Học thuyết phân tâm học S. Freud

Trước tiên phải nói đến đó là sự đam mê, sự thích thú học hỏi về “Tâm Lý Học”.

 

- “Tâm Lý Học” là một khoa học về tính quy luật của sự phát triển và vận hành của tâm lý với tư cách là hình thức đặc biệt của hoạt động sống”(1). Cho nên, em muốn nghiên cứu “Tâm Lý Học” nói chung và đặc biệt đối với “Phân Tâm Học” để qua đó em có thể hiểu và có thể phục vụ cho cuộc sống của chính mình và của mọi người tốt đẹp hơn.

 

- Em rất thích và ngưỡng mộ S.Freud. Ông là người sáng lập ra “Phân Tâm Học”, là một tâm lý gia nổi tiếng của cõi vô thức. Em mong ước sau này em cũng có thể nghiên cứu và tìm ra được một thuyết về “tâm lý” để có thể giúp ích cho cuộc sống và được lưu truyền cho thế hệ mai sau.

 

doc16 trang | Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 2330 | Lượt tải: 5download
Nội dung tài liệu Học thuyết phân tâm học S. Freud, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC THUYẾT PHÂN TÂM HỌC S. FREUD 1. Vào đề: “ Tại sao lại viết về học thuyết này?” 1. 1. Trước tiên phải nói đến đó là sự đam mê, sự thích thú học hỏi về “Tâm Lý Học”. - “Tâm Lý Học” là một khoa học về tính quy luật của sự phát triển và vận hành của tâm lý với tư cách là hình thức đặc biệt của hoạt động sống”(1). Cho nên, em muốn nghiên cứu “Tâm Lý Học” nói chung và đặc biệt đối với “Phân Tâm Học” để qua đó em có thể hiểu và có thể phục vụ cho cuộc sống của chính mình và của mọi người tốt đẹp hơn. - Em rất thích và ngưỡng mộ S.Freud. Ông là người sáng lập ra “Phân Tâm Học”, là một tâm lý gia nổi tiếng của cõi vô thức. Em mong ước sau này em cũng có thể nghiên cứu và tìm ra được một thuyết về “tâm lý” để có thể giúp ích cho cuộc sống và được lưu truyền cho thế hệ mai sau. 1. 2. “Phân Tâm Học” là một trường phái tâm lý học khách quan đi sâu vào nghiên cứu hiện tượng vô thức trong con người, coi vô thức là mặt chủ đạo của đời sống tâm lý người. Qua đó, “Phân Tâm Học” có ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống của chúng ta. - Một trong những ứng dụng to lớn là chữa trị các người bệnh tâm thần. Trong chữa trị bệnh tâm thần S.Freud đã có những đóng góp hết sức có giá trị cho khoa học. (1) … “Từ điển tâm lý học”. A. V . Pêtơrôpxki và M. G. Iarôsepxki chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia, Matxcơva 1990, trang 311(tiếng Nga)… - Tuy nhiên nhờ Freud mà ngày nay người ta đã có những ý nghĩ rất khác nhau về chính mình. Họ chấp nhận các khái niệm của Freud như: ảnh hưởng của tiềm thức đối với ý thức, nguồn gốc tính dục của bệnh thần kinh, sự hiện hữu và tầm quan trọng của tính dục trẻ thơ, tác dụng mặc cảm Ơ-đip" vào các giấc mộng, tình trạng "dồn nén"… Những khuyết điểm của con người như lỡ lời, nhớ mặt quên tên và quên lời hứa đều mang một ý nghĩa mới xét theo quan điểm của Freud. Hiện nay khó mà xác định được hết những định kiến mà Freud phải chống lại để truyền bá học thuyết của ông. Những định kiến này còn cố chấp hơn cả những định kiến mà Copernicus và Darwin đã vấp phải. 1. 