Những phương pháp luyện não mới dựa vào nghiên cứu mới nhất giúp
chúng ta có thể tăng cường năng lực của mình: xây dựng bộ nhớ và phát
triển khả năng sáng tạo.
Nói cho cùng, sáng tạo chỉ là quá trình sắp xếp các suy nghĩ theo một cách
mới mẻ không đi vào lối mòn mà thôi”. -Robert Stickgold -giáo sư ngành
thần kinh học/Đại học Harvard.
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1187 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Học cách ghi nhớ và phát triển khả năng sáng tạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học cách ghi nhớ và phát triển khả
năng sáng tạo
Những phương pháp luyện não mới dựa vào nghiên cứu mới nhất giúp
chúng ta có thể tăng cường năng lực của mình: xây dựng bộ nhớ và phát
triển khả năng sáng tạo.
Nói cho cùng, sáng tạo chỉ là quá trình sắp xếp các suy nghĩ theo một cách
mới mẻ không đi vào lối mòn mà thôi”. - Robert Stickgold - giáo sư ngành
thần kinh học/Đại học Harvard.
Học cách ghi nhớ
Lưu trữ thông tin trong não cũng giống như việc bạn sắp xếp hồ sơ trong các
ngăn kéo (tủ). Ngay từ thời điểm tiếp cận một thông tin mới, bộ não đã tự
động phân bố thông tin này vào vùng giác quan thích hợp - hình ảnh được
lưu vào vùng vỏ não phụ trách hình ảnh, âm thanh lưu vào vùng vỏ não ghi
nhận âm thanh... Tiếp đó, thông tin mới này lại được chuyển tiếp đến vùng
thần kinh liên đới trong quá trình bộ não xử lý và đánh giá thông tin. Toàn
bộ quá trình tiếp nhận, xử lý và đánh giá để ghi nhớ thông tin chỉ khoảng
một phần nhỏ/giây.
Tại cơ quan chịu trách nhiệm việc hình thành, sắp xếp và lưu trữ bộ nhớ,
nằm sâu trong hai vùng thùy não phải và trái, các chi tiết thông tin được não
đánh giá không có giá trị bị đào thải, còn các chi tiết được đánh giá là cần
thiết kết hợp với các thông tin liên quan (đã có mặt trong bộ nhớ) thành một
khối tin tổng hợp có thể sử dụng trong tương lai.
Trong quá trình quá trình truy xuất và tái tạo thông tin từ bộ nhớ, thùy não
trước đóng vai trò chủ xướng, rút tỉa từng chi tiết thông tin từ các thần kinh
liên đới rồi đưa vào vùng “ký ức sống” nơi thông tin được dựng lại ở mức
hoàn chỉnh nhất có thể được. Tiến trình tái tạo ký ức không luôn luôn hoàn
hảo vì phải chịu tác động của nhiều yếu tố ngoại cảnh như tâm trạng, môi
trường, tình huống... Khi không truy xuất được thông tin trong não một cách
hoàn hảo, chúng ta hay phàn nàn về tình trạng giảm sút trí nhớ, hay đơn giản
là đãng trí, mau quên.
Theo hai chuyên viên não học Jeff Brown và Mark Fenske (tác giả cuốn
sách Bộ não của người thắng cuộc): - Mỗi người đều có thể luyện tập để
tăng cường trí nhớ - cụ thể là tăng khả năng lưu trữ và truy xuất thông tin từ
não.
Một trong những phương pháp giúp truy xuất thông tin hiệu quả là xây dựng
một bộ não hoạt bát: thay vì lưu trữ ký ức như một cuốn album hay một
đoạn băng ngắn về những điều từng xảy ra, ta có thể lưu trữ ký ức mới trong
mối tương quan với các ký ức cũ, xác định tầm quan trọng của ký ức mới
dung nạp này trong ngữ cảnh của toàn bộ ký ức đã có trước đó. Bằng cách
này, mỗi ký ức có một vị trí nhất định trong bộ nhớ, và khi cần truy xuất trí
nhớ để giải quyết một vấn đề tương lai, bộ não sẽ hoạt động hiệu quả hơn
khi đã xác định được tầm quan trọng của thông tin cần xử lý.
Ngoài ra, tăng cường trải nghiệm sống cũng là một lựa chọn tốt, vì bộ não
phản ứng hoạt bát hơn với các thông tin hoàn toàn mới, do đó quá trình thu
nhận thông tin trở nên nhạy bén hơn, đồng thời “nguyên liệu” cho việc truy
xuất thông tin cũng dồi dào hơn. Các phương pháp luyện trí nhớ khác như
lặp lại thông tin cần nhớ, phương pháp liên tưởng, phương pháp lập nhóm…
cũng được đánh giá cao.
Đặc biệt là “học cách quên”, theo nhà nghiên cứu Kensinger, “phương pháp
hữu hiệu không kém việc học cách ghi nhớ - lựa chọn thông tin (cần nhớ) là
cách tốt nhất để chúng ta tiết kiệm bộ nhớ, để khi cần truy xuất thông tin
chúng ta không phải sàng lọc qua hàng loạt thông tin vô ích”.
