Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Đây là lĩnh vực bao gồm nhiều hoạt động; đối tượng điều chỉnh rộng; hàng hóa vừa là hữu hình vừa là vô hình; các yếu tố đầu ra, đầu vào không rõ ràng dẫn đến khó xác định thu nhập tính thuế. Những năm qua Cục Thuế tỉnh Khánh Hoà đã tăng cường công tác quản lý thuế trong lĩnh vực này mặc dù đã có những kết quả nhất định nhưng vẫn còn tồn tại những bất cập. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn thành phố Nha Trang, từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn thành phố Nha Trang
6 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 522 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn thành phố Nha Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 167
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TRONG LĨNH VỰC
THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NHA TRANG
IMPROVING TAX ADMINISTRATION IN THE FIELD OF THE COMMERCE
IN NHA TRANG CITY
Nguyễn Thị Hồng Vân1, Nguyễn Thị Hiển2
Ngày nhận bài: 27/5/2013; Ngày phản biện thông qua: 07/6/2013; Ngày duyệt đăng: 10/12/2013
TÓM TẮT
Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư,
xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Đây là lĩnh vực bao gồm nhiều hoạt động; đối tượng
điều chỉnh rộng; hàng hóa vừa là hữu hình vừa là vô hình; các yếu tố đầu ra, đầu vào không rõ ràng dẫn đến khó xác định
thu nhập tính thuế. Những năm qua Cục Thuế tỉnh Khánh Hoà đã tăng cường công tác quản lý thuế trong lĩnh vực này
mặc dù đã có những kết quả nhất định nhưng vẫn còn tồn tại những bất cập. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục
đích đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn thành phố Nha Trang, từ đó đề xuất
một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn thành phố
Nha Trang.
Từ khoá: công tác quản lý thuế, thương mại
ABSTRACT
The commercial activity is aimed at operating profi t, including purchasing and saling goods, providing services,
investment, trade promotion and other lucrative activities. The commercial fi eld includes many activities; adjustable wide
audience, tangible and invisible goods, the output elements, resulting in no apparent ill-defi ned collection taxable. In
recent years Khanh Hoa Department of Taxation have strengthened performed tax administration in this fi eld, despite the
positive results, there are still shorrtcomings remaining. This study was conducted to assess the actual situations in tax
administration in the commercial sector in Nha Trang city, then to propose some solutions and recommendations to
improve the tax administration in the commercial sector in the city of Nha Trang.
Keywords: the tax administration, commerce
1 Nguyễn Thị Hồng Vân: Cao học Quản trị kinh doanh 2010 - Trường Đại học Nha Trang
2 TS. Nguyễn Thị Hiển: Trường Đại học Nha Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cải cách và hoàn thiện công cụ quản lý kinh tế
về thuế đảm bảo nâng cao năng lực quản lý Nhà
nước về kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp và của cả nền kinh tế là vấn đề có ý
nghĩa sống còn.
Luật quản lý thuế có hiện lực thi hành từ
01/07/2007 đã thay đổi căn bản cơ chế quản lý
thuế từ thủ công sang quản lý hiện đại theo cơ chế
người nộp thuế (NNT) tự tính, tự khai, tự nộp thuế
và tự chịu trách nhiệm về thực hiện nghĩa vụ thuế.
Tuy nhiên ý thức chấp hành của các đối tượng nộp
thuế, người tiêu dùng chưa cao, mặt khác cũng cho
thấy cơ chế, chính sách và công tác quản lý thuế
của cơ quan thuế chưa bám sát thực tế minh chứng
cụ thể là trong lĩnh vực thương mại. Thành phố
Nha Trang là nơi tập trung nhiều nhất các loại hình
doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể hoạt động trong
lĩnh vực thương mại của tỉnh Khánh Hòa. Dẫn đến
công tác quản lý thuế trong lĩnh vực thương mại tại
địa bàn này tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết. Đến
nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào về công tác
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
168 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
quản lý thuế trong lĩnh vực thương mại được thực
hiện tại thành phố Nha Trang. Nghiên cứu đã đưa
ra một số giải pháp khắc phục các hạn chế còn tồn
tại trong công tác quản lý thuế trong lĩnh vực thương
mại phù hợp với thực trạng và đặc thù riêng của địa
bàn thành phố Nha Trang.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý
thuế trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn thành
phố Nha Trang. Đánh giá những kết quả đạt được
và những mặt hạn chế trong công tác quản lý thuế
trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn thành phố
Nha Trang để làm cơ sở đề xuất một số giải pháp
nhằm góp phần làm tăng nguồn thu ngân sách Nhà
nước của thành phố Nha Trang nói riêng và tỉnh
Khánh Hòa nói chung.