3. “Phân Tâm Học” có ảnh hưởng rất lớn đối với một số ngành khoa học khác. - Dầu sao, có thể chứng minh được hay không thì học thuyết của Sigmund Freud cũng đã có một ảnh hưởng vô song đối với tư duy hiện đại. Ngay Einstein cũng không kích thích trí tưởng tượng hay thâm nhập vào đời sống của người đương thời bằng Sigmund Freud. Nhờ tìm tòi nghiên cứu những thứ chưa bao giờ ai hiểu biết về trí não con người mà Sigmund Freud đã đưa ra được những ý tưởng và những từ ngữ mà ngày nay đã chan hòa vào cuộc sống thường nhật của chúng ta. Thực vậy, tất cả mọi lĩnh vực tri thức của con người như văn chương, nghệ thuật, tôn giáo, nhân chủng học, giáo dục, luật pháp, xã hội học, luật học, sử học và những môn học về xã hội hay cá nhân khác đều chịu ảnh hưởng của học thuyết Sigmund Freud. - Ảnh hưởng của học thuyết Freud đối với văn học và nghệ thuật cũng đáng chú ý không kém. Trong tiểu thuyết, thơ, kịch và các hình thức văn chương khác, những ý tưởng chính của Freud đã được phát triển trong ít năm gần đây. Bernard Dana Evans Voto đã miêu tả quan niệm là “chưa có một nhà khoa học nào khác có một ảnh hưởng mạnh mẽ và rộng rãi đến văn học như Freud”. Ảnh hưởng của Freud trong hội họa, điêu khắc và thế giới nghệ thuật nói chung cũng sâu xa không kém 1. 4. “ Phân Tâm Học” đối với loài người chúng ta vô cùng quan trọng(2): - Trước hết nó là một những pháp tâm bệnh lý, giúp y khoa khám phá và chữa trị những trường hợp tâm bệnh mà trước nay với phương pháp của khoa học thực nghiệm nó chưa đủ khả năng điều trị. - Đặc biệt nó là một thuyết tâm lý giúp ta khám phá chiều sâu vô tận của tiềm thức mà có thể nói được là chiều sâu đời sống, thế giới của tất cả các căn nguyên, động cơ bí ẩn của ý thức và nhân cách của chúng ta. 2. Nội dung của học thuyết “Phân Tâm Học”. 2. 1. Cơ sở triết học và nguồn gốc nảy sinh của “Phân Tâm Học” Sự khủng hoảng của tâm lý học cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX như chúng ta được biết đã dẫn đến sự ra đời của “Phân Tâm Học”. Một trường phái tâm lý học khách quan đi sâu nghiên cứu hiện tượng vô thức trong con người, coi vô thức là mặt chủ đạo của đời sống tâm lý người, là đối tượng thực sự của tâm lý học. Trong tất cả các ngành khoa học, người ta thường thừa nhận tâm lý học là một môn khoa học bí hiểm và tối tăm nhất, và khó có thể chứng minh bằng khoa học hơn bất cứ bộ môn nào khác. Bản chất của những sự vật ở đây luôn luôn có sự hư hư thực thực và sự bất ngờ, vì nhà tâm lý học phải nghiên cứu về một hiện tượng tự nhiên bí mật nhất, đó là cuộc sống tâm lý của con người. Một lý thuyết hóa học hay vật lý có thể được chứng minh hay bác bỏ những phương pháp kỹ thuật trong phòng thí nghiệm, nhưng đối với giá trị của một lý thuyết tâm lý học, rất có thể không sao chứng minh được một cách minh bạch, cho nên nhiều cuộc tranh luận bão táp đã nổi lên xung quanh Sigmund Freud và khoa phân tâm học suốt sáu chục năm ròng. (2)… “ Thăm dò tiềm thức” của Carl Gustav Jung, Vũ Đình Lưu dịch. Hoàng Đông Phương xuất bản. Trang thư Hoàng Phương Đông. Người sáng lập ra “Phân Tâm Học” là S.Freud (1856 – 1939), bác sỹ thần kinh và tâm thần người Áo gốc Do Thái, sinh ở Tiệp Khắc, du học ở Áo, Pháp, Đức…Khi Freud chào đời ở Freiberg thuộc miền Moravia, tác phẩm Nguồn gốc các chủng loài chưa xuất hiện. Năm đó là năm 1985. Cũng như Karl Marx, tổ tiên Freud có nhiều người là pháp sư đạo Do Thái. Ông được đưa tới thành Vienna thủ đô nước Áo vào năm lên bốn tuổi và đã sống gần suốt cả tuổi trưởng thành tại đây. Theo Ernest Jones, người viết tiểu sử chính của Freud thì