Hoàn thiện hệ hóa phẩm xử lý acid vùng cận đáy giếng vỉa cát kết tại mỏ Bạch Hổ và Mỏ Rồng

Bài báo giới thiệu quá trình hoàn thiện hệ hóa phẩm xử lý acid vùng cận đáy giếng vỉa cát kết tại các mỏ Bạch Hổ và Rồng của Liên doanh Việt - Nga “Vietsovpetro”. Thành phần chính của hệ acid (hàm lượng HF và tỷ lệ HCl/HF) được cải thiện theo hướng tiếp thu thành tựu khoa học công nghệ được áp dụng cho đối tượng đá cát kết; tăng khả năng phòng ngừa kết tủa thứ cấp các sản phẩm không mong muốn từ Fe(III) và Al(III). Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đề xuất hướng tiếp tục hoàn thiện hệ acid và công nghệ triển khai phù hợp với giai đoạn cuối đời mỏ

pdf10 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 21/05/2022 | Lượt xem: 341 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Hoàn thiện hệ hóa phẩm xử lý acid vùng cận đáy giếng vỉa cát kết tại mỏ Bạch Hổ và Mỏ Rồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơm thêm 1 tệp là hệ acid tiền xử lý (là hệ acid hữu cơ và không có chứa HF, acid DMC-0). Về thành phần hệ acid nhận thấy các hệ acid sau hoàn thiện được điều chỉnh theo hướng: giảm nồng độ TT Ký hiệu mẫu Ký hiệu mẫu ID2-Fe1 ID2-Fe2 ID2-Fe3 ID2-Fe4 ID2-Fe5 1 Nồng độ Fe3+ ban đầu 1.000 2.000 3.000 4.000 10.000 2 Trạng thái vật lý Lỏng, màu tím, không thấy xuất hiện kết tủa dưới đáy 3 pH 4,02 5,13 5,15 3,15 4,32 4 Nồng độ Fe 3+ còn lại trong dung dịch, ppm theo phương pháp UV-VIS 963 1.972 2.850 3.840 9.750 5 Hiệu quả phòng ngừa kết tủa thứ cấp 96,3% 98,6% 95,0% 96,0% 97,5% Bảng 8. Kết quả đánh giá khả năng phòng ngừa kết tủa thứ cấp các hợp chất Fe3+ của hệ hóa phẩm acit hữu cơ xử lý chính 11DẦUKHÍSỐ4/2021 3(7529,(71$0 HF xuống còn 0,5% (HF trong mẫu so sánh: 1 - 1,5%); thay thế một phần acid HCl bằng acid hữu cơ; bổ sung thêm các thành phần để nâng cao khả phòng ngừa kết tủa thứ cấp (DMC-CAF). Ngoài ra trong thành phần của hệ acid hoàn thiện có bổ sung thêm một số thành phần (chất hoạt động bề mặt, chất chống tạo nhũ, NH4Cl để ức chế trương nở sét) để nâng cao hiệu quả của hệ acid. Kết quả thí nghiệm xác định hệ số phục hồi độ thấm mẫu lõi trên thiết bị mô hình vỉa được nêu tại Bảng 9. Kết quả thí nghiệm cho thấy, các hệ hóa phẩm sau khi được hoàn thiện về thành phần hệ acid cũng như khả năng phòng ngừa kết tủa thứ cấp đã vượt trội về khả năng xử lý nhiễm bẩn vô cơ, đồng thời ngăn ngừa hiệu quả hiện tượng kết tủa thứ cấp. Hệ số phục hồi độ thấm mẫu lõi sau khi xử lý bằng hệ hóa phẩm acid sau hoàn thiện đạt 139,02 - 162,81%, cao gấp 1,7 - 2,6 lần so với hệ acid truyền thống. Các kết quả thí nghiệm trên mô hình mẫu lõi minh chứng cho tính khoa học của các hướng hoàn thiện hệ hóa phẩm acid, áp dụng cho điều kiện mỏ của Vietsovpetro. 2.3. Những thay đổi ở cuối đời khai thác mỏ và một số hướng tiếp tục hoàn thiện hệ acid và công nghệ áp dụng cho xử lý acid vùng cận đáy giếng vỉa cát kết Những thay đổi xảy ra ở cuối đời khai thác mỏ ảnh hưởng lớn tới mức độ thành công của công tác xử lý vùng cận đáy giếng gồm: sự suy giảm mạnh áp suất vỉa; gia tăng ngập nước; sự mất cân bằng sâu của dầu vỉa và sự kéo dài của thời gian gọi dòng sản phẩm sau xử lý ra khỏi vùng cận đáy giếng. Ngập nước ảnh hưởng tới mức độ thành công của xử lý vùng cận đáy giếng thông qua 3 nhóm tác động và hệ lụy từ tác