1.1. Dịch hoàn còn gọi tinh hoàn
Cấu tạo:Bên ngoài là lớp giác mạc riêng gồm một lớp sợi vững chắc do phúc mạc
kéo đến hình thành. Bên trong là màng trắng (tổchức liên kết mỏng), từmàng trắng
có các vách đi sâu vào trong chia dịch hoàn thành nhiều múi, mỗi múi chứa nhiều
ống sinh tinh uốn khúc bên trong có tinh trùng được hình thành. Trong ống sinh tinh
của gia súc trưởng thành luôn luôn có các dạng của tinh trùng đang phân chia và
phát triển từtinh nguyên bào đến tinh bào, rối đến tiền tinh trùng. Ngoài ra, ở đáy
ống sinh tinh còn có tếbào đáy (còn gọi là tếbào đỡ, tếbào Sertoli) là nơi biến thái
của tinh trùng từtiền tinh trùng thành tinh trùng non. Chính tếbào Sertoli cung cấp
dinh dưỡng cho tinh trùng phát dục. Quanh ống sinh tinh có tếbào kẽLeidig (tiết
hormone sinh dục đực), các nhu mô và các mạch máu nhỏ. Các ống sinh tinh cong
trong mỗi tiểu thùy hướng vềphía trung tâm, chuyển thành ống thẳng, chúng liên hệ
nhau tạo thành lưới tinh.
177 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 3635 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu HỌC PHẦN I SINH LÝ SINH SẢN GIA SÚC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC PHẦN I
SINH LÝ SINH SẢN GIA SÚC
- - - - - - - - - - - - - - - -
Yêu cầu chung: Nắm vững những quá trình sinh lý sinh sản cơ bản, làm nền
tảng cho kiến thức và ứng dụng trong điều khiển sinh sản ở vật nuôi.
CHƯƠNG I.
SINH LÝ SINH DỤC ĐỰC VÀ CÁI
Mục đích: Giới thiệu cấu tạo giải phẫu và chức năng của bộ máy sinh dục đực
và cái, quá trình hình thành và phát triển của trứng, quá trình thụ tinh, làm tổ
của hợp tử và mang thai ở gia súc.
Thời lượng giảng dạy: 9 tiết
I. SINH LÝ SINH SẢN GIA SÚC ĐỰC
1. Cấu tạo và chức năng bộ máy sinh dục đực
Hình 2. Cấu tạo cơ quan sinh dục đực [3]
Chú thích:
a. Bầu tinh
bu. Tuyến Cowper
cap. Đầu phụ dịch
hoàn
caud. Đuôi phụ
dịch hoàn
dd. Ống dẫn tinh
es. Qui đầu
pg. Tuyến tiền liệt
r. Trực tràng
s; bìu
t. Tinh hoàn
up. Ống niệu
vg. Tuyến tinh
nang
ThS. Phan Vũ Hải, Bài giảng Sinh sản Gia súc 8
1.1. Dịch hoàn còn gọi tinh hoàn
Cấu tạo: Bên ngoài là lớp giác mạc riêng gồm một lớp sợi vững chắc do phúc mạc
kéo đến hình thành. Bên trong là màng trắng (tổ chức liên kết mỏng), từ màng trắng
có các vách đi sâu vào trong chia dịch hoàn thành nhiều múi, mỗi múi chứa nhiều
ống sinh tinh uốn khúc bên trong có tinh trùng được hình thành. Trong ống sinh tinh
của gia súc trưởng thành luôn luôn có các dạng của tinh trùng đang phân chia và
phát triển từ tinh nguyên bào đến tinh bào, rối đến tiền tinh trùng. Ngoài ra, ở đáy
ống sinh tinh còn có tế bào đáy (còn gọi là tế bào đỡ, tế bào Sertoli) là nơi biến thái
của tinh trùng từ tiền tinh trùng thành tinh trùng non. Chính tế bào Sertoli cung cấp
dinh dưỡng cho tinh trùng phát dục. Quanh ống sinh tinh có tế bào kẽ Leidig (tiết
hormone sinh dục đực), các nhu mô và các mạch máu nhỏ. Các ống sinh tinh cong
trong mỗi tiểu thùy hướng về phía trung tâm, chuyển thành ống thẳng, chúng liên hệ
nhau tạo thành lưới tinh.
Hình dáng kích thước của dịch hoàn là một tiêu chuẩn để đánh giá phẩm chất của
giống.
* Dịch hoàn có 2 chức năng:
- Ngoại tiết (quan trọng nhất) là sản sinh ra tế bào sinh dục đực.
