Hoạt động nhóm và phương pháp đóng vai trong giảng dạy Hoá học

Hoạt động nhóm và đóng vai trong giảng dạy hoá học là những phương

pháp dạy học tích cực. Những phương pháp dạy học này cho phép chúng ta thực

hiện việc “Dạy học thông qua hoạt động của người học”. Học sinh-sinh viên có thể

học tập thực sự và phát triển tốt nếu họ có cơ hội hoạt động. Thảo luận nhóm và

đóng vai tạo ra môi trường học tập thuận lợi để sinh viên giúp đỡ lẫn nhau, tăng

thêm tình đoàn kết, sự hợp tác và ý thức tập thể.

pdf8 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Hoạt động nhóm và phương pháp đóng vai trong giảng dạy Hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
107 HOẠT ĐỘNG NHÓM VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI TRONG GIẢNG DẠY HOÁ HỌC GROUP WORK AND ROLE-PLAY APPROACHES IN TEACHING CHEMISTRY Th.S VÕ TIẾN DŨNG Trường CĐSP Quảng Trị TÓM TẮT Hoạt động nhóm và đóng vai trong giảng dạy hoá học là những phương pháp dạy học tích cực. Những phương pháp dạy học này cho phép chúng ta thực hiện việc “Dạy học thông qua hoạt động của người học”. Học sinh-sinh viên có thể học tập thực sự và phát triển tốt nếu họ có cơ hội hoạt động. Thảo luận nhóm và đóng vai tạo ra môi trường học tập thuận lợi để sinh viên giúp đỡ lẫn nhau, tăng thêm tình đoàn kết, sự hợp tác và ý thức tập thể. ABSTRACT Group work and role-play are active approaches in teaching Chemistry. It enables us to implement “Teaching through learners’ activities”. Students can really learn and improve well if they are given opportunities to do such activities. Group discussions and role-plays can create a positive and favourable learning environment in which the students can help each other in their learning, strengthen solidarity, cooperation and the sense of collectiveness. A. PHẦN LÝ LUẬN CHUNG I. Đặt vấn đề Sự phát triển xã hội và đổi mới đất nước đang đòi hỏi cấp bách phải nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Cùng với những thay đổi về nội dung cần có những đổi mới căn bản về PPDH. Một trong những trọng tâm của việc đổi mới PPDH hiện nay là hướng vào người học, phát huy tính tích cực và khả năng sáng tạo của họ. Người học chỉ có thể học tập thật sự và phát triển tốt nếu họ có cơ hội hoạt động. Tổ chức hoạt động nhóm và đóng vai có tác dụng to lớn trong việc tăng cường hoạt động của HS, SV, kích thích nỗ lực của mỗi cá nhân. Như vậy sẽ góp phần quan trọng trong việc hình thành những con người sáng tạo, có khả năng thích ứng cao với cuộc sống. Trong học tập không phải mọi tri thức, kỹ năng, thái độ đều được hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp thầy - trò, trò - trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, đóng vai, ý thức mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới. Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung. Trong những năm qua, việc thực hiện đổi mới PPDH ở trường ta nói 108 chung, khoa Tự nhiên nói riêng đã đạt được nhiều kết quả tốt. Đa số các giờ dạy đều có sử dụng PP nhóm song đôi lúc việc áp dụng tổ chức hoạt động nhóm còn chung chung, hình thức, có tiết dạy chưa thật sự mang lại hiệu quả cao. Vì vậy trong nội dung báo cáo này tôi muốn bàn đến việc tổ chức hoạt động nhóm, sự kết hợp giữa hoạt động nhóm và đóng vai trong giảng dạy hoá học nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học bộ môn. II. Tổ chức hoạt động nhóm 1. Phương pháp học tập hợp tác theo nhóm nhỏ a. Đặc điểm * Học tập hợp tác theo nhóm nhỏ trong giảng dạy hoá học