Học cách sáng tạo
Nhiều người có thể không tin là có thể học cách sáng tạo. Bởi theo cách hiểu
thông thường, sáng tạo mang tính thiên phú hơn là kết quả của miệt mài
luyện tập. Tuy nhiên, khi các nhà nghiên cứu não bộ nhận ra có những ngả
đường dẫn đến sáng tạo tiềm ẩn trong mỗi người, việc rèn luyện khả năng
sáng tạo trở thành một kỹ năng có thể phát triển được.
Theo tiến sĩ Daniel Goleman - tác giả cuốn “Trí thông minh cảm xúc”, quan
niệm về những người có khả năng sáng tạo có não phải phát triển và thuận
tay trái, có tính nghệ sĩ đã trở nên lỗi thời. “Một bộ óc sáng tạo thật sự truy
xuất thông tin từ nhiều khu vực khác nhau trong toàn bộ não”, ông cho biết.
Một nghiên cứu não gần đây nhất cho thấy khi những người tham gia thí
nghiệm bắt đầu một quá trình động não mang tính sáng tạo, hàng loạt sóng
não được khởi động để nối kết các tế bào não nằm ở các khu vực khác nhau,
tạo thành một mạng lưới thần kinh liên kết.
Tiến sĩ tâm lý Shelley Carson thuộc Đại học Harvard, tác giả cuốn sách Bộ
não sáng tạo của bạn, cũng cho biết tiến trình sáng tạo không phụ thuộc
nhiều vào khả năng thiên phú mà chủ yếu vào phong cách tư duy, điều mà
mọi người đều có thể học cách cải thiện. Theo đó, các bước đi cụ thể để cải
thiện khả năng sáng tạo cá nhân bao gồm:
Bước 1: Thu nhận (thông tin). Không ai có thể cải thiện khả năng sáng tạo
của mình mà bỏ qua việc học hỏi và thu nhận thông tin mới với tâm thức
mở. Một cách nhìn mới khi được thu nhận vào não sẽ nối kết những chi tiết
tưởng chừng không liên quan trong bộ nhớ, đẩy chúng từ mức tiềm thức lên
mức ý thức, tạo tiền đề cho ý tưởng mới.
Bước 2: Hình dung tưởng tượng. Điều mà trẻ em làm một cách tự nhiên -
chính là một bước đi quan trọng, vì khi vùng não hình ảnh được kích hoạt,
một mạng lưới nối trung tâm lý luận (nằm bên não phải) với trung tâm xử lý
thông tin từ các giác quan trở nên linh hoạt cao độ, giúp những ý tưởng tiềm
ẩn được định hình rõ ràng hơn.
Bước 3: Nối kết. Ý tưởng sáng tạo có thể nảy nở khi chúng ta học cách tách
mình ra khỏi mục tiêu tức thời, vì vùng thùy não phải - nơi tiềm thức và mơ
mộng “ngự trị” - được kích hoạt trong khi vùng não duy lý được nghỉ ngơi,
tạo điều kiện cho những ý tưởng bất chợt được hình thành.
Bước 4: Lý luận. Sắp xếp những ý tưởng vừa chớm nở một cách cụ thể, suy
nghĩ một cách thực tế về tính khả thi của những ý tưởng này - trả lời câu hỏi
“làm thế nào để hiện thực hóa (ý tưởng)?” Thay vì chỉ hình dung khái quát
theo chủ quan. Đây là bước quan trọng để sàng lọc những ý tưởng thật sự có
chất lượng khỏi các ý tưởng mù mờ.
Bước 5: Đánh giá. Tự kiểm tra các ý tưởng của mình bằng cách đặt ra
những tiêu chuẩn cần có để ý tưởng biến thành hiện thực. Luyện tập cách
đánh giá bất kỳ một ý tưởng nào theo các tiêu chuẩn rõ ràng là cách tốt nhất
để tránh tình cảnh “bong bóng vỡ” khi một ý tưởng hào nhoáng không trụ
được trong đời thật.
Bước 6: Đắm mình vào ý tưởng. Sau khi vượt qua được năm bước nói trên,
tự cho phép mình đắm mình vào không gian của ý tưởng mới hình thành.
Đây là tình trạng mà giới nghiên cứu tâm lý học gọi là “dòng chảy”, trong
đó con người mất cảm giác về thời gian và không gian, chỉ còn tập trung vào
ý tưởng trước mắt.
- “Đó chính là trạng thái giúp sự sáng tạo được tăng cường - nói cho cùng,
sáng tạo chỉ là quá trình sắp xếp các suy nghĩ theo một cách mới mẻ không
đi vào lối mòn mà thôi”. - Theo Robert Stickgold - giáo sư ngành thần kinh
học/Đại học Harvard.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoc_cach_ghi_nho_va_phat_trien_kha_nang_sang_tao_297.pdf