Mục đích của bài viết này là tìm hiểu thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị quan hệ khách hàng (CRM) tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi nhánh Nghệ An (Agribank Nghệ An). Bài viết tập trung vào ba vấn đề chính trong công tác CRM tại Chi nhánh gồm: (1) Phân loại và nhận diện khách hàng; (2) Cá biệt hóa và tương tác khách hàng; và (3) Gia tăng giá trị cho khách hàng. Bài viết đã chỉ ra những hạn chế cơ bản và quan trọng nhất trong CRM tại Chi nhánh và đề xuất các giải pháp toàn diện từ (1) Hoàn thiện và phân tích cơ sở dữ liệu khách hàng; (2) Lựa chọn khách hàng mục tiêu và cá biệt hóa khách hàng; đến (3) Xây dựng các chương trình nhằm gia tăng giá trị cho các nhóm khách hàng. Vì công tác CRM còn khá mới mẻ đối với một Chi nhánh Ngân hàng, bài viết có giá trị tham khảo cao cho Ban giám đốc Chi nhánh cũng như các chi nhánh ngân hàng khác trong toàn hệ thống Agribank Việt Nam
7 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 10/05/2022 | Lượt xem: 655 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị quan hệ khách hàng tại Ngân hàng Agribank - Chi nhánh Nghệ An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngân hàng phải
nhớ những đặc điểm đặc trưng của từng khách
hàng để thuận tiện trong công tác chăm sóc khách
hàng. Điều này là rất quan trọng, nó làm cho khách
hàng cảm thấy phấn khởi và là “sợi dây vô hình” gắn
kết giữa khách hàng - ngân hàng.
Phát triển thông tin khách hàng: ngoài các thông
tin đã thu thập, Ngân hàng có thể lấy thêm thông tin
khách hàng từ mạng internet, từ báo chí, từ xã hội
hoặc từ trung tâm thông tin khách hàng - Ngân hàng
nhà nước Việt Nam để thuờng xuyên bổ sung cho
nguỗn dữ liệu khách hàng.
Cá biệt hóa: Với đặc thù là ngành dịch vụ, cung
cấp các sản phẩm vô hình cho khách hàng nên
khách hàng mục tiêu của Ngân hàng là toàn bộ các
nhóm khách hàng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng
nhóm khách hàng khác nhau, Ngân hàng sẽ thiết kế
những chương trình, sản phẩm, dịch vụ khác nhau.
Đối với nhóm 1, Chi nhánh cần phải giữ được
mối quan hệ hợp tác bền vững trên cơ sở hai bên
cùng có lợi bằng cách đề ra các chính sách ưu đãi.
Ngân hàng phải cung cấp các dịch vụ chăm sóc
khách hàng tốt nhất dành cho nhóm khách hàng
nay. Trong các dịp lễ, Tết, sinh nhật, cần phải kịp
thời thăm hỏi để tạo mối quan hệ ngày càng khăng
khít hơn. Đồng thời, phải đáp ứng đầy đủ các nhu
cầu của khách hàng về các sản phẩm dịch vụ ngân
hàng và đặc biệt luôn cam kết với khách hàng việc
phát triển sản phẩm mới và chất lượng dịch vụ ngày
càng tăng. Về tín dụng, Ngân hàng cần đáp ứng
kịp thời và đầy đủ nhu cầu vốn của khách hàng trên
cơ sở đảm bảo khách hàng thực hiện đầy đủ các
điều kiện vay vốn theo quy định. Ngoài ra, có thể
thực hiện sản phẩm vay thấu chi với số dư tối đa
100 triệu đồng đối với nhóm khách hàng này, và có
thể thực hiện cho vay không có đảm bảo tài sản
70% hoặc toàn bộ. Chính sách lãi suất tiền vay đối
với nhóm 1 có thể áp dụng lãi suất ưu đãi theo mức
lãi suất từng thời kỳ do Agribank công bố. Ngoài ra,
khách hàng được đáp ứng tất cả các sản phẩm dịch
vụ hiện có của ngân hàng và mức phí được ưu đãi
tối đa theo quy định, và được ưu tiên trong việc gửi
tiền, giao dịch nhận và gửi tiền có thể được thực
hiện tại địa điểm do khách hàng yêu cầu.
Đối với nhóm 2, về cơ bản thực hiện giống
khách hàng Nhóm 1, tuy nhiên chính sách tín dụng
có khác đôi chút với yêu cầu khách hàng thực hiện
đầy đủ các điều kiện vay vốn theo quy định. Ngoài
ra, có thể thực hiện sản phẩm vay thấu chi với số
dư tối đa 50 triệu đồng đối với nhóm khách hàng
này, và có thể thực hiện cho vay không có đảm bảo
tài sản 50%, áp dụng lãi suất ưu đãi trong cho vay
ngắn hạn.
