Việt Nam đã và đang thực hiện cơ chế quản lý thuế mới. Đây là bước cải cách quản lý thuế theo
hướng hiện đại, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người nộp thuế, với cơ chế quản lý này thì vai trò của
hoạt động kiểm tra thanh tra (KTTT) đóng vai trò rất quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý,
chống thất thu thuế. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà công tác KTTT thuế của cục thuế còn tồn
tài nhiều hạn chế, đòi hỏi phải cải tiến, đổi mới và hoàn thiện. Vận dụng được phương pháp, kỹ
thuật kiểm toán (KT) vào công tác KTTT thuế sẽ góp phần nâng cao hiệu quản công tác quản lý thuế
của cục thuế tỉnh Bình Phước. Tác giả cũng đề xuất một số giải pháp hỗ trợ vận dụng phương pháp
KT vào công tác KTTT thuế tại Cục Thuế tỉnh Bình Phước.
5 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Bình Phước - Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1287
HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, THANH TRA THUẾ TẠI
CỤC THUẾ TỈNH BÌNH PHƯỚC THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Nguyễn Phúc Lợi*, Ngô Thúy Liễu, Đỗ Thị Trường Thọ,
Lê Trịnh Bích Nghi, Nguyễn Thị Kim Ngọc
Khoa Tài chính – Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh
GVHD: PGS.TS. Tr n Văn Tùng
TÓM TẮT
Việt Nam đã và đang thực hiện cơ chế quản lý thuế mới. Đây là bước cải cách quản lý thuế theo
hướng hiện đại, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người nộp thuế, với cơ chế quản lý này thì vai trò của
hoạt động kiểm tra thanh tra (KTTT) đóng vai trò rất quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý,
chống thất thu thuế. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà công tác KTTT thuế của cục thuế còn tồn
tài nhiều hạn chế, đòi hỏi phải cải tiến, đổi mới và hoàn thiện. Vận dụng được phương pháp, kỹ
thuật kiểm toán (KT) vào công tác KTTT thuế sẽ góp phần nâng cao hiệu quản công tác quản lý thuế
của cục thuế tỉnh Bình Phước. Tác giả cũng đề xuất một số giải pháp hỗ trợ vận dụng phương pháp
KT vào công tác KTTT thuế tại Cục Thuế tỉnh Bình Phước.
Từ khóa: Kiểm toán, kiểm tra, thanh tra, thuế.
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Cục Thuế tỉnh Bình Phước là đơn vị sự nghiệp công lập, có nhiệm vụ thực hiện công tác quản lý thuế
đối với tất cả các thành phần kinh tế trên địa bàn theo phân cấp của y ban Nhân dân tỉnh Bình
Phước. KTTT là hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đến
phát sinh nghĩa vụ thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế nhằm đảm bảo pháp luật thuế được thực
hiện nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế – xã hội. Và trong các quan hệ kinh tế nhờ có kiểm soát
độc lập mà các chủ thể kinh tế đã tìm được tiếng nói chung đó là sự tin cậy lẫn nhau, sự thẳng
thắn, trung thực trình bày về tình hình tài chính của mình. Đồng thời ý kiến của KT độc lập luôn đáng
tin cậy hơn, góp phần hoàn thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi nền kinh
tế. Ngoài ra các tổ chức KT độc lập còn là trung tâm tư vấn thuế và các phương pháp, kỹ thuật KT có
thể hỗ trợ rất nhiều trong công tác KTTT thuế do giữa chúng có nhiều sự tương đồng. Hoạt động
KTTT thuế không chỉ đóng góp đáng kể trong công tác thu thuế mà qua đó mang lại sự công bằng
giữa các chủ thể kinh tế trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế. Vì vậy khi áp dụng các phương
pháp, kỹ thuật kiểm toán vào KTTT thuế sẽ giúp cho công tác KTTT thuế được cải tiến, đổi mới và
hoàn thiện hơn. Nhận thức về tầm quan trọng cũng như sự cần thiết về việc nghiên cứu vấn đề này,
tác giả đã chọn đề tài: “Vận dụng các phương pháp, kỹ thuật kiểm toán vào hoạt động kiểm tra,
thanh tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Bình Phước”để làm đề tài nghiên cứu lần này.
1288
2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Tác giả Vũ Hữu Đức và cộng sự (2009) với đề tài “Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích để lựa
chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra thuế” kết quả nghiên cứu chỉ ra sự chủ yếu ở xu hướng đánh giá
rủi ro, trong hoạt động KT thường có xu hướng rủi ro đơn vị khai khống vụ lợi. Kết quả nghiên cứu
đã chỉ ra mối quan hệ giữa hành vi gây sai lệch thuế và chiều hướng biến động của các tỷ số tài
chính.
