Chứng rối loạn không tập trung & hiếu động ởtrẻ( AD/ADHD) đã được mô tả
vềmặt lâm sàng ngay từ đầu thếkỷ20. Kểtừ đó, rối loạn này còn có nhiều tên gọi
khác nhau như:” hội chứng trẻhiếu động” ,” không tập trung có kèm hoặc không kèm
theo giảm sựchú ý”
10 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1165 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Hội chứng không tập trung và hiếu động ở trẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội chứng không tập trung và hiếu động ở trẻ
Mở đầu
Chứng rối loạn không tập trung & hiếu động ở trẻ ( AD/ADHD) đã được mô tả
về mặt lâm sàng ngay từ đầu thế kỷ 20. Kể từ đó, rối loạn này còn có nhiều tên gọi
khác nhau như:” hội chứng trẻ hiếu động” ,” không tập trung có kèm hoặc không kèm
theo giảm sự chú ý”
Triệu chứng
· Chứng rối loạn không tập trung & hiếu động là một rối loạn có tính
chất tâm lý, gồm 3 dấu hiệu chính: không tập trung chú ý, hiếu động và tính khí
bốc đồng.
· Đây là rối loạn tính khí có nguyên nhân thần kinh, thường gặp ở trẻ
em ,chiếm 1,7-17%.
· Trẻ không tập trung & hiếu động thường được chẩn đoán ở lứa tuổi 4-
6 tuổi, và bé trai bị nhiều hơn bé gái gấp 4-10 lần. Tuy nhiên, càng về sau tỉ lệ rối
loạn này ở bé gái cũng tăng rõ rệt.
· Theo một nghiên cứu năm 1999 tại Canada cho thấy việc dùng thuốc
để trị chứng rối lọan không tập trung và hiếu động tăng lên đáng kể, tăng đến 500%
so với thời điểm năm 1990 và 1997. Một báo cáo của Liên Hiệp Quốc về việc sử
dụng thuốc hướng tâm thần cho thấy xu hướng dùng thuốc gia tăng như nhau trên
toàn thế giới.
Nguyên nhân
Nguyên nhân thực thể và tâm lý cũng có thể gây ra chứng hiếu động không tập
trung ở trẻ
- Trong số các nguyên nhân thực thể bao gồm: bệnh lý ở da, rối loại thị
giác hay thính giác, do phản ứng với một số loại thuốc, ngộ độc chì, .v.v…
- Nguyên nhân tâm lý bao gồm: lo lắng, rối loạn tâm thần, bị cưỡng
bức, lạm dụng tình dục, gặp khó khăn trong học tập, lục đục trong gia đình.
- Các nguyên nhân này có thể riêng lẽ hay phối hợp nhau:
Tai biến lúc sanh: như sanh non tháng, thiếu oxi lúc sanh( bị ngạt) làm ảnh
hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ.
Do di truyền: đa số những trẻ em mắc chứng không tập trung-hiếu động thì
trong gia đình của chúng có ít nhất một thành viên mắc chứng này. Hơn nữa, 1/3 số
người đàn ông bị chứng hiếu động-thiếu tập trung khi còn nhỏ, thì con họ sau này cũng
mắc phải chứng này.
Rối loạn chức năng của não: Các nhà nghiên cứu nhận thấy những vùng não
của trẻ em và người lớn mắc chứng không tập trung-hiếu động có sự kém hoạt động
trong việc chi phối kiểm soát các cử động và sự tập trung, và cũng nhận thấy rằng
những người này có mức dopamine thấp hơn người bình thường. Hay chính xác hơn
dopamine là chất dẫn truyền thần kinh giúp kích thích những vùng não này.
Tiếp xúc với một số độc chất trong thời kỳ mang thai: như thuốc lá, rượu, ma
túy, vì những chất này làm giảm sản xuất dopamine ở trẻ em và các độc chất trong môi
trường như dioxine, hydrocarbure benzen…cũng làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra bị hiếu
động, kém tập trung.