- Nội tiết: sản xuất ra kích tố sinh dục đực (androgen)
1.2. Phụ dịch hoàn
Còn gọi là dịch hoàn phụ hay
mào tinh. Cơ quan này được gắn
ở bờ trên và bờ sau của dịch
hoàn. Tinh trùng được sản sinh ở
ống sinh tinh của tinh hoàn rồi
được đưa về phụ dịch hoàn. Ở
dịch hoàn phụ, tinh trùng phải di
chuyển một quãng đường dài
(dê, bò 60 m, ngựa 70 m, lợn
100 m).
Hình 3. Cấu tạo dịch hoàn [2]
*Chức năng:
- Là kho để chứa tinh trùng và
giúp tinh trùng sống lâu trong cơ
thể. Trong phụ dịch hoàn thường
có khoảng 200 tỉ tinh trùng và
70% nằm ở phần đuôi phụ hoàn.
Ở đây do độ pH hơi toan (6.2 –
6.8) và nhiệt độ ở đây cũng thấp
ThS. Phan Vũ Hải, Bài giảng Sinh sản Gia súc 8
hơn làm cho tinh trùng ít hoạt động và sống lâu. Ngoài ra ở các vách của dịch hoàn
phụ có nhiều mạch quản và lâm ba quản là nguồn cung cấp năng lượng cho tinh
trùng. Nếu đến một giai đoạn nào đó mà con đực không sử dụng thì tế bào được lưu
giữ tại đây, già cỗi, và nếu không được sử dụng thì sẽ bị hấp phụ và làm tiêu biến đi
sau 40 – 60 ngày.
- Là nơi mà tinh trùng thành thục trước khi xuất tinh, đặc biệt là trong quá trình vận
chuyển trong phụ dịch hoàn tinh trùng hoàn thiện màng bán thấm lipoproteid.
1.3. Ống dẫn tinh
Phần kéo dài của đuôi phụ dịch hoàn, qua ống bẹn vào xoang bụng tới bầu tinh (là
nơi phình to nằm cuối cùng của ống dẫn tinh, nằm trên bàng quang). Ống dẫn tinh có
chức năng pha loãng các chất tiết của đường sinh dục với tinh trùng trước khi được
phóng ra ngoài từ bầu tinh.
1.4. Dương vật
Dương vật loài có vú chủ yếu gồm thể hang, các thỏi xốp có cấu tạo từ mô liên kết
vững chắc, có lẫn các sợi đàn hồi và các tế bào cơ trơn. Tác dụng của dương vật là
bài tiết nước tiểu, phương tiện giao phối và phóng tinh dịch ra ngoài.
1.5. Các tuyến sinh dục phụ
Các tuyến sinh dục phụ bao gồm: tuyến tiền liệt, tuyến cầu niệu đạo và tinh nang.
Chất tiết của chúng gọi là tinh thanh với chức năng chính là (i) Kích thích và gây
hưng phấn sinh dục và (ii) Các dịch tiết của tuyến sinh dục rửa đường niệu đạo sinh
dục và nuôi sống các tế bào sinh dục đực khi ra ngoài cơ thể.
<= Hình 4. Vị trí
các tuyến sinh
dục phụ của bò
đực.
1. Tuyến Cowper;
2. Tuyến tiền liệt;
3. Tuyến tinh
nang; 4. Bầu tinh;
5. Niệu đạo; 6.
Bàng quang; 7.
Niệu quản
Hình 5. Dương
vật của một số
gia súc =>
ThS. Phan Vũ Hải, Bài giảng Sinh sản Gia súc 8
a. Tuyến cầu niệu đạo (tuyến Cowper): Còn gọi là tuyến củ hành (bulbourethral),
nằm cuối niệu đạo, trong xoang chậu, trên vòng cung ngồi. Ở chó không phát triển.
Chức năng: với độ pH trung tính, có tác dụng sát trùng, làm trơn niệu đạo sinh dục
và có mùi đặc biệt gây hưng phấn sinh dục .
b. Tuyến tiền liệt (prostate): nằm ở cuối ống dẫn tinh và phần đầu của niệu đạo, phát
triển ở chó, ngựa nhưng ít phát triển ít phát triển ở trâu, bò và lợn. Sự phát triển của
nó liên quan mật thiết đến hoạt tính sinh dục: lúc chưa thành thục thì rất nhỏ và khi
thành thục thì tuyến này phát triển nhanh chóng.
Chức năng: tiết ra dịch có tính chất hơi kiềm nhằm trung hòa độ axit trong lòng niệu
đạo và axit Cacbonic được sản sinh do hoạt động của tinh trùng. Trong dịch tiết này
còn có Prostaglandin F2α có tác dụng làm co bóp cơ trơn để thực hiện phản xạ phóng
tinh.
c. Tuyến tinh nang (seminal vesicles): Còn gọi là túi tinh, gồm một đôi nằm ở phần
cuối ống dẫn tinh. Tuyến này phát triển ở lợn, ngựa; kém phát triển ở trâu, bò và
cừu.
Chức năng: Dịch tiết của tuyến tinh nang có dạng keo phèn màu trắng, hơi vàng, khi
gặp chất tiết của tuyến tiền liệt thì ngưng kết lại thành một cục để nút cổ tử cung
không cho tinh dịch chảy ngược ra ngoài. Chất tiết này còn có γ globulin có tác dụng
chống vi khuẩn xâm nhập và còn có các thành phần khác như frutoza, lipit… cung
cấp năng lượng cho tinh trùng hoạt động.
* Trình tự phân tiết của các tuyến khi gia súc phóng tinh
Trước khi gia súc phóng tinh, dịch của tuyến Cowper tiết trước, dịch này nhiều ít
khác nhau tùy từng loài gia súc. Tiếp đến là tinh trùng và dịch tiết của tuyến tiền liệt,
giai đoạn này chất tiết có màu và màu đó do nồng độ tinh trùng quyết định. Cuối
cùng là dịch tiết của nang tuyến, dịch này có keo dính.
2. Sinh lý sinh dục của con đực
Dịch hoàn có chức năng sinh lý ngoại tiết là sinh ra tinh trùng và chức năng sinh lý
nội tiết là sinh ra hormone sinh dục đực (testosteron).
2.1. Chức năng sản sinh ra tinh trùng
Gia súc đực từ khi sinh ra cho đến lúc có khả năng nhảy cái và xuất tinh lần đầu tiên
thì tinh dịch thường chưa được 50 triệu tinh trùng với hoạt lực tiến thẳng khoảng
10%: con đực đã thành thục về tính. Thời gian sinh ra cho đến lúc đó gọi là tuổi
thành thục về tính. Tuổi thành thục về tính phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: giống, cá
thể, thời tiết khí hậu và chế độ chăm sóc nuôi dưỡng. Nhìn chung tuổi thành thục về
tính sớm hơn tuổi thành thục về thể vóc (xem bảng sau).
ThS. Phan Vũ Hải, Bài giảng Sinh sản Gia súc 8
Loài gia súc Tuổi thành thục sinh dục Tuổi thành thục thể
vóc
Trâu
Bò
Lợn
Dê, Cừu
1,5 – 2 năm
12 - 18 tháng
5 - 8 tháng
6 - 8 tháng
3 – 3.5 năm
2 – 2.5 năm
6 - 10 tháng
12 – 18 tháng
Bảng 1. Tuổi thành thục về tính và thể vóc của gia súc cái [4]
Hoạt động sinh dục con đực là quanh năm hoặc theo mùa vụ. Tinh trùng được sản
sinh ra từ các ống sinh tinh của dịch hoạt trong suốt đời sống sinh dục của con đực
dưới tác dụng của các hormone hướng vào sinh dục của tuyến yên và tuyến sinh
dục. Mỗi ngày tinh hoàn có khả năng sản sinh ra khoảng 300 triệu tinh trùng.
2.1.1. Sự tạo thành tinh trùng
a. Thời kỳ tinh hoàn
So với trứng, tinh trùng nhỏ hơn nhiều. Nhà khoa học Kelliker (1817-1905) đã
chứng minh tinh trùng cũng là một tế bào.
Thành ống sinh tinh có chứa một số tế bào biểu mô mầm được gọi là các tinh
nguyên bào (tế bào sinh dục nguyên thuỷ). Khi động vật bước vào tuổi thành thục về
tính thì các tinh nguyên bào tiến hành giảm phân để tạo thành tinh trùng (trải qua hai
lần phân bào liên tiếp) (Hình 5). Trước khi xảy ra quá trình giảm phân thì tinh nguyên
bào (2n) đã trải qua thời kì sinh trưởng để tạo thành tinh bào cấp I (2n). Tinh bào cấp
I tiến hành phân chia giảm nhiễm lần thứ nhất để tạo ra hai tế bào con như nhau
được gọi là tinh bào cấp II (n). Tinh bào cấp II tiếp tục phân chia lần thứ hai để tạo ra
bốn tinh tử đơn bội. Các tế bào này không còn phân chia nữa và biến thành những
tinh trùng hoạt động, trong đó có 2 tinh trùng mang NST giới tính X và 2 tinh trùng
mang NST giới tính Y. Điều đó nói lên rằng số lượng hai loại tinh trùng là bằng nhau.