2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu chủ yếu sử dụng những phương
pháp nghiên cứu sau: thu thập số liệu thứ cấp
từ các báo cáo hàng năm, từ cơ quan thống kê;
phương pháp thống kê bằng bảng biểu, so sánh,
tổng hợp, phương pháp thảo luận với các chuyên
gia (công chức trực tiếp, quản lý thuế trong lĩnh vực
thương mại).
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Quản lý thuế thuế giá trị
gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp trong lĩnh vực
thương mại.
Phạm vi nghiên cứu: trên địa bàn thành phố
Nha Trang giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2011.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Những kết quả đạt được của công tác quản
lý thuế trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn
thành phố Nha Trang giai đoạn 2009 - 2011
Thứ nhất: Sau hơn 4 năm áp dụng Luật Quản
lý thuế cùng với các biện pháp tăng cường công tác
quản lý thuế trong lĩnh vực thương mại, kết quả thu
thuế giai đoạn 2009-2011 trên địa bàn thành phố
Nha Trang tăng đều qua các năm trên mọi lĩnh vực.
Bảng 1. Kết quả thu thuế giai đoạn 2009 - 2011 trên địa bàn thành phố Nha Trang
ĐVT : Triệu đồng
Lĩnh vực
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010
Gía trị
(triệu
đồng)
Tỷ lệ
(%)
Gía trị
(triệu
đồng)
Tỷ lệ
(%)
Gía trị
(triệu
đồng)
Tỷ lệ
(%)
Gía trị
(triệu đồng)
Tỷ lệ
(%)
Gía trị
(triệu
đồng)
Tỷ lệ
(%)
Sản xuất 2.181.085 68,27 2.626.041 73,82 3.012.192 71,75 444.956 20,4 386.151 14,7
Thương mại 273.687 8,56 288.560 8,11 346.279 8,25 14.873 5,43 57.719 20
Dịch vụ 739.948 23,17 642.646 18,07 839.711 20 -97.302 -13,15 197.065 30,66
Tổng 3.194.720 100 3.557.247 100 4.198.182 100 362.527 11,35 640.935 18,02
(Nguồn số liệu: Cục Thuế tỉnh Khánh Hoà)
Thứ hai, công tác đăng ký, kê khai, nộp thuế tiết
kiệm thời gian, chi phí cho cả NNT và cơ quan thuế.
Kể từ ngày 27/3/2009, Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa đã
thực hiện theo cơ chế liên thông một cửa thông qua
Sở Kế hoạch và Đầu tư góp phần rút ngắn thời gian
kê khai các thủ tục hành chính để bắt đầu kinh doanh.
Tạo sự thuận tiện trong công tác quản lý thuế, đăng
ký kinh doanh đi đôi với đăng ký thuế. Giảm bớt tình
trạng nhiều cơ sở có giấy phép thành lập nhưng đến
đăng ký thuế chậm hoặc có giấy phép đã lâu nhưng
đến nay vẫn chưa đăng ký thuế.
Năm 2009 cũng là năm ngành Thuế thực hiện
Quy chế phối hợp thu thuế qua hệ thống ngân hàng.
Lợi ích đem lại rất lớn: Từng bước khuyến khích
thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần cải cách
hành chính theo hướng đơn giản, rõ ràng, minh
bạch, dễ thực hiện; Rút ngắn thời gian nộp thuế của
người nộp thuế, giảm bớt áp lực cho Kho bạc; Giữa
cơ quan Thuế, ngân hàng và Kho bạc đã thiết lập
mạng truyền tải dữ liệu chung đã giảm thiểu đáng kể
giấy tờ, thủ tục rườm rà không cần thiết.