động là làm đá vỉa trở nên kém bền vững dễ sập lở; làm tăng mức độ phân bố tự nhiên dòng acid bơm vào theo hướng giảm hiệu quả xử lý vùng cận đáy giếng; làm xuất hiện dạng nhiễm bẩn mới - nhiễm bẩn bởi các cụm nước cục bộ (water blockage) khi kết hợp với áp suất giảm sâu. Sự mất cân bằng sâu của dầu vỉa và sự giảm sút nghiêm trọng tính tương hợp của các hệ acid sử dụng với dầu vỉa là yếu tố làm giảm mức độ thành công của xử lý vùng cận đáy giếng. Hệ lụy tất yếu của sự mất cân bằng sâu của dầu vỉa là làm tăng mức độ nhiễm bẩn hữu cơ và tăng nguy cơ không tương hợp giữa hệ acid được sử dụng với dầu vỉa. Cả 2 hiện tượng suy giảm áp suất vỉa và ngập nước đều có tác động xấu tới hình thành nhiễm bẩn hữu cơ (asphaltene, nhựa, para—n trọng lượng phân tử cao, nhũ tương) tại vùng cận đáy giếng và tăng tính không tương hợp giữa hệ hóa phẩm xử lý với dầu vỉa. Động thái công nghệ gọi dòng sản phẩm sau xử lý ảnh hưởng mạnh tới thành công của xử lý vùng cận đáy giếng chủ yếu thông qua việc tăng mức độ kết tủa thứ cấp các sản phẩm không mong muốn. Để giảm mức độ kết tủa thứ cấp các sản phẩm sau phản ứng thường áp dụng giải pháp gọi dòng nhanh để kéo các sản phẩm sau phản ứng ra khỏi vùng cận đáy giếng. Khả năng tạo kết tủa thứ cấp trong điều kiện cụ thể của xử lý phụ thuộc vào kiểu và chất lượng của hệ hóa phẩm được sử dụng và đặc điểm khoáng vật vỉa, khoáng vật nhiễm bẩn. Khả năng này thể TT Thông tin mẫu 1 Tên mẫu BH-1 - Mẫu so sánh [4] BH-2 - Mẫu so sánh [4] BH-25 R32 2 Độ thấm khí (mD) - - 104,7 106,2 3 Nhiệt độ (oC) 130 130 100 100 4 Áp suất (atm) 100 100 100 100 5 Độ thấm dầu ban đầu K1 10,8 32,3 3,563 1,881 Thứ tự đánh giá 6 Mô phỏng nhiễm bẩn vô cơ: 1 - 2 Vrỗng dung dịch А và 1 - 2 Vrỗng dung dịch B 7 Độ thấm dầu sau khi mô phỏng nhiễm bẩn K2 (mD) 0,01 6,5 0,947 1,144 8 Thứ tự bơm + HCl 6% + HF 1% + CH3COOH 5% + NTF 2% + Dừng để phản ứng: 120 phút + HCl 8% + HF 1,5% + CH3COOH 5% + NTF 2% + Dừng để phản ứng: 120 phút + NH4Cl 5%: 2V0 + Acid DMC-0: 1V0 + Acid DMC-1: 1V0 + Dừng để phản ứng - 60 phút. + NH4Cl 5% - 2V0 + NH4Cl 5%: 2V0 +Acid DMC-0: 1V0 +Acid DMC-2: 2V0 + Dừng để phản ứng - 60 phút. + NH4Cl 5% - 2V0 9 Độ thấm dầu sau khi xử lý K3 (mD) 4,4 12,1 3,135 2,472 10 Hệ số phục hồi độ thấm Kph = K3/[( K1+K2)/2] × 100% 81% 62% 139,02 162,81 Bảng 9. Kết quả đánh giá khả năng phục hồi độ thấm mẫu lõi trên mô hình vỉa 12 DẦUKHÍSỐ4/2021 THĂMDÒ-KHAITHÁCDẦUKHÍ hiện cả về tổng khối lượng (thể tích) các chất tạo kết tủa và khoảng thời gian cần thiết để kết tủa xuất hiện mạnh và phát triển. Với cùng đặc điểm khoáng vật vỉa, khoáng vật nhiễm bẩn, mỗi kiểu hệ hóa phẩm cụ thể có khoảng thời gian để kết tủa xuất hiện khác nhau (ngắn, dài/sớm, muộn). Khi thời gian cần thiết cho gọi dòng ngắn hơn khoảng thời gian để kết tủa xuất hiện, thì kết tủa không xảy ra. Ngược lại, khi thời gian cần thiết cho gọi dòng dài hơn thời gian để kết tủa xuất hiện, thì kết tủa xảy ra. Với điều kiện giếng suy giảm áp suất và bị ngập nước, thời gian cần thiết cho gọi dòng sẽ tăng cao, nên xác suất tạo kết tủa cũng tăng cao. Như vậy, sự suy giảm mạnh áp suất vỉa, tăng mức độ ngập nước, tăng mức mất cân bằng sâu của dầu vỉa và sự kéo dài của thời gian gọi dòng sản phẩm sau xử lý là yếu tố ảnh hưởng xấu tới hiệu quả của xử lý acid vùng cận đáy giếng. Vì vậy, hệ hóa phẩm đã từng được coi là đủ lượng cho hòa tan vật liệu nhiễm bẩn, có khoảng thời gian để kết tủa xuất hiện còn đủ dài so với thời gian gọi dòng, có thể phát huy tốt tác dụng trước đây, nhưng ở cuối đời khai thác mỏ có thể trở nên kém hiệu quả, nếu không được tiếp tục hoàn thiện. 