Hoạt động điều tra địa chất, thăm dò và khai thác dầu khí

Dụng cụ, di vật cổ bằng đá từ các thời đại đồ đá cũ được tìm thấy ở núi Đọ (Thanh Hoá), đồ đá giữa của văn hoá Hoà Bình rồi đến đồ đá mới thuộc văn hoá Bắc Sơn cách đây khoảng 100 nghìn năm chứng tỏ người Việt cổ đã biết khai thác chế biến nguyên liệu khoáng (Trần Quốc Vượng, 1978).

Vào thời Hùng Vương cách đây hàng nghìn năm, người Lạc Việt đã chuyển dần sang thời đại đồ đồng thể hiện qua các di chỉ ở Phùng Nguyên (Vĩnh Phú), Quy Đạt (Quảng Bình), Hạ Long (Quảng Ninh) (Đào Duy Anh, 1964).

pdf24 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1505 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Hoạt động điều tra địa chất, thăm dò và khai thác dầu khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương Hoạt động điều tra địa chất, thăm dò và khai thác dầu khí 2 13 Chương 2. Hoạt động điều tra địa chất, thăm dò và khai thác dầu khí Dụng cụ, di vật cổ bằng đá từ các thời đại đồ đá cũ được tìm thấy ở núi Đọ (Thanh Hoá), đồ đá giữa của văn hoá Hoà Bình rồi đến đồ đá mới thuộc văn hoá Bắc Sơn cách đây khoảng 100 nghìn năm… chứng tỏ người Việt cổ đã biết khai thác chế biến nguyên liệu khoáng (Trần Quốc Vượng, 1978). Vào thời Hùng Vương cách đây hàng nghìn năm, người Lạc Việt đã chuyển dần sang thời đại đồ đồng thể hiện qua các di chỉ ở Phùng Nguyên (Vĩnh Phú), Quy Đạt (Quảng Bình), Hạ Long (Quảng Ninh)… (Đào Duy Anh, 1964). 2. Thời kỳ phong kiến Thời đại kim khí thời Hùng Vương phát triển qua các giai đoạn đồ đồng, đồng thau mà rực rỡ nhất là văn hoá Đông Sơn khoảng thế kỷ 13 trước công nguyên, trong đó có trống đồng nổi tiếng (Hà Văn Phùng, 1981). Vào các triều đại phong kiến Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê… đến triều Nguyễn, tuy nhiều năm liền phải chống ngoại xâm, nhưng việc khai thác và sử dụng tài nguyên vẫn được mở mang ngày càng nhiều. Số liệu thống kê qua các triều đại đến thế kỷ 19 đã có trên 150 mỏ được khai thác ở Việt Nam gồm các kim loại cơ bản, sắt và hợp kim sắt, nhiên liệu, khoáng chất công nghiệp (Phan Huy Lê, 1963, Lê Văn Cự, 1979-1983). Qua những sử liệu trên, các hoạt động liên quan đến địa chất, khai khoáng của người Việt đã đạt được những trình độ nhất định rất đáng tự hào. 3. Thời kỳ Pháp thuộc (1858-1945) Từ khi thực dân Pháp đổ bộ vào Đà Nẵng năm 1856 đến suốt thời kỳ đô hộ Việt Nam, các tổ chức về mỏ và địa chất đã được thành lập, điều hành việc điều tra địa chất và khai thác tài nguyên khoáng sản của nước thuộc địa. Sở Mỏ Nam Kỳ được thành lập vào năm 1868, rồi đến Nha Mỏ Đông Dương- 1884, Công ty Than Bắc Kỳ - 1888, Sở Địa chất Đông Dương-1898 (trên giấy tờ là năm 1894) thuộc Nha Canh nông và thương mại Đông Dương, đến năm 1904 thuộc Ban Công chính của Sở Mỏ, năm 1921 nhập vào Nha Mỏ Đông Dương, năm 1939 