Đối với nhóm 3, chỉ cần dành sự chăm sóc ở
mức vừa phải để duy trì mối quan hệ vì nhóm khách
hàng này không mang lại lợi ích nhiều cho ngân
hàng. Ngân hàng chỉ cấp tín dụng khi đã đáp ứng
đầy đủ vốn cho khách hàng thuộc nhóm 1, nhóm
2 và khách hàng thực hiện đầy đủ các thủ tục vay
vốn theo quy định, thực hiện cho vay có đảm bảo
bằng tài sản, với lãi suất cho vay thông thường, đáp
ứng tất cả các sản phẩm dịch vụ hiện có của ngân
hàng và mức phí được thực hiện bình thường theo
quy định.
Đối với nhóm 4, Ngân hàng hạn chế các hoạt
động marketing đối với nhóm khách hàng này vì đây
là những khách hàng không trung thành và không
đóng góp nhiều vào hiệu quả hoạt động của ngân
hàng, ngừng cấp tín dụng đối với khách hàng nhóm
4 vì khách hàng này có lịch sử nợ xấu hoặc đang
có nợ xấu tại ngân hàng, thực hiện cho vay có đảm
bảo bằng tài sản, áp dụng lãi suất cho vay thông
thường, và khách hàng được đáp ứng tất cả các
sản phẩm dịch vụ hiện có của ngân hàng và mức
phí được thực hiện bình thường theo quy định.
4.3. Gia tăng giá trị cho khách hàng
Cuộc đua giành thị phần ở phân khúc khách
hàng có thu nhập cao này càng trở nên sôi động
khi các ngân hàng thương mại nội địa cũng bắt đầu
tham gia vào “sân chơi” tiềm năng này. Chính vì vậy,
để thu hút được nhưng khách hàng này giao dịch
tại Ngân hàng, Agribank Nghệ An cần phải tạo ra
những giá trị gia tăng cho đối tương khách hàng
nhóm 1 (khách hàng VIP). Các sản phẩm dịch vụ
ngân hàng cung cấp bao gồm: Thẻ tín dụng dành
cho khách hàng VIP, chẳng hạn thẻ Gold Agri (thẻ
tín dụng ghi nợ nội địa có hạn mức lên đến 100 triệu
đồng); thẻ Siver Visa Agri (thẻ tín dụng ghi nợ quốc
tế có hạn mức lên đến 150 triệu đồng); thẻ ATM VIP
(hạn mức thấu chi đến 200 triệu đồng).
Ngoài ra, Chi nhánh cần có các chương trình
vay vốn, quản lý tài sản,với cam kết sẽ giải quyết
nhu cầu tài chính tức thời và tận nơi, ưu đãi đặc
biệt về phí dịch vụ và lãi suất. Chi nhánh cần tiến
hành đề xuất với ngân hàng trung ương xây dựng
ngân hàng trực tuyến, nhằm giúp cho khách hàng
có thể vấn tin tài khoản tiền gửi, tiền vay hoặc thực
hiện các bước vay vốn mà không cần phải đến
ngân hàng. Đối với khách hàng là doanh nhân, hoặc
doanh nghiệp, hàng ngày, Chi nhánh có thể gửi đến
những bản tin tài chính tới văn phòng làm việc. Ngân
hàng cũng cần tạo không gian riêng biệt và tiện
nghi để đón tiếp khách hàng VIP với internet không
dây, sách báo, tạp chí, cà phê, trà theo sở thích,
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 111
và tạo đường dây liên lạc dành riêng cho khách
hàng VIP, để trong trường hợp khách hàng không
tới được Ngân hàng thì có thể gọi đến và sẽ có giao
dịch viên chuyên biệt nghe, tiếp nhận yêu cầu, thực
hiện và báo cáo lại. Tất cả cần phải được thực hiện
nhanh chóng, chính xác và bảo mật tuyệt đối.