ông đã được thừa hưởng của cha ông là mộtnhà buôn len, "tính hoài nghi sâu sắc về những tai biến bất thường của cuộc đời, thói quen dùng giai thoại Do Thái để châm biếm các quan điểm đạo đức, không tín ngưỡng những vấn đề tôn giáo". Bà mẹ Freud sống tới năm 59 tuổi, bản tính năng động và nhanh nhẹn. Sigmund Freud là đứa con cưng đầu lòng của bà. Sau này Freud đã viết "một người đã từng là con yêu đặc biệt của một bà mẹ thì suốt đời người ấy có cái cảm giác là một kẻ đi chinh phục, và chính cái lòng tin chiến thắng ấy luôn đem lại thành công thực sự". Vào những năm đầu của cuộc đời, Freud rất tin vào thuyết của Darwin vì ông thấy rằng "Những thuyết ấy làm cho người ta có thể hy vọng vào những bước tiến phi thường trong việc tìm hiểu thế giới". Dự định sẽ trở thành thầy thuốc, ông đã theo học trường Đại học Y khoa thành Vienna. Và ông đã đỗ bác sĩ năm 1881. Là một thầy thuốc trẻ tuổi của bệnh viện đa khoa, chữa trị đủ mọi loại bệnh, ông tiếp tục nghiên cứu môn thần kinh bệnh học và giải phẫu thần kinh. Ít năm sau, số mệnh xoay chiều và bất thần làm tên tuổi của ông nổi tiếng khắp thế giới. Một bạn đồng nghiệp của ông đã đi Paris và ông bèn đi theo sang thành phố này. Tại đây, ông cùng làm việc với Jean Charcot, lúc ấy đã là một nhà bệnh lý học và thần kinh học người Pháp nổi tiếng. Ở đây, lần đầu tiên ông được tiếp xúc với công trình của Charcot về bệnh loạn thần kinh và cách dùng phương pháp thôi miên để điều trị bệnh này. Freud đã thoả mãn khi thấy Charcot chứng minh được "bệnh loạn thần kinh thật mà và loạn thần kinh giả do dùng thôi miên tạo ra. Nhưng khi trở lại thành Vienna, Freud không làm thế nào để thuyết phục được các bác sĩ đồng nghiệp: họ không tin là phương pháp chữa bệnh loạn thần kinh bằng thôi miên lại có cơ sở khoa học. Và người ta còn trừng phạt những ý nghĩ quá tạo bạo của ông bằng cách đuổi ông ra khỏi phòng thí nghiệm giải phẫu thần kinh. Từ đấy Freud tách khỏi môi trường đại học và không còn tiếp tục tham gia những buổi họp của giới trí thứcở Vienne nữa. Trong lúc hành nghề bác sĩ tư, ông tiếp tục dùng phương pháp thôi miên để thí nghiệm trong nhiều năm nữa, nhưng dần dần ông đã bỏ phương pháp điều trị này chỉ vì ít người hợp với lối chữa bằng thôi miên và cũng vì đôi khi thôi miên có những hiệu quả không hay với nhân cách người bệnh. Thay vào đó, Freud bắt đầu phát triển một phương pháp mới, ông đặt tên là "tự do liên tưởng", về sau kỹ thuật này đã trở thành một tiêu chuẩn thực hành của khoa học phân tâm học. Freud hẳn là người sáng lập ra môn thần kinh bệnh học, điều đó không còn nghi ngờ gì nữa. Trước ông, các nhà thần kinh bệnh học chỉ quan tâm đến những triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt (schizophrenia) và chứng tâm thần suy giảm (lẩm cẩm), cần phải giam lại trong bệnh viện. Ngay từ khi chữa chứng dồn nén và chứng thần kinh tương khắc, Freud đã đi tới kết luận là không phải chỉ riêng con bệnh mà cả những người lành mạnh bình thường cũng mang trong mình những xung khắc tâm thần tương tự. Đi xa hơn nữa, bệnh tâm thần không phải là bệnh theo nghĩa thông thường được chấp nhận mà là trạng thái tâm lý của trí não. Vấn đề quan trọng là làm thế nào để điều trị những chứng rối loạn tâm thần đang lan tràn rộng rãi ấy. Căn cứ vào những quan sát, thí nghiệm