Chắc hẳn các bạn đã được biết về khối rubik nổi tiếng khắp thế giới mà cha
đẻ của nó là kiến trúc sư Erno Ruik (Hunggary) phát minh ra vào năm 1974. Khối
rubik “ma quái” đó đã làm biết bao nhiêu người phải nhức đầu suy nghĩ tìm ra
cách giải xem như một cách chinh phục đỉnh cao của trí não. Nếu bạn bắt đầu
muốn tìm hiểu về khối rubik thì bạn sẽ thấy rằng nó phức tạp chẳng kém gì con
gái, càng cố tìm hiểu thì vấn đề càng trở nên phức tạp thêm, nhiều lúc muốn “đập
một phát” cho “nát” luôn, khỏi phải chơi, khỏi phải nhức đầu, hjhj. Tuy nhiên bạn
lại phát hiện ra rằng, Eva được “sinh ra” từ chiếc xương sườn của Adam nên cho
dù con gái phức tạp đến đâu thì vẫn bị “hạ gục” bởi con trai. Suy luận một cách
tương tự, rubik được “sinh ra” từ toán học thì chỉ có dùng toán học mới giải mã
được khối rubik. Mà toán học là gì, chẳng qua đó cũng chỉ là những công thức dựa
trên những suy luận một cách logic mà thôi. Ngày nay, với những cái đầu toán học
cộng với sự trợ giúp của máy tính, khối rubik ma quái đã được giải một cách dễ
dàng, vấn đề ở đây là phải nhớ những cái công thức nhưng cũng chẳng dễ xơi tí
nào.
17 trang |
Chia sẻ: Kiên Trung | Ngày: 10/12/2023 | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Học cách xếp rubik nhanh nhất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Hai Lúa - phuclx
1
HỌC CÁCH XẾP RUBIK NHANH NHẤT
Chắc hẳn các bạn đã được biết về khối rubik nổi tiếng khắp thế giới mà cha
đẻ của nó là kiến trúc sư Erno Ruik (Hunggary) phát minh ra vào năm 1974. Khối
rubik “ma quái” đó đã làm biết bao nhiêu người phải nhức đầu suy nghĩ tìm ra
cách giải xem như một cách chinh phục đỉnh cao của trí não. Nếu bạn bắt đầu
muốn tìm hiểu về khối rubik thì bạn sẽ thấy rằng nó phức tạp chẳng kém gì con
gái, càng cố tìm hiểu thì vấn đề càng trở nên phức tạp thêm, nhiều lúc muốn “đập
một phát” cho “nát” luôn, khỏi phải chơi, khỏi phải nhức đầu, hjhj. Tuy nhiên bạn
lại phát hiện ra rằng, Eva được “sinh ra” từ chiếc xương sườn của Adam nên cho
dù con gái phức tạp đến đâu thì vẫn bị “hạ gục” bởi con trai. Suy luận một cách
tương tự, rubik được “sinh ra” từ toán học thì chỉ có dùng toán học mới giải mã
được khối rubik. Mà toán học là gì, chẳng qua đó cũng chỉ là những công thức dựa
trên những suy luận một cách logic mà thôi. Ngày nay, với những cái đầu toán học
cộng với sự trợ giúp của máy tính, khối rubik ma quái đã được giải một cách dễ
dàng, vấn đề ở đây là phải nhớ những cái công thức nhưng cũng chẳng dễ xơi tí
nào.
Nếu bạn nào từng đọc các tài liệu về hướng dẫn chơi rubik thì đều phát hiện
ra rằng, các công thức thật là khó nhớ. Muốn xếp được khối rubik mà không cần
xem hướng dẫn đòi hỏi phải chơi nhiều và có trí nhớ tốt. Thế có cách nào để nhớ
các công thức đó dễ dàng hơn không, nhất là những bạn mới bắt đầu chơi, muốn
học nhanh cách xếp rubik mà không cần phải có “cẩm nang” trước mặt. Đấy chính
là lý do Hai Lúa viết về chủ đề này. Hai Lúa xin chọn một tài liệu hướng dẫn có
sẵn để chỉnh sửa lại một tí đó là “Hướng dẫn chơi rubik một cách đơn giản”
của các bạn sevenup - baothai - anima99998 – www.gamevn.com – Thế Giới
Cờ. Lý do tôi chọn một tài liệu có sẵn rồi chỉnh sửa lại đó là vì mặc dù đầu óc thì
siêng năng suy nghĩ nhưng chân tay lại lười lao động, sự lười biếng luôn là nguồn
gốc của các phát minh mà. Thành thật xin lỗi và cám ơn các tác giả của ebook này.