Tất cả các giai đoạn hình thành tinh nguyên bào, tiền tinh trùng và tinh trùng đều xảy
ra tại tế bào sertoli (Hình vẽ). Tế bào này trực tiếp nuôi dưỡng, bảo vệ và kiểm soát
quá trình sinh sản của tinh trùng [1].
ThS. Phan Vũ Hải, Bài giảng Sinh sản Gia súc 8
(A)
Hình 6. Sơ đồ A và hình
vẽ B về quá trình sinh
tinh [1]
A. Gián phân giảm số
B. Gián phân nguyên số
1. Tinh nguyên bào (2n
NST)
2. Tinh bào I (2n NST)
3. Tinh bào II (n NST)
4. Tiền tinh trùng (n NST
hoặc với X hoặc với Y)
Trong thời kì tinh hoàn, tinh trùng có
các đặc điểm sau: (i) Không có khả
năng thụ thai; (ii) Không có vận động
được hoặc có vận động nhưng yếu
ớt. Tuy nhiên tinh trùng có dao động
đặc biệt khi tiếp xúc với không khí; (iii)
Phản ứng gram âm, chỉ có một số rất
nhỏ phản ứng gram dương, pH của
môi trường trung tính nghiêng về
kiềm.
b. Thời kì mào tinh
Trong thời kì này tinh trùng ở trạng
thái ức chế bởi vì trao đổi chất của nó
bị giảm và chúng không có đủ chất
dinh dưỡng (fructoza). Trong cơ thể sống chúng nằm bất động và chồng sít lên nhau
trong những đoạn nhất định của ống mào tinh. Thời gian lưu lại ở phụ dịch hoàn, tinh
trùng tiếp tục phát dục và hoàn thiện (được xem như là quá trình thành thục sinh
dục). Chất tiết của phụ dịch hoàn ít chất điện giải nên tinh trùng sống lâu hơn, màng
bán thấm được hình thành, đuôi cũng được hoàn thiện. Tinh trùng ở mào tinh nằm
chờ đợi và được xuất ra ngoài nhờ có phản xạ phóng tinh của con đực, nếu không
được xuất ra thì tinh trùng đó bị già cỗi và tiêu biến.
(B)
Người ta tính được thời gian hình thành tinh trùng khoảng 53-69 ngày [5].
ThS. Phan Vũ Hải, Bài giảng Sinh sản Gia súc 8
2.1.2. Sự điều hoà quá trình sinh lý sinh sản của con đực
a. Các hormone chính
-
Hypothalamus tiết ra hormone giải phóng kích dục tố GnRH (Gonadotropin
Releasing Hormone)
Hình 7. Cơ chế TK-TD điều khiển sinh sản ở con đực [1]
- Tuyến yên : (i) FSH (Follicle Stimulating Hormone) còn được gọi là kích tố tạo tinh
có tác dụng kích thích tế bào sinh tinh trong các ống cong nhỏ của dịch hoàn sản
sinh ra tinh trùng; (ii) LH (Luteinizing Hormone) có tác dụng kích thích tế bào kẽ
Leidig ở dịch hoàn tiết ra hormone sinh dục đực Androgen.
- Tuyến sinh dục:
Các tế bào kẽ (tế bào Leydig) của tinh hoàn có chức năng sản sinh ra các hormone
sinh dục của con đực thường được gọi chung là androgen bao gồm các hormone
như: testosteron, dihydrotestosteron và androstenedion, nhưng quan trọng nhất là
testosteron. Ngoài ra tinh hoàn còn tiết ra một số hormone khác như: inhibin.
ThS. Phan Vũ Hải, Bài giảng Sinh sản Gia súc 8
Testosteron là một hợp chất steroid có 19 C và được tổng hợp từ cholesteron hoặc
axetyl CoA. Testosteron được bài tiết ra dưới tác dụng của HCG (hormone nhau
thai) trong thời kỳ bào thai và LH của tuyến yên trong thời kỳ trưởng thành. Tác dụng
chính của testosteron như sau:
+ Trong thời kỳ bào thai: Kích thích sự phát triển của cơ quan sinh dục ngoài của
thai như: dương vật, tuyến tiền liệt, túi tinh… Kích thích để đưa tinh hoàn từ xoang
bụng xuống bìu ở ngoài.
