Vào những năm 30 của thế kỷ XX, ở các nước phương Tây, khủng hoảng kinh tế diễn ra thường xuyên, tình trạng thất nghiệp nghiêm trọng.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 chứng tỏ rằng học thuyết “tự điều tiết” kinh tế của trường phái Cổ điển và Tân cổ điển là thiếu tính xác đáng.
45 trang |
Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 2403 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Học thuyết kinh tế của trường phái keynes, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 6 HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI KEYNES 1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm phương pháp luận 1.1. Hoàn cảnh ra đời Vào những năm 30 của thế kỷ XX, ở các nước phương Tây, khủng hoảng kinh tế diễn ra thường xuyên, tình trạng thất nghiệp nghiêm trọng. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 chứng tỏ rằng học thuyết “tự điều tiết” kinh tế của trường phái Cổ điển và Tân cổ điển là thiếu tính xác đáng. Lý thuyết kinh tế về “Bàn tay vô hình” của A. Smith, học thuyết “Cân bằng tổng quát” của L. Walras tỏ ra kém hiệu nghiệm, không đảm bảo cho sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế. Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất đòi hỏi sự can thiệp ngày càng tăng của Nhà nước. 1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm phương pháp luận Đầu thế kỷ XX, độc quyền ra đời và bắt đầu mở rộng thế lực. Điều này đòi hỏi phải có sự điều chỉnh của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế ở các nước tư bản chủ nghĩa. Do đó, lý thuyết kinh tế “Chủ nghĩa tư bản có điều tiết” ra đời, người sáng lập ra nó là John Maynard Keynes. 1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm phương pháp luận John Maynard Keynes (1884-1946): là nhà kinh tế học người Anh. Thông thạo nhiều lĩnh vực: GS trường đại học Cambrige, Giám đốc ngân hàng Anh, chủ bút tạp chí: “Nhà kinh tế... 1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm phương pháp luận 1.2. Các đặc điểm phương pháp luận Đặc trưng nổi bật của học thuyết Keynes là đưa ra phương pháp phân tích vĩ mô hiện đại. Phân tích kinh tế xuất phát từ các tổng lượng lớn và nghiên cứu mối liên hệ giữa các tổng lượng và khuynh hướng biến đổi của chúng. Phương pháp nghiên cứu của J.M.Keynes dựa trên cơ sở tâm lý chủ quan nhưng là tâm lý chung của xã hội. Trong học thuyết Keynes, phạm trù khuynh hướng tiêu dùng, khuynh hướng tiết kiệm được coi là phạm trù tâm lý chung, tâm lý toàn xã hội. 1.2. Các đặc điểm phương pháp luận Đánh giá cao vai trò tiêu dùng, coi tiêu dùng và trao đổi là nhiệm vụ số một mà kinh tế học phải giải quyết. Phương pháp luận của J.M. Keynes có tính siêu hình, ông coi học thuyết kinh tế của mình là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với sự phát triển của mọi chế độ xã hội. 1.2. Các đặc điểm phương pháp luận Phủ định chính sách kinh tế tự do thả nổi của CNTB, không cần có sự can thiệp của Nhà nước. Ông chủ trương mở rộng chức năng của Nhà nước, Nhà nước can thiệp toàn diện vào kinh tế. 1.2. Các đặc điểm phương pháp luận 2.1 Lý thuyết chung về việc làm 2.1.1 Khái quát về lý thuyết “việc làm” Khi việc làm tăng lên thì tổng thu nhập thực tế tăng lên. Tâm lý chung của quần chúng là khi tổng thu nhập tăng thì cũng tăng tiêu dùng. Tốc độ tăng tiêu dùng chậm hơn so với tăng thu nhập và có khuynh hướng tiết kiệm một phần thu nhập. 2. Các lý thuyết kinh tế cơ bản 2.1 Lý thuyết chung về việc làm 2.1.1 Khái quát về lý thuyết “việc làm” Với một giá trị nào đó của khuynh hướng tiêu dùng, thì mức cân bằng việc làm tùy thuộc vào số lượng đầu tư hiện tại. Khối lượng đầu tư hiện tại phụ thuộc vào sự kích thích đầu tư. Sự kích