Học lâm sàng sản phụ khoa bằng trắc nghiệm

1. Mục đích của thủthuật Leopold là:

a. Giúp đầu thai nhi cúi tốt trong khi đỡsanh ngôi mông.

b. Làm giảm sựchèn ép của dây rốn khi có sa dây rốn.

c. Xác định ngôi và thếcủa thai.

d. Xác định xem nhau có bong hay chưa.

pdf6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1530 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Học lâm sàng sản phụ khoa bằng trắc nghiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học lâm sàng sản phụ khoa bằng trắc nghiệm 1. Mục đích của thủ thuật Leopold là: a. Giúp đầu thai nhi cúi tốt trong khi đỡ sanh ngôi mông. b. Làm giảm sự chèn ép của dây rốn khi có sa dây rốn. c. Xác định ngôi và thế của thai. d. Xác định xem nhau có bong hay chưa. 2. Hãy chọn cách báo cáo kết quả đúng sau khi thực hiện thủ thuật Leopold: a. Ngôi chẩm – Thế trái – Chưa lọt. b. Ngôi đầu – Thế phải – Lọt +1. c. Ngôi đầu – Thế trái – Đã lọt. d. Ngôi chẩm – Thế phải – Lọt 0. 3. Nghe tim thai: (chọn nhiều câu) a. Vị trí nghe tim thai tùy thuộc vào ngôi và kiểu thế của thai. b. Thai càng lọt thấp thì vị trí nghe tim thai trên bụng càng gần với xương vệ. c. Nên nghe tim thai ngoài cơn co tử cung. d. Chỉ có thể nghe được tim thai bằng máy Doppler. 4. Những nguyên nhân có thể làm không nghe được tim thai : (chọn nhiều câu) a. Thai chết. b. Dây rốn quấn cổ. c. Đa ối. d. Thai suy dưỡng trong buồng tử cung. 5. Thủ thuật Leopold là ngôi mông, thế trái. Vị trí nghe tim thai (trên thành bụng) là: a. Dưới rốn, bên trái của sản phụ. b. Dưới rốn, bên phải của sản phụ. c. Trên rốn, bên trái của sản phụ. d. Trên rốn, bên phải của sản phụ. 6. Thời gian chuyển dạ ở người con so thường . . . . . . . . so với người con rạ: a. Ngắn hơn. b. Dài hơn. c. Tương đương. 7. Pha tiềm thời: (chọn nhiều câu) a. Bắt đầu khi có cơn co đều đặn tới khi cổ tử cung mở 3 cm. b. Thuộc giai đoạn 1 của cuộc chuyển dạ. c. Thường có ít nhất là 3 cơn co / 10 phút. d. Ở người con so kéo dài khoảng 16 giờ. 8. Nói về hiện tượng xóa của cổ tử cung: (chọn nhiều câu) a. Cơn co tử cung là yếu tố chính gây xóa cổ tử cung. b. Cổ tử cung càng mềm thì hiện tượng xóa càng dễ xảy ra. c. Chỉ khám được độ xóa khi cổ tử cung mở ít nhất 3 cm. d. Ở người con so thì cổ tử cung xóa trước và mở sau. 9. So với sản phụ sanh con rạ, sản phụ sanh con so: (chọn nhiều câu) a. Số lượng cơn co tử cung trong 10 phút ít hơn. b. Thời gian sổ thai lâu hơn. c. Dễ bị băng huyết sau sanh hơn. d. Tỷ lệ cắt tầng sinh môn cao hơn. 10. Trong pha hoạt động của giai đoạn 2 của chuyển dạ: (chọn nhiều câu) a. Tốc độ mở cổ tử cung ở người con so nhanh hơn người con rạ. b. Cơn co tử cung phải ít nhất là 3 cơn trong 10 phút. c. Thường dễ dàng xác định được ngôi thế và kiểu thế. d. Nếu ối vỡ trong thời điểm này thì gọi là ối vỡ non. Đáp án: 1. Mục đích của thủ thuật Leopold là: C a. Giúp đầu thai nhi cúi tốt trong khi đỡ sanh ngôi mông: tạo cơn co tử cung tốt, thủ thuật Tsovyanov, thủ thuật Mauriceau, forceps Piper đầu hậu b. Làm giảm sự chèn ép