Tháng 10/2010, Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa bắt
đầu triển khai kê khai thuế qua mạng. Phương pháp
kê khai hiện đại này đã hạn chế sai sót, lỗi số học
trong quá trình kê khai, giúp người nộp thuế nộp
tờ khai đúng hạn, kiểm tra, kiểm soát nhanh chóng
việc kê khai của người nộp thuế, phát hiện ngay các
trường hợp kê khai không đúng, không đủ, không
kịp thời số thuế phải nộp để có biện pháp chấn
chỉnh, xử lý kịp thời.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 169
Thứ ba, công tác tuyên truyền hỗ trợ được đặc
biệt chú trọng. Nếu như trước đây, việc tuyên truyền
hướng dẫn chính sách thuế chỉ tập trung vào các
hình thức truyền thống như trả lời qua văn bản, trực
tiếp, tập huấn, panô, báo chí, cấp phát miễn phí ấn
phẩm về thuế thì kể từ khi thay đổi cơ chế quản
lý thuế theo quy trình NNT tự tính, tự khai, tự nộp
thuế trở đi công tác tuyên truyền hỗ trợ đã có sự
thay đổi rõ rệt. Không chỉ chú trọng chiều đưa thông
tin đến NNT, CQT cũng rất quan tâm đến chiều
ngược lại đó là chất lượng công tác hỗ trợ của mình,
bằng cách tổ chức các cuộc đối thoại (1 năm 2 lần),
trả lời các câu hỏi và đăng tải nội dung trên web-
site của ngành, tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật
thuếgóp phần chuyển tải sâu rộng, thường xuyên
chính sách thuế vào đời sống.
Bảng 2. Kết quả NNT nộp tờ khai đúng hạn giai đoạn 2009-2011
Thời gian Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tỷ lệ NNT nộp tờ khai đúng hạn 96,5% 96,28% 96,6%
(Nguồn số liệu: Cục Thuế tỉnh Khánh Hoà)
Bảng 3. Các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ NNT giai đoạn 2009-2011
TT Chỉ tiêu ĐVT
Năm So sánh %
2009 2010 2011 10/09 11/10
I Công tác tuyên truyền
1 Phát sóng Đài Phát thanh và truyền hình Lượt 48 48 48 100 100
2 Thi tìm hiểu pháp luật thuế Buổi 0 0 0
3 Bài đăng báo, tạp chí Bài 77 120 165 155,8 137,5
4 Panô tuyên truyền thuế cái 20 22 22 110 100
II Công tác hỗ trợ doanh nghiệp
1 Trả lời bằng văn bản, trực tiếp Lượt 72 86 124 119,4 144,2
2 Tập huấn cho doanh nghiệp Lớp 31 35 37 112,9 105,7
3 Cung cấp tài liệu, ấn phẩm thuế Bộ 112 131 163 116,9 124,4
4 Đối thoại với doanh nghiệp Cuộc 11 6 10 54,5 166,7
(Nguồn số liệu: Cục Thuế tỉnh Khánh Hoà)
Thứ tư, tỷ lệ nợ được khống chế ở mức cho
phép. Bắt đầu từ năm 2010, ngành Thuế Khánh
Hòa đã thực hiện quyết liệt công tác đôn đốc thu
hồi nợ đọng và tiền phạt thuế. Phối hợp với các
cơ quan chức năng đặc biệt là ngành Công an đẩy
mạnh các biện pháp xử lý thu hồi nợ đọng thuế,
thường xuyên cử các đoàn công tác đến tìm hiểu
tình hình kinh doanh của cơ sở kinh doanh, từ đó
giúp các cơ sở đưa ra cam kết với cơ quan thuế
về kế hoạch trả nợ, tổ chức họp báo công khai
thông tin các cơ sở nợ thuế lớn cố tình dây dưa
chiếm dụng tiền thuế với mục đích thông qua dư
luận để tác động đến các cơ sở nợ thuế. Do đó
từ năm 2010 tỷ lệ nợ có khả năng thu trên tổng
nợ tăng hơn nhiều so với năm 2009. Ngành Thuế
Khánh Hòa được Tổng cục Thuế công nhận là
đơn vị dẫn đầu ngành về công tác giải quyết nợ
đọng thuế, năm 2011 tỷ lệ nợ chỉ chiếm 2,11%
tổng thu (chỉ tiêu phấn đấu của Tổng cục Thuế là
dưới 5%) [1].