và kinh nghiệm thực hành khi điều trị cho nhiều người bệnh ở Vienna, Freud đã xây dựng cơ sở cho khoa phân tâm học vào khoảng cuối thế kỷ 19. Freud là một trong những nhà khoa học đã sáng tác nhiều hơn hết trong thời đại chúng ta. Sự phong phú về những đề tài mới mẻ cùng những phần đóng góp về tâm lý do ngòi bút của ông đem lại không thể thu gọn trong bất cứ một cuốn sách hay tờ báo nào. Theo ông, thì chắc chắn cuốn sách quan trọng ra đời sớm nhất của ông mà cũng được ông yêu thích nhất là cuốn Đoán Mộng xuất bản năm 1900. Sách này gồm hầu hết những quan sát cơ bản và những suy luận của ông. Trong cuốn Nghiên cứu về chứng loạn thầnkinh xuất bản sớm hơn (tức là vào năm 1895), ông đã bộc lộ niềm tin rằng "yếu tố chính trong sự rối loạn về tính dục là sự suy yếu gây ra cả bệnh tâm thần (neuros) lẫn bệnh tâm thần suy nhược (psychoneuroses)". Đó là nền tảng của thuyết phân tâm. Vài năm sau đó, Freud hoàn chỉnh được lý thuyết của ông về sức đối kháng, hiện tượng chuyển biến tính dục tuổi thơ, mối tương quan giữa những ký ức bất mãn và ảo tưởng, giữa cơ chế tự vệ (defense mechanism) và sự dồn nén.(3) (3)… “Phân tâm học nhập môn” của Sigmund Freud, dịch giả: Nguyễn Xuân Hiến. Trong cuộc đời hoạt động khoa học và thông qua các nghiên cứu thực tiễn chữa trị bệnh tâm thần, S. Freud đã gặp gỡ, tiếp xúc học hỏi ở khá nhiều các tác giả bậc thầy đi trước về triết học, y học, sinh học, sinh lý thần kinh, trực tiếp nhất là về các phương pháp chữa trị bệnh tâm thần. Có thể kể đến các tư tưởng của các học giả có tên tuổi sau: - Tư tưởng của nhà sinh lý học người Đức E. W. Brucke (1819 – 1892), người đã đưa lý thuyết hóa học, lý thuyết bảo toàn năng lượng vào giải thích các hiện tượng sinh lý người. - Tư tưởng của nhà triết học, nhà bác học, nhà hoạt động xã hội người Đức Leibniz về trạng thái vô thức của các đơn tử. Toàn thể vũ trụ được hình thành từ những thực thể đơn thể . Đơn tử có nhiều trạng thái: Trạng thái có ý thức và trạng thái vô thức. Trạng thái vô thức là trạng thái đơn giản. Ở trạng thái này, con người không hay biết, đều được Freud rất quan tâm. - Tư tưởng của nhà triết học duy tâm người Đức Schopenhauer (1788 – 1860) về khái niệm phi lực, lực phi lý. Ông quan niệm phi lực, lực phi lý trong mỗi con người ngược với lý trí, nhưng có vai trò rất lớn thúc đẩy con người hành động một cách mù quáng tựa như vô nghĩa. Điều này được ông trình bày trong tác phẩm “thế giới với tính cách là ý chí và biểu tượng” xuất bản năm 1919. - Phương pháp thôi miên chữa bệnh tâm thần của nhà sinh lý học và là bác sĩ tâm thần người Áo J. Breuer (1842 – 1925). Năm 1895 ông đã công bố chung với Breuer trong công trình “Các nghiên cứu về Hystêri”. Freud đã học được ở Breuer phương pháp giải tỏa tâm lý bằng biện pháp thôi miên với người bệnh, cho phép đưa các ký ức thuộc tiềm thức trở lại tầng ý thức làm thuyên giảm rõ rệt các triệu chứng tâm thần. Sau này trong khi chữa trị trên các ca cụ thể, Freud tự thấy, muốn chữa trị được bệnh, phải tiến hành phân tích tâm lý, tìm ra nhân tố vô thức đẻ ra các triệu chứng bệnh khác nhau hiện đang bị mắc nghẽn, ẩn dấu sâu bên trong người bệnh. Khác với Breuer, ông còn dùng một kỹ thuật riêng – mà ông gọi là kỹ thuật ép, nhằm phát hiện ra những quá trình tinh thần vô thức ở người bệnh.