Hoạt động cố vấn học tập tại trường Đại học Đồng Tháp

Công tác cố vấn học tập đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp

đỡ sinh viên thích nghi và phát huy khả năng ở môi trường học tập mới. Mô hình cố

vấn học tập tại trường ĐHĐT hoạt động hiệu quả nhờ có sự phối hợp đan xen của các

đơn vị trong hệ thống cố vấn học tập. Mặc dù còn vài vấn đề cần quan tâm nhưng

nhìn chung mô hình làm việc này đạt được kết quả nhất định. Những khó khăn đang

dần được chú ý cải thiện để phát huy hơn nữa hiệu quả hoạt động tư vấn.

pdf7 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 528 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Hoạt động cố vấn học tập tại trường Đại học Đồng Tháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
139 HOẠT ĐỘNG CỐ VẤN HỌC TẬP TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP Huỳnh Mỹ Linh1 Tóm tắt Công tác cố vấn học tập đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp đỡ sinh viên thích nghi và phát huy khả năng ở môi trường học tập mới. Mô hình cố vấn học tập tại trường ĐHĐT hoạt động hiệu quả nhờ có sự phối hợp đan xen của các đơn vị trong hệ thống cố vấn học tập. Mặc dù còn vài vấn đề cần quan tâm nhưng nhìn chung mô hình làm việc này đạt được kết quả nhất định. Những khó khăn đang dần được chú ý cải thiện để phát huy hơn nữa hiệu quả hoạt động tư vấn. 1. Đặt vấn đề Tiếp cận với chương trình đào tạo tiên tiến của thế giới, các trường đại học trong cả nước ở Việt Nam đã chuyển sang hình thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ theo quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT. Theo xu hướng chung đó, trường Đại học Đồng Tháp triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ từ năm 2008. Hình thức đào tạo này cũng kèm theo một số thay đổi về công tác quản lí, giúp đỡ sinh viên trong học tập và chức danh cố vấn học tập xuất hiện. Tuy nhiên, nhiệm vụ cố vấn và cách thức hoạt động ở mỗi trường không hoàn toàn giống nhau. Bài viết này chia sẻ những thành công, khó khăn và đề xuất về mô hình hệ thống cố vấn học tập đang hoạt động đạt hiệu quả nhất định tại trường Đại học Đồng Tháp. 2. Các đơn vị và cấp độ của hệ thống cố vấn học tập tại trƣờng Đại học Đồng Tháp 2.1. Cấp độ tƣ vấn chung toàn trƣờng Để thực hiện hoạt động tư vấn chung cho toàn thể sinh viên, nhà trường thành lập Ban tư vấn sinh viên để thực hiện chức năng cố vấn cho sinh viên trong học tập và rèn luyện. Ban tư vấn sinh viên sẽ thay thế chức danh cố vấn học tập trước đây. Thường trực tư vấn sinh viên là bộ phận đại diện cho Ban tư vấn sinh viên, tiếp và giải quyết những vướng mắc của sinh viên hàng ngày. Thường trực ban tư vấn sinh viên bao gồm các giảng viên chuyên trách, chuyên viên phòng đào tạo và phòng công tác sinh viên, cán bộ Đoàn - Hội thực hiện hoạt động tư vấn cho sinh viên về học tập và các quyền lợi, nghĩa vụ, qui chế sinh viên. Chuyên gia tư vấn cũng thực hiện nhiệm vụ tư vấn chung, bao gồm các nhà nghiên cứu chuyên sâu về các lĩnh vực đào 1 ThS – Giảng viên trường Đại học Đồng Tháp 140 tạo, quản lý sinh viên, tâm lí, kĩ năng sống,.... được giới thiệu từ cấp Khoa hoặc Ban thường trực tư vấn và được Hiệu trưởng phê duyệt. 