Bảng 4. Bảng phân loại nợ thuế qua ba năm 2009 - 2011
ĐVT : Triệu đồng
Năm Tổng Số thu Tổng Số nợ Nợ có khả năng thu
Tổng số nợ/tổng số thu
(%)
Nợ có khả năng thu/Tổng
nợ (%)
2009 273.687 4.758 4.206 1,74 88,4
2010 288.560 5.801 5.413 2,01 93,3
2011 346.279 7.318 6.924 2,11 94,6
(Nguồn số liệu: Cục Thuế tỉnh Khánh Hoà)
Thứ năm, phát triển các ứng dụng công nghệ
thông tin hỗ trợ công tác kiểm tra – thanh tra thuế.
Trước đây, công tác lập kế hoạch kiểm tra, thanh
tra thuế thường tốn nhiều thời gian lấy dữ liệu để
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
170 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
khoanh vùng trọng yếu. Hiện nay ứng dụng Thanh
tra kiểm tra thuế (TTR) đã giúp công chức thuế xác
định vùng trọng yếu dựa trên việc lập Hệ thống
tiêu chí xác định rủi ro về thuế và thang điểm từng
tiêu chí (căn cứ Hệ thống tiêu chí xác định rủi ro
về thuế và thang điểm từng tiêu chí do Tổng cục
Thuế hướng dẫn). Cùng với các chương trình kê
khai thuế qua mạng, nộp thuế qua hệ thống ngân
hàng đã giúp cơ quan thuế có nhiều nguồn dữ liệu
tham vấn, kịp thời.
2. Những hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác
quản lý thuế trong lĩnh vực thương mại vẫn bộc lộ
những hạn chế:
Hạn chế xuất phát từ phía người nộp thuế.
Hiện nay còn tồn tại một bộ phận không nhỏ doanh
nghiệp và hộ kinh doanh có tư tưởng tìm mọi biện
pháp để né tránh việc thực hiện nghĩa vụ thuế, cố
tình dây dưa nợ thuế, chiếm dụng tiền thuế. Các
cơ sở kinh doanh chỉ muốn đạt được mục tiêu là
tối đa hóa lợi nhuận nên việc tìm hiểu pháp luật nói
chung và pháp luật thuế nói riêng chưa được quan
tâm đúng mức. Do đó mặc dù ngành Thuế đã thực
hiện nhiều biện pháp hỗ trợ nhưng tình trạng NNT
cố tình làm sai, đổ lỗi do thủ tục thuế phức tạp vẫn
xảy ra. Tình trạng NNT nghỉ kinh doanh mà không
thông báo với cơ quan thuế thường xuyên xảy ra,
cơ quan thuế không biết kịp thời dẫn đến vẫn theo
dõi nợ, đến khi công chức xuống địa bàn thì cơ sở
đã chuyển đi hoặc sang nhượng cho người khác.
Kết quả là cơ quan thuế mất thời gian đôn đốc nợ,
xác minh, theo dõi nợ cho đến khi Tổng cục Thuế
cho phép chuyển sang nợ không có khả năng thu,
cho phép xóa nợ.
Thói quen sử dụng tiền mặt, mua hàng không
lấy hoá đơn của người tiêu dùng, đã tạo điều kiện
cho cơ sở kinh doanh bán hàng không đúng giá quy
định, giá đăng ký, dấu doanh thu. Đối với doanh
nghiệp thì cố tình khai thu nhập tính thuế thấp dẫn
đến số thuế phải nộp thấp, đối với hộ cá thể gây khó
khăn trong công tác điều tra doanh thu, hiệp thương
doanh thu để khoán tiền thuế.
Nhận thức của NNT chưa nhìn nhận nộp thuế là
quyền lợi và trách nhiệm của bản thân với xã hội. Do
đó việc duy trì tuân thủ pháp luật thuế chỉ xuất phát
từ nỗ lực của một phía là cơ quan thuế, NNT vẫn thụ
động dẫn đến thiếu sự hợp tác.
Hạn chế do chính sách thuế: Một số văn bản
hướng dẫn thi hành pháp luật thuế còn chồng chéo,
chưa bám sát tình hình thực tế dẫn đến gây khó
khăn trong việc áp dụng vào thực tế. Đặc biệt trong
lĩnh vực thương mại có thành phần kinh tế hộ cá
thể, đây là thành phần kinh doanh không thực hiện
chế độ sổ sách hoá đơn, chứng từ nên công tác
quản lý thuế gặp rất nhiều khó khăn. Theo quy định
kỳ thanh tra, kiểm tra thường lùi về thời gian trước
so với thời điểm hiện tại. Dẫn đến công chức thuế
chỉ kiểm tra dựa trên sổ sách, chứng từ mà chưa đối
chứng thực tế tại cơ sở.