(4) - Tư tưởng về sức mạnh của đam mê tính dục trong các hiện tượng tâm thần của bác sỹ tâm thần Pháp M. Charcot (1825 – 1893). Ông là thầy dạy của Freud. Về sau này, Freud đã mất công tìm kiếm nhằm rõ hiện tượng đam mê dục tính ở con người trong công trình “Ba tiểu luận về thuyết tính dục” nổi tiếng của ông như mọi người được biết. 2. 2. Những luận điểm chủ yếu của học thuyết “Phân Tâm Học”của S. Freud. 2. 2. 1. Quan niệm về bản chất của tâm hồn, tâm lý con người. Học thuyết phân tâm của Freud được xây dựng trên khái niệm vô thức. Freud quan niệm, tất cả các hiện tượng tâm thần của con người về bản chất là hiện tượng vô thức. Vô thức là phạm trù chủ yếu trong đời sống tâm lý con người. Mọi hoạt động trong tâm trí đều bắt nguồn trong vô thức và tùy theo tương quan của những lực lượng thôi thúc và ngăn cản được biểu hiện ra theo những qui luật khác hẳn với ý thức.(5) Vai trò quan trọng của cái vô thức trong đời sống tâm lý người được S. Freud làm rõ trong các công trình nghiên cứu về bệnh Hystêri, về giấc mơ và về lý thuyết tính dục cũng như ở nhiều vấn đề khác được đề cập liên quan trong các nghiên cứu cụ thể của ông: (4)…Xem David Staford – Clark, Freud đã thực sự nói gì, NXB Thế giới, Hà Nội 1998, trang 69 – 70… (5)… “Lịch sử tâm lý học”.GS. TS. Nguyễn Ngọc Phú. NXB ĐH QGHN, trang 185… Những nghiên cứu về bệnh Hystêri: + Đây là tên của một công trình của ông được công bố chung với J. Breuer (1842 – 1925). Có thể nói khởi đầu của phân tâm học là các nghiên cứu về Hystêri, bệnh tâm thần thường gặp nhất ở phụ nữ. Thông qua việc chữa bệnh tâm thần, hai ông đã nhận thấy do những cảm giác trầm nhược như sợ hãi, xấu hổ, lo âu hay đau đớn về thể chất ở một mức độ nào đó có thể là nguyên nhân đưa đến một chứng bệnh phổ biến gọi là Hystêri. Đó là một loại bệnh xuất hieenh từng cơn, tự nhiên xuất hiện, rồi lại tự nhiên biến mất với những biểu hiện rất đa dạng như tự cười phá lên, tự nhiên bị câm, tự nhiên bị liệt một bên…rồi lại trở thành bình thường. + Các kết quả nghiên cứu của Freud và Breuer đã chỉ rõ: - Chứng Hystêri thông thường không có một tác động gây chấn thương duy nhất mà có nhiều chấn thương bộ phận. - Triệu chứng Hystêri sẽ biến mất một khi người bệnh hiểu rõ ký ức về tác động khởi phát đánh thức được mối xúc động của người bệnh có liên quan trực tiếp đến ký ức này. - Trong các ca bệnh, thông thường người bệnh khó nhớ lại những điều thực sự gây bệnh vì hoạt động tâm thần của con người có những qui luật riêng đã bị thay đổi, điều chỉnh. Trí nhớ của người bệnh không hề giữ lại một dấu vết nào của những tình tiết đã trải qua hoặc nếu có, chúng chỉ được còn giữ lại ở dạng sơ sài nhất. Còn ký ức về những điều nhục nhã mà họ gặp phải trước đây lại được thay đổi bằng một sự cải chính các sự kiện, bằng ý thức cá nhân về phẩm giá. Khi người bệnh sực nhớ lại những điều đã thực sự trải qua thì chính họ là người khổ sở trước hết. - Freud cũng đã phát hiện ra rằng trong các căn bệnh Hystêri, vai trò của những xung lực tình dục rất lớn và đó là điều bất đồng căn bản giữa S. Freud và J. Breuer dẫn đến sự chia tay của hai người, đồng thời khẳng định tính độc lập của các công trình nghiên cứu hình thành học thuyết phân tâm học của S. Freud. - Nghiên cứu trên các ca bệnh cụ thể và trực tiếp chữa bệnh, Freud