thích đầu tư phụ thuộc vào “hiệu quả giới hạn” của tư bản và lãi suất. 2. Các lý thuyết kinh tế cơ bản 2.1 Lý thuyết chung về việc làm 2.1.2 Các phạm trù cơ bản trong lý thuyết “việc làm” Trong lý thuyết của J.M. Keynes, khuynh hướng tiêu dùng là tương quan hàm số giữa thu nhập với số chi tiêu cho tiêu dùng rút ra từ thu nhập đó. Nếu ký hiệu thu nhập là R, C là chi tiêu cho tiêu dùng rút ra từ thu nhập, thì khuynh hướng tiêu dùng giới hạn = C/R. 2. Các lý thuyết kinh tế cơ bản Khuynh hướng tiêu dùng giới hạn Có 03 nhân tố ảnh hưởng tới khuynh hướng tiêu dùng cá nhân: Thu nhập: thu nhập tăng thì tiêu dùng tăng và ngược lại. Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến thu nhập : thay đổi tiền công danh nghĩa, chính sách lãi suất, thuế khóa … Các nhân tố chủ quan: lập dự phòng rủi ro bất ngờ, để dành hưởng già, chuẩn bị cho kế hoạch học tập, dự án kinh doanh trong tương lai… Khuynh hướng tiêu dùng giới hạn Số nhân đầu tư là mối quan hệ giữa gia tăng thu nhập với gia tăng đầu tư. “Nó cho chúng ta biết rằng khi có một lượng thêm vào đầu tư tổng hợp (I), thì thu nhập ( R) sẽ tăng thêm một lượng bằng k lần mức gia tăng đầu tư” Nguyên lý số nhân đầu tư Nguyên lý số nhân đầu tư Mô hình số nhân đầu tư phản ánh mối quan hệ giữa gia tăng thu nhập với gia tăng đầu tư. Quá trình số nhân đầu tư biểu hiện dưới hình thức tác động dây chuyền: tăng đầu tư làm tăng thu nhập; tăng thu nhập làm tăng đầu tư mới; tăng đầu tư mới làm tăng thu nhập mới…, quá trình số nhân làm khuếch đại thu nhập lên. Nguyên lý số nhân đầu tư Hiệu quả giới hạn của tư bản là chênh lệch giữa “thu hoạch tương lai” do đầu tư tăng thêm với chi phí sản xuất để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm. Theo Keynes, thì cùng với sự tăng thêm của vốn đầu tư thì hiệu quả tư bản sẽ giảm sút, có 2 nguyên nhân: Hiệu quả giới hạn của tư bản Hiệu quả giới hạn của tư bản Hiệu quả giới hạn của tư bản (Đường cong đầu tư) Hiệu quả giới hạn của tư bản Hiệu quả giới hạn của tư bản có mối quan hệ với lãi suất: Nếu lãi suất cao hơn hoặc bằng hiệu quả giới hạn của tư bản nhà đầu tư sẽ không tiếp tục đầu tư và ngược lại giới hạn của đầu tư là sự chênh lệch giữa hiệu quả của giới hạn của tư bản và lãi suất. Vấn đề lãi suất Theo Keynes, lãi suất là sự trả công cho số tiền vay, là phần thưởng cho sự “chia ly” đối với của cải tiền tệ trong một thời gian nhất định. Đó là việc đo lường tính tự nguyện của người có tiền họ không muốn sử dụng tiền mặt của họ, cho vay là một sự mạo hiểm, tiềm ẩn nhiều rủi ro phải được trả phần thưởng là lãi suất. 2.2. Lý thuyết về sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế Đẩy mạnh đầu tư nhà nước - Theo J.M. Keynes nhà nước phải có chương trình đầu tư quy mô lớn để chống khủng hoảng và thất nghiệp. - Chủ trương thông qua những đơn đặt hàng lớn của nhà nước, hệ thống thu mua trợ cấp tài chính, tín dụng để tạo ổn định về lợi nhuận và đầu tư cho tư bản độc quyền. Sử dụng hệ thống tài chính, tín dụng và lưu thông tiền tệ - Tài chính, tín dụng và lưu thông tiền tệ là công cụ vĩ mô rất quan trọng nhằm kích thích lòng tin, tính lạc quan và tích cực của nhà đầu tư. - Để bù đắp sự thiếu hụt của ngân sách, ông chủ trương in thêm tiền giấy cấp phát cho ngân sách hoạt động, mở rộng đầu tư tạo việc làm. 2.2. Lý thuyết về sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế - Thực hiện, “lạm phát có độ, có điều tiết” để kích thích thị trường mà không gây ra nguy hiểm. - Sử dụng công cụ thuế để điều tiết kinh tế: + Đối với người lao động, cần thiết phải tăng thuế để điều tiết bớt một phần tiết kiệm từ thu nhập của họ, đưa phần này vào ngân sách để mở rộng đầu tư. + Đối với nhà kinh doanh, giảm thuế nhằm nâng cao hiệu quả của tư bản để họ tích cực đầu tư phát triển. 