Hạn chế từ phía cơ quan thuế: Trước tiên phải
kể đến tình trạng thiếu nhân lực tại các bộ phận
thanh tra, kiểm tra thuế. Hiện nay, dự toán thu cao,
kế hoạch thanh tra kiểm tra nhiều, số lượng cơ sở
kinh doanh ngày càng tăng, để kiểm tra và giám sát
chặt chẽ số liệu kê khai của NNT thì ngoài yếu tố
về cơ sở hạ tầng (dữ liệu, chương trình ứng dụng)
thì yếu tố con người là hết sức quan trọng trong khi
nhân sự thiếu dẫn đến phải trưng tập công chức từ
các bộ phận khác.
Cán bộ thuế lợi dụng văn bản pháp luật về thuế
còn một số điểm chưa phù hợp với thực tế, sự thiếu
hiểu biết của NNT nên một số công chức thuế suy
thoái về đạo đức cố tình gây khó khăn, nhũng nhiễu
NNT. Tình trạng công chức thuế vì lợi ích cá nhân
thỏa hiệp với NNT để trốn thuế gây thất thu NSNN
vẫn xảy ra.
3. Một số giải pháp và kiến nghị
Với những hạn chế đã nêu trên, nghiên cứu đã
đưa ra một số giải pháp để góp phần nâng cao hiệu
lực quản lý thuế trong lĩnh vực thương mại, cụ thể
như sau:
3.1. Nâng cao nhận thức của NNT, người tiêu dùng
- Nhà nước cần có các biện pháp nâng cao chất
lượng dịch vụ công, phúc lợi xã hội để NNT thấy
được lợi ích của tiền thuế, tạo tâm lý thoải mái khi
đến làm việc với cơ quan Nhà nước.
- Ngành Thuế nên đẩy mạnh công tác tuyên
truyền chính sách thuế đến người tiêu dùng. Nếu
người tiêu dùng hiểu biết pháp luật về thuế, đây sẽ
là lực lượng giám sát việc thực hiện pháp luật thuế
của các cơ sở kinh doanh, hỗ trợ một phần cho cán
bộ thuế.
- Ngành Thuế tổ chức thực hiện quản lý thuế,
thanh tra, kiểm tra và các biện pháp cưỡng chế
đúng quy định, đảm bảo công bằng trong xác định
nghĩa vụ thuế. Thưởng, phạt cụ thể, kịp thời góp
phần hình thành thói quen “Sống và làm việc theo
pháp luật”.
- Tạo cho người tiêu dùng lợi ích từ việc lấy hóa
đơn như được giảm thu nhập chịu thuế khi tính thuế
thu nhập cá nhân. Tuyên truyền phổ biến rộng rãi
hành động mua hàng lấy hóa đơn để bảo vệ quyền
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 171
lợi của người tiêu dùng tránh mua phải hàng giả,
hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Hàng hóa muốn
sang tên, đổi chủ, mua bán qua lại phải có hóa đơn
mua lần đầu, các lần tiếp theo của hàng hóa đó.
3.2. Công tác quản lý thuế
- Công tác tổ chức, nhân sự: Tăng cường
nhân sự đáp ứng đủ trình độ chuyên môn cho công
tác thanh kiểm tra thuế. Ngành Thuế cần tổ chức
các buổi trao đổi kinh nghiệm của công chức có
thâm niên, vững về chuyên môn để lớp công chức
sau được bổ sung thêm kiến thức thực tế.
- Công tác quản lý nợ: Cần xác định chính xác
nhân thân, nơi cư trú theo hộ khẩu và chứng minh
nhân dân của người đứng đầu doanh nghiệp, đặc
biệt quan tâm xác minh nhân thân thông qua việc
cấp phiếu lý lịch tư pháp xác định tình trạng tiền án,
tiền sự. tránh tình trạng chủ doanh nghiệp sau khi vi
phạm lẩn trốn một thời gian lại tiếp tục đứng ra xin
thành lập doanh nghiệp với tên mới.
- Công tác phối hợp thu thuế: Tiếp tục đẩy
mạnh công tác phối hợp thu với các sở, ban, ngành.
Thiết lập chương trình trao đổi thông tin để ngành
thuế có được nguồn thông tin chính xác, kịp thời, hỗ
trợ ngành thuế thực hiện điều tra, tiến hành các biện
pháp cưỡng chế thu hồi tiền thuế, tiền phạt, tiền nợ.