được thực hiện khi: - Nhóm nhỏ nghiên cứu để rút ra kết luận về tính chất của chất. - Thảo luận để tìm ra lời giải, nhận xét hay kết luận nào đó. - Cùng thực hiện một nhiệm vụ do giáo viên giao phó * Để phát huy tính tích cực của hợp tác nhóm, cần đảm bảo một số yêu cầu sau: - Phân công nhóm thường xuyên và nhóm cơ động. Để duy trì hoạt động nhóm, có thể phân công thường xuyên theo từng bàn hoặc hai bàn ghép lại, có thể thay đổi nhóm khi có những công việc cần thiết gọi là nhóm cơ động, không ổn định. - Phân công trách nhiệm trong nhóm để thực hiện một nhiệm vụ nhất định như nhóm trưởng, thư ký. Sự phân công này cần có sự thay đổi để mỗi HS có thể phát huy vai trò cá nhân. - Nhóm trưởng có nhiệm vụ phân công trách nhiệm và yêu cầu mỗi thành viên thực hiện đúng trách nhiệm của mình. - GV giao nhiệm vụ hoạt động cho từng nhóm và theo dõi để có thể giúp đỡ, định hướng, điều chỉnh kịp thời hoạt động của mỗi nhóm đi đúng hướng. b. Vận dụng Hợp tác học tập theo nhóm nhỏ có thể thực hiện ở các cấp học phổ thông, đại học, cao đẳng. Tuy nhiên tuỳ trường hợp cụ thể mà áp dụng một cách linh hoạt. 2. Tổ chức thảo luận nhóm a. Chuẩn bị cho thảo luận Cần tiến hành một số công việc sau: - Yêu cầu người học nghiên cứu trước bài học và chuẩn bị nội dung phát biểu. Giảng viên giới thiệu dàn ý nội dung bài học, nêu câu hỏi cho cả lớp và dự kiến thời gian thảo luận cho mỗi câu hỏi. - Xác định yêu cầu cần đạt được về kiến thức, kỹ năng, thái độ. - Chia nhóm: Số lượng thành viên mỗi nhóm khoảng 5-10 người. - Cử nhóm trưởng và hướng dẫn cách tiến hành thảo luận. 109 b. Tổ chức thảo luận nhóm - Nhóm trưởng nêu câu hỏi (trong tài liệu hoặc do GV giao), mọi thành viên suy nghĩ độc lập sau đó thảo luận, xây dựng dàn ý chung và viết ra giấy hoặc giấy trong. - Nhóm cử đại diện chuẩn bị trình bày trước lớp. Vai trò của nhóm trưởng Trong thảo luận nhóm, vai trò của người nhóm trưởng điều hành rất quan trọng, nhóm trưởng có các nhiệm vụ sau: + Hướng dẫn nhóm đi sâu vào các phần quan trọng hoặc các vấn đề cần làm sáng tỏ. + Cân đối thờì gian cho mỗi câu hỏi, các câu hỏi khó cần nhiều thời gian cũng như sự đóng góp trí tuệ của tập thể, các câu hỏi dễ cần ít thời gian hơn. Nhóm trưởng có vai trò quan trọng như vậy nên chọn những người lanh lợi, có khả năng diễn đạt, có uy tín với nhóm để bồi dưỡng một cách có kế hoạch. Vai trò của GV hướng dẫn: + Điều hành toàn bộ kế hoạch từ khi bắt đầu đến khi kết thúc. + Bao quát lớp để nắm tình hình. + Góp ý và uốn nắn lệch lạc khi cần thiết. c. Thảo luận chung cả lớp: - Đại diện từng nhóm lên trình bày trước lớp. - Các thành viên trong lớp phát biểu bổ sung h0ặc tranh luận đúng sai. - GV nhận xét, hệ thống hoá những kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu đã đặt ra. III. Phương pháp đóng vai 1. Ưu điểm - Phát huy được những kinh nghiệm thực tế và tư duy sáng tạo của từng cá nhân cũng như sự phối hợp chặt chẽ của cá nhân với tập thể nhóm. - Lớp học sinh động, người học tiếp thu kiến thức thông qua những hoạt động tích cực trong "vai diễn" của họ. 2. Hạn chế - Mất nhiều thời gian. - Phải suy nghĩ "kịch bản", "diễn viên"... 