Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần Xây dựng Khánh Hòa

Tổ chức tốt kế toán quản trị, đặc biệt là kế toán quản trị chi phí là điều kiện cần thiết để thúc đẩy tốt hơn công tác quản lý. Đó còn là cơ sở cho kiểm soát, sử dụng chi phí của đơn vị một cách có hiệu quả. Kế toán quản trị chi phí là một trong những nội dung cơ bản của kế toán quản trị, đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý tài chính cũng như sử dụng nguồn lực đơn vị. Qua nghiên cứu đặc điểm quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần Xây dựng Khánh Hòa, nghiên cứu chỉ ra những hạn chế, những nguyên nhân trong công tác kế toán quản trị chi phí. Từ đó nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần Xây dựng Khánh Hòa

pdf7 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 10/05/2022 | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần Xây dựng Khánh Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xem là biến phí. - Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: Với bản dự toán này, nhà quản lý có thể lường trước được lợi nhuận ở nhiều mức doanh thu khác nhau khi nắm rõ chi phí ứng xử theo sự thay đổi của doanh thu. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của doanh nghiệp tương đối ổn định với số lượng sản phẩm sản xuất trừ chi phí bảo hành sản phẩm nên theo tác giả đưa chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp vào chi phí cố định để thuận tiện cho việc theo dõi lập dự toán. Việc lập dự toán sẽ được thực hiện mỗi năm một lần, tuy nhiên trong quá trình thực hiện có những biến động khách quan về các yếu tố chi phí thì Công ty sẽ tiến hành xem xét và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. Thứ ba, tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm cho từng công trình, cho từng mặt hàng bê tông thương phẩm. Đối với hoạt động xây dựng, Công ty có các chu kỳ sản xuất tương đối dài nên Công ty có thể lựa chọn phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng. Đối với hoạt động trộn bê tông thương phẩm, chu kì sản xuất sản phẩm rất ngắn, với cùng một loại nguyên liệu nhưng sản xuất ra nhiều sản phẩm bê tông có MAC khác nhau nên phương pháp tính giá thành sản phẩm thường được sử dụng tại công ty là phương pháp trực tiếp kết hợp phương pháp hệ số hoặc tính giá theo đơn hàng. Để đảm bảo cung cấp thông tin chi phí đơn vị sản phẩm chính xác đòi hỏi công ty phải lựa chọn phương pháp tính giá và các tiêu thức phân bổ chi phí phù hợp. Thông tin chi phí đơn vị sản phẩm là căn cứ để xác định giá vốn hàng bán, giá trị hàng tồn kho, định giá bán sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh bộ phận nhằm đánh giá mức đóng góp của từng bộ phận đối với kết quả chung của Công ty. Thứ tư, tổ chức kiểm tra và đánh giá thực hiện chi phí bao gồm: Kiểm tra thực hiện chi phí bộ phận đánh giá trách nhiệm quản lý theo từng trung tâm chi phí, cung cấp thông tin cho chức năng kiểm soát chi phí của các bộ phận quản lý trong Công ty. Trung tâm chi phí bao gồm các bộ phận: từng đội thi công, bộ phận kinh doanh, bộ phận kế toán, bộ phận tổ chức - hành chính, trạm trộn bê tông, tổ khai thác đá. Mỗi trung tâm đều có nhóm trưởng chịu trách nhiệm toàn bộ mọi hoạt động liên quan đến bộ phận của mình trước Giám đốc và Hội đồng quản trị của Công ty thông qua các báo cáo: - Đội thi công lập các báo cáo liên quan đến tình hình nhân sự, tiền lương phải trả cho công nhân, các chi phí phát sinh liên quan đến mua vật tư phục vụ thi công - Bộ phận kinh doanh lập các báo cáo liên quan đến việc tham gia đấu thầu, bảng dự toán chi phí Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 127 cho từng công trình, bảng tổng hợp vật liệu, nguyên liệu, nhân công - Bộ phận kế toán tổng hợp tất cả các chứng từ kế toán phát sinh của công trường, trạm trộn, công trường khai thác đá chuyển về. Theo dõi tình hình công nợ, biến động về tài sản cố định, thanh toán lương, các khoản BHXH, BHTN, BHYT, KPCĐ cho cán bộ công nhân viên - Bộ phận tổ chức - hành chính lập các báo cáo theo dõi các chế độ bảo hiểm, hưu trí, các chính sách của người lao động trong Công ty. - Trạm trộn bê tông tập hợp các chứng từ kế toán phát sinh tại trạm trộn, lập bảng chấm công, lập báo cáo tiêu thụ bê tông tươi cho công trường và các khách hàng bên ngoài. - Tổ khai thác đá tập hợp các chứng từ phát sinh liên quan đến việc khai thác đá, lập bảng chấm công, lập các báo cáo liên quan đến tình hình tiêu thụ đá Granit cho công trường và cho khách hàng bên ngoài. Khi phân chia cụ thể từng trung tâm chi phí sẽ giúp nhà lãnh đạo đánh giá được hiệu quả làm việc của từng bộ phận. Mỗi