thuộc Ban Tổng Thanh tra Mỏ và Kỹ nghệ Đông Lịch sử hoạt động liên quan đến địa chất, thăm dò, khai khoáng, chế biến và sử dụng tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam ở những mức độ khác nhau gắn liền với quá trình phát triển từ thời nguyên thuỷ đến nay đã được ghi nhận qua nhiều di tích khảo cổ và sử liệu. 1. Thời kỳ tiền sử 14 Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam Dương (Saurrin E., 1951; Hoàng Thị Thân, 1973). Trên thực tế, từ thế kỷ 16, 17 đã có những nhà buôn, cha cố phương Tây đến Việt Nam đã có những nhận định “đây là một vị trí cần được chiếm lấy, vì chiếm được vị trí này thì các thương gia châu Âu sẽ thu được một nguồn lợi rất lớn với một khả năng tài nguyên rất đỗi dồi dào” (Alexandre de Rhodes, 1650]. Một số nhà địa chất Pháp như Arnoux E., 1852; Petiton A., 1868-1895,… đã có những khảo sát thực địa và công bố một số công trình địa chất về Nam Kỳ, Đông Dương; Fuchs E., Saladir E., 1882 ghi chép về thăm dò các điểm nhiên liệu và kim loại ở Đông Dương,… Sở Địa chất Đông Dương đã nhanh chóng xúc tiến việc điều tra cơ bản lập bản đồ địa chất ở các tỷ lệ 1:4.000.000 (1882, 1928); 1:2.000.000 (1928, 1931, 1937, 1952, 1971). Tiếp theo là việc lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:100.000 trên các tờ Thất Khê (1907), Tú Lệ (1910), Bắc Hà, Hà Giang, Malipo, Yên Minh (1915), Cao Bằng (1924), Hạ Lang (1925), Vạn Yên (1929) nhưng do không đạt được mục tiêu và kéo dài quá lâu nên đã chuyển sang tỷ lệ 1:500.000 trên các tờ Hà Nội (1927-1937), Vinh (1928), Cao Bằng (1930), Huế (1935), Đà Nẵng (Tourane) (1935), Nha Trang (1937), Sài Gòn (1937), Quy Nhơn (1942), Khong (1942), Montzeu (1942), Vĩnh Long (1962). Ngoài công việc lập bản đồ địa chất, nghiên cứu cổ sinh, địa tầng (Zeiller R., 1886-1903; Mansuy H., 1908-1921; Colani M., 1916-1927; Fontain H., 1954-1994), thạch học (Lacroix A., 1893-1935); kiến tạo (Deprat J., 1911-1917, Dussault L., 1921- 1929; Jacob CH., 1920-1932; Fromaget J., 1927-1952; Saurine E., 1930-1970;…) đặc biệt là công tác điều tra khai thác tài nguyên khoáng sản được bắt đầu rất sớm (Arnoux E., 1854-1855; Fuchs E., Saladin E., 1882; Sarran E., 1888, 1898; Bel JM., 1898-1901; Counilon H., 1899-1914; Beauverie E., 1911; Bordeaux A., 1925-1928; Blondel F., 1927-1952…) Năm 1922 Viện Hải dương học Đông Dương được thành lập. Từ năm 1923-1927 tầu De Lanesssan (Pháp) đã khảo sát độ sâu đáy biển và thu thập mẫu đáy ở Biển Đông. Năm 1930 người Pháp đã đo độ sâu, khảo sát địa hình các khu vực biển nông ven bờ như vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, các đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Phú Quốc. Các công trình chuyên sâu về địa chất dầu khí rất ít so với địa chất khu vực nói chung và khoáng sản rắn nói riêng. Tuy nhiên các