3. Một số lưu ý khi thực hiện - Chọn vấn đề đóng vai có mục tiêu dạy học rõ ràng. - Chọn người đóng vai có kiến thức hay kinh nghiệm tương tự vai diễn hay chọn tình huống trong các nhóm đóng vai phải sát thực tế và đáp ứng mục tiêu dạy học. 110 - Giáo viên giới thiệu vai diễn rõ mục đích, thống nhất kịch bản (tình huống). - Rút ra được kết luận sư phạm: ý đồ đưa ra tình huống để đóng vai, mục đích của kịch bản, kết quả sư phạm thu được v.v... B. PHẦN MINH HOẠ I. Hoạt động nhóm 1. Tổ chức hoạt động - Tổ chức chia mỗi nhóm 10 SV. - Phát mỗi nhóm một phiếu gồm các câu hỏi in sẵn. - Từng cá nhân suy nghĩ vài phút rồi trao đổi thảo luận cả nhóm để tìm câu trả lời (viết lên giấy trong) - Đại diện các nhóm lên trình bày (chiếu lên Overhead). - Cả lớp nhận xét, tranh luận, GV tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung. 2. Phiếu câu hỏi (Kim loại kiềm-Hoá học vô cơ) a. Hãy nêu một số tính chất hoá học của kim loại kiềm. Viết các phương trình phản ứng minh hoạ, kết quả ghi vào bảng sau: b. So sánh với kiến thức hoá học ở phổ thông, có tính chất hoá học nào mới? c. Rút ra nhận xét gì về tính chất hoá học của kim loại kiềm, dựa vào cấu tạo nguyên tử, giải thích? II. Sự kết hợp giữa hoạt động nhóm và đóng vai ( các trạng thái của vật chất) Các bước thực hiện 1. Trước hết HS, SV đọc tài liệu để hiểu các kiến thức cơ bản sau: - Ở điều kiện thường (nhiệt đô, áp suất khí quuyển) chỉ có một ít đơn chất ở trạng thái khíü, vài đơn chất ở trạng thái lỏng, tuyệt đại đa số đơn chất ở trạng thái rắn. Các hợp chất có thể ở thể khí, lỏng hoặc rắn. - Khi thay đổi nhiệt độ ( tăng hoặc giảm) các chất có thể chuyển từ trạng thái này qua trạng thái khác. Tính chất Phương trình phản ứng Điều kiện phản ứng 111 - Biết được thế nào là sự nóng chảy, sự hoá hơi, sự ngưng tụ v.v... 2. Tổ chức HS, SV thành nhiều nhóm nhỏ (mỗi nhóm khoảng 8-10 em). 3. Mỗi thành viên trong mỗi nhóm đóng vai là một phần tử của một trạng thái vật chất nào đó (3 nhóm 3 trạng thái rắn, lỏng, khí). 4. Từng nhóm lên trình bày, một người đại diện nhóm thuyết minh, giải thích khi các phần tử "vai diễn" trong nhóm mình chuyển động nhanh, chậm... khi nhiệt độ thay đổi và khi chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác. 5. Cả lớp nhận xét, tranh luận, GV tổng hợp ý kiến và đưa ra nhận xét chung. C. KẾT LUẬN Tổ chức hoạt động nhóm và đóng vai là những PPDH tích cực. Qua thảo luận nhóm và đóng vai, HS-SV có điều kiện tập sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt những ý tưởng của mình trước tập thể. SV được rèn luyện khả năng ứng đáp linh hoạt khi tranh luận hay trả lời các câu hỏi và sẽ mạnh dạn, tự tin, bình tĩnh trước đám đông. Thảo luận nhóm tạo ra môi trường học tập thuận lợi để người học giúp đỡ lẫn nhau, tăng thêm tình đoàn kết, sự hợp tác và ý thức tập thể. Vì vậy Nhà trường cần có sự chỉ đạo mạnh mẽ hơn nữa trong việc thực hiện đổi mới PPDH, tăng cường hơn nữa trong việc tổ chức dự giờ đúc rút kinh nghiệm trong từng đơn vị tổ chuyên môn nói riêng cũng như trong các khoa và toàn trường nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trịnh Đình Biều: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả rèn luyện kỉ năng dạy học hoá học cho SV trường ĐHSP. Luận án tiến sĩ giáo dục học. Hà Nội, 2002. [2] GS Trần Bá Hoành- TS Cao Thị Thặng- Th.S Phan Thị Lan Hương: Áp dụng dạy và học tích cực trong môn hoá học. NXB ĐHSP [3] Giáo dục học đại cương (Tài liệu bồi dưỡng dùng cho các lớp Giáo dục học đại học và nghiệp vụ SPĐH ). Hà Nội, 2003. 112 PHỤ LỤC ( bản tiếng Anh) Tài tiệu 1 tiết dạy ở Vương Quốc Anh có sử dụng tổ chức hoạt động nhóm và đóng vai. The changes in state of matter. (Những sự biến đổi trạng thái của vật chất). 113 114

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoat_dong_nhom_va_phuong_phap_dong_vai_trong_giang_day_hoa_h.pdf
Tài liệu liên quan