+ Làm xuất hiện và bảo tồn các đặc tính sinh dục đực thứ phát kể từ tuổi thành thục
như: phát triển dương vật, tuyến tiền liệt, mọc lông ở cơ quan sinh dục…
+ Kích thích sự sản sinh ra tinh trùng: Testosteron kích thích sự hình thành tinh
nguyên bào và sự phân chia giảm nhiễm lần hai từ tinh bào II thành tinh trùng.
Testosteron kích thích sự tổng hợp protein và bài tiết dịch từ tế bào Sertoli. Hai tác
dụng trên có liên quan đến việc sản sinh ra tinh trùng. Nếu lượng testosteron bị giảm
xuống thấp có thể dẫn đến vô sinh.
+ Ngoài ra testosterone còn có tác dụng lên sự chuyển hoá protein và cấu tạo cơ.
b. Cơ chế của quá trình sinh sản ở con đực
Sự điều khiển chức năng của tinh hoàn theo cơ chế nội tiết được minh hoạ ở hình
bên. Nhìn chung, dưới tác động của các yếu tố ngoại cảnh như: ánh sáng, nhiệt độ,
thời tiết, thức ăn, mùi… vùng với các yếu tố nội tại tác động thần kinh trung ương
(vỏ đại não). Các kích thích này được truyền đến vùng dưới đồi (hypothalamus) tiết
ra yếu tố giải phóng GnRH (Gonadotropin-releasing hormone). GnRH kích thích thuỳ
trước tuyến yên tiết ra FSH và LH (còn gọi là ICSH – Intertitial cell stimulating
hormone). LH kích thích tế bào kẽ Leydig sản xuất ra Androgen (chủ yếu là
testosterone). Androgen đi vào máu và cả bạch huyết, giúp cho sự phát triển của các
đặc tính sinh dục thứ cấp của con đực và phát triển đường sinh dục con đực.
Androgen cũng gây nên sự kìm hãm sản sinh ra GnRH và LH dưới tác động ngược
âm tính của nó lên tuyến yên và vùng dưới đồi. Testosterone cũng được tiết vào
trong ống sinh tinh giúp cho quá trình hình thành tinh trùng.
FSH tương tác với các thụ quan (receptor) ở tế bào Sertoli để tạo ra ABP (androgen
binding protein). ABP liên kết với testosterone kích thích quá trình sinh tinh ở ống
sinh tinh. Từ tế bào Sertoli, inhibin được tiết ra đi vào máu và bạch huyết, và gây
nên tác động ngược âm tính lên vùng dưới đồi và tuyến yên làm giảm lượng FSH.
II. SINH LÝ SINH DỤC CÁI
1. Cấu tạo và chức năng cơ quan sinh dục gia súc cái
ThS. Phan Vũ Hải, Bài giảng Sinh sản Gia súc 8
Qúa trình sinh lý của các cơ quan sinh dục rất quan trọng và cơ bản đối với chức
năng sinh sản của gia súc. Gia súc có cấu tạo cơ quan sinh dục đều có tính chung
nhất giữa các loài.
Hình 8. Cấu tạo cơ quan sinh dục
1.1. Bộ phận bên trong
a. Buồng trứng (Ovary): Buồng trứng gồm một đôi hầu như đối xứng với nhau, gắn
liền với dây chằng rộng của tử cung và thường nằm trong xoang chậu ở độ cao cùng
với độ cao của xương chậu.
- Chức năng:
+ Sản xuất ra tế bào trứng (Là tế bào lớn nhất trong cơ thể: 0,15-0,25mm).
+ Sản xuất ra một số kích dục tố tham gia vào điều hòa chức năng sinh sản của gia
súc).
b. Ống dẫn trứng (Oviduct): Hay còn gọi là vòi Fallop, có đường kính rất nhỏ, nó chỉ
to lên về kích thước vào thời kỳ con cái động dục và đón nhận trứng. Phần đầu của
nó loe ra như cái phễu nên gọi là loa kèn có chức năng hứng trứng khi trứng rụng và
hướng trứng vào trong ống dẫn trứng. Ống dẫn trứng tiết ra dịch tiết và nhu động
của lông mao thành ống dẫn trứng giúp tinh trùng và trứng tiến gần nhau và nó giúp
hoạt hóa 2 tế bào ở đó. Ống dẫn trứng là nơi thụ tinh (1/3 phần trên ống dẫn trứng).
Khả năng nhu động của cơ thành ống dẫn trứng giúp trứng đã thụ tinh di chuyển đến
tử cung và làm tổ ở đó.