Bây giờ chúng ta cùng bắt đầu, hãy cầm một khối rubik loại chuẩn và phổ biến
nhất là rubik 3x3 trên tay đi nào!
Giới thiệu về rubik:
-Rubik là một khối lập phương 6 mặt (dĩ nhiên là vậy) gồm 6 màu khác
nhau thường là đỏ, cam, vàng, trắng, xanh lá và xanh dương. Thông thường thì
mặt đỏ sẽ đối diện với mặt cam, mặt vàng đối diện với mặt trắng và mặt xanh lá
đối diện với mặt xanh dương. Nhiệm vụ của bạn là phải giải chúng để chúng có
thể trở lại 6 màu khác nhau ở mỗi mặt hay nói cách khác là mỗi mặt chỉ có một
màu duy nhất.
-Rubik có 6 cục không di chuyển được, chúng sẽ nằm ở một vị trí cố định,
đó là những cục trung tâm (hay còn gọi là cục giữa). Dựa vào các cục trung tâm ta
- Hai Lúa - phuclx
2
sẽ xác định được màu của tất cả các vị trí khác trên khối rubik và chúng sẽ giúp ta
định vị được mặt nào sẽ làm.
-Rubik có 20 cục di chuyển được, bao gồm 8 cục có 3 mặt (cục góc) và 12
cục có 2 mặt (cục cạnh). Cục giữa sẽ không đổi được vị trí của cục góc và ngược
lại.
Hướng dẫn chơi rubik:
Trước khi đi vào hướng dẫn cách chơi, tôi sẽ quy định một số điều như
sau:
+ Mặt đằng trước (như hình là mặt xanh lá) sẽ là mặt chính (kí hiệu C).
+ Mặt đằng sau (như hình là mặt xanh dương) sẽ là mặt sau (kí hiệu S).
+ Mặt bên trái (như hình là mặt cam) sẽ là mặt trái (kí hiệu T).
+ Mặt bên phải (như hình là mặt đỏ) sẽ là mặt phải (kí hiệu P).
+ Mặt ở trên (như hình là mặt vàng) sẽ là mặt nắp (kí hiệu N).
+ Mặt ở dưới (như hình là mặt trắng) sẽ là mặt đáy (kí hiệu D).
+ Khi quay một mặt theo chiều kim đồng hồ của mặt đang làm, tôi sẽ sử
dụng chữ (ví dụ TNC nghĩa là quay theo thứ tự mặt trái, nắp, chính theo chiều kim
đồng hồ).
- Hai Lúa - phuclx
3
+ Khi quay một mặt theo chiều ngược chiều kim đồng hồ của mặt đang
làm, tôi sẽ sử dụng chữ và theo sau một dấu ‘ (ví dụ T’N’C’ nghĩa là quay theo
thứ tự mặt trái, nắp, chính theo chiều ngược chiều kim đồng hồ).
+ Mỗi lần quay các bạn chỉ quay một lớp, tức chỉ quay một mặt. Trong tài
liệu hướng dẫn xếp rubik này các bạn chỉ cần quay một trong 4 mặt: bên trái (T),
bên phải (P), nắp (N), chính (C) để hoàn thành khối rubik.
Bây giờ chúng ta sẽ đi vào phương pháp giải:
+ Khi quay 2 lần, tôi sẽ double chữ đó lên (ví dụ TTNNCC nghĩa là quay
theo thứ tự trái, nắp, chính 2 lần), khi quay 2 lần không nhất thiết phải quay theo
chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ.
+ Các cục nằm ở dưới cùng (bao gồm 4 cục góc, 4 cục cạnh và 1 cục giữa)
là tầng 1, các cục nằm ở giữa (bao gồm 4 cục cạnh, 4 cục giữa) là tầng 2 và các
cục nằm trên cùng (bao gồm 4 cục góc, 4 cục cạnh và 1 cục giữa) là tầng 3.
+ Trong hình của cục rubik, hình vị trí nào có màu sẽ là vị trí các bạn cần
quan tâm đến, còn vị trí nào có màu xám các bạn sẽ không cần quan tâm đến màu
của nó.
