vực công của Việt Nam.
Thứ tư: Việc đưa IPSAS vào hội nhập cần sự kết hợp xem xét, thăm dò ý kiến từ nhiều phía
Để đưa được IPSAS hoàn thiện chế độ kế toán hành chính sự nghiệp không từ một
phía các cơ quan Nhà nước, mà cần có ý kiến góp ý của các chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh
vực công, các giảng viên giảng dạy chuyên ngành, người làm thực tế công tác kế toán hành
chính sự nghiệp. Khi đó, việc nhận định được những vấn đề cần thiết ngay đưa vào áp dụng
hay việc chưa thay thế được mà phải đổi sang phương pháp kế toán khác sẽ rõ hơn, giúp việc
đưa IPSAS vào hoàn thiện trong thời gian sớm.
KẾT LUẬN
Hội nhập và đưa IPSAS vào hoàn thiện chế độ kế toán sự nghiệp là một vấn đề quan
trọng và là sự thay đổi lớn trong cuộc đổi mới kế toán công. Bài viết trình bày những vấn đề
khái quát nhất về IPSAS, cho thấy sự khác biệt giữa IPSAS và Quyết định 19 chính là thách
thức lớn cho việc hoàn thiện. Đồng thời, đưa ra những định hướng cơ bản để thấy được việc
sớm đưa IPSAS áp dụng nhằm hoàn thiện Chế độ kế toán đơn vị sự nghiệp theo Quyết định
19.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Kế toán tốt Báo cáo tốt
Thông tin cần thiết
Ra quyết định tốt hơn
Sử dụng nguồn lực
xã hội tốt hơn
243
1. Hệ thống Chuẩn mực kế toán công quốc tế (Tài liệu tham khảo), Vụ chế độ kế toán và
kiểm toán – Bộ tài chính, tháng 08/2013.
2. Tài liệu Hội thảo “ Thời cơ, thách thức và lộ trình hội nhập của kế toán kiểm toán Việt
Nam”, ACCA, Tháng 12/2015.
3. Tài liệu Hội thảo “Định hướng hoàn thiện chế độ kế toán hành chính sự nghiệp” tháng
12/2015.
4. Hội thảo về Hệ thống chuẩn mực kế toán công quố c tế và lộ trình xây dựng hệ thống
chuẩn mực kế toán công Việt Nam, Bộ tài chính, tháng 12/2011.
5. Phạm Quang Huy , Hoàn thiện hệ thống kế toán thu , chi ngân sách Nhà nước tại Việt
Nam, LATS 2014.
6.
nghiep-a-chuan-muc-ke-toan-cong-quoc-te-khoang-cach-va-nhung-viec-can-lam.html
7.
khac-biet-voi-chuan-muc-quoc-te-ve-ke-toan-cong.html
8. Hội thảo Khoa học quốc tế , Hội nhập hợp tác và cạnh tranh , Trường Đại học Thương
Mại, tháng 12/2011.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoi_nhap_voi_cac_chuan_muc_ke_toan_cong_quoc_te_khai_quat_ch.pdf