Học trực tuyến – Công nghệ dạy và học trong giáo dục 4.0

Với sự phát triển của khoa học và công nghệ đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục đào tạo thì vấn đề

đặt ra là dạy và học như thế nào để phù hợp với nhu cầu thị trường nguồn nhân lực trong thời đại công

nghiệp 4.0. Những năm gần đây, học trực tuyến là một phương pháp tích hợp của công nghệ thông tin

vào giáo dục đào tạo được đánh giá là xu thế tất yếu của nền kinh tế tri thức. Không gian học tập được

mở rộng, công cụ truy cập thông tin và phương pháp tiếp thu kiến thức không ngừng được cải tiến, đem

lại cho người học những cơ hội khám phá và học hỏi không ngừng trong một thế giới mà tri thức trở

thành nền tảng của sự thành công. Bài viết này đề cập đến những mô hình học trực tuyến và việc ứng

dụng mô hình học tập này tại Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An.

pdf6 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 396 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Học trực tuyến – Công nghệ dạy và học trong giáo dục 4.0, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020 10 HỌC TRỰC TUYẾN – CÔNG NGHỆ DẠY VÀ HỌC TRONG GIÁO DỤC 4.0 ThS. Ngô Văn Linh Đại học KTCN Long An TÓM TẮT Với sự phát triển của khoa học và công nghệ đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục đào tạo thì vấn đề đặt ra là dạy và học như thế nào để phù hợp với nhu cầu thị trường nguồn nhân lực trong thời đại công nghiệp 4.0. Những năm gần đây, học trực tuyến là một phương pháp tích hợp của công nghệ thông tin vào giáo dục đào tạo được đánh giá là xu thế tất yếu của nền kinh tế tri thức. Không gian học tập được mở rộng, công cụ truy cập thông tin và phương pháp tiếp thu kiến thức không ngừng được cải tiến, đem lại cho người học những cơ hội khám phá và học hỏi không ngừng trong một thế giới mà tri thức trở thành nền tảng của sự thành công. Bài viết này đề cập đến những mô hình học trực tuyến và việc ứng dụng mô hình học tập này tại Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An. Từ khóa: Học trực tuyến, E-learning, giáo dục 4.0 SUMMARY With the development of science and technology, especially in the field of education and training, the question is how to teach and learn to suit the market demand of human resources in the industrial age 4.0. In recent years, online learning has been an integrated method of information technology into education and training, which has been assessed as an indispensable trend of the knowledge economy. The expanded learning space, the information access tool and knowledge acquisition methods have constantly been improved, bringing learners the opportunity to explore and learn constantly in a world where knowledge becomes the foundation of success. This article deals with online learning models and their application at Long An University of Economics and Industry. Key words: Online learning, elearning, education 4.0 1. Giới thiệu về học trực tuyến (E-learning) E-learning là một phương thức đào tạo hiện đại dựa trên công nghệ thông tin. Với sự bùng nổ phát triển của công nghệ hiện nay, E-learning ngày càng được ưa chuộng bởi tính linh hoạt và tiện dụng về thời gian lẫn địa điểm. Nó giúp giải quyết nhiều vấn đề khó khăn khi người học có thể học mọi lúc mọi nơi, ở văn phòng, ở nhà hoặc bất kỳ địa điểm nào thuận tiện và có thể học nhiều lần. Đây là điều mà các phương pháp giáo dục truyền thống không có được. Nhiều nước phát triển trên thế giới đã triển khai mạnh mẽ E-learning trong hệ thống giáo dục chung trên cả nước. Những năm gần đây, E-learning đã và đang triển khai cho học sinh phổ thông, điển hình là các