Tiếp xúc với kim lọai nặng như chì:
Rối loạn giấc ngủ: người ta nhận thấy, trẻ ngủ ngáy dễ bị chứng rối loạn không
tập trung-hiếu động gấp 2 lần so với trẻ không ngủ ngáy.
Các nguyên nhân khác: như chấn thương đầu, nhiễm trùng hệ thần kinh trung
ương.
Chứng không tập trung hiếu động về lâu dài có gây nguy hại gì không?
Thường những trẻ em mắc chứng không tập trung hiếu động lại mắc những
chứng khác như:
- Trầm cảm: người lớn và trẻ em đều bị như nhau, nhất là những gia
đình có nhiều người mắc chứng này.
- Thiếu tự tin: : làm cho trẻ khó thích nghi với môi trường sống và học
đường.
- Hội chứng Tourette: đó là những rối loạn thần kinh, biểu hiện bằng
tật giật cơ, với những cử động không tự ý.
- Rối lọan lo âu: lo lắng và nóng nảy kèm theo nhịp tim nhanh, thở
nhanh, chóng mặt…
- Gặp rắc rối trong học tập: 20% trẻ mắc chứng không tập trung- hiếu
động cần phải có chế độ giáo dục đặc biệt.
- Hay khiêu khích, gây sự: thái độ thù ghét, hung tợn.
Theo Đông y, thì chứng hiếu động không tập trung, khó tiếp thu trong học tập,
trí nhớ kém là do người đó bị mất cân bằng Âm-Dương chủ yếu là 2 cơ quan quan
trọng giúp nuôi dưỡng não là Tâm và Tỳ.
Khi Tỳ tạng suy yếu sẽ làm cho người bệnh bị rối loạn giấc ngủ (ngủ quá nhiều
hoặc khó ngủ), mệt mỏi uể oải do phục hồi chưa đủ. Người bệnh khó giữ được bình
tĩnh, khó thư dãn. Âm dương cân bằng khi được nghĩ ngơi, thư dãn, và tĩnh tại. Khi mà
luồn năng lượng này bị yếu đi, người bệnh có xu hướng dễ bị kích động, không còn
khả năng thư dãn, chú ý và tập trung nữa.
Làm sao nhận biết một đứa trẻ không tập trung – hiếu động?
Những triệu chứng cơ bản là:
- Hay phân tán, không tập trung
- Lảng trí, hay quên…
- Động tác không hoàn thiện, vô tổ chức, vô kỷ luật.
- Hay hiếu kỳ, tò mò, phân tán vào những chuyện không đâu.
- Ngồi không yên, hay chọc phá người khác, xốc nổi, lanh chanh hay nổi
xung, và tính tình hay thay đổi.
Những triệu chứng nặng hơn bao gồm:
- Khó ngủ, và khi thức dậy hay lèn èn, mệt nhọc, khổ sở.
- Tính khí thay đổi thất thường không còn kiểm soát được bản thân..
- Gặp rắc rối trong học tập: chậm biết nói và viết.
- Thường gặp tại nạn trong lúc vui chơi hay trong lúc hòan thành một công
việc nào đó, và trong nhiều trường hợp người ta gọi đó là những đứa trẻ
” nguy hiểm”
- Cư xử rất ồn ào, hay chống đối lại xã hội, thậm chí có hành động tấn công
người khác. Trong lớp học, trẻ rất vô kỷ luật, không chịu vâng lời thầy cô và khó làm
bạn với những trẻ khác cùng lớp.
Những trẻ nào dễ có nguy cơ mắc chứng không tập trung – hiếu động?
- Những trẻ mà trong gia đình chúng có người mắc chứng này.
- Trẻ sinh non( sanh thiếu tháng).
- Mẹ hút thuốc lá, uống rượu, lạm dụng chất ma túy trong khi mang thai.