đã đi đến kết luận: Chìa khóa để hiểu các chứng nhiễu tâm nói chung và những triệu chứng Hystêri nói riêng là ở chỗ đi tìm cho được cái vô thức là nguyên nhân gây bệnh nằm ở bên dưới các triệu chứng bệnh. Muốn vậy cần phải tiến hành phân tích tâm lý người bệnh để tìm cho được nguồn gốc gây bệnh ẩn dấu sâu trong vô thức người bệnh. - Cách thức mà Freud đã tiến hành: Lúc đầu, ông dùng thôi miên để giúp người bệnh nhớ lại những điều đã trải qua. Sau đó, ông dùng một kỹ thuật của riêng ông: Kỹ thuật ép cùng với phương pháp liên tưởng tự do nhằm giúp người bệnh xóa đi những tắc nghẽn trong những liên tưởng bằng lời. Ông phân loại các chứng nhiễu tâm: Nhiễu tâm thức thời và loạn nhiễu tâm. b. Lý giải các giấc mơ: + Năm 1900, Freud công bố công trình “Lý giải các giấc mơ”. Việc phân tích cặn kẽ các giấc mơ của người nào đó đã trải qua là một thành công của ông, con đương đi đến làm rõ cái vô thức. + Các giấc mơ đã tạo nên một sự hấp dẫn đặc biệt đối với Freud, bởi theo ông, có thể từ việc phân tích các giấc mơ, chúng ta có thể nhìn thấy rõ hơn cấu trúc tâm thần người, rõ hơn về cái vô thức trong con người. Từ các ca lâm sàng trong chữa trị bệnh tâm thần, ông đã đi đến kết luận: - Các giấc mơ đều không xa lạ với người nằm mơ, đều luôn khó hiểu với người đó. - Các giấc mơ đều có một ý nghĩa nhất định nào đó. Không những giấc mơ có một ý nghĩa mà ý nghĩa của giấc mơ là nguyên nhân gây nên giấc mơ. - Trong các giấc mơ có các “ý tưởng tiềm ẩn” cần được khám phá. Nội dung biểu hiện của giấc mơ có thể thực hiện trá hình những ham muốn bị dồn nén vào vùng vô thức. Việc nghiên cứu về các giấc mơ giúp chúng ta hiểu rõ hơn những cội nguồn sáng tạo của trí tưởng dân gian của dân tộc Việt Nam. - Từ việc làm rõ bốn nguồn gốc đặc thù của giấc mơ, ông đã chỉ ra năm cơ chế chính của giấc mơ, đó là: .. Cô đặc.. .. Di chuyển.. .. Kịch hóa.. ..Tượng trưng hóa.. ..Chế biến lần thứ hai.. c. Lý thuyết tình dục: + “Ba tiểu luận về lý thuyết tính dục”là một trong những tác phẩm chủ yếu của Freud trên con đường xây dựng phân tâm học được công bố vào năm 1905. Công trình này làm rõ cơ sở lý thuyết về các chứng nhiễu tâm, giải thích nhu cầu dồn nén và những nguồn năng lực xúc cảm nằm bên dưới những vận động và những ứng xử có ý thức và vô thức của con người. Freud đã gọi năng lực đó là Libido.. + Trong công trình này, Freud đã chỉ rõ: - Đới sống tính dục của con người không phải được bắt nguồn vào tuổi dạy thì mà trái lại được biểu hiện rất sớm từ khi con người mới sinh ra. Khái niệm tính dục khác hẳn với khái niệm sinh dục chứa đựng một nghĩa rộng hơn nhiều và bao gồm nhiều hoạt động không có liên quan với cơ quan sinh dục.. - Đời sống tính dục bao hàm chức năng cho phép thu được các khoái cảm từ những vùng khác nhau của thân thể; Các vùng cơ thể gây khoái cảm cho con người, Freud gọi là các vùng kích dâm, đầu tiên là miệng; sau đó là hậu môn, tiếp theo là toàn bộ những bí mật của cơ thể do bị trẻ tự khám phá ở thân thể của nó… + Từ những phân tích khá sâu sắc về tình dục, Freud đã đi đến xem xét những sự loạn dâm, thói phô bày, ác dâm, khổ dâm….