2.2. Lý thuyết về sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế Các hình thức tạo việc làm - Theo Keynes, đầu tư vào lĩnh vực nào cũng tốt, miễn là giải quyết được việc làm, có thêm thu nhập, chống được khủng hoảng và thất nghiệp. 2.2. Lý thuyết về sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế Khuyến khích tiêu dùng - Khuyến khích tiêu dùng cá nhân đối với nhà tư bản, tầng lớp giàu có cũng như người nghèo: + Tầng lớp giàu có: khuyến khích dùng hàng xa xỉ để điều tiết bớt một phần tiết kiệm của họ đưa vào nhân sách. +Với người nghèo: khuyến khích tiêu dùng, nhưng đưa ra biện pháp nhằm “đông cứng” tiền lương và gia tăng giá cả. 2.2. Lý thuyết về sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế 3. Sự phát triển của trường phái Keynes 3.1 Trường phái Keynes mới Dựa trên cơ sở lý thuyết của Keynes, các nhà kinh tế học tiếp tục xây dựng thành trường phái Keynes hay gọi là “những người Keynes mới”. Họ chia thành 3 xu hướng chủ yếu: - Keynes phái hữu: ủng hộ các nhà độc quyền xâm lược, chạy đua vũ trang, quân sự hóa nền kinh tế. - Keynes tự do: ủng hộ các nhà tư bản độc quyền, song không ủng hộ chạy đua vũ trang, quân sự hóa nền kinh tế - Keynes phái tả : biểu hiện lợi ích tư bản vừa và nhỏ, chống lại độc quyền. Khuynh hướng đi sâu nghiên cứu về tiêu dùng - Họ khẳng định tiêu dùng có tính chất chu kỳ của Keynes là phù hợp với tâm lý xã hội. Khi thu nhập tăng tiêu dùng tăng nhưng đến giai đoạn nào đó thì tiết kiệm sẽ tăng lên. - Đại biểu cho xu hướng này là J.S. Ducsebary với tác phẩm: “Thu nhập, tiết kiệm và lý thuyết thái độ về người tiêu dùng” xuất bản năm 1949. 3. Sự phát triển của trường phái Keynes Theo J.S. Ducsebary , lý thuyết về tiêu dùng bắt đầu từ lý thuyết ích lợi giới hạn của của cải khi tăng tiêu dùng nó, đồng thời người tiêu dùng có sự lựa chọn thứ tự ưu tiên khi tiêu dùng sản phẩm. - Tiêu dùng còn liên quan đến các điều kiện khác. Những mô hình tiêu dùng luôn mang tính chất xã hội. Các cá nhân khi tiêu dùng đòi hỏi sự thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần. 3. Sự phát triển của trường phái Keynes - Khi tiêu dùng, mỗi cá nhân có nhiều động lực thúc ép tiêu dùng bao gồm: việc cải thiện đời sống, tính phô trương, tiêu dùng cao được coi là tiêu chuẩn phán xét sự thành công, xu hướng tiêu dùng tương lai ảnh hưởng đến tiêu dùng hiện tại… 3. Sự phát triển của trường phái Keynes Những vấn đề về chính sách tài chính Khuynh hướng này phát triển mạnh ở Mỹ, trường phái Keynes mới ủng hộ việc nhà nước sử dụng những đơn đặt hàng như hệ thống thu mua, trợ cấp tài chính, tín dụng để kích thích đầu tư tư nhân phải có nguồn thu cho ngân sách. 3. Sự phát triển của trường phái Keynes Họ đề ra các biện pháp: + Tăng thuế đối với dân cư, nhất là thuế thu nhập có thể tăng lên tới 60% thu nhập chịu thuế. + Tăng “nợ nhà nước” thông qua việc phát hành công trái biện pháp chủ yếu để thu hút nguồn vốn cho ngân sách. + Dùng “lạm phát có mức độ” để in thêm tiền bù đắp ngân sách nhà nước. 3. Sự phát triển của trường phái Keynes - Các nhà kinh tế Mỹ coi các biện pháp trên là những công cụ bên trong để ổn định nền kinh tế. Tuy nhiên, việc sử dụng các công cụ này vẫn phải hết sức linh hoạt: + Thời kỳ khủng hoảng: tăng bảo hiểm, trợ cấp thất nghiệp, … + Thời kỳ phát triển : tăng thuế, giảm trợ cấp. 3. Sự phát triển của trường phái Keynes Các nhà kinh tế Mỹ coi những chi phí chiến tranh, quân sự là một hình thức đặc biệt để thoát ra khỏi khủng hoảng và thất nghiệp. Nhờ sản xuất vũ khí và các phương tiện chiến tranh mà các tập đoàn tư bản thu được lợi nhuận lớn. kích thích tăng việc làm, giảm thất nghiệp, giảm khủng hoảng. 