3. Kết luận Vietsovpetro đã từng bước nghiên cứu hoàn thiện hệ hóa phẩm cho xử lý acid vùng cận đáy giếng vỉa cát kết trên 2 khía cạnh là hoàn thiện thành phần chính yếu (hàm lượng HF, tỷ lệ HCl/HF và thay thế một phần HCl bằng acid hữu cơ) và nâng cấp khả năng cho chống kết tủa thứ cấp các sản phẩm không mong muốn. Thành phần acid chính yếu được hoàn thiện ngày càng đáp ứng tốt hơn các tiêu chí kỹ thuật được thừa nhận rộng rãi và phù hợp hơn với điều kiện vỉa. Hỗn hợp chất chelate sau hoàn thiện có khả năng tốt trong phòng ngừa kết tủa thứ cấp các sản phẩm không mong muốn từ Fe(III) và Al(III). Nhóm tác giả đề xuất hướng cho tiếp tục hoàn thiện hệ acid và công nghệ tiến hành nhằm đáp ứng với thực tiễn nhiều thay đổi ở cuối đời khai thác tại các mỏ Bạch Hổ và Rồng ở Vietsovpetro như sau:  Sử dụng lại phương pháp công nghệ nhũ tương hóa acid muối và acid sét để giảm thiểu sự ăn mòn thiết bị lòng giếng, giảm thiểu tiềm năng nhiễm bẩn bởi các ion Fe2+ và Fe3+. Trong trường hợp sử dụng pha hydrocarbon là hóa phẩm loại trừ nhiễm bẩn hữu cơ thì công nghệ nhũ hóa sẽ giúp giảm thiểu thể tích dung dịch đệm và tăng mức độ tương hợp của dung dịch xử lý với dầu vỉa.  Xem xét giảm thiểu thời gian chờ phản ứng để giảm quãng thời gian từ thời điểm kết thúc bơm tới khi hoàn tất gọi dòng (thực chất là tiến hành gọi dòng ngay sau khi bơm hết thể tích dung dịch xử lý. Trong trường hợp này, thời gian chờ phản ứng vẫn có vì việc gọi dòng thường cần có thời gian chứ không phải là ngay lập tức).  Xem xét sử dụng lại phương pháp xử lý vùng cận đáy giếng kết hợp với công nghệ thông vỉa sâu và gọi dòng nhanh bằng hỗn hợp hóa phẩm DMC (XP1 + XP2). Trong trường hợp này, việc gọi dòng được rút ngắn đáng kể mà kết quả là giảm xác suất tạo kết tủa thứ cấp tới mức thấp nhất.  Nghiên cứu đưa vào ứng dụng hệ chất lái dòng thông minh cho phép tiến hành xử lý vùng cận đáy giếng có chọn lọc đối với đối tượng giếng bị ngập nước mạnh mà việc áp dụng công nghệ truyền thống không có khả năng phát huy tác dụng.  Nghiên cứu đưa vào áp dụng công nghệ phức hợp: vừa xử lý phục hồi độ thấm vùng cận đáy giếng, vừa xử lý giảm hàm lượng nước trong dầu khai thác. Lời cảm ơn Nghiên cứu này được thực hiện trong khuôn khổ đề tài KC.02.12/16-20. Nhóm tác giả trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ, Liên doanh Việt - Nga “Vietsovpetro” trong quá trình thực nghiên cứu này. Tài liệu tham khảo [1] Pуководящий документ РД 32-90, “Временное методическое по воздействию нефтекислотными эмульсиями на призабойную зону с целью увеличению продук-тивности-приемистости скважин месторождения Белый Тигр”, СП Вьетсовпетро, 1990. [2] РД СП - 66/2001, “Кислотные составы и технология их применения для увеличения продуктивности (приемистости) скважин месторождений”, СП Вьетсовпетро, 2001. [3] РД СП - 66/2006, “Кислотные составы и технология их применения для увеличения продуктивности (приемистости) скважин месторождений”, СП Вьетсовпетро, 2006. [4] Отчет "Разработка и адаптация композиционных кислотных соствов для повышения продуктивности и приемистости скважин залежи нижнего олигоцена месторождения Белого Тигра", СП Вьетсовпетро, 2006. 