- Trũng Hoà Bình là một cấu trúc âm nằm kề các cấu trúc nâng khác trong đới cấu trúc tân kiến tạo
Phan Si Pan - Ninh Bình.
- Trũng Hoà Bìnhlàcấu trúctách giãn kiểu cánhgà,hậu quảcủa những dịch chuyển bằng phải mạnh
mẽ dọc đới đứt gãy sâu Sông Hồng.
- Trũng Hoà Hình phát triển theo cơ chế tách sụt kiểu địa hào với hai đới đứt gãy thuận song song rìa
đông và rìa tây của trũng, trong đó có những dấu hiệu cho thấy đới rìa tây hoạt động mạnh hơn.
Ngoài ra, việc tạo nên tầng trầm tích Đệ tứ dày dọc theo phần trung tâm nói lên xu thế sụt lún thống
trịtại trũng này trong suốt thời kỳ Đệ tứ - Hiện đại.
12 trang |
Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1476 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Hoạt động kiến tạo và hiện tượng nứt - Trượt đất vùng thị xã Hoà Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhà Tỉnh uỷ.
Tại Nhà máy nước Hoà Bình (ở ngã ba đường lên đập thuỷ điện) nứt đất xảy ra trên sườn đồi phía
sau. Các khe nứt có phương chung á kinh tuyến, gần thẳng đứng nghiêng về hướng đông, gây ra một vết
trượt đất rộng tới 15 m, sâu 1,5 - 2 m. Khối trượt đã phá vỡ tường kè taluy trên một khoảng dài 3,5 m.
b. Các vết trượt đất cổ
Quan sát thực địa cho thấy nứt đất năm 1996 xảy ra trong phạm vi của hàng loạt các vết trượt cổ. Đó
là những cung trượt khá lớn, vách trượt cao hàng chục mét, lưỡi trượt rộng hàng trăm mét kéo dài lên
đến gần đỉnh (ở đồi Ông Tượng cao 150 m), dấu vết của chúng còn có thể thấy rất rõ (H. 5). Trong phạm
vi các lưỡi trượt gặp các sườn tích gồm sét chứa nhiều dăm, mảnh vụn đá và các tảng đá kích thước rất
khác nhau có thành phần của đá móng: cát kết, bột kết, đá phiến sét và đá phun trào bazan. Trong các
lưỡi trượt, nhiều cây bị xô nghiêng (cây say), một số đoạn đường (bê tông) bị oằn võng, rõ ràng là chúng
đã bị đẩy xuống phía chân đồi. Ở khu vực này, sườn tích và vỏ phong hoá dày hàng chục mét. Như vậy,
hiện tượng nứt - trượt đất ở đồi Ông Tượng có thể cũng đã xảy ra nhiều lần trong quá khứ.
c. Hiện tượng nứt - trượt đất ở các vùng lân cận
Ở các vùng lân cận về phía bắc và phía nam đồi Ông Tượng cũng quan sát được khá nhiều vết trượt
đất:
- Tại cảng Hạng Nặng (ở bờ trái sông Đà, cách đập thuỷ điện khoảng 1 km về phía hạ lưu) xuất hiện
một vết trượt rộng khoảng 70 m, cao khoảng 50 m chiếm một góc đồi. Trong vết trượt, sườn đồi bị sụt
xuống dạng bậc, tạo thành các khối trượt kế tiếp nhau, mặt trượt có phương kinh tuyến (90Ð60), thân
trượt gồm cả đá gốc: cát bột kết, đá phiến sét đã bị phá huỷ rất mạnh. Có thể nhận thấy xu thế sụt lún và
dịch chuyển dần của đoạn đường (bao quanh chân khối trượt) về phía bờ sông.
Page 9 of 12ho¹t ®éng kiÕn t¹o trÎ
3/27/2007
Hình 5. Sơ đồ phân bố nứt đất vùng đồi Ông Tượng (TX. Hòa Bình)
- Đoạn taluy đường sau nhà máy xi măng Hoà Bình hình thành một vết trượt lớn. Tại đây, gương
trượt chính là mặt trượt của một trong những đứt gãy á kinh tuyến. Mặt trượt này lộ ra hơn 100 m, thẳng
và láng bóng, cắm gần thẳng đứng về phía đông (100Ð80). Đất đá trong vết trượt bị cà nát và biến vị
mạnh, hiện tượng trượt lở tái diễn thường xuyên.
- Trên các quả đồi gần làng Chăm (cách đồi Ông Tượng 1,5-2 km về phía nam) cũng quan sát được
nhiều vết trượt có kích thước hàng trăm mét và nằm trong cùng một dải (phương á kinh tuyển) với các
vết trượt đã mô tả ở trên.