2.2. Cấp độ tƣ vấn riêng theo ngành học Qui chế hoạt động tư vấn nêu rõ đối tượng tư vấn là toàn thể công chức, viên chức và sinh viên của trường có trách nhiệm tư vấn khi được yêu cầu tư vấn hoặc chỉ dẫn tới Ban tư vấn sinh viên [3]. Ban tư vấn cấp Khoa chính là Ban chủ nhiệm Khoa, cán bộ quản lí sinh viên và giảng viên giảng dạy tại các tổ bộ môn. Sinh viên tư vấn tình nguyện là mắt xích khá quan trọng trong chuỗi hệ thống tư vấn học tập trong đào tạo tín chỉ tại trường, được tuyển chọn từ sinh viên năm thứ hai, ba thuộc các ngành đào tạo trình độ đại học tình nguyện, qua tập huấn và được Hiệu trưởng phê duyệt, ra quyết định. Chu kỳ tư vấn tình nguyện một lớp là 3 học kỳ, tính từ học kỳ mùa thu năm thứ nhất. Các em thường tư vấn cho những sinh viên thuộc khóa liền sau các em. 3. Mô hình cố vấn học tập hoạt động hiệu quả dựa vào sự phối hợp đan xen của các đơn vị trong hệ thống cố vấn học tập tại trƣờng ĐHĐT 3.1. Ban tƣ vấn sinh viên Theo Qui định tổ chức và quản lý hoạt động tư vấn sinh viên trường Đại học Đồng Tháp, Ban tư vấn sinh viên trực thuộc phòng Công tác sinh viên. Với chức năng đầu mối và điều dẫn các luồng thông tin tư vấn, Ban tư vấn sinh viên xây dựng nội quy, quy định về hoạt động tư vấn, duy trì, quản lý các luồng thông tin tư vấn và đảm bảo chất lượng tư vấn và tham mưu Hiệu trưởng về quản lý và tổ chức hoạt động tự vấn. Ban tư vấn sẽ lập kế hoạch triển khai nhiệm vụ hàng tháng. Các hoạt động tư vấn chủ yếu về: - Pháp luật, qui chế HS-SV về nội qui nhà trường - Học tập (đăng kí môn học, lựa chọn môn học, học song song hai chương trình, ...) và nghiên cứu khoa học - Nghề nghiệp, việc làm thêm - Y tế, sức khỏe, giới tính, tâm lí lứa tuổi - Nghiệp vụ công tác xã hội, hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt tập thể - Đơn từ, khiếu nại - Quản lí sinh viên [1] 141 3.2. Thƣờng trực Ban tƣ vấn sinh viên Các thành viên thường trực của Ban tư vấn sinh viên được phân công nhiệm vụ hỗ trợ và giải đáp các thắc mắc về học tập chung cho sinh viên toàn trường, chủ yếu là các vấn đề trong đào tạo và công tác sinh viên. Thường trực ban tư vấn giải quyết các vấn đề trong thẩm quyền và đưa ra các chỉ dẫn để sinh viên tìm gặp người tư vấn phù hợp đối với các nội dung thuộc chuyên ngành. Cán cán bộ thường trực tư vấn sinh viên tổ chức và phối hợp với cán bộ quản lí sinh viên các Khoa quản lí quản lý đội ngũ sinh viên tư vấn tình nguyện, điều phối các luồng thông tin, cụ thể bao gồm: - Xây dựng đội ngũ sinh viên tình nguyện và phân công nhiệm vụ; - Theo dõi, giám sát, đánh giá định kỳ các hoạt động của sinh viên tình nguyện; - Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho sinh viên tư vấn tình nguyện. - Nhận các đơn từ về học tập, về chế độ, chính sách của sinh viên chuyển đến các đơn vị chức năng giải quyết và trả về trong thời gian quy định; - Tư vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại; - Chuyển