Tác giả Nguyễn Thị Vân Anh (2011) với đề tài “Vận dụng kỹ thuật kiểm toán vào hoạt động
thanh tra sai lệch thuế tại Cục Thuế tỉnh Bình Dương”. Đề tài chỉ tập trung vào kỹ thuật phân tích,
đánh giá rủi ro các khoản mục trên báo cáo tài chính chưa nêu được các vận dụng cụ thể kỹ thuật
kiểm toán vào việc KTTT các khoản mục cụ thể. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã phản ánh được
thực trạng sai lệch thuế, thực trạng hoạt động KTTT thuế tại cục thuế tỉnh Bình Dương đối với các
doanh nghiệp.
Tác giả Nguyễn Đức ưu (2014), với đề tài “Vận dụng các phương pháp, kỹ thuật kiểm toán vào
hoạt động động kiểm tra, thanh tra sai lệch thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi Cục Thuế quận Tân
Bình”. Tác giả đã phân tích, đánh giá được thực trạng hoạt động KTTT sai lệch thuế thu nhập doanh
nghiệp, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm có thể vận dụng một số phương pháp, kỹ thuật kiểm
toán vào công tác KTTT thuế.
3 CƠ SỞ LÝ LUẬN
3.1 Khái niệm, phân loại và quy trình kiểm toán
KT là quá trình các chuyên gia độc lập và có thẩm quyền, có kỹ năng nghiệp vụ, thu thập và đánh
giá các bằng chứng về thông tin có thể định lượng của một đơn vị nhằm mục đích xác nhận và báo
cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được xây dựng. Phân loại
theo mục đích gồm: KT hoạt động, KT tuân thủ, KT báo cáo tài chính. KT còn được phân loại theo
loại hình tổ chức, mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể, tính chu kỳ của KT. Quy trình KT gồm có 3
phần: Chuẩn bị KT, thực hiện KT và lập, phát hành báo cáo KT và kiểm tra việc thực hiện kết luận,
kiến nghị KT.
3.2 Phương pháp kiểm toán
Phương pháp KT cơ bản là các phương pháp được thiết kế và sử dụng nhằm mục đích thu nhập
các bằng chứng có liên quan đến các dữ liệu do hệ thống kế toán xử lý và cung cấp. Đặc trưng của
phương pháp này là việc tiến hành các thử nghiệm, các đánh giá đều được dựa vào số liệu, các
thông tin trong báo cáo tài chính và hệ thống kế toán của đơn vị, bao gồm: phương pháp phân tích
đánh giá tổng quát, phương pháp kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư, phương pháp tuân thủ.
Kỹ thuật áp dụng trong KT: KT là công việc liên quan đến việc đi thu thập và đánh giá các bằng
chứng KT, làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến của KT viên hành nghề, doanh nghiệp KT trên báo cáo
KT. Việc vận dụng các kỹ thuật để tiến hành việc thu thập các bằng chứng đóng vai trò quyết định
đến chất lượng của cuộc KT và phụ thuộc rất nhiều vào tính xét đoán nghề nghiệp của KT viên. Các
kỹ thuật KT cần thiết để phát hiện các sai lệch trên báo cáo tài chính có thể nhận thấy qua: Kỹ thuật
1289
kiểm tra vật chất, kỹ thuật lấy xác nhận, kỹ thuật xác minh tài liệu, kỹ thuật quan sát, kỹ thuật phỏng
vấn, kỹ thuật tính toán, kỹ thuật phân tích, kỹ thuật đánh giá rủi ro và kỹ thuật đánh giá hệ thống
khảo sát nội bộ.
Phương pháp lựa chọn phần tử để thử nghiệm: Để tiết kiệm thời gian, nhân lực đảm bảo cuộc
thanh tra đạt được mục tiêu, có kết quả cao, KT thường thực hiện kiểm tra tài liệu gắn liền với lựa
chọn phần tử để KT. Gồm 3 phương pháp: Lựa chọn kiểm tra toàn bộ khi tổng thể có ít phần tử, lựa
chọn phần tử đặc biệt từ một số dư tài khoản hay một loại nghiệp vụ để kiểm tra và kỹ thuật lấy
mẫu là thủ tục lựa chọn số phần tử ít hơn 100% tổng số phần tử của một số dư tài khoản hay một
loại nghiệp vụ sao cho mọi phần tử đều có cơ hội được chọn để kiểm tra.
