Trong quá trình triển khai thực hiện Tabmis phát sinh một số tồn tại, vướng mắc liên quan đến công
tác kế toán nói chung và công toán kế toán nói riêng tại Kho bạc Nhà nước (KBNN) huyện Đồng Phú
– tỉnh Bình Phước. Công tác kế toán trong điều kiện sử dụng Tabmis có những đặc điểm khác so với
thời kỳ trước đây, một số vấn đề đặt ra khi sử dụng Tabmis, làm thế nào để khắc phục các bất cập
do Tabmis gây ra giúp nâng cao hơn nữa chất lượng quản lý tài chính Nhà nước nhằm đáp ứng
yêu cầu đổi mới sâu sắc của cơ chế kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập với nền
kinh tế thế giới. Bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, bài viết đã tiến hành phân
tích, đánh giá thực trạng từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện việc tổ chức c6ng tác kế toán
tại KBNN huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.
6 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 309 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Kho bạc Nhà nước huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước trong điều kiện vận hành Tabmis, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1158
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN ĐỒNG PHÚ
T.BÌNH PHƯỚC TRONG ĐIỀU KIỆN VẬN HÀNH TABMIS
Phạm Khả Vy, Nguyễn Lý Thùy Trang, Lê Thiện Quát,
Lê Vỉ Khan, Nguyễn Minh Thế
Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh
GVHD: PGS.TS. Tr n Văn Tùng
TÓM TẮT
Trong quá trình triển khai thực hiện Tabmis phát sinh một số tồn tại, vướng mắc liên quan đến công
tác kế toán nói chung và công toán kế toán nói riêng tại Kho bạc Nhà nước (KBNN) huyện Đồng Phú
– tỉnh Bình Phước. Công tác kế toán trong điều kiện sử dụng Tabmis có những đặc điểm khác so với
thời kỳ trước đây, một số vấn đề đặt ra khi sử dụng Tabmis, làm thế nào để khắc phục các bất cập
do Tabmis gây ra giúp nâng cao hơn nữa chất lượng quản lý tài chính Nhà nước nhằm đáp ứng
yêu cầu đổi mới sâu sắc của cơ chế kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập với nền
kinh tế thế giới. Bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, bài viết đã tiến hành phân
tích, đánh giá thực trạng từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện việc tổ chức c6ng tác kế toán
tại KBNN huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.
Từ khóa: Công tác kế toán, Kho bạc Nhà nước, tabmis.
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Sau nhiều năm tham gia vào hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (Tabmis) theo
chương trình hiện đại hóa Kho bạc Nhà nước của Bộ Tài chính. Tabmis với mục tiêu cụ thể trong
phạm vi dự án này là: Xây dựng và triển khai Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc
tích hợp với hiệu quả trong toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước. Kết nối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
các Bộ sử dụng ngân sách, cơ quan tài chính các cấp. Trong tương lai, Tabmis sẽ được kết nối
đến các đơn vị sử dụng ngân sách, tạo điều kiện phát huy hết hiệu quả của một hệ thống quản lý
tích hợp với các quy trình ngân sách khép kín, tự động, thông tin quản lý tập trung, cung cấp báo
cáo đầy đủ, toàn diện, kịp thời và minh bạch. Công tác kiểm soát thanh toán các khoản thu - chi
NSNN cũng được KBNN Đồng Phú rất chú trọng, đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc, đúng quy
định, đúng quy trình, đúng chế độ, giúp các đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách tiết kiệm, hoạt
động hiệu quả, góp phần tăng cường kỷ luật, kỷ cương, tài chính ổn định và lành mạnh các hoạt
động tài chính trên địa bàn.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu đã góp phần rất lớn trong công tác kế toán tại các đơn vị sự
nghiệp giúp quản lý có hiệu quả các nguồn kinh phí và nguồn thu tại các đơn vị. Tuy nhiên, tất cả
các nghiên cứu nói trên có mục đích, đối tượng, cách tiếp cận, phạm vi nghiên cứu khác nhau và
đều có giá trị cả về lý luận và thực tiễn. Mặt khác, đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu
1159
nào về công tác kế toán Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước huyện Đồng Phú, đặc biệt là
trong điều kiện vận hành Tabmis như hiện nay. Chính vì vậy tác giả đã chọn hướng đề tài này để
nghiên cứu.