nước Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản Ở Mỹ, đã có hàng triệu học sinh phổ thông đăng ký học Online. Đưa lớp học lên mạng Internet là một trào lưu đang bùng nổ tại những nước này. Nhiều bang ở Hoa Kỳ, các nhà quản lý giáo dục đã ban hành quy định trước khi được công nhận tốt nghiệp, mỗi học sinh phải đăng ký học một số môn nhất định tại các lớp học trực tuyến. Đối với Hàn Quốc, Chính phủ xem đây như một công cụ để giảm tải chi phí dạy kèm tại các trung tâm luyện thi, qua đó góp phần bình đẳng trong giáo dục. Cùng với đó, kênh truyền hình học đường được mở ra cùng với website cung cấp các bài giảng ôn thi đại học miễn phí, thu hút một số lượng rất lớn học sinh tham gia. Một số giáo viên, giảng viên giỏi ở Hàn Quốc cho rằng E-learning mang lại cơ hội và sự công bằng hơn cho giáo dục bởi những học sinh kinh tế khó khăn có thể tham gia vào khóa luyện thi của những thầy giỏi với mức học phí rất ít so với lớp luyện thi thông thường. Trong môi trường E-learning, việc sử dụng phần mềm tin học cho phép mô hình hóa bài giảng, thể hiện trực quan giúp người học tiếp thu dễ dàng hơn kiến thức bài học và tăng sự hào hứng trong học tập. Bên cạnh đó, người học được tăng cường tính chủ động, có thể tự điều TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020 11 chỉnh khóa học cho phù hợp với bản thân như chọn học với giáo viên khác nếu thấy không phù hợp. 2. Ứng dụng khoa học công nghệ thông tin vào giáo dục đại học Với nhiều đại học danh tiếng trên thế giới, không quá ngạc nhiên khi Mỹ hiện là quốc gia có nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ MOOC (Massive Online Open Coures - các khóa học trực tuyến quy mô lớn) nổi tiếng nhất. Có thể kể đến như Coursera, edX và Udacity. Hình 1: Quá trình phát triển của giáo dục trực tuyến Nguồn: https://www.brandsvietnam.com Học tập trực tuyến và xây dựng môi trường học tập trực tuyến hiện đang được quan tâm chú ý và đưa vào triển khai trong nhiều trường đại học ở Việt Nam với phạm vi, mức độ khác nhau. Có thể tổ chức thực hiện hệ thống E-learning ở nhiều cấp độ khác nhau: Cấp độ 1: CBT (Computer - Based Training - Học trên máy tính) & WBT (Web - Based Training – Học trên Web/Internet/Intranet): Khởi đầu của mọi mô hình E-learning.  Học thông qua CD-ROM hoặc Web (Mô hình học qua Web đang ngày càng phát triển).  Có kiểm tra đầu vào.  Học từng bước, có kiểm tra mức độ tiếp thu bài.  Học viên tự học, không có giáo viên hướng dẫn.  Chi phí thấp. Cấp độ 2: Học trực tuyến có giảng viên:  Học thông qua Internet/Intranet, sử dụng Hệ thống Quản lý học tập (Learning Management System - LMS).  Có sự giao tiếp giữa giảng viên – học viên, học viên – học viên.  Giảng viên có thể trực tiếp trả lời câu hỏi, đặt câu hỏi, chấm điểm đánh giá học viên.  Giảng viên có thể đánh giá khả năng của học viên, đồng thời có thể chỉ dẫn học viên tham gia các khóa học mức cao hơn. Cấp độ 3: Lớp học ảo:  Học thông qua mạng Internet/Intranet, sử dụng Hệ thống Quản lý Học tập (LMS).  Các “lớp học ảo” được tổ chức ngay trên mạng như các lớp học thông thường.  Các giờ học “live” được tổ chức để thảo luận về các “case studies”. Giáo viên có thể thực hiện các hướng dẫn trực tiếp (hands-on) nhờ e-lab.  Sinh viên có thể học trực tiếp hoặc xem lại các bài giảng và làm bài tập offline với hình thức giống như đang tham gia lớp học trực tiếp.  