tài liệu còn để lại cũng ghi được những thông tin về dầu khí ở Việt Nam và Đông Dương đã biết được khá sớm. Vào năm 1901 đã khoan một vài giếng khoan tại Đà Nẵng nhưng không gặp khí cháy tự nhiên. Năm 1910 đã khoan và đào giếng ở vùng núi Lịch -Yên Bái. Trong cuộc họp ngày 23-3-1914 của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp D. Launay đã trình bày ghi chép của P. Durandin “Về sự có thể tồn tại mỏ dầu khí ở Đông Dương thuộc Pháp theo các chỉ dẫn địa danh” [4]. Vấn đề dầu mỏ ở Bắc Bộ và những vùng còn lại thuộc Đông Dương đã được nêu rõ trong báo cáo chung về công nghệ, nhân cuộc thanh tra các nước thuộc địa vào tháng 3/1922 gồm những vùng chính như sau [8, 9,18]: 1. Bể trầm tích Đệ Tam Đồng Ho (Quảng Ninh) chứa các vỉa than lignit đang 15 Chương 2. Hoạt động điều tra địa chất, thăm dò và khai thác dầu khí được khai thác và đá phiến dầu dày khoảng 15 m, khi chưng cất cho 3-8% dầu khoáng (huile minérale) bốc cháy dễ dàng có thể sử dụng làm chất đốt khi trộn với lignit. 2. Trầm tích Đệ Tam ở Tuyên Quang. Trên mái lớp lignit còn gặp đá phiến sét-vôi màu sôcôla, khi chưng cất cho ra các dầu khoáng tỷ lệ khác nhau. Hai thành tạo trên rất giống nhau, nhưng các bể đó rất hạn chế nên trữ lượng các đá phiến sơ bộ thấy rằng khó mà xây dựng được một nhà máy dầu ở nước thuộc địa này. Tuy vậy, sự tồn tại các lớp đã phiến chứa bitum không có nghĩa là dấu hiệu cho sự tồn tại khoáng dầu ở những vùng này. 3. Trầm tích Paleozoi ở vùng núi Lịch, hữu ngạn sông Hồng, phía Nam thị xã Yên Bái 3-4 km có dải đá vôi nứt nẻ, graphit hoá biểu hiện hydrocarbon xâm nhiễm tạo thành móng của bể trầm tích sông-hồ Đệ Tam dày khoảng 1.000 m bị uốn nếp ở Yên Bái dọc thung lũng sông Hồng (Viennot P., 1924, Sarran E., 1899; Fromaget J., 1941) Vào năm 1910, Nha Mỏ Đông Dương đã tiến hành khảo sát địa chất, thi công một số công trình hào, hố ở thượng nguồn Ngòi Ác, Ngòi Giao, đặc biệt là khoan ở sườn phía Đông Núi Lịch đến ngày 12/1/1911 đã tới độ sâu 52 m và ở đoạn 35 m đã xuyên qua lớp cát kết màu đen có mùi dầu mỏ nhưng sau đó đã ngừng bỏ. (La question du pétrole, 1922; Viennot P., 1924). Sau đó vào năm 1922 theo đề xuất của Guidon Lavallée thuộc Sở Mỏ ở Hà Nội Piere Viennot đã cùng với ông ta khảo sát lại vùng Núi Lịch, Ngòi Ac, Ngòi Giao lập bản đồ tài liệu thực tế tỷ lệ 1:50.000 và mặt cắt địa chất qua đỉnh Núi Lịch (242 m) và gửi mẫu phân tích tại Phòng thí nghiệm của Sở Mỏ cho kết quả có các hợp chất hydrocarbon [9]. Trong báo cáo về “Nghiên cứu mỏ dầu Yên Bái..” tại Hội nghị của Hội Địa chất Pháp vào ngày 1/12/1924 do F. Delafond làm chủ toạ, P. Viennot, 1924 [19] đã điểm qua các nghiên cứu về địa chất của Beauverie E., 1911, Zeiller R., 1893, Dussault L., 1922, 1929 liên quan đến Hình 2.1. Mặt cắt địa chất qua vùng núi Lịch (theo Pierre Viennot, 1922) 16 Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam vùng Yên Bái gồm các thành tạo biến chất, các trầm tích Paleozoi và bể Đệ Tam có nhận định sự xuất lộ dầu ở đây, tuy không có khả năng tồn tại một mỏ dầu nhưng có thể đây là dấu hiệu tốt cho công tác tìm kiếm dầu mỏ ở xứ sở này (Hình 2.1 và hình 2.2). 