đều là những hiện tượng có thật trong đời sống tính dục của con người. Đặc biệt Freud đã phân tích khá sâu những biến đổi tính dục ở tuổi dạy thì, chấm dứt thời kỳ tiềm ẩn của đời sống tính dục. Các công trình này đã khắng định khái niệm cơ bản do Freud đề xướng là “Libiolip”, giúp chứng minh cho sức mạnh của cái vô thức. + Theo Freud, đam mê tình dục giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong đời sống tâm lý, là cội nguồn của mọi cội nguồn tinh thần con người, đâu đâu cũng thấy đam mê tình dục hoàn thành. Đó là nguyên nhân của bệnh tâm thần cũng như của mọi sáng tạo, kể cả văn học nghệ thuật. Đam mê đó trong học thuyết Freud là trung tâm của các bản năng và được gọi là “ mặc cảm Ơ-đíp”(6) (6)… “ Nhập môn tâm lý học” của Phạm Minh Hạc. NXB Giáo Dục 1980. Trang 75. 2. 2. 2. Một nội dung quan trọng của học thuyết phân tâm học do S. Freud sáng lập là việc xác định cấu trúc của bộ máy tâm thần con người. Trên cơ sở chữa trị các bệnh Hystêri, phân tích lý giải các giấc mơ…Freud đã đi đến xác định bộ máy tâm thần con người bao gồm 3 khối (7): a. Cái ấy ( cái vô thức) bao gồm các bản năng vô thức: ăn uống, tình dục, tự vệ, trong đó bản năng tình dục giữ vai trò trung tâm quyết định toàn bộ, đời sống tâm lý và hành vi của con người. Cái ấy tồn tại theo nguyên tắc thỏa mãn và đòi hỏi. b. Cái tôi là con người thường ngày, con người ý thức, tồn tại theo nguyên tắc hiện thực. Cái tôi có ý thức theo Freud là cái tôi giả hiệu, cái tôi bề ngoài của nhân lõi bên trong là “cái ấy”, cái tôi còn chịu ảnh hưởng của cái siêu tôi. c. Cái siêu tôi là cái siêu phàm, cái tôi lí tưởng không bao giờ vươn tới được và tồn tại theo nguyên tắc kiểm duyệt chèn ép. Sự quan hệ của ba miền trên , theo Freud, đó là quan hệ của ba tầng: tầng vô thức biểu hiện vai trò của di truyền; tầng tiền ý thức là cái con người đã và đang trải nghiệm, mang tính ngẫu nhiên, tức thời và tầng ý thức biểu hiện vai trò áp chế của người khác, của xã hội. Ba khối này tạo nên ba con người: khối vô thức tạo nên con người trung tín mà nguyên tắc sống của nó là chỉ mong muốn đòi được thỏa mãn bằng mọi cách trong đó thỏa mãn các đam mê tính dục giữ vị trí hàng đầu. Khối tiền ý thức tạo nên con người thực tại, hoạt động tuân theo nguyên tắc hiện thực. Còn khối ý thức tạo nên con người xã hội hoạt động tuân theo nguyên tắc kiểm duyệt chèn ép các con người trung tính và con người thực tại. (7)… “ Nhập môn tâm lý học” của GS. TS. Nguyễn Quang Uẩn. Khoa “Tâm Lí Giáo Dục” - Trường ĐH SPHN.năm 2005. Trang 44. Trong đó, con người trung tính là con người thực nhất trong các con người, tự nó có nguồn năng lượng đảm bảo cho toàn bộ hoạt động tinh thần của con người. Ba con người này trong một con người cụ thể luôn tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau…Sự mất cân bằng trong ba con người này làm nảy sinh các bệnh tâm thần khác nhau có ở con người. Đối với Freud, ý thức chỉ được xem như một phần tương đối nhỏ và tạm thời trong toàn bộ đời sống tinh thần của cá nhân. Khu vực vô thức của đời sống tinh thần rộng lớn hơn rất nhiều lần so với khu vực hữu thức, nó như là phần chìm của tảng băng trôi.(1). 2. 2. 