bộ phận sẽ chịu trách nhiệm và kiểm soát các chi phí phát sinh tại bộ phận mình. Thứ năm, phân tích mối quan hệ chi phí, khối lượng, lợi nhuận là việc phân tích các sự thay đổi giữa biến phí đơn vị, giá bán sản phẩm, số lượng sản phẩm tiêu thụ, tổng định phí ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Việc phân tích này sẽ giúp nhà quản trị có những biện pháp và các quyết định kinh doanh trong tương lai khi doanh nghiệp phải đương đầu với các ràng buộc của thị trường. Để phân tích tốt mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng, lợi nhuận phục vụ cho việc ra quyết định của nhà quản trị, ta sử dụng công cụ hỗ trợ Excel thiết lập bảng 2. Bảng 2. Phân tích mối qua hệ CVP Sản phẩm: Bê tông thương phẩm Chỉ tiêu ĐVT Mac 200 Mac 250 .... 1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đồng 2. Chi phí nhân công trực tiếp 3. Biến phí sản xuất chung đồng 4. Biến phí đơn vị (chi phí nền) đồng/m3 5. Phần tiền tăng thêm a. Định phí sản xuát chung b. Định phí bảo hành và quản lý c. Mức hoàn vốn mong muốn đồng 6. Giá bán đồng/m3 7. Số dư đảm phí đơn vị: (6) - (4) đồng 8. Tỷ lệ số dư đảm phí: (7)/(6) * 100% % 9. Sản lượng hòa vốn: ((5a) + (5b))/(7) m3 10. Doanh thu hòa vốn: (9) * (6) đồng 11. Sản lượng có thể khai thác được m3 12. Công suất hòa vốn: (9)/(11) * 100% % Nhìn vào bảng phân tích này, ta có thể thấy phạm vi giá linh hoạt là khoảng cách giữa biến phí đơn vị và giá bán sản phẩm, khi xét thấy trong kì sản phẩm đã thu được lợi nhuận thì các đơn đặt hàng sau có thể giảm giá với giá bán bù đắp đủ biến phí thì Công ty sẽ có lợi nhuận. Như vậy, Công ty có thể sử dụng tối đa công suất của máy móc đồng thời tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Cải thiện công tác kế toán quản trị chi phí cho Công ty Cổ phần Xây dựng Khánh Hòa sẽ giúp Công ty kiểm soát tốt chi phí và có thể tăng khả năng cạnh tranh mạnh mẽ trong nền kinh tế thị trường hiện nay và đảm bảo cho Công ty phát triển một cách bền vững trong giai đoạn sau này. Để khai thác những điểm mạnh, cơ hội và những tác động tích cực, khắc phục những điểm yếu, né tránh những thách thức và tác động tiêu cực trong công tác kế toán quản trị chi phí, nghiên cứu cũng đề xuất một số giải pháp góp phần ứng dụng kế toán quản trị chi phí vào Công ty Cổ phần Xây dựng Khánh Hòa như sau: Thứ nhất, Công ty nên phân loại chi phí phát sinh tại Công ty theo biến phí, định phí, chi phí hỗn hợp làm cơ sở cho việc lập dự toán chi phí, tập hợp chi phí theo từng bộ phận và phân tích thông tin chi phí. Công ty tiến hành lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh nhằm cơ sở để kiểm soát, đánh giá chi phí và dự toán các nguồn lực cung ứng cho Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 128 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Công ty. Đồng thời, tổ chức kiểm tra và đánh giá thực hiện chi phí nhằm giúp nhà lãnh đạo đánh giá được hiệu quả làm việc của từng bộ phận. Mỗi bộ phận sẽ chịu trách nhiệm và kiểm soát các chi phí phát sinh tại bộ phận mình. Thứ hai, tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm cho từng công trình, cho từng mặt hàng bê tông thương phẩm nhằm đảm bảo cung cấp thông tin chi phí đơn vị sản phẩm chính xác căn cứ để xác định giá vốn hàng bán, giá trị hàng tồn kho, định giá bán sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh bộ phận nhằm đánh giá mức đóng góp của từng bộ phận đối với kết quả chung của công ty. Thứ ba, khi Công ty phải đương đầu với các ràng buộc của thị trường thì Công ty nên tiến hành phân tích mối quan hệ chi phí, khối lượng, lợi nhuận để phân tích các sự thay đổi giữa biến phí đơn vị, giá bán sản phẩm, số lượng sản phẩm tiêu thụ, tổng định phí ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận của Công ty. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Tấn Bình, 2003. Kế toán quản trị. NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 2. Phạm Văn Dược, Đặng Kim Cương, 2003. Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh. NXB Thống kê. 3. Huỳnh Lợi, hiệu đính Võ văn Nhị, 2003. Kế toán quản trị. NXB Thống kê. 4. Đào Văn Tài, Võ Văn Nhị, Trần Anh Hoa, 2003. Kế toán quản trị áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam. NXB Tài chính. 5. Tập thể tác giả bộ môn Kế toán quản trị và phân tích họat động kinh doanh. Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, 2004. Kế toán quản trị. NXB Thống kê. TP. Hồ chí Minh. 6. Bộ Tài chính, 2006. Thông tư số 53/2006/TT-BTC ngày 12 tháng 6 năm 2006.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoan_thien_ke_toan_quan_tri_chi_phi_tai_cong_ty_co_phan_xay.pdf