vấn đề tư vấn tới các chuyên gia, nhóm chuyên gia hoặc trả lời qua mạng; - Ghi lại các vấn đề cần tư vấn vào nhật ký tư vấn. [2] Hoạt động chủ yếu của hệ thống tư vấn sinh viên trường là hoạt động hỗ trợ giải quyết đơn theo hình thức một cửa (đơn xin học lại, nghỉ học, học ngành thứ hai, nhận điểm I, bảo lưu kết quả, ..), hoạt động tư vấn (chọn ngành, pháp luật, qui chế, chính sách, học tập, rèn luyện, đời sống, sinh hoạt,...), hoạt động tham vấn (tâm lí, sức khỏe tâm thần, tình yêu, kĩ năng sống,...) và cung cấp thông tin trong và ngoài trường (hỗ trợ máy tính đọc báo, tra cứu,...). 3.3. Tƣ vấn tình nguyện Nhiệm vụ chủ yếu là tư vấn, giúp đỡ về việc đăng kí học phần, theo dõi tiến độ học tập, giải đáp các thắc mắc đơn giản về chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo mỗi học kỳ, các qui chế, qui định về học tập, rèn luyện, nhắc nhở việc chấp hành pháp luật, qui định, qui chế. Đồng thời, tư vấn viên cũng ghi nhận và phản ánh kịp thời tới cấp có thẩm quyền những thắc mắc và khó khăn của tân sinh viên. Sinh viên tình nguyên tư vấn cũng tư vấn cho Ban cán sự lớp phụ trách tổ chức sinh hoạt lớp hiệu quả hơn và tham gia sinh hoạt lớp, tham gia các cuộc họp định kỳ về triển khai công việc cho các lớp do khoa quản lý lớp tổ chức. Đặc biệt, sinh viên tình nguyện tư vấn 142 được tham gia các khóa bồi dưỡng về năng lực tư vấn. Sinh viên tư vấn chịu sự quản lý, kiểm tra của đại diện Ban chủ nhiệm Khoa và cán bộ quản lí sinh viên. 4.3. Ban tƣ vấn cấp Khoa, cấp Tổ bộ môn Ban chủ nhiệm Khoa, các Trưởng bộ môn sẽ tư vấn chuyên môn sâu cho sinh viên về từng chuyên ngành như: môn học tự chọn, môn học bắt buộc, các môn học tiên quyết, nghiên cứu khoa học và phương pháp học tập, kĩ năng học tập, phương pháp học tập các môn học chuyên ngành, tài liệu học tập, tham khảo, các vấn đề thực tập, rèn luyện nghiệp vụ, ... Bên cạnh đó, tiếp cận với cách làm việc của nhiều trường học ở nước ngoài, ban tư vấn sinh viên cấp Khoa đã làm tốt công tác giới thiệu về trường, khoa, ngành, môn học cho sinh viên các khóa mới qua môn học Nhập môn ngành và giới thiệu các vị trí của khuôn viên trường, văn phòng, thư viện, khu học tập, làm việc và khu giải trí, sinh hoạt, luyện tập thể thao,.... 3.5. Quản lí sinh viên Cán bộ quản lý sinh viên các Khoa theo dõi hoạt động của nhóm sinh viên tư vấn tình nguyện, giúp đỡ và phối hợp với nhóm hiện tốt kế hoạch hoạt động hàng tháng với các lớp đồng thời tổ chức cho lớp đánh giá hoạt động tư vấn của nhóm tư vấn tình nguyện định kỳ và gửi Phiếu đánh giá về Ban tư vấn sinh viên. 3.6. Giảng viên giảng dạy Giảng viên với vai trò hợp tác và hỗ trợ công tác cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ, có thể giải đáp thắc mắc và tư vấn cho sinh viên chuyên sâu về ngành, về từng môn học như: - Hỗ trợ kĩ năng học tập, phương pháp học tập; - Rèn phẩm chất ngành nghề; - Nhắc nhở thực hiện môn học theo tiến độ, chương trình, kế hoạch; - Thực hiện các qui chế (thi cử), qui định (nề nếp, trang