Các bước xếp rubik:
Để xếp được khối rubik hoàn chỉnh ta phải trải qua 8 giai đoạn. Trong đó, 3
giai đoạn đầu là dễ nhất, chỉ có giai đoạn 3 đòi hỏi bạn một tí tư duy chứ không
cần thuộc công thức, tôi sẽ cố gắng hướng dẫn bạn “tư duy” như thế nào. Nghe
thấy chữ “tư duy” các bạn đừng sợ vì theo tôi tư duy là cách duy nhất để để kẻ
ngốc đánh bại những người thông minh. Còn 5 giai đoạn sau chỉ là một dãy các
công thức, cứ học thuộc rồi nhắm mắt nhắm mũi mà quay, còn cách thuộc như thế
nào tôi sẽ hướng dẫn bạn.
1. Giai đoạn 1
Thông thường thì mọi người sẽ sử dụng mặt trắng làm mặt nắp để giải,
nhưng chúng ta sẽ quay mặt trắng xuống để mặt vàng quay lên trên (một lát sau
chút ta sẽ quay ngược lại).
a. Yêu cầu
Ở giai đoạn này, nhiệm vụ của bạn là làm cho tất cả cục cạnh có màu trắng
bao quanh cục giữa có màu vàng, giống như một bông hoa có 4 cánh màu trắng
bao quanh nhụy vàng như sau:
- Hai Lúa - phuclx
4
b. Cách giải
Ở giai đoạn 1, bạn chọn cục giữa có màu vàng làm mặt nắp và nhiệm vụ
của bạn là “nối” từng cánh hoa màu trắng vào cái nhụy vàng này. Ứng với mỗi
cánh hoa sẽ có các trường hợp sau (cách giải tôi ghi ở dưới mỗi trường hợp):
Cách giải: C’
Cách giải: C
Cách giải: C hoặc C’ rồi bạn làm như một trong 2 trường hợp trên
- Hai Lúa - phuclx
5
Cách giải: CC (hoặc C’C’)
c. Chú ý
Như đã phân tích ở trên nhiệm vụ của bạn là xếp từng cánh hoa màu trắng
vào cái nhụy màu vàng. Tuy nhiên, việc xếp cánh hoa này có thể làm mất vị trí
của cánh hoa khác mà ta đã xếp. Để giải quyết vấn đề này bạn có nhiều cách tùy
thuộc vào mức độ tư duy của mỗi người, nhưng bạn chỉ nhớ một nguyên tắc duy
nhất đó là trước hết hãy quay mặt nắp sao cho khi ta áp dụng một trong các
trường hợp trên thì các cánh hoa trắng đã xếp không bị mất. Ví dụ như:
Cách giải: Trước tiên quay N (hoặc N’) sau đó quay C’
Cách giải: Quay N (hoặc N’) sau đó quay C’P (hoặc CT)
- Hai Lúa - phuclx
6
2. Giai đoạn 2
a. Yêu cầu
Ở giai đoạn này, bạn sẽ quay ngược các cục cạnh có màu trắng xung quanh
cục giữa màu vàng sao cho các cục cạnh màu trắng có màu ở mặt còn lại trùng với
màu ở các cục giữa ở các mặt trái, phải, chính và sau, như sau:
b. Cách giải
Ở giai đoạn này, bạn chỉ có một công thức chung là CC, bạn sẽ quay mặt
nắp sao cho 1 cục cạnh có màu trắng xung quanh cục giữa màu vàng đã làm ở giai
đoạn 1 sao cho màu còn lại ở cục cạnh có màu trắng trùng với cục giữa ở mặt
chính. Ví dụ:
Sau đó bạn thực hiện công thức CC, bạn cũng quay các mặt còn lại sao cho
như tôi mô tả ở trên và thực hiện lại công thức CC, như vậy bạn đã làm xong giai
đoạn 2.
