Hội chứng trẻ cô đơn giữa gia đình (Phần 2)

Một ngày đầu tháng 12, Trung tâm tư vấn tâm lý

An Việt Sơn nhận được một cuộc điện thoại của

một cô bé tuổi teen ở Hà Nội với giọng nói rất yếu

và tiếng thở gấp. Em bảo em rất mệt, nhức đầu và

khó thở. Bố em đang tham gia một lớp đào tạo tại

nước ngoài. Mẹ em đang đi lấy hàng thời trang ở

Thái Lan hơn tuần nay chưa về. Em đọc báo thấy

“bệnh” của em có những triệu chứng giống bệnh

trầm cảm nên gọi điện cho chuyên gia tư vấn

nghe lời khuyên.

pdf7 trang | Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1149 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Hội chứng trẻ cô đơn giữa gia đình (Phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội chứng trẻ cô đơn giữa gia đình (Phần 2) Một ngày đầu tháng 12, Trung tâm tư vấn tâm lý An Việt Sơn nhận được một cuộc điện thoại của một cô bé tuổi teen ở Hà Nội với giọng nói rất yếu và tiếng thở gấp. Em bảo em rất mệt, nhức đầu và khó thở. Bố em đang tham gia một lớp đào tạo tại nước ngoài. Mẹ em đang đi lấy hàng thời trang ở Thái Lan hơn tuần nay chưa về. Em đọc báo thấy “bệnh” của em có những triệu chứng giống bệnh trầm cảm nên gọi điện cho chuyên gia tư vấn nghe lời khuyên. Khi bố mẹ luôn vắng nhà Qua tâm sự với nhân viên tư vấn, cô bé trên cho biết, em thường xuyên ở nhà một mình. Mẹ em có một cửa hàng thời trang và chuyên buôn bán những mẫu vòng cổ và nữ trang. Nhà chỉ có mình em và bà giúp việc đã lớn tuổi. Em cảm thấy buồn tủi vì em không cần tiền. Em bảo, có tiền mà phải chia cách mỗi người mỗi nơi như bố mẹ em, có tiền mà em phải luôn thui thủi một mình ở nhà với một người giúp việc xa lạ cả trong cung cách nói năng và sở thích...thì chẳng để làm gì. Dạo này, em rất hay quên, đến lớp em không thể tập trung nghe thầy cô giảng bài. Em học không vào và rất ít bạn. Em không thích giàu có mà chỉ muốn có một gia đình ấm áp tiếng cười nói của bố mẹ sau mỗi buổi đi học về mà thôi. Đường dây tư vấn trẻ em 18001567 và một số trung tâm tư vấn khác cũng nhận được nhiều cuộc điện thoại của trẻ vị thành niên tâm sự về nỗi “cô đơn” của mình do bố mẹ quá bận công việc. Gọi đến Đường dây tư vấn, nhiều trẻ vị thành niên cảm thấy mình như trẻ “mồ côi” khi bố mẹ thường xuyên vắng nhà. Buồn chán và mất phương hướng, các em gọi điện thoại đến các Trung tâm tư vấn để tâm sự và giải toả sự cô độc của mình. Nhiều em do bị “mồ côi” lâu ngày khi sống giữa gia đình của mình nên rơi vào trạng thái trầm cảm, buồn chán, không cảm thấy hứng thú học tập. Nỗi lòng con trẻ Gọi đến Trung tâm tư vấn Người bạn Tri kỷ1900585868, ông An (*) - bố của Thu Tâm (*) cho biết: Trước đây Tâm học rất giỏi, luôn luôn đứng đầu lớp. Gần đây bỗng dưng em hay đau đầu, học sa sút. Ông đã đưa con đi khám, chụp cắt lớp nhưng bác sĩ kết luận là cháu bình thường không có vấn đề gì. Tuy nhiên đến nay tình trạng của Tâm vẫn không khá lên. Cháu luôn sống cách biệt với mọi người. Năm nay Tâm học lớp 12 một trường chuyên ở Hà Nội. Qua khai thác sâu khách hàng, nhân viên tư vấn mới biết được nguồn cơn như sau: Bố mẹ tâm đều là những doanh nhân thành đạt. Vì thế họ thường phải đi công tác xa. Mỗi lần đi công tác xa dài ngày họ lại gửi con lại cho người giúp việc. Để bù đắp sự thiệt thòi vì bố mẹ phải xa nhà thường xuyên, ông An hứa năm nay sẽ tổ chức một lễ sinh nhật tương đối cho con gái tròn 17 tuổi. Và ông hứa hôm đó sẽ đích thân đưa Tâm đi mua một món quà mà em thích. Nhưng đúng hôm sinh nhật Tâm thì ông An lại đang tháp tùng cấp trên đi khảo sát thị trường ở Úc. Hôm đó mẹ Tâm cũng đang ở Malaysia chưa về được. Vậy là lễ sinh nhật mà Tâm chờ đợi háo hức cả năm không được tổ chức như lời hứa của bố mẹ. Cũng từ đợt ông An đi công tác ở Úc về thì tâm tính của con gái ông cũng thay đổi. Đi học về, Tâm thường vào phòng riêng khoá trái cửa. Ai hỏi gì cũng chẳng nói, cứ lầm lầm, lì lì... Cho đến khi ông An nhận được thông báo từ cô giáo chủ nhiệm là lực học của Tâm giảm sút, em hay ngủ trên lớp và không tham gia các lớp ngoại khoá của trường. Và sau đó ông thấy Tâm thường xuyên bỏ ăn và kêu đau đầu. Sau khi nghe ông An tâm sự, nhân viên tư vấn cho rằng, rất có thể việc bố mẹ đi vắng thường xuyên làm cho em mặc cảm mình không được yêu thương, không được quan tâm - điều đó càng khiến cho em càng trở nên nhạy cảm. Mà sự nhạy cảm của con gái thường lớn hơn con trai. Đây lại là lứa tuổi hay thần tượng hoá người mà trẻ yêu quý. Khi đã có một mẫu thần tượng, có khi là bố, có khi là mẹ, có khi là một nhân vật nổi tiếng hay một người bình thường nào đó mà em biết... thì mọi thứ về người đó đều rất đẹp. Rất có thể, trước đây trong mắt Tâm, ông An là người bố tuyệt vời nhất và là thần tượng của Tâm. Trẻ em tuổi mới lớn luôn muốn bầu không khí gia đình ấm áp. Ảnh: www.inmagine.com Vì vậy, mặc dù biết bố rất bận nhưng Tâm vẫn tin bố sẽ thực hiện lời hứa với mình. Mặc dù bị bố mẹ “bỏ vắng” nhiều ngày ở nhà một mình nhưng Tâm vẫn sống trong tâm trạng háo hức chờ đợi đến ngày sinh nhật có đủ bố mẹ và những người bạn thân của mình. Nhưng rồi ngày đó đã không diễn ra như Tâm mong chờ. Việc bố thất hứa cùng với cảm giác cô đơn lâu ngày do bố mẹ đi vắng nên sự sụp đổ thần tượng trong Tâm khiến em rơi vào trạng thái thu mình vào vỏ ốc, không muốn giao thiệp với bất cứ ai. Nhân viên tư vấn cho biết, nếu tình trạng đó kéo dài sẽ dẫn đến bệnh trầm cảm - một căn bệnh khá phổ biến trong đời sống hiện đại. Theo bà Vũ Bích Thuỷ - điều phối viên Dự án Đường dây tư vấn trẻ em 18001567 (Ủy ban DSGĐTE), hiện nay có một thực trạng là ngày càng xuất hiện nhiều trường hợp trẻ sống trong những gia đình có điều kiện, được bố mẹ lo cho đầy đủ về vật chất nhưng vẫn luôn cảm thấy cô đơn. Tháng 11/2006 vừa qua, Đường dây cũng đã nhận được một ca tư vấn tương tự như những trường hợp trên. Gọi điện đến Đường dây là một em gái 14 tuổi. Đáng lưu ý là em gái này có ý định muốn tự tử vì cảm thấy cô đơn do bố mẹ không không hiểu mình. Sau khi được nhân viên tư vấn chia sẻ cảm giác cô đơn, em đã nghe nhân viên tư vấn phân tích và từ bỏ ý định tự tử. Trong một nghiên cứu gần đây của Bộ Y tế, Tổng cục thống kê và UNICEF về sức khoẻ vị thành niên đã chỉ ra rằng, có những trẻ có ý định tự tử là do bị mắc bệnh trầm cảm lâu ngày. Và điều đáng báo động là hiện nay con số trẻ bị mắc bệnh trầm cảm chiếm tỷ lệ khá lớn. Ở Việt Nam hiện chưa có số liệu thống kê cụ thể. Nhưng TS Tâm lý Lê Thị Hà (Cục Phòng chống tệ nạn xã hội) cho biết: Một nghiên cứu mới đây ở Mỹ cho thấy có tới 20% trẻ dậy thì ngày nay bị trầm cảm nghiêm trọng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoi_chung_tre_co_don_2_5146.pdf
Tài liệu liên quan