của dây rốn khi có sa dây rốn: cho sản phụ nằm ngữa đầu thấp mông cao, sản phụ nằm tư thế gối – ngực, dùng tay đưa vào âm đạo đẩy phần thai lên c. Xác định ngôi và thế của thai. d. Xác định xem nhau có bong hay chưa: nghiệm pháp bong nhau. 2. Hãy chọn cách báo cáo kết quả đúng sau khi thực hiện thủ thuật Leopold:C a. Ngôi chẩm – Thế trái – Chưa lọt: thủ thuật Leopold không sờ được thóp sau nên không thể xác định đây là ngôi chẩm. b. Ngôi đầu – Thế phải – Lọt +1: lọt +1 chỉ xác định được khi thăm âm đạo c. Ngôi đầu – Thế trái – Đã lọt. d. Ngôi chẩm – Thế phải – Lọt 0. 3. Nghe tim thai: (chọn nhiều câu) A,B,C a. Vị trí nghe tim thai tùy thuộc vào ngôi và kiểu thế của thai: ngôi đầu vị trí nghe dưới rốn, ngôi mông vị trí nghe trên rốn; thế trái vị trí nghe ở bên trái sản phụ, thế phải vị trí nghe ở bện phải sản phụ b. Thai càng lọt thấp thì vị trí nghe tim thai trên bụng càng gần với xương vệ. c. Nên nghe tim thai ngoài cơn co tử cung: trong cơn co tử cung rất khó nghe nếu nghe bằng ống nghe Pinard d. Chỉ có thể nghe được tim thai bằng máy Doppler. 4. Những nguyên nhân có thể làm không nghe được tim thai : (chọn nhiều câu) A,C a. Thai chết. b. Dây rốn quấn cổ. c. Đa ối. d. Thai suy dưỡng trong buồng tử cung. 5. Thủ thuật Leopold là ngôi mông, thế trái. Vị trí nghe tim thai (trên thành bụng) là: C a. Dưới rốn, bên trái của sản phụ. b. Dưới rốn, bên phải của sản phụ. c. Trên rốn, bên trái của sản phụ. d. Trên rốn, bên phải của sản phụ. 6. Thời gian chuyển dạ ở người con so thường . . . . . . . . so với người con rạ: B a. Ngắn hơn. b. Dài hơn. c. Tương đương. 7. Pha tiềm thời: (chọn nhiều câu) A,B a. Bắt đầu khi có cơn co đều đặn tới khi cổ tử cung mở 3 cm. b. Thuộc giai đoạn 1 của cuộc chuyển dạ. c. Thường có ít nhất là 3 cơn co / 10 phút: thường chỉ có 1 – 2 cơn co trong 10 phút d. Ở người con so kéo dài khoảng 16 giờ: có thể kéo dài khoảng 24 giờ 8. Nói về hiện tượng xóa của cổ tử cung: (chọn nhiều câu) A,B,D a. Cơn co tử cung là yếu tố chính gây xóa cổ tử cung. b. Cổ tử cung càng mềm thì hiện tượng xóa càng dễ xảy ra. c. Chỉ khám được độ xóa khi cổ tử cung mở ít nhất 3 cm. d. Ở người con so thì cổ tử cung xóa trước và mở sau. 9. So với sản phụ sanh con rạ, sản phụ sanh con so: (chọn nhiều câu) A,D a. Số lượng cơn co tử cung trong 10 phút ít hơn. b. Thời gian sổ thai lâu hơn. c. Dễ bị băng huyết sau sanh hơn. d. Tỷ lệ cắt tầng sinh môn cao hơn. 10. Trong pha hoạt động của giai đoạn 2 của chuyển dạ: (chọn nhiều câu) B,C a. Tốc độ mở cổ tử cung ở người con so nhanh hơn người con rạ: tốc độ mở cổ tử cung ở người con so là 1cm/ giờ; ở người con rạ là 1,2 cm/ giờ b. Cơn co tử cung phải ít nhất là 3 cơn trong 10 phút. c. Thường dễ dàng xác định được ngôi thế và kiểu thế. d. Nếu ối vỡ trong thời điểm này thì gọi là ối vỡ non: ối vỡ non là ối vỡ khi chưa vào chuyển dạ, ối vỡ sớm là ối vỡ khi đã vào chuyển dạ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoc_lam_sang_san_phu_khoa_bang_trac_nghiem_5034.pdf
Tài liệu liên quan