2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Khái quát về kế toán thu chi ngân sách Nhà nước
Theo Luật NSNN năm 1996 và Luật NSNN sửa đổi năm 2002 của Việt Nam, tại điều 1 quy định:
“Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong
một khoản thời gian nhất định do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thực
hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.
Xét về hình thức: NSNN là một bản dự toán thu và chi do chính phủ lập ra, đệ trình quốc hội phê
chuẩn và giao cho chính phủ tổ chức thực hiện.
Xét về thực thể: NSNN bao gồm những nguồn thu và những khoản chi cụ thể, được định lượng.
Tất cả các nguồn thu đều được nộp vào một quỹ tiền tệ và các khoản chi đều được xuất ra từ quỹ
tiền tệ ấy. Giữa thu và chi của quỹ này có quan hệ ràng buộc với nhau gọi là cân đối thu – chi
NSNN. Cân đối thu – chi NSNN là một cân đối quan trọng trong nền kinh tế thị trường và được Nhà
nước quan tâm đặc biệt.
Xét về các quan hệ kinh tế chứa đựng trong NSNN: Các khoản thu hay còn là luồng nhập
quỹ NSNN, các khoản chi hay là luồng xuất quỹ NSNN đều phản ánh những quan hệ kinh tế nhất
định giữa Nhà nước với người nộp, giữa Nhà nước với cơ quan, đơn vị, cá nhân thụ hưởng từ quỹ
NSNN. Hoạt động thu - chi NSNN là hoạt động tạo lập quỹ, sử dụng quỹ NSNN làm cho vốn tiền tệ,
nguồn tài chính vận động giữa một bên là Nhà nước với một bên là các chủ thể phân phối và
ngược lại. Hoạt động đó đa dạng, phong phú được diễn ra trên mọi lĩnh vực và có tác động đến
các chủ thể kinh tế xã hội.
Tabmis là một cấu phần quan trọng nhất và có giá trị lớn nhất trong Dự án Cải cách quản lý tài
chính công. Thời gian dự án dài (2003-2010), phạm vi triển khai rộng và có ảnh hưởng lớn đến cơ
chế quản lý, quy trình nghiệp vụ, tổ chức bộ máy của một số đơn vị trong hệ thống tài chính. Tabmis
là hệ thống cốt lõi và là bộ phận quan trọng nhất cấu thành hệ thống thông tin quản lý tài chính tích
hợp (IFMIS). Tabmis có khả năng tích hợp giao diện với các phần mềm quản lý tài chính khác như
lập ngân sách, quản lý thu thuế, quản lý nợ, thanh toán ngân hàng...
2.2 T ng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Tác giả Earl R.Wilson, Leo E.Hay, Susan C.Kattelus đã cùng tham gia một số công trình và viết cuốn
sách nổi tiếng với tiêu đề là “Kế toán Nhà nước và các tổ chức phi lợi nhuận” (Accounting for
Govemmental and Nonpoíit Entities).
Tác giả Bemardino Benito, Vicente Montesinos, Francisco Bastida về tài chính tư nhân trong việc
xây dựng cơ sờ hạ tầng tại Tây Ban Nha đăng trên Critical Perspectives on Accounting (2008),
1160
nghiên cứu đề cập đến nhân tố thứ ba ảnh hưởng đến tài chính khu vực công và nhấn mạnh đến
những đóng góp của nhân tố này cũng như khoản thanh toán của Chính phủ nói chung đối với
bên thứ ba.
2.2.2 Các nghiên cứu trong nước
Tác giả Nguyễn Thị Thắng (2003), “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các cơ quan hành
chính sự nghiệp nghiên cứu khoa học công nghệ” đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức
công tác kế toán trong các cơ quan hành chính sự.
Nghiên cứu “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán ở các trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp
tại tỉnh Thanh Hoá” của tác giả Nguyễn Thông Danh (2010).
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Cách tiếp cận: Đề tài nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp định tính để giải quyết các vấn
đề nghiên cứu bao gồm các phương pháp cụ thể sau:
Phương pháp khảo sát và thống kê mô tả: Thông qua việc quan sát, khảo sát, thu thập dữ
liệu của bộ phận kế toán, các phần hành nghiệp vụ kế toán NSNN, để hiểu rõ về thực trạng công
tác kế toán NSNN tại KBNN Đồng Phú khi thực hiện Tabmis.