3. Sự phát triển của trường phái Keynes Vấn đề kế hoạch hóa - Học thuyết Keynes vận dụng vào nước Pháp trong những năm 1940 chia thành 2 xu hướng: + Tiếp thu nguyên vẹn học thuyết Keynes. + Chủ trương áp dụng nhưng có tiến hành sửa đổi những chỗ cần thiết. 3. Sự phát triển của trường phái Keynes Tán thành quan điểm nhà nước can thiệp vào nền kinh tế, nhưng phê phán quan điểm của Keynes dùng lãi suất để điều chỉnh kinh tế là không có hiệu quả. Chủ trương dùng công cụ kế hoạch hóa để điều chỉnh kinh tế. Họ muốn phối hợp điều chỉnh giữa lợi ích nhà nước và các tập đoàn tư bản. 3. Sự phát triển của trường phái Keynes Nhà nước cần chi phối và điều chỉnh được “các đơn vị kinh tế chỉ huy”, các công ty cổ phần lớn chi phối các lĩnh cực kinh tế. Kế hoạch hóa ở đây là kế hoạch hướng dẫn không phải là kế hoạch mệnh lệnh như các nước XHCN trước đây. 3. Sự phát triển của trường phái Keynes Nhà nước chỉ đưa ra những mục tiêu, những biện pháp gián tiếp để hướng dẫn hoạt động của các xí nghiệp, một số chỉ tiêu, kế hoạch trực tiếp cho các doanh nghiệp nhà nước. Xu hướng quản lý bằng kế hoạch còn được phát triển ở Nhật với vai trò kiểm soát và điều tiết mạnh mẽ của nhà nước qua các Bộ, đặc biệt là Bộ Công nghiệp và Thương mại. 3. Sự phát triển của trường phái Keynes 3.2 Trường phái sau Keynes Tư tưởng kinh tế của những người Keynes phái tả đã phát triển thành trường phái sau Keynes. Vị trí trung tâm trong thuyết của họ là vấn đề tăng trưởng và phân phối. Họ khẳng định nhịp độ tăng trưởng sản xuất phụ thuộc vào phân phối thu nhập quốc dân, lượng thu nhập và lượng tiết kiệm. Vì khuynh hướng tiết kiệm giữa công nhân và nhà tư bản khác nhau nên sự thay đổi trong phân phối sẽ ảnh hưởng đến tổng lượng tiết kiệm, đến lượt mình phân phối thu nhập quốc dân là hàm số của tích lũy tư bản. 3.2 Trường phái sau Keynes Ủng hộ chính sách thu nhập, muốn kết hợp chính sách thu nhập với chính sách tăng trưởng, kể cả việc xác định nhịp điệu và cơ cấu đầu tư, Ủng hộ sự can thiệp của nhà nước, xác định mục tiêu dài hạn, song họ lại không nhất trí với nhau về việc để nâng cao nhịp độ tăng trưởng, cần phân phối lại thu nhập quốc dân theo hướng nào. 3.2 Trường phái sau Keynes Thành tựu: - Có tác dụng tích cực nhất định đối với sự phát triển kinh tế trong các nước tư bản, hạn chế được khủng hoảng và thất nghiệp. Đưa ra các khái niệm được sử dụng trong phân tích vĩ mô ngày nay. Cơ sở của các chính sách kinh tế vĩ mô ở các nước tư bản phát triển sau chiến tranh thế giới thứ II. Keynes được coi là nhà kinh tế cừ khôi, cứu tinh đối với CNTB sau khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933. 3.3 Thành tựu và hạn chế của học thuyết Keynes Hạn chế - Mục đích chống khủng hoảng và thất nghiệp chưa làm được (chỉ tác dụng tạm thời). Biểu hiện: + Thất nghiệp vẫn duy trì ở mức cao. + Khủng hoảng không trầm trọng như trước nhưng vẫn xảy ra thường xuyên, thời gian giữa các cuộc khủng hoảng kinh tế ngắn hơn. 3.3 Thành tựu và hạn chế của học thuyết Keynes - Ý đồ dùng lãi suất để điều chỉnh chu kỳ kinh tế tư bản chủ nghĩa không có hiệu quả: chính sách lạm phát có mức độ (có kiểm soát) làm cho lạm phát càng trầm trọng, tác hại lớn hơn cái lợi nó mang lại. 3.3 Thành tựu và hạn chế của học thuyết Keynes - Quá coi nhẹ cơ chế thị trường. - Phương pháp luận thiếu khoa học: xuất phát từ tâm lý con người để giải thích nguyên nhân kinh tế. - Chủ nghĩa tư bản lâm vào khủng hoảng mới với đặc trưng là lạm phát. Bài thuốc chữa ngọn, chưa chữa tận gốc rễ căn bệnh. 3.3 Thành tựu và hạn chế của học thuyết Keynes
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bg_lich_su_cac_htkt_chuong_6_213.ppt