ThS. Phan Vũ Hải, Bài giảng Sinh sản Gia súc 8
Đường kính ống dẫn trứng: 0,2 - 0,4 mm.
c. Tử cung (Uterus): Tử cung có cấu tạo rất phù hợp với chức năng phát triển và
dinh dưỡng bào thai. Trứng được thụ tinh ở ống dẫn trứng rồi trở về tử cung làm tổ,
ở đây hợp tử phát triển là nhờ chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ thông qua lớp niêm
mạc tử cung cung cấp cho.
Tử cung còn có nhiệm vụ đẩy thai ra ngoài trong quá trình sinh đẻ nhờ vào lớp cơ
trơn (Myometrium) của tử cung. Lớp cơ trơn này có cấu tạo khá phức tạp và là lớp
cơ khỏe nhất trong cơ thể.
Tử cung của tất cả các loài động vật có vú được chia ra những loại sau:
- Tử cung hai sừng : Tử cung có hai sừng cùng một thân và cổ tử cung. Ví dụ: Bò,
ngựa, lợn, chó.
- Tử cung phân nhánh: Tử cung phân ra làm hai nhánh, có cùng một cổ tử cung
thông với âm đạo. Ví dụ: loài gặm nhấm.
- Tử cung kép: Tử cung có hai sừng trái và phải, mỗi bên có một cổ tử cung, hai cổ
tử cung thông với âm đạo. Ví dụ: Voi.
- Tử cung đơn: Tử cung không phân biệt ra sừng tử cung, thân tử cung. Ví dụ: Linh
trưởng, người.
ThS. Phan Vũ Hải, Bài giảng Sinh sản Gia súc 8
Hình 9. Cấu tạo cơ quan sinh dục của con cái ở một số loài gia súc [6]
Tử cung bao gồm các phần: Cổ tử cung, thân tử cung, sừng tử cung.
Cổ tử cung ở bò có 3-5 vòng nhăn, lợn 3 vòng nhăn. Là nơi ngăn cách giữa môi
trường bên ngoài với bên trong. Bình thường cổ tử cung đóng kín tránh sự xâm
nhập của vi trùng cũng như các tác nhân bên ngoài để bảo vệ bào thai. Cổ tử cung
chỉ mở khi gia súc động dục và đẻ.
Bào thai làm tổ và cư trú ở sừng (lợn, trâu, bò, chó), ở thân (ngựa).
Bảng 2. Kích thước tử cung của một số loài [4]
Gia súc Sừng tử cung Thân tử cung Cổ tử cung
Ngựa
Trâu, bò
Lợn
20 - 25 cm
15-20 cml
50cm -1m
30-35 cm
2-4 cm
6-10 cm
5-7 cm
6-8 cm
10-18 cm
d. Âm đạo (Vagina)
ThS. Phan Vũ Hải, Bài giảng Sinh sản Gia súc 8
Âm đạo có nhiệm vụ tiếp nhận dương vật khi giao phối và lối ra của thai nhi khi sinh
sản. Cũng là nơi bài tiết của nước tiểu.
Kích thước âm đạo: Ngựa: 15-20 cm; Bò: 22-25 cm; Lợn: 10-12 cm; Dê, cừu: 8-10
cm.
1.2. Bộ phận bên ngoài
Là cơ quan sinh dục mà người ta có thể nhìn thấy, sờ thấy, và quan sát được. Bao
gồm: Âm môn, âm vật, tiền đình.
a. Âm môn (Vulva): Là cơ quan đầu tiên của bộ phận sinh dục cái, làm nhiệm vụ tiếp
nhận sự thay đổi của môi trường, đặc biệt là xuất hiện phản xạ tình dục. Khi cái động
dục, niêm mạc của âm môn thay đổi màu sắc và dựa vào sự thay đổi đó mà ta biết
được cái động dục vào thời kỳ nào mà có quá trình phối thích hợp.
b. Âm vật (Clitoris): Giống dương vật của con đực thu nhỏ lại, nó dài khoảng 4-5 cm.
Trên âm vật có nếp da tạo thành mũ âm vật, phía dưới bẻ quặp xuống là nơi tập
trung nhiều đầu mút dây thần kinh.
c. Tiền đình (Vestibule): Là biên giới giữa âm môn và âm đạo, ở đây có màng trinh
(Hymen) qua màng trinh có lỗ niệu đạo.
2. Sinh lý sinh dục cái
2.1. Các giai đoạn của chu kỳ động dục
* Thành thục về tính: Gia súc sinh ra sau một thời gian sinh trưởng và phát triển nhất
định (tuỳ loài) thì có khả năng sinh sản. Tuổi con vật bắt đầu có khả năng sinh sản
gọi là tuổi thành thục về tính. Tuổi này được ghi nhận bởi lần động dục có rụng trứng
đầu tiên của con cái.