- Mẹ tiếp xúc với một số chất độc trong lúc mang thai.
- Biến chứng lúc sanh như: trẻ bị ngạt khi sanh.
- Trẻ bị chấn thương vào đầu( do tai nạn hay bị đánh).
- Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương.
- Ngộ độc chì.
- Trẻ ngủ hay ngáy, hoặc có rối loạn giấc ngủ (ngủ nhiều quá hoặc khó ngủ).
Phòng ngừa chứng không tập trung – hiếu động của trẻ bằng cách nào?
Vì nguyên nhân gây ra chứng này vẫn chưa rõ ràng, cho nên rất khó có thể
phòng ngừa được. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp nên phòng tránh không cho trẻ bị
chấn thương vào đầu hay bị nhiễm trùng thần kinh trung ương và không cho trẻ tiếp
xúc với kim loại nặng (chì). Mặt khác, người mẹ khi mang thai cần phải chú ý không
được hút thuốc, uống rượu hay dùng chất ma túy, nếu được càng tránh tiếp xúc với
những chất độc trong môi trường càng tốt.
Điều trị chứng bệnh này như thế nào?
Trước tiên muốn chẩn đoán căn bệnh này không phải dễ, vì dễ lầm lẫn với
những rối loạn tâm lý khác. Vì vậy, trước khi chẩn đoán chứng bệnh này bác sĩ cần
phải cho trẻ làm nhiều bài trắc nghiệm khác nhau..Trước tiên là những bài trắc nghiệm
có liên quan đến sự phát triển về vận động và trí não của trẻ. Những bài trắc nghiệm
về tâm lý và thần kinh tâm lý cũng cần phải được xem xét nhằm đánh giá trí thông
minh cũng như khả năng học tập của trẻ. Cuối cùng không quên hỏi trẻ về những khó
khăn hiện tại mà trẻ gặp phải.
Điều trị bằng chế độ ăn uống: các bác sĩ khuyên nên cho trẻ ăn những thức ăn
nào mà ít gây ra dị ứng, có thể cải thiện được sự tập trung chú ý của trẻ. Cụ thể nên
tránh không cho những trẻ mắc chứng không tập trung -hiếu động ăn những loại thức
ăn sau:
- Sữa & các sản phẩm từ sữa.
- Lúa mì;
- Bắp;
- Men bia;
- Đậu nành;
- Trứng;
- Sô –cô la
- Đậu phộng;
- Các lọai thực phẩm có thêm phụ gia nhằm ổn định thực phẩm, hóa chất và
phẩm màu.
- Cam, quít
Dùng thuốc:
Khi đã chẩn đoán xác định bệnh, bác sĩ sẽ cho dùng thuốc methylphenidate
(Ritalin®), thuốc này giúp kích thích hệ thần kinh trung ương làm cải thiện khả năng
tập trung của trẻ. Thường không dùng thuốc này cho trẻ trước tuổi đi học. Liều dùng
từ 20-60 mg mỗi ngày, và thuốc sẽ có tác dụng trong vòng 30 phút. Dùng thuốc này có
thể gây ra những thay đổi về thói quen ăn uống của trẻ. Nên tôn trọng những thay đổi
này, tránh ép trẻ ăn khi không đói, hoặc không nên từ chối cho trẻ ăn khi trẻ đòi ăn.
Sau khi điều trị bằng thuốc này khoảng 4 tuần trẻ sẽ tập trung và trầm tĩnh hơn, kết
quả học tập trong lớp tốt hơn.
Hiệu quả của thuốc khi dùng lâu dài vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Tác
dụng phụ khi uống thuốc này là nhức đầu, ăn uống không ngon miệng, mất ngủ, đái
dầm, bứt rứt, trầm cảm và hại cho gan.. Ngoài ra còn có thuốc atomoxetine( Strattera
® ) được FDA của Mỹ công nhận, cũng có hiệu quả như Ritalin nhưng ít tác dụng phụ
hơn.