3.3 Những vấn đề cơ bản về KTTT thuế
KTTT thuế là hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đến
phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp
thuế của người nộp thuế, nhằm bảo đảm pháp luật thuế được thực thi nghiêm chỉnh trong đời sống
kinh tế – xã hội. KTTT thuế phải thực hiện đúng quy trình do ngành đã qui định, theo kế hoạch và đề
cương đã được duyệt, nghiêm cấm các hành vi cố ý làm sai lệch nội dung và người thành lập đoàn
thanh tra phải có kỹ năng và trình độ phù hợp. Quy trình kiểm tra thuế gồm có 4 phần rõ rệt:
Phần 1: Kiểm tra hồ sơ kê khai thuế tại cơ quan thuế.
Phần 2: Kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
Phần 3: Xử lý kết quả sau thanh tra.
Phần 4: Tổng hợp báo cáo và lưu trữ tài liệu KTTT thuế.
Phương pháp KTTT thuế cũng được hiểu tương tự như phương pháp KT về một hệ thống bao gồm
các cách thức tiếp cận, làm việc và các kỹ thuật xử lý phù hợp để đạt mục tiêu cụ thể. Mục tiêu KTTT
thuế là nhằm đảm bảo số thuế được tính toán đúng, phát hiện ra và ngăn ngừa những hành vi vi
phạm pháp luật về thuế.
4 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KTTT THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÌNH PHƯỚC
4.1 Thực trạng công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Bình Phước qua dữ
liệu thứ cấp
4.1.1.T ng quan về hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế ở Việt Nam
Theo số liệu của Tổng cục Thuế cho biết, trong năm 2017, cơ quan thuế đã thanh tra, kiểm tra
54.164 DN, đạt 85% kế hoạch năm (54.714 DN/63.722 DN), bằng 106% so với cùng kỳ năm 2015.
Tổng số thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra là 11.197,46 tỷ đồng, bằng 138,08% so với cùng kỳ;
giảm khấu trừ là 930,7 tỷ đồng, bằng 118,5% so cùng kỳ; giảm lỗ là 13.430,7 tỷ đồng, bằng 86,5%
so cùng kỳ. Số tiền thuế nộp vào ngân sách qua thanh tra, kiểm tra là 6.690,08 tỷ đồng, bằng
59,75% tổng số kết luận tăng thu và bằng 133,5% so với cùng kỳ.
1290
4.1.2.Thực trạng công tác kiểm tra, thanh tra tại Cục Thuế tỉnh Bình Phước
Công tác kiểm tra, thanh tra là một trong những biện pháp quản lý quan trọng của ngành thuế nói
chung và tại Cục Thuế tỉnh Bình Phước nói riêng, vừa là một trong những biện pháp khai thác
nguồn thu hiệu quả; đặc biệt từ năm 2017 Cục Thuế đã tập trung chỉ đạo, công tác kiểm tra, thanh
tra bằng việc lập chương trình kiểm tra và kế hoạch thanh tra cụ thể cho từng đơn vị; định hướng
thanh tra, kiểm tra qua các chuyên đề, qua phân loại rủi ro dựa trên nguồn dữ liệu kê khai của đơn
vị, kết hợp với thông tin thu thập được trong quá trình quản lý, giám sát hồ sơ kê khai thuế...
Trong điều kiện số lượng nhân sự có hạn chế, Cục Thuế đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra
theo kế hoạch và chuyên đề, khai thác thêm các nguồn thu trong nhiều lĩnh vực chuyên sâu,
chuyên ngành đồng thời hướng dẫn các DN hoạt động trong lĩnh vực này chấp hành việc kê khai
thuế đúng quy định pháp luật.