- Hai Lúa - phuclx
7
3. Giai đoạn 3
a. Yêu cầu
Ở giai đoạn này, bạn sẽ làm hết tầng 1 của cục rubik sao cho đường
viền ngoài của cục rubik trùng nhau ở mỗi mặt, như sau:
b. Cách giải
Nhiệm vụ đầu tiên của bạn ở giai đoạn 3 là tìm 1 cục góc có màu trắng nằm
ở trên tầng 3. Nếu không có cục góc có màu trắng nào ở trên tầng 3 thì chắc chắn
một điều rằng các cục góc có màu trắng đó đang nằm ở tầng 1, vấn đề là nó nằm
đúng hay nằm sai thôi. Xin đưa ra hai trường hợp cục góc có màu trắng ở tầng 1,
bạn chỉ quan tâm đến trường hợp nằm sai mà thôi:
Trường hợp nằm đúng: cục góc có màu trắng nằm ở mặt đáy, màu ở hai
mặt còn lại của cục góc này trùng với hai cục giữa:
- Hai Lúa - phuclx
8
Trường hợp nằm sai: Cục góc có màu trắng nằm ở tầng 1 không thỏa điều
kiện như trên như ví dụ sau:
Khi đó bạn thực hiện công thức sau: PN’P’ (hoặc PNP’). Tác dụng của
công thức này là đem cục góc có màu trắng từ tầng 1 lên tầng 3. Thật vậy, nếu áp
dụng vào trường hợp nằm sai ở trên: khi quay mặt bên phải cùng chiều kim đồng
hồ (P) thì cục góc có màu trắng từ tầng 1 sẽ nhẩy lên tầng 3, tuy nhiên điều này lại
làm mất vị trí cục cạnh có màu trắng ở mặt đáy, đòi hỏi ta phải quay mặt phải lại
ngược chiều kim đồng hồ (P’) để nó về vị trí cũ, nhưng trước khi làm điều này bạn
phải dời vị trí cục góc có màu trắng đã nhẩy lên lúc nãy ra chỗ khác bằng cách
quay mặt nắp cùng chiều kim đồng hồ (N) (khi quay mặt nắp thì các cục ở tầng 3
vẫn nằm ở tầng 3, còn lý do tại sao không quay mặt nắp ngược chiều kim đồng hồ
trong trường hợp này tôi hy vọng ai cũng hiểu, nếu không mèo lại hoàn mèo đấy).
Hy vọng dựa vào cách suy luận này, bạn có thể hiểu và suy luận một cách tương tự
cho các trường hợp khác cũng như trả lời được câu hỏi: tác dụng của công thức
đó là gì? và tại sao ta lại làm như vậy, khi đó bạn chỉ cần làm dựa trên suy luận
của mình chứ không cần phải thuộc lòng công thức.
Khi cục góc có màu trắng đã nằm ở góc tầng 1, thì chỉ có 2 trường hợp
xảy ra:
+ Trường hợp màu trắng nằm trên đường viền ngoài của tầng 3, bạn sẽ
quay mặt nắp sao cho màu còn lại ở cục góc đó trùng với màu của cục giữa ở các
mặt trái, phải, chính. Có 2 trường hợp nhỏ như sau (cách giải ghi ở dưới mỗi
trường hợp):
- Hai Lúa - phuclx
9
Cách giải: PNP’
Cách giải: C’N’C hoặc cách giải thông dụng hơn đó là đổi mặt phải (mặt
xanh) thành mặt chính (trong trường hợp này), sau đó sử dụng công thức: T’N’T
+ Trường hợp màu trắng nằm trên mặt nắp, như sau:
Cách giải: PNNP’N’ (Sau đó làm giống trường nhỏ 1: PNP’)
Bạn thực hiện tiếp các kiểu này đối với các mặt khác, như vậy bạn đã
làm xong tầng 1 rồi.
b. Chú ý
Các công thức trong trường hợp 3 chủ yếu dựa trên những suy luận rất
đơn giản, hãy luôn đặt câu hỏi “Why do they do that?” để suy luận nhé.
- Hai Lúa - phuclx
10
4. Giai đoạn 4
a. Yêu cầu
Ở giai đoạn này, bạn sẽ làm đúng hết màu của đường viền tầng 2, như sau:
b. Cách giải
Bắt đầu từ giai đoạn này trở đi các công thức phức tạp hơn, dài dòng hơn.
Nhưng có một điều khá thú vị ở khối rubik này có lẽ những bạn mới làm quen sẽ
không tin, đó là càng về các giai đoạn cuối tính quy luật của khối rubik càng thể
hiện rõ nét, tức là có thể nhắm mắt thuộc lòng các công thức mà quay nhưng lâu
lâu cũng phải hi hí, hjhj. Và để nhớ các công thức này, tôi đã sử dụng một kỹ thuật
ghi nhớ là chuyển các ký tự rời rạc thành câu văn với quy ước như sau:
+ Quy ước về cách đọc công thức để quay khối rubik vẫn giữ nguyên như
trên.
+ Các chữ sẽ đại diện cho chữ cái cầu tiên trong một từ.
+ Những từ có dấu sắc được hiểu là quay ngược chiều kim đồng hồ, còn
tất cả các dấu còn lại mặc định sẽ quay cùng chiều kim đồng hồ.