Tâm lý trị lịêu
Một số trẻ em bị chứng không tập trung hiếu động sẽ hết đi khi trẻ lớn lên, một
số khác thì chứng này có thể tồn tại suốt đời. Tuy nhiên, nhờ vào các phương pháp
điều trị giúp kiểm soát được chứng bệnh này, và người bệnh có được cuộc sống bình
thường. Các biện pháp điều trị này bao gồm: tâm lý trị liệu, hỗ trợ từ phía gia đình,
nhóm hỗ trợ, cha mẹ trẻ nên có kiến thức để giúp đỡ những trẻ hiếu động. Cách tốt
nhất là phối hợp giữa cha mẹ, thầy cô giáo, bác sĩ và nhà tâm lý trong việc điều trị cho
trẻ:
- Vì trẻ em hiếu động thường gặp phải những vấn đề về tập trung chú ý, vì
vậy các bậc cha mẹ và thầy cô giáo cần phải diễn đạt một cách rõ ràng để cho trẻ dễ
tiếp thu trong học tập và phải đảm bảo là trẻ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trẻ hiếu động
rất dễ bị phân tán do đó tốt hơn là nên giao cho trẻ những công việc đơn giản. Nếu
như công việc hay trò chơi có tính phức tạp, thì nên phân chia ra thành từng giai
đoạn để trẻ dễ hiểu và dễ thực hiện.
- Trẻ hiếu động đặc biệt rất nhạy cảm với những kích thích từ môi trường
bên ngoài. Do đó cần phải tổ chức thành nhóm hoặc giao công việc dạy dỗ trẻ cho
những người có tính kiên nhẫn và biết hoạt náo. Khi chú ý xem tivi cũng vậy, những
hình ảnh xáo động và những bài nói chuyện trên tivi dễ ảnh hưởng đến sự tập trung
của trẻ. Dó đó cần phải tránh.
- Khi làm bài tập ở trường hay những công việc khác, cần bố trí cho trẻ nơi
yên tĩnh để không làm cho trẻ bị phân tán.
- Trẻ nên cho ngủ đầy đủ: tối thiểu từ 8-9 tiếng mỗi ngày, và ban ngày nên
cho trẻ ngủ trưa.
- Vì trẻ hiếu động đòi hỏi thầy cô giáo phải biết kiên nhẫn và nhẹ nhàng.
Không nên la mắng trẻ. Điều quan trọng là người giáo dục trẻ nên biết được những
mặt hạn chế cũng như nhu cầu của trẻ để đưa ra biện pháp giáo dục trẻ một cách
thích hợp.
- Trẻ hiếu động thường không biết nguy hiểm là gì. Chính vì vậy mà người
dạy trẻ cần phải theo dõi trẻ sát sao hơn bình thường. Khi bạn cần tìm một người giữ
trẻ như thế, bạn nên chọn người có kinh nghiệm và có kỹ năng nhằm tránh những rủi
ro có thể xảy ra cho trẻ.
- Dùng bạo lực, la hét hay đánh đập trẻ thường không mang lại lợi ích gì mà
lại làm cho trẻ bị ”lờn mặt” đi. Lúc này tốt hơn là nên yêu cầu trẻ vào phòng đóng
cửa lại là vừa. Cách giải quyết này cũng làm cho bạn và trẻ lấy lại bình tĩnh.
- La mắng- quở trách góp phần gây rối loạn hành vi của trẻ. Trẻ hiếu động
thường gặp phải vấn đề trầm trọng về khả năng tự tin của chúng. Điều quan trọng là
làm thế nào để chỉ ra cho trẻ điều đó để chúng trở nên tốt hơn, chứ không nên nhắc
đi nhắc lại về những sai lầm mà trẻ mắc phải. Hãy rộng lượng và khuyến khích trẻ!