Kết quả kiểm tra, thanh tra tại Cục Thuế tỉnh Bình Phước giai đoạn 2015-2017:
Bảng 1: Kết quả kiểm tra, thanh tra tại Cục Thuế tỉnh Bình Phước giai đoạn 2015-2017
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
Năm
Kiểm tra, thanh tra tại trụ
sở cơ quan thuế
Kiểm tra, thanh
tra tại trụ sở DN T ng cộng
Số ượng
DN
Số thuế truy
thu và phạt
Số ượng
DN
Số thuế truy
thu và phạt
Số ượng
DN
Số thuế truy
thu và phạt
2015 14.534 8.380 610 24,726 15.144 33.106
2016 15.686 6.034 503 58,457 16.189
(16/15:
+1.045; +7)
64.491
(16/15: + 31.385;
+94,8)
2017 16.753 5.634 829 84,230 17.582
(17/16:
+1.393;
+8,6)
89.864
(17/16: +25.273;
+39,2
Nguồn: Cục Thuế tỉnh Bình Phước, 2017
Qua bảng số liệu trên ta thấy, số lượng DN tiến hành kiểm tra, thanh tra qua các năm tăng rõ rệt,
cụ thể năm 2016 tăng 1.045 DN (16.189 DN của năm 2016 so với 15.144 DN năm 2015), với tỷ lệ tăng
gần 7% so với năm 2015; năm 2017 tăng 1.393 DN (17.582 DN năm 2017 so với 16.189 DN năm
2016), với tỷ lệ tăng 8,6%. Điều này khẳng định rằng Cục thuế luôn quan tâm và đẩy mạnh số lượng
kiểm tra, thanh tra thuế qua các năm.
Về khía cạnh số tiền xử lý khi kiểm tra, thanh tra thuế của Cục ta thấy, số tiền truy thu và phạt DN do
vi phạm việc chấp hành thuế đều tăng qua các năm, cụ thể năm 2016 số tiền truy thu và phạt các
DN là 64.491 triệu đồng, tăng 31.385 triệu đồng (64.491 triệu đồng năm 2016 so với 33.106 triệu
đồng của năm 2015), với tỷ lệ tăng 94,8% so với năm 2015; năm 2017 số tiền truy thu và phạt DN là
89.864 triệu đồng, tăng 25.373 triệu đồng (89.864 triệu đồng năm 2017 so với 64.491 triệu đồng
của năm 2016), với tỷ lệ tăng là 39,2%. Kết qua này cho thấy công tác kiểm tra, thanh tra của Cục
Thuế đã góp phần cải thiện làm tăng nguồn thu NSNN đáng kể cho địa phương. Mặt khác, qua đó
1291
công tác xử lý sai phạm về sự tuân thủ quy định thuế của các DN ngày càng được đẩy mạnh, đây
là biện pháp rất hữu hiệu trong công tác kiểm soát thuế, có tính răng đe, làm giảm đáng kể số
lượng DN vi phạm về thuế.
5 KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
Hoạt động KTTT thuế không chỉ đóng góp đáng kể trong công tác thu thuế mà qua đó mang lại
sự công bằng giữa các chủ thể kinh tế trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế. Ngoài quy trình,
phương pháp kiểm tra, thanh tra thuế hiện hành theo quy trình kiểm tra theo Quyết định số
528/QĐ-TCT và quy trình thanh tra thuế theo Quyết định số 460/QĐ-TCT ngày 05 tháng 5 năm
2009 của Tổng Cục Thuế ban hành, tác giả đề xuất cần bổ sung thêm những phương pháp và kỹ
thuật kiểm toán vào công tác kiểm tra, thanh tra thuế nhằm giảm thiểu các rủi ro trong công tác
kiểm tra, thanh tra thuế, hoàn thiện công tác kiểm tra, thanh tra thuế một cách toàn diện hơn, có
hiệu quả hơn. Căn cứ vào thực trạng công tác kiểm tra, thanh tra thuế của Cục Thuế tỉnh Bình
Phước, tác giả đã đưa ra 4 quan điểm để vận dụng phương pháp, kỹ thuật kiểm toán vào công
tác kiểm tra, thanh tra thuế tại Chi cục, đó là: vận dụng phải có tính kế thừa có chọn lọc; vận
dụng phải trong bối cảnh phải đáp ứng yêu cầu hội nhập và ứng dụng công nghệ thông tin; và
chi phí vận dụng phải phù hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Tác giả Vũ Hữu Đức và cộng sự (2009) với đề tài “Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích để lựa
chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra thuế”.
[2] Tác giả Nguyễn Thị Vân Anh (2011) với đề tài “Vận dụng kỹ thuật kiểm toán vào hoạt động
thanh tra sai lệch thuế tại Cục Thuế tỉnh Bình Dương”.
[3] Tác giả Nguyễn Đức Lưu (2014), với đề tài “Vận dụng các phương pháp, kỹ thuật kiểm toán
vào hoạt động động kiểm tra, thanh tra sai lệch thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi Cục
Thuế quận Tân Bình”.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoat_dong_kiem_tra_thanh_tra_thue_tai_cuc_thue_tinh_binh_phu.pdf