Sử dụng các phương pháp phân tích, t ng hợp, so sánh, đối chiếu, để đánh giá thực
trạng công tác kế toán NSNN tại KBNN Đồng Phú khi thực hiện Tabmis.
4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
4.1 Khái quát về Kho bạc Nhà nước Đồng Phú
Cơ cấu tổ chức tại KBNN huyện Đồng Phú được tổ chức như sau:
– Ban lãnh đạo gồm có: Giám đốc và Phó giám đốc.
– Nghiệp vụ gồm có 3 tổ: Tổ TH - HC; Tổ Kế toán; Tổ Kho quỹ.
Chú thích:
Quan hệ hành chính:
Quan hệ chức năng:
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước Đồng Phú
1161
T t ng hợp - hành chánh
Tham mưu, giúp Giám đốc KBNN huyện trong việc: Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, chủ
trì đôn đốc triển khai thực hiện, tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện chương trình, kế hoạch công
tác của KBNN huyện;
Tổng hợp, phân tích tình hình thu, chi NSNN trên địa bàn; Tổng hợp báo cáo thường xuyên và đột
xuất theo quy định.
T Kế toán Nhà nước
Tham mưu, giúp Giám đốc KBNN huyện trong việc:
– Tập trung các khoản thu NSNN trên địa bàn và kiểm soát các khoản chi thường xuyên của
NSNN theo quy định; Thực hiện công tác hạch toán kế toán về thu, chi NSNN, các quỹ tài
chính do KBNN huyện quản lý;
– Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản đối
với các cơ quan, đơn vị, cá nhân giao dịch với KBNN huyện.
T kho quỹ
Tham mưu, giúp Giám đốc KBNN huyện trong việc: Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt; quản lý
kho, quỹ tại KBNN huyện; Nghiên cứu và đề xuất hững giải pháp bảo quản an toàn tiền mặt, ấn chỉ
có giá, ấn chỉ đặc biệt do KBNN huyện quản lý, các tài sản tạm thu, tạm giữ, tạm gửi và tịch thu
theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Phối hợp với các bộ phận liên quan kịp thời làm rõ nguyên nhân các vụ thừa, thiếu, mất tiền, tài sản
trong kho, quỹ tại đơn vị; đề xuất, kiến nghị với Giám đốc KBNN huyện các biện pháp xử lý.
4.2 Thực trạng công tác kế toán NSNN tại Kho bạc Nhà nước Đồng Phú trong điều
kiện vận hành Tabmis
Tại KBNN huyện Đồng Phú, tất cả mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động
thu - chi NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN đều được ghi nhận, phản ánh trên chứng từ kế toán
và được ghi đầy đủ, rõ ràng, chính xác các nội dung theo đúng quy định.
Tất cả các chứng từ kế toán được thể hiện dưới hai hình thức đó là chứng từ kế toán bằng giấy và
chứng từ kế toán điện tử. Biểu mẫu áp dụng theo phụ lục 01 của Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày
10/01/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Một số chứng từ kế toán do KBNN huyện Đồng Phú lập như
phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập dự toán ngân sách, phiếu chuyển khoản, phiếu điều chỉnh.
Đến ngày 12/09/2017 KBNN huyện Đồng Phú bắt đầu sử dụng hệ thống chứng từ kế toán NSNN và
hoạt động nghiệp vụ KBNN theo phụ lục 01 của Thông tư số 77/2017/TT-BTC.
5 KẾT QUẢ VÀ KIẾN NGHỊ
Việc hoàn thiện công tác kế toán NSNN ở các KBNN là một yêu cầu và mong muốn thiết thực của
hệ thống KBNN cũng như của Kho bạc Nhà nước huyện Đồng Phú, đặc biệt khi đất nước đang
1162
đứng trước yêu cầu đổi mới, cải cách để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và ứng dụng
Công nghệ 4.0 thì yêu cầu này lại càng trở nên cấp thiết.