Dùng thảo dược
Ginkgo biloba( cây bạch quả): Giúp cải thiện về mặt trí não của bệnh nhân(
khó tập trung, rối loạn trí nhớ, phân tán). Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, thuốc này
có lợi cho người có những rối loạn không tập trung và hiếu động.
Cây hương phong: có chứa chất có tác dụng giúp phục hồi chức năng tế bào
thần kinh. Cây này cũng có tác dụng an thần cho nên rất hữu ích trong điều trị những
trẻ mắc chứng rối loạn hiếu động- không tập trung.
Các chất bổ sung
- Acid béo cần thiết: rất cần cho não trẻ phát triển tốt, gồm omega-3 và omega-
6 cho thấy có hiệu quả ở trẻ hiếu động không tập trung.
- Sắt: Trẻ hiếu động không tập trung thường lượng sắt trong máu của chúng
thấp hơn bình thường. Theo kết quả của một số nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung
thêm chất sắt cho trẻ giúp cải thiện được hành vi cũng như kết quả học tập.
- Magné: có hiệu quả nếu như trẻ hiếu động do thiếu chất này
Các biện pháp điều trị khác
- Xoa bóp(massage): Xoa bóp đặc biệt có lợi giúp thư giãn đối với những
thanh thiếu niên bị chứng rối loạn không tập trung-hiếu động. Trẻ được điều trị bằng
phương pháp mát-xa thư giản giúp trẻ trầm tĩnh hơn, ngủ ngon hơn, tránh được những
cơn ác mộng khi ngủ, cải thiện được hành vi, biết lắng nghe, vâng lời cha mẹ hơn.
- Phương pháp Tomatis: nguyên tắc của phương pháp này là dùng âm nhạc để
điều trị cho trẻ mắc chứng rối loạn không tập trung và hiếu động, được khởi xướng
bởi một bác sĩ người Pháp tên Alfred A. Tomatis. Theo ông, đây là một phướng pháp
cho kết quả rất tốt. Chính âm nhạc làm cải thiện khả năng nghe của trẻ, bằng cách
kích thích não bộ giúp trẻ tập trung vào âm thanh mà không bị phân tán. Vì vậy, người
ta thường cho trẻ nghe nhạc Mozart, hòa tấu, thậm chí nghe giọng nói của người mẹ.
Ý kiến của bác sĩ
Trên thực tế, vấn đề chủ yếu là không thể đánh giá một cách đầy đủ khi trẻ có
những hành vi cư xử không thỏa đáng trong lớp học. Có nhiều người quá vội vàng kết
luận trẻ mắc chứng rối loạn không tập trung-hiếu động, và họ đã quyết định cho trẻ
uống thuốc ngay. Bạn hãy tĩnh táo và đánh giá con bạn trong toàn cảnh, chứ không
nên nhìn nhận vấn đề một cách phiếm diện.
Bạn không nên chấp nhận chẩn đoán chứng Rối loạn không tập trung-hiếu động
(ADD/ADHD) ở trẻ, nếu như những hành vi cư xử của trẻ không thể hiện trong mọi
hoàn cảnh của cuộc sống lâu nay của trẻ.
Một đứa trẻ mê xem video trong 30 phút thì không thể gọi là trẻ mắc chứng rối
loạn không tập trung-hiếu động được.
Một đứa trẻ thật sự gọi là mắc chứng rối loạn không tập trung-hiếu động khi
chúng gặp khó khăn trong cách cư xử ở lứa tuổi trước khi đến trường, thường là từ khi
2 tuổi. Nếu như cách cư xử của trẻ mắc chứng rối loạn không tập trung-hiếu động xuất
hiện sau 5 tuổi, thì bạn hãy tìm những nguyên nhân bên ngoài ảnh hưởng đến trẻ như:
ngộ độc, xâm phạm cơ thể trẻ hoặc các vấn đề về tâm lý.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoi_chung_khong_tap_trung_va_hieu_dong_o_tre_3631.pdf