13DẦUKHÍSỐ4/2021 3(7529,(71$0 [5] Отчет "Разработка и лабораторное испытание составов для селективных обработок призабойных зон нагнетательных скважин с целью выравнивания профиля приемистости в терригенных коллекторах месторождений СП «Вьетсовпетро»", СП Вьетсовпетро, 2016. [6] C.E. Shuchart and R.D. Gdanski, “Improved success in acid stimulation with a new organic HF system”, European Petroleum Conference, Milan, Italy, October 1996. [7] D.E. Simon and M.S. Anderson, “Stability of clay minerals in acid”, SPE Formation Damage Control Symposium, Lafayette, Louisiana, February 1990. [8] Отчет «Разработка специальных составов и опытно-промышленные испытания технологии ОПЗ для слабоцементированных песчаников м/р Дракон», СП Вьетсовпетро, 2015. [9] О.М. Петрухина, Справочное руководство по применению ионоселективных электродов. Издательство Мир, 1986. [10] C.F. Smith, C.W. Crowe, and T.J. Nolan, “Secondary deposition of iron compounds following acidizing treatments”, Journal of Petroleum Technology, Vol. 21, No. 9, pp. 1121 - 1129, 1969. DOI: 10.2118/2358-PA. [11] A. Coulter and P.D. Gougler, “Field tests indicate tubing is main source of iron precipitation in the wellbore”, Oil & Gas Journal, No. 3, pp. 87 - 88, 1984. [12] P.D. Gougler, J.E. Hendrick, and A.W. Coulter, “Field investigation identi‘es source and magnitude of iron problems”, SPE Production Operations Symposium, Oklahoma City, Oklahoma, USA, 10 - 12 March 1985. DOI: 10.2118/13812-MS. [13] Chris E. Shuchart, “Chemical study of organic-HF blends leads to improved ºuids”, International Symposium on Oilxeld Chemistry, Houston, Texas, February 1997. DOI: 10.2118/37281-MS. [14] B.G. Al-Harbi, M.N. Al-Dahlan, M.H. Al-Khaldi, and Saudi Aramco, “Aluminum and iron precipitation during sandstone acidizing using organic-HF acids”, SPE International Symposium and Exhibition on Formation Damage Control, Lafayette, Louisiana, USA, 15 - 17 February 2012. DOI: 10.2118/151781-MS. Summary The paper describes the process of completing the chemical systems for acidising treatment near the wellbore for sandstone formations at Bach Ho and Rong fields of Vietsovpetro. The main components of the acid system (HF concentration and HCl/HF ratio) were improved to suit the modern technology widely applied in sandstone formations and enhance the ability to control secondary precipitation of undesirable products from Fe (III) and Al (III). On that basis, the authors also propose a number of further improvements for the acid system and relevant technology for the final stage of production. Key words: Acidising, near-wellbore, prevent secondary precipitation. COMPLETINGTHECHEMICALSYSTEMSFORNEAR-WELLBORE ACIDISINGTREATMENTOFSANDSTONEFORMATIONSATBACHHO ANDRONGFIELDS Nguyen Van Ngo1, Le Van Cong1,3, Do Thanh Trung1, Nguyen Quoc Dung2, Dao Quoc Tuy3 1Petrovietnam Chemical and Services Corporation (PVChem) 2Vietsovpetro 3Hanoi University of Science and Technology Email: conglv@pvchem.com.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoan_thien_he_hoa_pham_xu_ly_acid_vung_can_day_gieng_via_cat.pdf
Tài liệu liên quan