+ Để cho bạn tiện theo dõi những chữ có dấu sắc mình sẽ để màu đỏ (quay
ngược chiều kim đồng hồ) và các chữ còn lại màu đen (quay cùng chiều kim đồng
hồ).
Ví dụ: Để nhớ công thức: PN’P’ ta chỉ cần nhớ Phương Nhớ Phúc (trong
đó chữ Nhớ và chữ Phúc có dấu sắc nên bạn nhớ phải quay ngược chiều kim đồng
hồ).
- Hai Lúa - phuclx
11
Trong giai đoạn 4 này chúng ta có 3 trường hợp xảy ra ở giai đoạn này, như
sau:
Cách giải: N’C’N’CNPNP’
Thần chú: Nấu Cháo Nấu Cơm, Nàng Phương Nhờ Phúc
Cách giải: NPN’P’N’C’NC
Thần chú: Nàng Phương Nói Phúc Nấu Cháo Ngon Cực
Cách giải: Bạn làm như trường hợp 1 hoặc 2, sau khi quay xong bạn sẽ
quay mặt nắp sao cho khối rubik rơi vào một trong 2 trường hợp trên và giải quyết
một cách tương ứng với từng trường hợp.
- Hai Lúa - phuclx
12
5. Giai đoạn 5
a. Yêu cầu
Ở giai đoạn này, bạn sẽ phải làm xuất hiện dấu cộng màu ở tầng 3
nhưng chúng ta chưa quan tâm đến màu còn lại ở các cục cạnh có màu vàng
có đúng màu với các mặt xung quanh hay không (chúng ta sẽ làm ở giai
đoạn 6). Nhiệm vụ như sau:
b. Cách giải
Ở giai đoạn này chúng ta có 3 trường hợp. Tuy nhiên chỉ có một công thức
duy nhất đó là:
P’N’C’NCP
Thần chú: Phúc Nấu Cháo Ngon Cua Phương
Khi sử dụng công
thức này khối rubik sẽ biến
đổi theo sơ đồ như hình bên.
Nên tùy vào từng trường
hợp trong sơ đồ mà số lần sử
dụng công thức trên có thể
là 1, 2 hoặc 3 lần.
c. Chú ý
Bạn quay sau cho đến
dấu cộng màu vàng thì dừng
lại nhé. Nếu bạn cứ dùng
công thức đó hoài thì nó sẽ
quay vòng vòng 3 khối tam
giác ở dưới như sơ đồ. Chữ
Cua trong câu thần chú có
nghĩa là cưa, tán tỉnh hay
nói chung là lấy lòng đối
phương, đây là từ địa
phương nên tôi sợ một số
bạn không hiểu.
- Hai Lúa - phuclx
13
6. Giai đoạn 6
a. Yêu cầu
Ở giai đoạn này, bạn làm đúng màu của dấu cộng màu vàng ở tầng 3. Như
sau:
b. Cách giải
Ở giai đoạn này bạn quay rubik sao cho có ít nhất là 2 cục cạnh đúng màu
với xung quanh, sau đó chúng ta có 2 trường hợp:
- Hai Lúa - phuclx
14
Ở trường hợp này bạn thấy rằng màu của cục cạnh ở mặt bên trái (T) và
mặt chính (C) đã đúng, chỉ còn mặt sau và phải sai nên phải hoán đổi 2 cục này.
Cách giải: P’NNPNP’NPN
Thần chú: Phúc Ngại Ngùng Phương Nên Phúc Nhìn Phương Nhanh
Ở trường hợp này bạn thấy rằng màu của cục cạnh ở mặt bên trái (T) và
mặt phải (P) đã đúng, chỉ còn mặt sau (S) và mặt chính (C) sai nên phải hoán đổi
2 cục này. Nên bạn sẽ qua bước trung gian là làm công thức như trường hợp 1, sau
đó nó sẽ trở lại trường hợp 1, thực hiện lại trường hợp 1.