Qua hơn 6 năm sử dụng Tabmis làm hệ thống chính tại KBNN huyện Đồng Phú, với hàng loạt các
thông tư, quyết định của Bộ Tài chính và các văn bản của KBNN đã ra đời nhằm giải quyết các vấn
đề chưa phù hợp giữa cơ chế quản lý Tài chính -Ngân sách hiện hành với phần mềm của Tabmis
Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu, song vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần tập trung hoàn thiện
trong thời gian tới để đáp ứng các nhiệm vụ quan trọng và theo định hướng thực hiện chức năng
Tổng KTNN của KBNN. Tác giả đưa ra những giải pháp cần hoàn thiện trong thời gian tới như sau:
– Hoàn thiện mô hình tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán tại KBNN huyện Đồng Phú:
Tổ chức rà soát, đánh giá lại về số lượng lẫn trình độ nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức của bộ
máy kế toán. Trên cơ sở đó, đơn vị tiến hành sắp xếp lại bộ máy kế toán theo hướng tinh,
gọn, nhẹ và hoạt động hiệu quả. Bố trí nhân lực phù hợp với năng lực, trình độ cho từng cá
nhân cụ thể, nhằm phát huy cao nhất khả năng làm việc có thể của cán bộ.
– Giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán NSNN: Các chứng từ do KBNN lập hoặc các
chứng từ do các đơn vị ngoài Kho bạc gửi đến, chứng từ giấy hoặc chứng từ điện tử đều phải
thống nhất theo đúng mẫu biểu quy định của chế độ kế toán ngân sách và nghiệp vụ Kho
bạc, phản ánh đầy đủ thông tin và nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
– Khi nhận chứng từ của các đơn vị sử dụng NS, kế toán viên phải kiểm soát chặt chẽ, đảm
bảo tính hợp pháp, hợp lệ, tính đúng đắn và thẩm mỹ của chứng từ. Kiên quyết trả lại và
hướng dẫn cụ thể cho các chứng từ lập sai quy định.
– Tại bộ phận kế toán cần tổ chức công tác sắp xếp, phân loại chứng từ một cách khoa học,
hợp lý để thuận tiện cho việc kiểm tra, theo dõi, đối chiếu, quản lý tại đơn vị. Chứng từ cần
được sắp xếp riêng theo từng loại căn cứ vào nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đánh số thứ tự
tăng dần.
– KBNN huyện cần xây dựng một quy trình luân chuyển chứng từ hợp lý, khoa học, đảm bảo
khép kín, giảm thiểu thời gian luân chuyển qua các bộ phận, an toàn về chứng từ. Bên cạnh
đó, cần bố trí, sắp xếp vị trí bàn làm việc hợp lý giữa các kế toán viên. Chứng từ kế toán phải
được bảo quản và lưu trữ theo quy định của Bộ Tài chính. Kho bảo quản chứng từ phải đảm
bảo an toàn, có báo cháy và chống ẩm, chứng từ hoàn thành phải đưa vào lưu trữ phải lưu
trữ ở kho, không để tại nơi làm việc.
– Ngoài ra, đơn vị cần quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ thông vào công tác kế toán
như tăng cường tính năng và hiệu năng của hệ thống thanh toán điện tử, nâng cấp đường
truyền thông tin, đảm bảo đường truyền được ổn định, tăng tốc độ xử lý nhanh các giao diện
giữa Tabmis với chương trình thanh toán điện tử và ngược lại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Tài chính (2012), Hệ thống mục lục ngân sách Nhà nước, NXB Tài chính, Hà Nội.
1163
[2] Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28 tháng 02 năm 2011 của Bộ Tài chính
Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế.
[3] Nguyễn Văn Hóa (2012), Hoàn thiện công tác kế toán tại Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng trong
điều kiện sử dụng phần mềm TABMIS, Luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh, Đại học Đà
Nẵng, TP. Đà Nẵng.
[4] Quốc hội (2015), Luật Ngân sách Nhà nước, NXB Tài chính, Hà Nội.
[5] Quyết định số 383/KBNN-KT ngày 02 tháng 03 năm 2010 của Kho bạc Nhà nước “Hướng
dẫn CĐ KTNN áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (T BMIS)”.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_to_chuc_cong_tac_ke_toan_tai_kho_bac_nha_nuoc_huy.pdf