Bên cạnh những giải pháp này, người nghiên
cứu kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước một số
vấn đề như sau:
- Xác định ngưỡng quy mô kinh doanh,
doanh thu ở mức độ nào bắt buộc thực hiện chế
độ sổ sách, hóa đơn, chứng từ. Hiện nay nước
ta có nền kinh tế đang phát triển, hình thức kinh
doanh nhỏ lẻ còn tồn tại nhiều, vẫn còn hoạt động
mua bán nằm ngoài sự quản lý của Nhà nước nên
việc thất thu thuế là điều không thể tránh khỏi. Nếu
áp dụng chế độ sổ sách, hóa đơn, chứng từ cho tất
cả người kinh doanh là điều không thể thực hiện. Về
phía người kinh doanh, kinh doanh nhỏ lẻ, đơn giản
nếu áp dụng chi phí lớn, ít hiểu biết nên họ sẽ không
thực hiện. Về phía cơ quan thuế, không đủ nhân lực
để kiểm tra việc chấp hành chính sách.
- Sửa đổi một số quy định trong chính sách
thuế để hạn chế tình trạng lách luật, tạo tính
liên kết, chặt chẽ trong hệ thống pháp luật thuế,
nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế.
+ Đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương
pháp khoán chỉ cho phép đăng ký với CQT tạm
ngừng kinh doanh với lý do khách quan (thiên tai,
ốm nặng...), lý do chủ quan không cho phép để hạn
chế việc các hộ kinh doanh cố tình trốn tránh nghĩa
vụ thuế, đảm bảo công bằng giữa các đối tượng.
+ Khuyến khích hỗ trợ nộp thuế qua hệ thống
ngân hàng, kho bạc. Khuyến khích các cơ sở kinh
doanh sử dụng máy in phiếu tính tiền là hóa đơn
bán hàng. Nhà nước phải hỗ trợ bằng chính sách
thuế và lãi suất cho vay vốn đầu tư máy; áp dụng
cơ chế miễn, giảm thuế cho cơ sở tự nguyện lắp đặt
máy tính tiền; cơ quan thuế cấp phát miễn phí phần
mềm quản lý cho cơ sở kinh doanh. Hệ thống chính
sách thuế quản lý đối tượng hộ cá thể cần thiết kế
đơn giản về quy trình thủ tục phù hợp với khả năng
và trình độ của người nộp thuế theo hướng thực
hiện một loại thuế theo tỷ lệ % dựa trên doanh thu
bán hàng trên cơ sở ban hành ngưỡng chịu thuế
giá trị gia tăng.
- Bổ sung các quy định để bao quát được
hoạt động kinh tế mới phát sinh trong kinh tế thị
trường hội nhập cụ thể như hoạt động bán hàng
qua mạng. Hiện nay, ở Việt Nam hình thức bán
hàng này chưa có cơ chế quản lý chặt chẽ. Chưa
có một văn bản quy phạm pháp luật nào điều chỉnh
hoạt động thu thuế chuyên sâu ở lĩnh vực này. Do
vậy, cơ quan thuế cũng chưa có máy móc, nhân sự
đủ tay nghề để quản lý thu thuế đối với những hoạt
động kinh doanh trên mạng. Trước mắt, Chính phủ
cần có quy định Bộ Tài chính, ngành ngân hàng,
viễn thông, cơ quan cấp giấp phép hoạt động (Sở
Kế hoạch đầu tư) phối hợp với cơ quan thuế để
kiểm tra hoạt động kinh doanh của các trang mạng
có kinh doanh, thu phí. Cụ thể:
Bộ Tài chính: Quy định hình thức kinh doanh
qua mạng phải thanh toán qua ngân hàng.
Sở kế hoạch đầu tư: Kiểm tra chặt nội dung
đăng ký kinh doanh về địa bàn hoạt động, mặt hàng
buôn bán.
Viễn thông: Quy định việc xây dựng hệ thống
bán hàng qua mạng đạt tiêu chuẩn như thống kê số
lượng giao dịch (cho biết thông tin lịch sử giao dịch
cụ thể), số tiền giao dịch và thông tin khách hàng.