4. Vùng Tourane (Đà Nẵng) người ta đã thông báo về sự tồn tại cát kết chứa dầu mỏ và được xác nhận của nhà thăm dò (Prospecteur) điều tra cho biết đã có dầu khoáng rò rỉ trong 20 năm qua từ khi làm các nền móng công trình ở vùng này và trong mẫu cát được phòng thí nghiệm cho kết quả có lẽ là hỗn hợp của hydrocarbon [8]. Về phương diện địa chất nếu sự tồn tại hydrocarbon là có khả năng trong bể Mesozoi Nông Sơn ở Tây Nam Đà Nẵng thì nó lại ít có khả năng ở gần thành phố này nơi người ta chỉ biết ngoài bồi tích hiện tại là đá biến chất kết tinh, việc kéo dài của bể này dưới những bồi tích có lẽ khoảng 10 km ở phía Nam Đà Nẵng. 5. Điểm lộ dầu ở vùng đầm Thị Nại ở Quy Nhơn được phát hiện vào năm 1920 và Saurin E., 1944 mô tả ở làng Hội Lộc, chân phía Tây núi Eo Vược nơi bờ biển dốc đứng có dầu rỉ lộ ra loang trên bề mặt bùn, cát lấp đầy các khe nứt trong đá granit khi thuỷ triều rút xuống. Dầu thu được do chưng cất dung dịch màu nâu, nặng có thuộc tính Parafin và chỉ số khúc xạ là 1,425 ở nhiệt độ 280 C. Ông ta cho rằng dấu hiệu giả định có sự tồn tại dầu trong trầm tích vũng vịnh ở sâu dưới trầm tích hiện đại và không nghi ngờ gì nó thuộc Neogen, hoặc có thể là phần thấp của Đệ Tứ. Tại đây, vào năm 1944, người Pháp đã tiến hành khoan thăm dò các vùng phía Tây Hội Lộc, Đông Kỳ Sơn thuộc vịnh Quy Nhơn đến độ sâu 40 m gặp đá móng granit và trên đó là lớp bùn cát biển màu xám nhưng không phát hiện ra dầu. Sau đó vào năm 1945 người Nhật cũng tiến hành khoan thêm một số giếng nhưng cũng không cho điều gì mới [5]. Đến năm 1957, Saurin E. trở lại nghiên cứu điểm dầu này gần làng Hội Lộc bên dưới lớp cát biển 20 cm là lớp bùn cát màu đen, mùi thối có những váng dầu loang trên lớp bùn sapropel phong phú những mảng vụn thực vật (tảo) như là đá mẹ của dầu phân tán, rải rác ở vịnh Quy Nhơn. Từ những kết quả nghiên cứu mới này, cộng với tài liệu thăm dò 1944, Saurin E., 1964 lại có nhận định rằng dầu ở đây không phải từ trầm tích Neogen hay Đệ Tứ cổ mà chính là lớp bùn Sapropel giàu mùn thực vật ở vịnh Quy Nhơn. 4. Thời kỳ từ Cách mạng tháng 8 (1945) đến nay 4.1. Giai đoạn 1945-1954 Cách mạng Tháng 8 (1945) đã đưa Việt Nam từ một nước thuộc địa trở thành một Hình 2.2. Mặt cắt địa chất qua điểm lộ dầu núi Lịch (theo Báo cáo Sở mỏ Đông Dương, 1922) 17 Chương 2. Hoạt động điều tra địa chất, thăm dò và khai thác dầu khí nước độc lập. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã tổ chức lại ngành địa chất và mỏ. Năm 1945 Nha Kỹ nghệ, Sở Tổng Thanh tra Khoáng chất và Kỹ nghệ được thành lập trực thuộc Bộ Quốc dân Kinh tế. Năm 1946 Sở Địa chất và Sở Khoáng chất được tách ra nhưng vẫn nằm trong Bộ Quốc dân Kinh tế. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) chỉ có một số hoạt động địa chất và mỏ với quy mô nhỏ được tiến hành nhằm phục vụ trực tiếp cho quốc phòng và dân sinh. Trong vùng Pháp tạm chiếm, Sở Địa chất Đông Dương được đưa vào Trung tâm nghiên cứu khoa học và kỹ thuật từ năm 1951, sau đó chuyển vào Sài Gòn từ năm 1954 đặt trong Tổng Nha Mỏ, Công nghiệp và Thủ công nghiệp thuộc Bộ Kế hoạch và sau thuộc Bộ Tài chính và Kinh tế quốc dân. Hoạt động địa chất không có gì nhiều, ngoài việc một số nhà địa chất Pháp như Fromaget J., Saurin E.,… công bố một số công trình nghiên cứu địa chất ở Lạng Sơn, Hải Phòng… và ở một số hòn đảo, … đáng kể là việc tái bản công trình bản đồ địa chất Đông Dương tỷ lệ 1:2.000.000 do Fromaget J., Saurin E., thành lập (1952). 4.2. Giai đoạn 1954-1975 a. Miền Bắc Việt Nam Sau khi miền Bắc Việt Nam được giải phóng (1954), Chính phủ Việt Nam đẩy mạnh hoạt động địa chất và mỏ với sự giúp đỡ của Liên Xô (cũ), Trung Quốc và các nước Đông Âu. Chính phủ đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo chuyên gia trong nước và gửi đi đào tạo ở nước ngoài. Một khối lượng to lớn các công trình khảo sát địa chất, tìm kiếm, thăm dò và khai thác các khoáng sản đã được hoàn thành trong giai đoạn này. Độc giả có thể tìm hiểu trong “Thư mục địa chất Việt Nam” (Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. Hà Nội 1998); chẳng hạn như “Địa chất miền Bắc Việt Nam” và bản đồ địa chất miền Bắc Việt Nam (1965) (do Dovjikov A.E. chủ biên. 1965); “Bản đồ địa chất Việt Nam phần miền Bắc tỷ lệ 1:1.000.000” (do Trần Văn Trị chủ biên. 1973)… Dưới đây chúng tôi chỉ nêu các hoạt động liên quan đến địa chất dầu khí. Năm 1956 Viện sỹ Griaznov N.K. (Liên Xô cũ) nhận định miền Bắc Việt Nam có triển vọng dầu khí. Từ 1959-1961 Kitovani S.K. cùng với các đồng nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu tài liệu của các nhà địa chất Pháp, khảo sát 11 tuyến khoảng 25.000 km lộ trình đã hoàn thành báo cáo “Địa chất và triển vọng dầu khí ở Việt Nam Dân chủ Cộng hoà” [13]. Đây là công trình tổng hợp đầu tiên về địa chất và đánh giá triển vọng dầu khí ở Việt Nam. Theo tác giả, miền Bắc Việt Nam có 4 vùng triển vọng (Hình 2.3): 1. Vùng trũng giữa núi tam giác châu sông Hồng. 2. Vùng được cấu tạo bởi các trầm tích lục nguyên Mesozoi trên nền Caledoni bị biến chất Paleozoi sớm. 3. Vùng được cấu tạo bởi trầm tích lục nguyên Mesozoi trên tầng Hercyni bị lún chìm không sâu. 4. Vùng được cấu tạo bởi trầm tích lục nguyên Paleozoi giữa-trên. Ngày 27-11-1961 Đoàn Địa chất 36 trực thuộc Tổng cục Địa chất được thành