Cùng với đó, Agribank Chi nhánh Nghệ An cần
phải đẩy mạnh chiến lược hợp tác với những nhà
cung cấp sản phẩm, dịch vụ ngoài ngành ngân
hàng như: Công ty sách thiết bị trường học, Công ty
Trách nhiệm hữu hạn Thành Đạt, Siêu thị Vinatex,
Công ty cổ phần thương mại Nghệ An, Công ty cổ
phần xây dựng quảng cáo Minh Anh, Doanh nghiệp
tư nhân Huệ Lộc và các cửa hàng bán đồ điện tử,
đồ gia dụng trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Công ty xăng
dầu Nghệ An, Vinaphone thanh toán trả trước và trả
sau qua dịch vụ Mobibanking, liên kết bán vé máy
bay với Việt Nam Airlines để phục vụ khách hàng
trọn gói chỉ bằng tấm thể VIP do ngân hàng phát
hành, với mục đích nhằm để khách hàng VIP có thể
sử dụng tấm thẻ của ngân hàng như một phương
tiện thanh toán hiện đại và được hưởng các chính
sách giảm giá ưu đãi từ các đơn vị ngoài ngành hợp
tác với ngân hàng. Và chương trình này đã được
các chi nhánh trong hệ thống tại các thành phố lớn
thực hiện rất thành công như Chi nhánh Tràng An
tại Hà Nội liên kết với Trung tâm điện máy Nguyễn
Kim, Chi nhánh Đông Sài Gòn liên kết với đại lý bán
vé máy bay
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt và tình hình
kinh tế lạm phát tăng cao, theo chỉ đạo của Chính
phủ, ngân hàng phải thắt chặt tiền tệ làm cho tình
hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Tăng trưởng
tín dụng bị hạn chế và huy động vốn được đặt lên
hàng đầu và là đỏi hỏi cấp bách hiện nay. Mặc khác,
với mục tiêu nợ xấu dưới 3%, việc đầu tư tín dụng
đòi hỏi các ngân hàng phải thận trọng và phải có
sự phân tích chính xác. Do đó, CRM là cần thiết
trong giai đoạn hiện nay. CRM không chỉ mang lại
lợi ích cho ngân hàng mà còn mang lại lợi ích cho
khách hàng. Bởi khách hàng và sự thỏa mãn của
khách hàng là mục tiêu mà quản trị quan hệ khách
hàng hướng đến. Thông qua quản trị quan hệ khách
hàng, các thông tin về khách hàng được Ngân hàng
lưu trữ đầy đủ và chính xác. Việc sử dụng thông
tin khi cần thiết cũng được thực hiện một cách dễ
dàng. Nhờ quản trị quan hệ khách hàng, Ngân hàng
hướng các mục tiêu chính sách của mình vào đúng
đối tượng nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao
nhất có thể. Và để hoàn thiện công tác CRM tại
Agribank Nghệ An, một số kiến nghị sau đây cần
thực hiện.
Đối với Agribank Việt Nam, cần xây dựng
module “phân tích khách hàng” được lấy dữ liệu từ
module CRM hiện có và module “phân tích khách
hàng tiền gửi”, và có biểu phí linh hoạt nhằm áp
dụng cho các đối tượng khách hàng khác nhau
hoặc miễn phí thực hiện các giao dịch chuyển tiền
đối với đối tượng khách hàng VIP.
Đối với Agribank Nghệ An, các giao dịch viên
phải thực hiện nhập thông tin một cách đầy đủ và
cập nhật thường xuyên dữ liệu, hàng quý thực hiện
công tác phân tích khách hàng để giảm thiểu rủi ro.
Ngân hàng cần chủ động trong việc đưa ra các sản
phẩm liên kết với các doanh nghiệp ngoài ngành
trình Trụ sở chính xin ý kiến, và hợp tác với các
trung tâm đào tạo nguồn nhân lực để tổ chức đào
tạo tại Chi nhánh cho các giao dịch viên làm công
tác chăm sóc khách hàng để trang bị các kiến thức
cần thiết như: kiến thực về giao tiếp, kiến thức về
thị trường tài chính, kỹ năng giao tiếp khách hàng
Bên cạnh đó, Ngân hàng nên bố trí một phòng
khách riêng biệt dành cho khách hàng VIP với đầy
đủ các tiện nghi như: tivi, internet, máy pha cà phê,
trà, bánh kẹo nhằm phục vụ đối tượng khách hàng
này trong quá trình giao dịch tại Chi nhánh. Định kỳ
hàng năm, tổ chức hội nghị đối thoại nhằm nắm bắt
kịp thời các nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó,
Chi nhánh cần tổ chức các hoạt động giao lưu giữa
khách hàng và Ngân hàng để tăng cường sự gắn
kết giữa hai bên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Thị Ngọc Hà, 2012. Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại
thương Việt Nam - Chi nhánh Nha Trang, Luận văn Thạc sĩ kinh doanh, Trường Đại học Nha Trang.
2. Nguyễn Thị Hồng Nhung, 2012. Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần
An Bình - Chi nhánh Khánh Hòa, Luận văn Thạc sĩ kinh doanh, Trường Đại học Nha Trang.
3. Hồ Thị Hồng Tuyết, 2012. Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn - Chi nhánh Khánh Hòa, Luận văn Thạc sĩ kinh doanh, Trường Đại học Nha Trang.
4. Peppers, D. & Rogers, M., 2004. Managing Customer Relationships: A Strategi Framework, John Wiley & Sons.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_cong_tac_quan_tri_quan_he_khach_hang_tai_ngan_han.pdf