phục); - Giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, tư vấn lối sống cho sinh viên; - Theo dõi và nắm rõ được tư tưởng, tâm lý và nguyện vọng của sinh viên để định hướng uốn nắn kịp thời. Giảng viên cũng sẽ giải đáp các vấn đề thắc mắc của sinh viên phát sinh trước, trong và sau môn học. 143 4. Đề xuất Hiện nay, hệ thống cố vấn học tập như trên đang hoạt động hiệu quả, đạt những thành công nhất định và tạo được niềm tin ở sinh viên. Nhiều điểm mạnh và mới trong công tác này những năm gần đây đang được phát huy. Song, vẫn còn nhiều tình nguyện tư vấn là sinh viên chỉ mới thực hiện công việc cố vấn ở góc độ hẹp của cố vấn học tập. Các em đã tư vấn học môn dễ lấy điểm cao, ít thi rớt chứ không phải là do môn học có kiến thức và kĩ năng phù hợp với nghề hay rất cần thiết cho sau này. Việc tư vấn chỉ mới đảm bảo nhu cầu trước mắt, chưa chú ý lợi ích lâu dài. Một số điểm hạn chế khác của công tác cố vấn học tập: - Số sinh viên tình nguyện tư vấn học tập cần thiết cho số lượng sinh viên ít hơn mức cần có. Một vài tình nguyện viên là sinh viên khác ngành đào tạo, chưa nắm vững chuyên ngành mà mình cần tư vấn, chưa có sự liên lạc chặt chẽ (do lịch học khác nhau, tạm thời chưa khắc phục được). - Một số sinh viên tình nguyện tư vấn vắng họp định kì nên có nhiều lỗ hổng trong việc nắm được những quy định cơ bản của chương trình đào tạo do đó còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình hướng dẫn và giải đáp những thắc mắc của sinh viên. - Bản thân sinh viên cần được tư vấn chưa chủ động, kỹ năng làm việc độc lập yếu, vẫn còn lệ thuộc vào cán sự lớp và cố vấn học tập. Nhiều sinh viên khi nghe phổ biến thông tin thì lơ là, đến lúc gặp vấn đề thì mới tìm hỏi lại, làm mất thời gian công sức của cố vấn. Cũng có sinh viên không chủ động cầu cứu và cũng không biết cách tìm người giúp đỡ dẫn đến hậu quả nặng nề khi được phát hiện ra. Do vậy, công tác cố vấn cần được quan tâm đến vấn đề sau: 4.1. Về quản lí và phân nội dung cố vấn Ban tư vấn cần phân mảng nội dung và chuyên viên phụ trách để hỗ trợ, tư vấn đạt hiệu quả cao. Đối tượng được tư vấn cũng nên được phân ra thành các nhóm để tư vấn theo chuyên đề, chủ điểm: - Nhóm sinh viên năm nhất: là nhóm cần được tư vấn về qui chế, nề nếp, chương trình đào tạo, môn học, ngành học, đăng kí học phần, hòa nhập cuộc sống ở đại học, môi trường học tập, chế độ học bổng, .... - Nhóm sinh viên năm hai: là nhóm bắt đầu có những vấn đề về cải thiện điểm, học lại, tích lũy tín chỉ, lựa chọn môn học tự chọn, bắt buộc, nghiên cứu khoa học, rèn luyện nghiệp vụ, chế độ học bổng, .... 144 - Nhóm sinh viên năm thứ ba và thứ tư: là nhóm cần hỗ trợ các vấn đề về cải thiện điểm, lựa chọn chuyên đề, đăng kí, qui trình thực tập, nghiên cứu khoa học, khóa luận, hồ sơ thực tập, hồ sơ xét tốt nghiệp, định hướng việc làm,... Cần phân loại hoặc cần quan tâm đến những sinh viên có thành tích trung bình và diện cảnh báo về học tập vì thông thường các em này ý thức cũng không tốt, thụ động ít chịu tìm hiểu, học hỏi. Nên quan tâm đặc biệt thường xuyên nhóm đối