lập. 18 Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam Ngày 9-10-1969 Chính phủ ký quyết định số 203/CP thành lập Liên đoàn Địa chất 36. Đây là đơn vị địa chất đầu tiên được tổ chức để tiến hành khảo sát, tìm kiếm và thăm dò dầu khí ở Bắc Việt Nam. Bắt đầu từ đây với sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, sự giúp đỡ của Liên Xô (cũ), hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí ở miền Bắc Việt Nam được triển khai một cách mạnh mẽ, đồng bộ với tổ hợp các phương pháp địa chất, địa vật lý, địa hoá, khoan vẽ bản đồ, khoan cấu tạo, thông số, tìm kiếm thăm dò ở vùng trũng Hà Nội và sau này là vùng trũng An Châu. (Hình 2.4). Hình 2.3. Bản đồ sơ lược về triển vọng dầu mỏ và khí thiên nhiên miền Bắc Việt Nam 19 Chương 2. Hoạt động điều tra địa chất, thăm dò và khai thác dầu khí Đã tiến hành khảo sát từ hàng không tỷ lệ 1:200.000 trên toàn miền Bắc Việt Nam (Ivanhiukov I.D. 1961). Đo trọng lực tỷ lệ 1: 200.000 trên diện tích 12000 km2 vùng trũng Hà Nội (Epstêin N.V. 1961- 1963); sau đó là tỷ lệ 1: 500.000 trên toàn miền Bắc (Nguyễn Hiệp 1964-1973); tỷ lệ 1:200.000 ở vùng trũng An Châu và vùng trũng Ninh Bình, tỷ lệ 1:50.000 và 1:25.000 ở Đông Nam vùng trũng Hà Nội (Nguyễn Hiệp, Giang Công Thịnh 1965-1973). Công tác thăm dò địa chấn bắt đầu từ năm 1962 với phương pháp phản xạ được tiến hành 2.260 km ở Đông Nam vùng trũng Hà Nội (Macsiutova, Hồ Đắc Hoài, Trương Minh), 232 km tuyến khúc xạ (Nguyễn Trí Liễn). Công tác thăm dò điện được bắt đầu từ năm 1964 với trên 1.532 km tuyến chủ yếu tập trung ở Đông Nam vùng trũng Hà Nội (Pornhiagin M.A., Tăng Mười, Nguyễn Tấn Kích…). Công tác khoan cấu tạo được bắt đầu từ năm 1962 tập trung chủ yếu ở vùng trũng Hà Nội với chiều sâu các giếng khoan từ 150 m đến 1.200 m với tổng số khoảng 20 nghìn mét khoan. Công tác khoan sâu bắt đầu từ năm 1970 với giếng khoan thông số 100 tại Tiên Hưng (Thái Bình) đạt độ sâu kỷ lục lúc bấy giờ (1970) là 3.303 m. Cho đến năm 1975 đã khoan được 7 giếng khoan sâu với tổng 17684 m khoan. Giếng khoan 61 ở cấu tạo Tiền Hải “C” đã phát hiện dòng khí lẫn condensat công nghiệp từ cát kết thuộc hệ tầng Tiên Hưng. Có thể nói rằng kết quả khảo sát địa chất, địa vật lý và khoan trong giai đoạn này đã cho thấy bức tranh toàn cảnh cấu trúc địa chất của miền Bắc Việt Nam liên quan đến việc đánh giá triển vọng dầu khí; và đặc biệt cấu trúc địa chất sâu bên dưới lớp phủ trầm tích Đệ Tứ khá dày của vùng trũng Hà Nội lần đầu tiên được nghiên cứu; đã phát hiện được những hệ thống đứt gãy phức tạp (sông Chảy, sông Hồng, sông Lô, Vĩnh Ninh…), các dải nâng Kiến Xương-Tiền Hải, các vùng sụt lún Đông Quan, Phượng Ngãi có chiều dày trầm tích Hình 2.4. Khảo sát địa chất tại vùng An Châu (ảnh tư liệu) 20 Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam Đệ Tam vượt trên 3 km, cũng đã phát hiện nhiều cấu tạo đa dạng chịu tác động của các hoạt động kiến tạo mạnh mẽ… Các nghiên cứu về thạch học, trầm tích, cổ sinh (vi cổ sinh, bào tử phấn hoa…) đã được triển khai (Trầm tích và điều kiện thành tạo trầm tích Neogen-Đệ Tứ miền trũng Hà Nội. Glovênok V.K., Lê Văn Chân. 1966,..) trong đó phải kể đến công trình tổng hợp tài liệu đầu tiên là báo cáo “Cấu trúc địa chất và triển vọng dầu khí của miền trũng Hà Nội” của Kisliakov V.N., Golovenok V.K. (1970). Trong giai đoạn này đã hình thành dần quan điểm triển vọng dầu khí ở vùng trũng Hà Nội tăng dần về phía biển. Ngoài vùng trũng Hà Nội, công tác khảo sát địa chất, địa vật lý (trọng lực và điện) và một vài giếng khoan cấu tạo tìm kiếm cũng được triển khai ở vùng trũng Mesozoi An Châu (Nguyễn Quang Hạp, 1965-1967; Nguyễn Hiệp, 1972; Trần Ngọc Toản, 1974), các kết quả đã được tổng hợp trong báo cáo “Cấu trúc địa chất và triển vọng chứa dầu vùng trũng An Châu” (1967-1970) do Ngô Thường San chủ biên. Song một số chuyên gia địa chất (Makarov. 1972) lại cho rằng vùng này không có triển vọng dầu khí vì cấu trúc địa chất vùng này không thuận lợi cho khả năng sinh, chứa, chắn dầu khí. b. Miền Nam Việt Nam Trong khi ở miền Bắc Việt Nam hoạt động địa chất nói chung và tìm kiếm thăm dò dầu khí nói riêng được đẩy mạnh thì ở Hình 2.6. Giếng khoan thăm dò phát hiện khí đầu tiên ở Tiền Hải C Miền Võng Hà Nội (ảnh tư liệu) Hình 2.5. Giếng khoan thăm dò ở châu thổ sông Hồng (ảnh tư liệu) 21 Chương 2. Hoạt động điều tra địa chất, thăm dò và khai thác dầu khí miền Nam Việt Nam chính quyền Sài Gòn không tiến hành gì nhiều hoạt động địa chất trên đất liền, ngoài việc một số nhà địa chất Pháp như Saurin E., Fontaine H. và một số nhà địa chất Việt Nam như Tạ Trần Tấn, Nguyễn Lan Tú, Hoàng Thị Thân, Trần Kim Thạch, Nguyễn An Cư… hoặc chỉnh lý các nghiên cứu trước đây hoặc nghiên cứu về kiến tạo, địa tầng, hoá đá, suối nước nóng… ở một số vùng trên đất liền và một số hòn đảo. Cũng đã xuất bản một số tờ bản đồ địa chất tỷ lệ nhỏ 1:500.000 (các tờ Nha Trang, Vĩnh Long, Sài Gòn…), đáng kể nhất là công trình của Fontaine H., tái bản lần thứ ba bản đồ địa chất Đông Dương tỷ lệ 1:2.000.000 do Fromaget J. và Saurin E. thành lập, có hiệu đính phần Nam vĩ tuyến 17 (1971) và Từ điển địa tầng Đông Dương của Saurin E., 1956 [23]. Năm 1967, Sở Hải dương Hoa Kỳ đo từ hàng không trên toàn miền Nam Việt Nam tỷ lệ 1:250.000. Năm 1968 Bộ Phát triển hải ngoại Anh tiến hành khảo sát địa chấn khúc xạ (khoảng 290 km tuyến) và phản xạ (370 km tuyến) ngoài khơi khu vực đảo Thổ Chu, kết quả cho biết chiều dày trầm tích Mesozoi ở đây có thể tới 3-4 km [2]. Cùng năm công ty Alpine Geophysical Corporation đo 19.500 km tuyến địa chấn và lấy mẫu ở Biển Đông. Năm 1969-1970 công ty