* Chu kỳ sinh dục: Chu kỳ sinh dục được bắt đầu khi gia súc đã thành thục về tính,
nó tiếp tục xuất hiện và chấm dứt hoàn toàn khi cơ thể đã già yếu. Chu kỳ sinh dục
là một quá trình sinh lý phức tạp sau khi toàn bộ cơ thể đã phát triển hoàn hảo, cơ
quan sinh dục không có bào thai và không có hiện tượng bệnh lý thì ở bên trong
buồng trứng có quá trình noãn bao thành thục, trứng chín và thải trứng.
Sau khi thành thục về tính gia súc cái bắt đầu có hoạt động sinh sản. Dưới sự điều
hoà của hormon tiền yên nang trứng tăng trưởng, thành thục, chín và rụng. Mỗi lần
xuất hiện trạng thái rụng trứng thì toàn bộ cơ thể nói chung, đặc biệt là cơ quan sinh
dục phát sinh hàng loạt các biến đổi về hình thái cấu tạo, chức năng sinh lý. Các
biến đổi trên lặp đi lặp lại theo chu kỳ được gọi là chu kỳ động dục (chu kỳ tính).
Thời gian của một chu kỳ tính ngắn và được tính từ lần thải trứng trước đến lần thải
trứng sau.
ThS. Phan Vũ Hải, Bài giảng Sinh sản Gia súc 8
Chu kỳ sinh dục cảu gia súc là một hiện tượng sinh vật học có quy luật, nó tạo ra
hàng loạt điều kiện cần thiết để tiến hành giao phối, thụ tinh và phát triển bào thai.
Ở những cá thể có thai thì không có chu kỳ tính và nó lại được tiếp tục sau khi sinh
sản xong một thời gian, tùy thuộc vào từng loài gia súc, giống và những điều kiện
ngoại cảnh.
Cần phát hiện kịp thời hiện tượng động dục nhằm tránh được việc bỏ qua chu kỳ,
nâng cao tỉ lệ thụ thai, góp phần phát triển đàn gia súc. Từ đó có thể điều khiển và
chủ động kế hoạch sinh sản, kế hoạch thức ăn, nuôi dưỡng và khai thác sản phẩm
của toàn đàn gia súc. Ngoài ra góp phần phòng tránh hiện tượng vô sinh...
Chu kỳ động dục tuỳ loài mà có thời gian khác nhau: Bò 21-22 ngày; trâu: 27-28; lợn:
19-21; ngựa: 19-25; cừu: 16-17; dê: 21; chó:180 ngày... [4] -> Phụ thuộc loài, giống,
ngoại cảnh: dinh dưỡng, thời tiết khí hậu...
Thời gian động dục cũng khác nhau tùy theo lòai:
Ví dụ: Trâu, bò: 2 ngày; Lợn: 3-5 ngày; Ngựa: 7-10 ngày; Dê, cừu: 1,5-2 ngày
Chó mèo: 11-15 ngày. (chó chịu đực 2 lần, ngày 9 và 11, giao phối kiểu giăng dây).
Biết rõ thời gian động dục để có thời điểm phối giống thích hợp.
Triệu chứng của chu kỳ động dục khác nhau giữa loài này với loài khác nhưng vẫn
có thể chia làm 4 giai đoạn.
2.2.2. Cơ chế thần kinh-thể dịch điều khiển sinh sản ở gia súc cái
Bình thường gia súc khi sinh trưởng và phát dục đến một giai đoạn nhất định thì bắt
đầu thành thục về tính và có khả năng sinh sản. Hoạt động sinh dục của con cái
khác với con đực là mang tính chất chu kỳ. Quá trình động dục của gia súc có tính
chất chu kỳ là có sự tác động của nhân tố nội tại và ngoại cảnh và thông qua sự điều
khiển của hệ thống thần kinh và các tuyến nội tiết.
Nhân tố nội tại: Chủ yếu là ở buồng trứng sản sinh ra một lượng Oestrogen.
Oestrogen tác động lên trung khu vỏ đại não và ảnh hưởng tới hypothalamus tạo
điều kiện cho sự xuất hiện và lan truyền các xung động thần kinh gây tiết GnRH chu
kỳ. Cũng thời gian đó Oestrogen ảnh hưởng trực tiếp đến tới tuyến yên, làm tăng tốc
độ mẫn cảm các tế bào hướng sinh dục của tuyến yên đối với GnRG.