3. Phân tâm học đã luận giải xây dựng lý thuyết tổng quát vè các chứng nhiễu tâm và đề xuất phương pháp trị liệu bênh tâm thần bằng “tự do liên tưởng” “giải tỏa tâm lý”. Freud đã xác nhận có những bệnh do chứng nhiễu tâm gây ra, điều mà đương thời, mọi người đều phủ nhận, từ chối trách nhiệm chữa trị. Bằng nghiên cứu lâm sàng trên các ca chữa bệnh do chính mình thực hiện, Freud đã đi tới 6 loại nhiễu tâm(5): - Các chứng Hystêri và nhân cách Hystêri. - Những trạng thái lo hãi; những nhân cách lo lắng và dễ tổn thương. - Những rối loạn ám ảnh – thúc đẩy những nhân cách ám ảnh. - Trầm nhược thần kinh; những nhân cách đặc biệt dễ tổn thương vì những tình cảm thất bại và tuyệt vọng. - Những thái độ nhạy cảm quá mức, hay nghi ngờ và hoang tưởng bộ phận. (1)…Xem David Staford – Clark, Freud đã thực sự nói gì, NXB Thế giới, Hà Nội 1998, trang157. - Những rối loạn đặc thù của tình trạng chưa trưởng thành tính dục; những nhân cách thích thú với những rối loạn ấy và nạn nhân của những rối loạn ấy. 3. Đánh giá về thành công, hạn chế của “ Phân Tâm Học” và việc vận dụng nó trong đời sống, giảng dạy. 3. 1. Thành công của “ Phân Tâm Học”: - S. Freud đã có một ý tưởng khoa học đúng đắn: Tâm lý học phải có một con đường riêng của mình. Ông đã bắt tay vào việc xây dựng phân tâm học học, khởi đầu là một trào lưu tâm lý học chống lại nền tâm lý học duy tâm, chủ quan để xây dựng một nền tâm lý học khách quan. Sự xuất hiện của phân tâm học một cách khách quan đã làm cho tâm lý học phát triển. - Các kết quả của phân tâm học được rút ra từ những nghiên cứu thực hành chữa bệnh tâm thần do chính S. Freud tiến hành. Những thành tựu mà ông mang đến cho khoa học loài người nói chung, tâm lý học nói riêng là một khám phá vô cùng lớn về một mảng hiện tượng vô thức ở con người mà cho đến nay trên lĩnh vực này chưa có ai vượt qua được Freud. - S. Freud đã đề xuất ra một phương pháp “liên tưởng tự do” nhằm giải tỏa tâm lý, chữa trị cho các người bệnh tâm thần. Phương pháp này đã được sử dụng khá rộng rãi và có hiệu quả trong các bệnh viện tâm thần. Công lao của Freud trong lĩnh vực này rõ ràng là không nhỏ. 3. 2. Những hạn chế của “ Phân Tâm Học”: - Do nhấn mạnh đến mặt vô thức trong con người, Freud đã không nhận thấy được mặt bản chất trong ý thức của con người, không thấy được bản chất xã hội – lịch sử của các hiện tượng tâm lý người. Luận điểm, động lực của mọi hoạt động tâm lý người là cái vô thức gắn liền với các đam mê tính dục là một luận điểm không đúng. - Quan niêm về con người và nhân cách con người trong phân tâm học Freud cũng bộc lộ những khía cạnh không đúng đắn. Con người trong thuyết phân tâm là con người cơ thể, con người sinh vật bị phân ly ra nhiều mảng, con người với những mong muốn chủ yếu là thỏa mãn các đam mê tính dục, con người đối lập với xã hội. - Do những quan niệm sai trái như ở trên, một số các học giả kế tục Freud đã cố gắng tìm cách khắc phục các hạn chế của phân tâm học, mong muốn xây dựng một phân tâm học mới. Những cố gắng này là đáng kể làm cho phân tâm học có điều kiện thân nhập sâu vào các lĩnh vực đời sống xã hội. - Về mặt chính trị - xã hội, một cách khách quan, phân tâm học của Freud đã trở thành cơ sở cho một thứ triết lý sống không tích cực, luôn có xu hướng đối lập với xã hội trong các tầng lớp xã hội, đặc biệt là trong giới trẻ ở các nước phương Tây: sống chỉ đòi hỏi xã hội và người khác thỏa mãn nhu cầu của mình mà không tính đến trước tiên phần đóng góp của mình cho xã hội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dochoc_thuyet_phan_tam_hoc_sfred_9536.doc
Tài liệu liên quan