tượng này để phát hiện kịp thời những chậm trễ, sai sót của các em giúp các em điều chỉnh kịp thời, nhất là trong đăng kí môn học. Ngoài tư vấn về cách học tập, tinh thần thái độ học tập, cũng cần quan tâm hơn đến việc truyền nhiệt huyết và lòng yêu nghề, sự am hiểu chuyên môn đang đào tạo của người tư vấn để giúp sinh viên đam mê trong học tập. 4.2. Về hình thức, cách thức cố vấn Những việc làm cần thiết hiện tại có thể là: - Dự đoán những khó khăn chung của sinh viên ở một vài thời điểm và tổ chức cung cấp thông tin bằng phương tiện thông tin rộng rãi của trường (bảng thông báo, website, chương trình phát thanh học đường; - Cập nhật mới, hấp dẫn trang web của ban tư vấn với những thông tin nhằm hướng dẫn, trao đổi giải đáp thắc mắc của sinh viên. - Tận dụng xu hướng sử dụng các trang mạng xã hội của giới trẻ để cung cấp thông tin tư vấn. - Cần linh hoạt hình thức cố vấn (gặp trực tiếp, điện thoại, mạng xã hội, email,.). - Khuyến khích giảng viên dạy lồng ghép tư vấn trong và ngoài bài dạy, giờ ra chơi. 4.3. Hồ sơ và bồi dƣỡng định kì kĩ năng, kiến thức cho tƣ vấn tình nguyện Ban tư vấn sinh viên, quản lí sinh viên, Đoàn thanh niên thường xuyên kiểm tra việc cập nhật thông tin từ phía sinh viên tình nguyện cố vấn học tập để nắm bắt tình hình công tác này và theo dõi thông tin để lắng nghe ý kiến, góp ý. Tổ chức thi cố vấn học tập trong sinh viên để khơi dậy tinh thần tự nguyện, sự ham thích của các em và nâng cao kiến thức, kĩ năng tư vấn. Tổ chức bình xét cố vấn, tư vấn viên học tập giỏi để tăng ý thức trách nhiệm và để khuyến khích cố vấn học tập làm việc. 145 5. Kết luận Các trường đại học Việt Nam đã chuyển dần sang đào tạo theo học chế tín chỉ. Công tác cố vấn học tập đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp đỡ sinh viên. Mặc dù còn vài vấn đề cần quan tâm nhưng nhìn chung mô hình làm việc với sự phối hợp chặt chẽ về hình thức, nội dung của các bộ phận trong hệ thống đã hoạt động hiệu quả và đạt được kết quả nhất định. Tuy nhiên, mô hình này cũng cần được chú ý phát huy và cải thiện một số mặt để hoạt động tư vấn càng hiệu quả, giải quyết những khó khăn của sinh viên trong học tập tín chỉ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thông báo về việc thành lập Ban tư vấn sinh viên, Trường Đại học Đồng Tháp, số 250/TB-ĐHĐT, ngày 16/9/2013. 2. Thông báo qui định tạm thời về hoạt động của cố vấn học tập, số 280/TB- ĐHĐT, ngày 1/10/2013. 3. Qui định tổ chức và quản lý hoạt động tư vấn sinh viên trường Đại học Đồng Tháp, 10/2013. 4. Thông báo triển khai hoạt động hỗ trợ sinh viên của Phòng thường trực ban tư vấn sinh viên, Trường Đại học Đồng Tháp, số 402/TB-ĐHĐT, ngày 2/12/2013. 5. Phan Quang Thế, Đào tạo theo hệ thống tín chỉ tạo động lực cho sự phát triển năng lực cá nhân của người học, Tham luận tại Hội thảo khoa học “Đào tạo liên thông trong Hệ thống tín chỉ”, Trường ĐH Kĩ thuật Công nghiệp Thái Nguyên.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoat_dong_co_van_hoc_tap_tai_truong_dai_hoc_dong_thap.pdf
Tài liệu liên quan