- Hai Lúa - phuclx
15
7. Giai đoạn 7
a. Yêu cầu
Ở giai đoạn này, bạn sẽ làm đúng vị trí (đúng hoặc không đúng màu) của
các cục góc ở tầng 3, ở giai đoạn này có rất nhiều trường hợp, do đó tôi chỉ vẽ một
ít hình minh họa, tôi tin rằng bạn bây giờ đã đủ sức hiểu cách làm. Bạn hãy tìm
trên tầng 3 của cục rubik xem có cục nào đúng vị trí (hoặc đúng màu) hay không,
ở giai đoạn này, chỉ có 1, 4 hoặc không có cục đúng vị trí, nếu có 2 hoặc 3 vị trí
đúng thì cục rubik của bạn đã bị xếp sai. Nếu có 4 cục đúng vị trí bạn sẽ qua giai
đoạn 8, còn có 1 cục đúng vị trí thì bạn hãy để nó làm cục góc bên tay phải ở
tầng 3 so với góc nhìn của bạn là ở mặt chính. Ví dụ:
Ở các trường hợp này, tôi gọi là đúng vị trí.
Ở trường hợp này, tôi gọi là đúng màu.
b. Cách giải
Dù ở trường hợp nào, bạn cũng để cục đúng vị trí hoặc đúng màu như hình
rồi làm công thức chung là:
PNP’N’T’NPN’TP’
Phương Nghĩ Phúc Ngốc Thế Nên Phương Nhớ Thương Phúc
Bạn cứ làm công thức này đến khi nào thấy 4 cục góc ở tầng 3 đều đúng vị
trí hoặc đúng màu (có thể 1 cục đúng màu, 3 cục còn lại đúng vị trí, hoặc 4 cục
đều đúng vị trí, không nhất thiết cả 4 đều đúng màu) thì dừng lại và bắt đầu qua
giai đoạn 8.
- Hai Lúa - phuclx
16
8. Giai đoạn 8
a. Yêu cầu
Bạn đã đến giai đoạn cuối của việc giải cục rubik, ở giai đoạn này, bạn bắt
đầu làm đúng màu các cục góc đúng vị trí của tầng 3.
b. Cách giải
Ở giai đoạn này chúng ta cũng có nhiều trường hợp, tôi chỉ vẽ một ít hình
minh họa. Công thức chung ở giai đoạn này là:
PNNP’N’PN’P’T’NNTNT’NT
Phương Năn Nỉ Phúc Nhớ Phương Nhé
Phúc Thấy Năn Nỉ Tội Nghiệp Thế Nên Thương
Khi thực hiện công thức đó, các cục góc của rubik sẽ biến đổi theo chiều
mũi tên như sau:
Như bạn thấy, màu của cục góc sẽ biến đổi như hình, bạn áp dụng để giải
quyết các cục còn lại. Tôi sẽ ví dụ 1 số trường hợp như sau:
- Hai Lúa - phuclx
17
Ở trường hợp này, bạn cần giải quyết cục góc ở vị trí bên phải của tầng 3
trước tiên bằng công thức trên, sau đó nó sẽ biến đổi lại thành trường hợp 1, sau
đó giải quyết như trường hợp trên.
Ở trường hợp này, căn cứ vào tác dụng của công thức trên đối với các mặt
của cục rubik ta thấy phải làm 2 lần công thức thì cục rubik mới giải quyết xong.
Tuy nhiên nếu ta linh động một chút thì sẽ giải quyết vấn đề nhanh hơn. Ở trường
hợp này có một đặc điểm là hai cục góc cần xử lý có màu trùng nhau ở một
mặt, ví dụ như trong hình trên là hai cục góc có màu xanh nằm ở mặt nắp, bây giờ
nếu ta thay mặt màu xanh làm mặt nắp và xử lý nó như trường hợp đầu tiên thì chỉ
sử dụng công thức 1 lần.
Tôi tin rằng bạn có thể nhớ rõ được các trường hợp xảy ra ở trong giai đoạn
này và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng.
c. Chú ý
Công thức trong giai đoạn cuối này chỉ có tác dụng làm thay đổi màu ở
hai cục góc nằm ở tầng 3 mặt bên phải theo các chiều mũi tên đã chỉ. Cho nên
đối với các cục góc đã đúng màu bạn sẽ đặt chúng bên mặt trái để không bị ảnh
hưởng và chọn mặt nắp sao cho việc sử dụng công thức là tối ưu nhất.
Tôi tin rằng bạn có thể nhớ rõ được các trường hợp xảy ra ở trong giai đoạn
này và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng.
Một lần nữa xin cám ơn các bạn sevenup - baothai - anima99998 –
www.gamevn.com – Thế Giới Cờ và Hai Lúa xin gởi tặng ebook này đến tất cả
những ai chưa biết xếp rubik và muốn xếp rubik.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoc_cach_xep_rubik_nhanh_nhat.pdf