Khi đó bất kỳ công ty hay cá nhân bán hàng qua
mạng ở địa bàn nào, cơ quan thuế cũng kiểm tra
được doanh thu.
Ngân hàng: xây dựng biểu phí phù hợp, vì đây
là hoạt động kinh doanh dựa vào sự tin tưởng nên
rất cần trung gian thanh toán giữa người mua và
người bán. Người mua chuyển tiền vào tài khoản
trung gian tại ngân hàng, người bán giao hàng được
người mua chấp nhận thì ngân hàng sẽ chuyển tiền
từ tài khoản trung gian vào tài khoản người bán. Nếu
người mua không chấp nhận hàng thì ngân hàng
chuyển tiền trả lại tiền cho người mua, đồng thời
cung cấp chứng từ cho bên bán để làm cơ sở khi
cơ quan thuế kiểm tra việc ghi nhận doanh thu (trên
chương trình có ghi nhận giao dịch thành công).
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013
172 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
- Hoàn thiện phương pháp tính thuế TNCN.
Hiện nay thu nhập của người dân đã phải chịu một
lần thuế là thuế TNCN vậy mà khi đi mua hàng
người dân lại tiếp tục phải gánh thêm thuế GTGT,
điều này cho thấy hiện tượng thuế chồng thuế. Cơ
quan thuế thay đổi phương pháp tính thuế TNCN
bằng cách đánh thuế trên phần thu nhập còn lại, tức
là mỗi cá nhân phải xác định được tổng thu nhập có
được, tổng thu nhập đã tiêu dùng. Trong đó tổng thu
nhập đã tiêu dùng được thể hiện qua các hóa đơn
tiêu dùng. Do đó hóa đơn được người tiêu dùng rất
coi trọng. Điều này sẽ giúp giải quyết triệt để tình
trạng các DN bán hàng không xuất hóa đơn trên
toàn quốc.
- Bộ Tài chính ban hành cơ chế tạo lập nguồn
Qũy “Dưỡng liêm” cho ngành Thuế. Cho phép
tạo lập quỹ “Dưỡng liêm” để tăng thu nhập cho cán
bộ, công chức ngành Thuế ngoài lương ngạch bậc
để đảm bảo đời sống, đồng thời sẽ xử phạt nghiêm
những cán bộ ngành thuế nếu có biểu hiện tiêu cực
và sẽ sa thải khỏi ngành nếu bị người dân phát hiện
tố cáo có hành vi nhũng nhiễu tiêu cực [7].
IV. KẾT LUẬN
Nghiên cứu đã phân tích và đánh giá được thực
trạng công tác quản lý thuế trong lĩnh vực thương
mại trên địa bàn thành phố Nha Trang giai đoạn từ
2009 đến 2011. Trên cơ sở đó nghiên cứu bước đầu
đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý thuế trong lĩnh vực thương mại trong
thời gian tới. Theo người nghiên cứu, để có thể công
tác quản lý thuế trong lĩnh vực thương mại đạt hiệu
quả tốt nhất, Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa cần phải tiến
hành thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, trong đó
cần chú trọng nhiều đến các nhóm giải pháp nâng
cao nhận thức của NNT và người tiêu dùng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa, 2009, 2010, 2011. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước hàng
năm và phương hướng thực hiện nhiệm vụ năm tiếp theo.
2. Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa, 2012. Các quy trình quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa theo TCVN ISO 9001:2008.
3. Bộ Tài chính, 2011. Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 và kế hoạch cải cách hệ thống thuế giai đoạn
2011-2015. NXB Tài chính, Hà Nội.
4. Trần Thiện Ân, 2004. Giải pháp hoàn thiện thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam đến năm 2020. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế.
Trường Đại học Kinh tế, Tp. Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Thị Ngọc Dung, 2001. Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Tp. Hồ Chí Minh. Luận
văn Thạc sĩ Kinh tế. Trường Đại học Kinh tế, Tp. Hồ Chí Minh.
6. Huỳnh Duy Khang, 2001. Giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý thu thuế tại tỉnh Bình Thuận. Luận văn Thạc sĩ
Kinh tế. Trường Đại học Kinh tế, Tp. Hồ Chí Minh.
7. Nguyễn Thị Hồng Vân, 2013. Hoàn thiện công tác quản lý thuế trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn thành phố Nha Trang.
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Nha Trang.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_cong_tac_quan_ly_thue_trong_linh_vuc_thuong_mai_t.pdf