2. Một số nhận định
Các mô tả nêu trên cho thấy hàng loạt chứng cứ xác định mối liên quan chặt chẽ giữa các hoạt động
tích cực của các đứt gãy kiến tạo và quá trình sụt đất.
- Về vị trí: Các vết nứt - trượt phân bố tập trung dọc rìa phía tây trũng Hoà Bình, trong khi các điều
kiện để phát triển quá trình nứt - trượt như: đặc điểm địa hình, độ dốc sườn, vỏ phong hoá, độ ẩm của
đất, điều kiện khí tượng thuỷ văn, tác động nhân sinh v.v... là gần như nhau giữa phía đông và phía tây,
duy nhất chỉ có điều kiện kiến tạo ở phía tây là thuận lợi hơn cho nứt - trượt đất so với phía đông. Hơn
nữa, dải nằm gọn trong phạm vi của đới đứt gãy rìa tây, thậm chí chân các khối trượt chính là dải tích tụ
300
meters
§Ëp níc
150chó gi¶i 0
Khu tîng ®µi
Hå ChÝ Minh
S«
ng
§
µ
10
0
VÕt nøt
VÕt trît cæ
§êng ®ång møc
Tr¹m biÕn thÕ
Q
uè
c
lé
6
Nhµ m¸y níc
Trô së TØnh Uû
Khu d©n c
trô së c¬ quan
160
120
80
40
Page 10 of 12ho¹t ®éng kiÕn t¹o trÎ
3/27/2007
aluvi, đầm hồ thuộc rìa tây thị xã Hoà Bình, nơi có những dấu hiệu sụt lún mạnh nhất so với phần
phía bắc và phía nam, đồng thời đó cũng là rìa trong của đới đứt gãy, mà theo quy luật phát triển kiến
tạo của các trũng là càng vào trung tâm tốc độ sụt lún của trũng càng mạnh.
- Về phân bố không gian: Chúng tạo thành một dải phương á kinh tuyến kéo dài gần như liên tục
nhiều cây số, các khối trượt trên đồi Ông Tượng kế tiếp nhau liên tục gần 1 km, còn về phía bắc và phía
nam khoảng cách của chúng giãn ra. Bức tranh này phản ánh sự phụ thuộc thống nhất vào một nhân tố
tác động, mạnh ở phần giữa, giảm dần về hai phía: đó chính là quá trình sụt lún kiến tạo đã nhắc đến ở
trên.
Về đặc điểm địa hình: Các khối trượt đều phát triển trên địa hình đồi thấp (100-150 m), năng lượng
địa hình không lớn với sườn dốc phần lớn là thoải 20-30o. Những vị trí này rõ ràng không thuận lợi cho
hiện tượng trượt ngoại sinh so với nhiều vị trí khác, đặc biệt là ở phía ngoài của trũng.
- Về cấu trúc của khối trượt: Các vết trượt nói trên đều có góc trượt khá lớn 60-80o, gương trượt
phát triển xuống khá sâu, hướng trượt đều cắm về phía đông trùng với hướng cắm của các đứt gãy trong
đới, trong khi các hướng sườn dốc khác với độ dốc tương đương, thậm chí dốc hơn, nhưng không xuất
hiện các vết trượt. Một số nơi mặt trượt của đứt gãy cũng chính là gương trượt của các khối trượt.
Các vết nứt trong khối trượt không chỉ tập hợp thành một dải theo phương kinh tuyến, mà từng vết
nứt đều chủ yếu kéo dài theo hướng kinh tuyến - trùng với hướng phát triển của đứt gãy.
Cơ chế dịch trượt của các khối chủ yếu là trượt sụt từ từ. Kiểu trượt này có sức phá huỷ lớn, nhưng
tốc độ không nhanh, biên độ ngang không lớn và dù không có các can thiệp kỹ thuật chống trượt, quá
trình này vẫn tự ngừng nghỉ hoặc có thể dừng lại.
Các vết nứt - trượt mới đều chồng lên thân các khối trượt cổ lớn hơn, nhiều nơi còn quan sát thấy sự
dịch trượt lặp lại nhiều lần của khối trượt.