Ray Geophysical Mandrel khảo sát 12.121 km tuyến địa chấn, từ và trọng lực ở thềm lục địa Nam Việt Nam. Năm 1969 Hồ Mạnh Trung dựa trên tài liệu từ hàng không công bố “Khảo lược cấu trúc đồng bằng sông Cửu Long và thảo luận về vấn đề dầu mỏ” [11]. Sau đó (1971) Bosum W.E., Kind E.G., Hồ Mạnh Trung nghiên cứu cấu trúc châu thổ Mêkông dựa trên tài liệu từ hàng không cho rằng ở các bồn trầm tích Cần Thơ, Cà Mau trầm tích dày từ 3-5 km. Các trầm tích Lias, Trias và có thể trẻ hơn cùng với đá vôi Permi có thể có giá trị tìm kiếm dầu khí [1]. Ngày 1-12-1970 chính quyền Sài Gòn ban hành đạo luật số 011/70 ấn định việc tìm kiếm khai thác dầu mỏ cùng điều kiện thuế khoá và hối đoái. Tháng 1-1971 Uỷ ban Quốc gia dầu mỏ được thành lập theo sắc lệnh số 003-SLKT ngày 7-1-1971. Sau đó thành lập Tổng cuộc dầu hỏa và khoáng sản. Tháng 6-1971 Bộ Kinh tế công bố Nghị định số 249/BKT/UBQGDH ngày 9-6-1971 về cấp quyền đặc nhượng tìm kiếm thăm dò dầu mỏ tại thềm lục địa Việt Nam Cộng hoà và quy định cho đấu thầu đặc nhượng. Tổng cộng có 61 lô được đưa ra đấu thầu. Năm 1972 công ty GSI (Geological Service Inc.) khảo sát 5.000 km địa chấn 2D khu vực miền Trung và quần đảo Hoàng Sa. Tháng 6-1973 công ty Robertson Research International Limited (Anh) và BEICIP (Bureau d’Etudes Industrielles et de Cooperation de l’Institut Francais du Pétrole - Pháp) phối hợp làm báo cáo “Địa chất và khai thác hydrocarbon ở ngoài khơi Nam Việt Nam” tập trung đánh giá khả năng sinh, chứa, chắn, bẫy ở bể Cửu Long, vịnh Thái Lan và bể Sài Gòn [22]. Cùng thời gian này chính quyền Sài Gòn tổ chức đấu thầu đợt 1 trên 8 lô cho 4 nhóm công ty: Pecten Việt Nam (lô 06, 07, 08. TLĐ); công ty Mobil Oil (lô 03, 04 TLĐ); công ty Sunningdale (lô 01, 02.TLĐ) 22 Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam và công ty ESSO (lô 05 TLĐ) với tổng diện tích 57.223 km2, trong đó 4 lô ở bể Cửu Long, 4 lô ở bể Nam Côn Sơn (Hình 2.7). Hình 2.7. Dự định đặc nhượng tìm kiếm khai thác dầu khí (dùng trong nghị định gọi thầu ngày 19/2/1974) Tháng 4-1974 đấu thầu đợt 2 với 9 lô cho 5 nhóm công ty: công ty Mobil-Keiyo (lô 12A, 12B TLĐ); Pecten BHP (lô 09 TLĐ); IOL (lô 10 TLĐ) Marathon (lô 11 TLĐ), OMO (lô 10, 14, 19, 23 TLĐ) với diện tích mỗi lô là 4.500 km2 (Hình 2.8). Hình 2.8. Khu vực hợp đồng giai đoạn 1973-1975 Sau khi trúng thầu các công ty đã tiến hành đo địa chấn với mạng lưới 8x8 km, 4x4 km trên toàn lô và 2x2 km trên các diện tích có triển vọng. Tổng chiều dài đo địa chấn trong thời gian này lên tới 87.908 km. Cuối năm 1974 đầu 1975 công ty Pecten và Mobil đã khoan 6 giếng tìm kiếm trên 5 cấu tạo, trong đó có 4 giếng khoan và 1 giếng chưa kết thúc ơ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdia_chat_va_tai_nguyen_dau_khi_viet_nam_chuong_2_7531.pdf
Tài liệu liên quan