Yếu tố ngoại cảnh: ánh sáng, nhiệt độ, thức ăn, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng… và
đặc biệt là Steroid tự nhiên từ thức ăn vào cơ thể qua đường tiêu hoá hoặc qua da
nhờ ánh sáng gây nên những kích thích hoá học tác động lên vỏ đaị não. Ngoài ra,
ThS. Phan Vũ Hải, Bài giảng Sinh sản Gia súc 8
con cái còn chịu tác động của con đực thông qua thính giác, khứu giác và xúc giác…
gây nên những kích thích mãnh liệt tác động lên vỏ đại não. Vỏ đại não sau khi tiếp
thu các kích thích của ngoại cảnh truyền đến hạ khâu não (Hypothalamus) gây tiết
các yếu tố giải phóng GnRH - GnRH gồm 2 thành phần là FRH (Follicle releasing
hormone) và LRH (Luteinizing releasing hormone), ngoài ra còn có PRH (Prolactin
releasing hormone) ở một số loài động vật, tác động đến tuyến yên (Hypophysis)
kích thích thùy trước tuyến yên tiết ra FSH và LH.
FSH (còn gọi Prolan A) tuần hoàn theo máu, kích thích buồng trứng làm cho noãn
nang phát triển và lượng Oestrogen tiết ra nhiều. Lượng dịch bài tiết nhiều sẽ làm
cho thể tích của bao noãn tăng lên và nổi lên mặt ngoài buồng trứng, đó là các bao
noãn chín. Oestrogen vào máu tuần hoàn khắp cơ thể, tác động lên trung khu đại
não làm hưng phẩn sinh dục (thể hiện các triệu chứng động dục bên ngoài) và tác
động đến các cơ quan sinh dục làm biến đổi bộ máy sinh dục (vú nở to, âm hộ
sưng, xung huyết, tử cung dày lên…) . Oestrogen với nồng độ cao sẽ tác động
ngược dương tính lên Hypothalamus và thuỳ trước tuyến yên làm giải thoát GnRH,
LH và FSH.
LH (còn gọi Prolan B) tác động vào buồng trứng làm trứng chín muồi do nó có tác
dụng hoạt hoá các enzim để phân giải protein làm phân giải vách bao noãn, kết hợp
với FSH (với tỉ lệ LH/FSH khoảng 3/1) làm noãn bao vỡ ra, trứng chín sẽ được rơi ra
khỏi mặt của buồng trứng gọi là sự rụng trứng. Ngoài tác dụng của hormone ra, sự
rụng trứng còn chịu ảnh hưởng của các tác động giao phối (vd: chó, mèo chỉ rụng
trứng sau khi giao phối).
Trứng rụng hình thành thành thể vàng. Thể vàng phân tiết Progesteron. Ở một số
loài (gặm nhấm…) thì PRH kích thích tuyến yên phân tiết ra LTH (Luteinotrofic
hormone). LTH tác động vào buồng trứng giúp cho duy trì sự tồn tại của thể vàng,
kích thích thể vàng phân tiết Progesteron. Progesteron tác động lên Hypothalamus
và thuỳ trước tuyến yên (gọi là tác động ngược âm tính), ức chế tuyến yên phân tiết
FSH, LH làm cho quá trình động dục chấm dứt. Progesteron lại tác động vào tử
cung, làm tử cung dày lên tạo điều kiện tốt cho sự làm tổ của hợp tử được dễ dàng
lúc đầu. Nếu con vật có chửa thì thể vàng tồn tại suốt thời gian mang thai cho đến
trước khi đẻ khoảng 18-20 ngày, nó là nhân tố bảo vệ an toàn cho thai phát triển.
Nếu không có chửa, thể vàng tồn tại khoảng 10-16 ngày (tùy từng giống) sau đó teo
dần đi. Hàm lượng Progesteron cũng từ đó mà giảm, giảm đến mức độ nhất định nó
lại cùng với các nhân tố khác kích thích vỏ đại não, Hypothalamus tuyến yên tăng
cường phân tiết FSH, chu kỳ mới lại tiếp tục hình thành.
Hình 10. Sơ đồ cơ chế thần kinh thể dịch điều hoà chu kì sinh sản ở gia súc
ThS. Phan Vũ Hải, Bài giảng Sinh sản Gia súc 8
Bảng 3. Triệu chứng các giai đoạn của chu kỳ động dục [7] (Chủ yếu ở Bò)
Các giai
đoạn
Dấu hiệu
Trước đông dục
(Proestrus)
Động dục
(Estrus)
Sau động dục
(Postestrus)
Yên lặng sinh
dục
(Unestrus)
Biểu hiện
bên ngoài,
d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- c_9867.pdf