Tất cả các khoá học trực tuyến có thể được quản lý, giám sát giống như các lớp học thông thường. Một số hệ thống Learning Managerment System (LMS) phổ biến trên thế giới phải kể đến là: BlackBoard, WebCT, Atutor, Itias, Moodle, Dokeos... Thực tế hiện nay, nhiều viện, trường TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020 12 ở Việt Nam đang triển khai E-learning dựa trên phần mềm mã nguồn mở (open source) như Moodle, Dokeos nhằm tiết kiệm chi phí trong quá trình triển khai nhưng vẫn đảm bảo những tính năng cơ bản. Hệ thống Moodle và Dokeos nổi bật là thiết kế hướng tới giáo dục, dễ sử dụng với giao diện trực quan, cho phép giảng viên tạo, quản lý và cung cấp bài giảng trên môi trường web một cách rất dễ dàng. 3. Đổi mới phương pháp truyền thụ trong dạy học Trong phương pháp giảng dạy mới này đòi hỏi người dạy phải chủ động, tích cực, phải nỗ lực nhiều hơn.  Thành thạo về sư phạm: + Người dạy phải luôn nghĩ rằng môi trường dạy học trực tuyến là một dạng khác so với môi trường dạy học truyền thống trong lớp học trong sự tương tác trực tiếp với người học. + Khi làm việc với lớp học trực tuyến, người dạy phải sẵn sàng đầu tư công sức và thời gian để giải đáp tất cả câu hỏi của người học. + Phải sáng tạo trong việc lập kế hoạch giảng dạy và sử dụng công nghệ dạy học có hiệu quả hơn. + Kỹ năng sư phạm của phương pháp dạy học truyền thống được áp dụng trong E-learning thể hiện ở các học liệu điện tử (Course). Người học có thể được giáo viên cho học trực tiếp trên màn hình thông qua nghe, nhìn,  Kỹ năng quản lý: + Xây dựng các nguyên tắc và yêu cầu người học thực hiện theo các nguyên tắc được đặt ra. + Thực hiện diễn đàn thảo luận với sự điều hành, hướng dẫn của người dạy. + Liên hệ với các chuyên gia hỗ trợ về Công nghệ thông tin và truyền thông. + Sau mỗi nội dung, người dạy phải quản lý được kiến thức của người học thông qua các bài kiểm tra, bài tập lớn,  Kỹ năng về kỹ thuật: + Người dạy phải tự trang bị cho mình kiến thức cơ bản về máy tính, biết sử dụng các thiết bị điện tử hỗ trợ học tập trực tuyến. + Thường xuyên sử dụng Email vì nó là phương tiện gần nhất để liên lạc với học viên. + Tổ chức kiểm tra và thi kết thúc môn học bằng hình thức qua mạng hoặc trực tiếp trên lớp truyền thông. 4. Ứng dụng E-learning tại trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An Trong bối cảnh giáo dục quốc gia có nhiều thay đổi, trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An đã đầu tư rất nhiều ngân sách nhà trường để nâng cao chất lượng dạy học, nghiên cứu tại trường trong đó có nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin trong trường ngày càng hiện đại và hoàn thiện, hỗ trợ tối đa cho các hoạt động của trường. Nhiều giải pháp công nghệ thông tin đã được ứng dụng và phát huy hiệu quả trong công tác đào tạo, trong đó nổi bật là ứng dụng E- learning trong đào tạo trực tuyến. Sinh viên học tập tại trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An được tư vấn hướng dẫn phương pháp học tập E-learning ngay từ những ngày đầu tiếp xúc với môi trường đại học, được hỗ trợ đăng ký, hướng dẫn học tập các khóa học trực tuyến, sau khi kết thúc khóa học được cấp các chứng chỉ nghiệp vụ quốc tế. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020 13 Hình 2: Một số chứng chỉ quốc tế về nghiệp vụ lĩnh vực Công nghệ thông tin Hệ thống E-learning của Trường được tổ chức theo cấp độ 3, hiện có khoảng 5.000 người dùng tham gia. Trong số đó có hơn 80 giảng viên đã tạo khóa học phục vụ cho công tác giảng dạy. Hầu hết sinh viên và học viên cao học, đặc biệt là sinh viên đại học chính quy đều tham gia vào hệ thống để tìm kiếm tài liệu, trao đổi học tập. Hình 3: Một số khóa học E-learning Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An Các phân hệ chính của hệ thống E-learning hỗ trợ tạo ra môi trường học tập linh động cho người học tiếp thu kiến thức, đồng thời giúp cho giảng viên điều hành được lớp học dễ dàng: a. Hệ thống (Portals): Hỗ trợ quản trị người dùng, quản trị các nhóm quyền và quản trị hệ thống (Lập lịch các tiến trình của hệ thống, gửi Email, các dịch vụ liên quan,). b. Lớp học (LCMS): Learning content management system; (LMS): learning management system) Module này được hỗ trợ với các module bên dưới (bài giảng, trực tuyến, thi và chia sẻ). Lớp học ảo (giao diện của hệ thống với học viên và giảng viên). c. Bài giảng: Được xây dựng dưới dạng Rich Media. Rich Media là bước đột phá trong công nghệ truyền thông, nâng cao hiệu quả trong việc xây dựng nội dung cho đào tạo trực tuyến. Hình 4: Bài giảng được xây dựng dưới dạng Multimedia (Nguồn: https://oes.vn) TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020 14 d. Trực tuyến: Giáo viên có thể bố trí lịch để giảng bài trực tuyến cho học viên của mình thông qua hệ thống. Với module này, yêu cầu giáo viên cần có webcam và microphone. Giáo viên giảng bài thông qua slide của mình được upload lên mạng trước khi giảng, học viên theo dõi bài giảng trực tiếp của giáo viên và có thể đặt câu hỏi khi có thắc mắc với giáo viên thông qua chat hoặc microphone (giáo viên chỉ định). Hình 5: Lớp học ảo cho phép Giảng viên và Học viên tương tác trao đổi trực tiếp e. Kiểm tra đánh giá trình độ: Hỗ trợ quản lý kho đề thi cũng như quản lý các bài thi cho học viên. Hình 6: Kiểm tra đánh giá trình độ của người học thông qua bài thi trắc nghiệm, bài tập f. Chia sẻ bạn bè: Cho phép bạn bè có thể chia sẻ tài liệu, kinh nghiệm cũng như trao đổi kiến thức với nhau. Qua kết quả triển khai E-learning cho thấy khả năng tiếp cận nhanh nhạy với công nghệ mới của giảng viên trường, việc tạo ra môi trường học tập linh hoạt giúp sinh viên nắm vững được nhiều kiến thức hơn, chủ động được thời gian học tập và tương tác với giảng viên nhiều hơn. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020 15 Hình 7: Số lượng khóa học theo từng khoa Hình 8: Mức độ truy cập công cụ hỗ trợ Có thể nói, sự thành công bước đầu trong việc ứng dụng E-learning trong dạy và học của trường chủ yếu là do: Ban lãnh đạo là những người tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo, nghiên cứu và công tác quản lý; lãnh đạo nhà trường có những chính sách nhằm khuyến khích cán bộ giảng dạy ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho công tác giảng dạy. 5. Kết luận Đào tạo trực tuyến đã xuất hiện từ rất lâu, tuy nhiên, ở giai đoạn hiện nay, hình thức này có cơ hội phát huy những lợi thế tạo môi trường học tập tương tác. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của các thiết bị công nghệ, việc xây dựng môi trường học tập trực tuyến hiện đại, các nội dung giảng dạy trực tuyến sẽ được thiết kế và phát triển theo hướng ngày càng tiếp cận gần hơn với người học, Không chỉ sử dụng máy tính cho công tác đào tạo trực tuyến, mà các trường Đại học đã tiến đến bước sử dụng mobile - learning. Với môi trường phủ sóng 3G, 4G thì mobile - learning là xu hướng tất yếu của mô hình giáo dục Đại học. Tài liệu tham khảo [1]. Ngô Văn Linh (2019), E-learning – Đào tạo trực tuyến trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, Tạp chí Kinh tế – Công nghiệp, Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An, Số 20. [2]. Phan Thế Công, Mobile Learning – Công nghệ dạy và học trong kỷ nguyên 4.0, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân, 2017. Ngày nhận: 18/03/2019 Ngày duyệt đăng: 07/07/2020 60 45 38 25 34 5 0 20 40 60 80 Kỹ thuật công nghệ Tài chính quản trị Quản trị dịch vụ du lịch Ngoại ngữ Kế toán kiểm toán Đơn vị khác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoc_truc_tuyen_cong_nghe_day_va_hoc_trong_giao_duc_4_0.pdf