Hai đặc điểm vừa nêu phù hợp với cơ thức tác động của dịch chuyển đứt gãy kiến tạo trong nứt -
trượt đất. Xu thế kiến tạo hiện đại trũng Hoà Bình là tách sụt rất tích cực thông qua cơ chế trượt thuận
của các đới đứt gãy rìa đông và rìa tây trên phông nâng chung. Với cơ chế này, các quá trình điạ chất
trên mặt (như trượt lở, nứt đất v.v...) xảy ra khá mạnh mẽ dọc theo hai đới đứt gãy rìa, cũng như quá
trình hạ lún và lắng đọng trầm tích ở phần trung tâm của trũng, là hiện tượng tất yếu. Mặc dù vai trò của
các hoạt động tích cực của các hệ thống đứt gãy đối với hiện tượng nứt - trượt đất mô tả ở trên là quyết
định, nhưng để hiện tượng này xảy ra vào những thời điểm cụ thể còn có tác động của các yếu tố ngoại
sinh, chẳng hạn như mưa lớn kéo dài, đóng vai trò tác nhân thúc đẩy.
KẾT LUẬN
Hiện tượng nứt - trượt đất ở thị xã Hoà Bình một mặt có liên quan chặt chẽ và là hậu quả của hoạt
động trượt thuận của đới đứt gãy phương á kinh tuyến trong trũng Hoà Bình, mặt khác, là bằng chứng rõ
ràng về tính tích cực của các đứt gãy này trong giai đoạn hiện đại.
Trũng Hoà Bình lại là một cấu trúc âm dạng kéo tách phát triển trên cánh rìa tây nam (đang bị nâng
lên trong tân kiến tạo) của đới đứt gãy Sông Hồng, là hậu quả của chính quá trình trượt bằng phải mạnh
mẽ dọc đới đứt gãy này trong Đệ tứ. Quá trình trượt thuận của hai đới đứt gãy rìa tây và rìa đông trũng
Hoà Bình dẫn đến quá trình sụt lún trong trũng kéo theo hiện tượng nứt - trượt đất dọc theo hai rìa của
nó, chủ yếu là rìa tây, có thể nói, có liên quan sâu xa về mặt động lực với những chuyển dịch trượt bằng
phải đang diễn ra mạnh mẽ dọc đới đứt gãy Sông Hồng.
Công trình này là kết quả của đề tài thuộc Chương trình Nghiên cứu cơ bản do Bộ Khoa học và Công
nghệ tài trợ.
VĂN LIỆU
1. Nguyễn Trọng Yêm, 1996. Phân vùng trường ứng suất kiến tạo hiện đại Việt Nam. Địa chất tài
nguyên, 1 : 8-13. Hà Nội.
2. Nguyễn Trọng Yêm, 1996. Trường ứng suất kiến tạo Kainozoi lãnh thổ Việt Nam. TC Các khoa
học về Trái đất, 3 : 193-197. Hà Nội.
Page 11 of 12ho¹t ®éng kiÕn t¹o trÎ
3/27/2007
3. Nguyễn Trọng Yêm, Gusenko O..I., Lê Minh Quốc, Mostrikov A., 1996. Trường ứng suất hiện
đại và cơ thức biến dạng vỏ Trái đất Đông Nam Á. Địa chất tài nguyên, II : 8-13. Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Trọng Yêm, Hoàng Quang Vinh, 1996. Một số đặc điểm về hệ
thống đứt gãy trẻ phương TB-ĐN ở Tây Bắc Việt Nam. Địa chất tài nguyên, I : 47-58. Hà Nội.
5. Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Trọng Yêm, Trần Trọng Huệ, 2001. Xác định các đới chịu ảnh
hưởng động lực đứt gãy tân kiến tạo Tây Bắc Bộ. TC Địa chất, A/267 : 51-63. Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Hùng, 2002. Những đặc điểm cơ bản đứt gãy tân kiến tạo Tây Bắc Việt Nam. Luận
án TSĐC, Thư viện Quốc gia, Hà Nội.
7. Nguyễn Văn Hùng, Hoàng Quang Vinh, 2004. Về hoạt động của các đới đứt gãy tân kiến tạo ở
Tây Băc Bộ Việt Nam. TC Địa chất, A/ 285 : 38-48. Hà Nội.
8. Nguyễn Văn Hùng, Phạm Tích Xuân, 2004. Về hệ thống đứt gãy hoạt động tại vùng hồ Hoà
Bình. Tạp chí Các khoa học về trái đất, 4 : 139-146. Hà Nội
9. Nguyễn Văn Phổ, 2002. Một số biểu hiện hoạt động hiện đại của các đứt gãy kiến tạo vùng Tây
Bắc theo các dị thường Radon. Báo cáo HTKH Động đất và một số dạng tai biến tự nhiên khác vùng
Tây Bắc, Việt Nam, tr.180-189. Sơn La.
Page 12 of 12ho¹t ®éng kiÕn t¹o trÎ
3/27/2007
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- adshjtgfđjgjhkdfgdhfjgjsdgầgđfga (10).pdf