Bài viết này tìm hiểu thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Khu kinh tế Cửa khẩu Cầu Treo - Hà Tĩnh. Bài viết tập trung vào hai vấn đề chính: (1) Xác định được những ưu, nhược điểm và nguyên nhân và (2) Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế nhập khẩu tại Chi cục. Bài viết đã chỉ ra những hạn chế cơ bản và quan trọng nhất trong công tác quản lý thuế nhập khẩu tại Chi cục. Trên cơ sở đó, một hệ thống các giải pháp toàn diện được đề xuất bao gồm: (1) Hoàn thiện tổ chức bộ máy và hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực; (2) Tăng cường thực hiện liêm chính; (3) Hoàn thiện việc công tác thu thập và xử lý thông tin quản lý rủi ro, kiểm tra sau thông quan, kiểm tra xác định trị giá tính thuế; (4) Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu qua biên giới; và cuối cùng (5) là hiện đại hóa cơ sở vật chất trang bị. Vì công tác quản lý thuế nhập khẩu luôn là vấn đề nóng trong thời gian gần đây, bài viết có giá trị tham khảo cao cho Chi cục cũng như toàn ngành Hải quan Việt Nam
7 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 10/05/2022 | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế nhập khẩu tại Chi cục Hải quan khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để mọi người thực hiện và công
khai, minh bạch để nhân dân giám sát, kiểm tra hoạt
động của công chức Hải quan; Thường xuyên mở
các cuộc vận động thi đua liêm chính Hải quan; Quy
định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các Tổ, đội.
Khi có cán bộ dưới quyền vi phạm thì trưởng các bộ
phận cũng phải chịu hình thức kỷ luật tương ứng;
Tăng cường vai trò của tổ chức Đảng, Đoàn thể và
Đoàn thanh niên ở tất cả các đơn vị Hải quan trong
toàn đơn vị; Thực hiện chế độ khen thưởng, kỷ luật
nghiêm minh.
9.3. Đẩy mạnh việc thu thập xử lý thông tin quản lý
rủi ro, kiểm tra sau thông quan
Với phương thức quản lý theo hướng chuyển
từ tiền kiểm sang hậu kiểm như hiện nay thì việc
xây dựng được hệ thống thông tin quản lý rủi ro và
tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan có
vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao công
tác quản lý thuế nhập khẩu. Vì vậy Chi cục cần đề
xuất Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh
thành lập Phòng thu thập và xử lý thông tin nghiệp
vụ hải quan thuộc Cục, cá nhân phụ trách thu thập
và xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan thuộc Chi cục
để làm đầu mối tiếp nhận, xử lý các thông tin. Trên
cơ sở đó, tham mưu xây dựng các bộ tiêu chí quản
lý rủi ro thuộc Cục Hải quan tỉnh, cũng như tham
mưu lãnh đạo Cục bổ sung vào bộ tiêu chí quản lý
rủi ro của Tổng cục Hải quan đảm bảo tăng cường
hơn nữa công tác theo dõi, cập nhật thông tin và
phân loại doanh nghiệp, hàng hóa phục vụ giám
sát quản lý và kiểm tra sau thông quan, đặc biệt
là những thông tin qua hoạt động nhập khẩu hàng
hoá và nhập cảnh. Chi cục cần phối hợp tổ chức
thực hiện tốt quy chế phối hợp và triển khai công tác
điều tra nghiên cứu, phân tích dự báo nắm tình hình
hoạt động nhập khẩu trên địa bàn đối với những mặt
hàng, đối tượng liên quan đến gian lận thuế, tiêu thụ
hàng giả, hàng cấm, ma túy, vi phạm sở hữu trí tuệ
ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.
9.4. Tăng cường công tác kiểm tra xác định trị giá
tính thuế đối với hàng nhập khẩu
Trong hoạt động kinh doanh XNK hàng hóa, các
doanh nghiệp luôn lợi dụng cơ chế, chính sách quản
lý sơ hở để đao giá, gian lận thương mại về giá tính
thuế là điều thường xuyên xảy ra, vì thế trong công
tác quản lý thuế cần tăng cường kiểm tra xác định trị
giá tính thuế là việc làm cần thiết và thường xuyên
của Chi cục. Do đó Chi cục cần triển khai thực hiện
có hiệu quả Hiệp định trị giá GATT, đảm bảo đúng
quy định về xác định trị giá tính thuế. Chi cục cũng
cần tăng cường kiểm tra trị giá tại thời điểm làm
thủ tục nhập khẩu. Để đảm bảo trị giá khai chính
xác, trung thực, cán bộ hải quan tiến hành kiểm tra
và đối chiếu nội dung khai báo với các chứng từ
kèm theo. Trong trường hợp có nghi ngờ, cán bộ
Hải quan sẽ yêu cầu người nhập khẩu đến tham vấn
và chứng minh tính xác thực của khai báo đối với
những lô hàng thuộc đối tượng phải tham vấn hoặc
chuyển hồ sơ về Phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Hải
quan tỉnh đối với những lô hàng vượt thẩm quyền.
Trường hợp không thuộc đối tượng tham vấn, phải
chuyển ngay các dấu hiệu nghi vấn về Chi cục Kiểm
tra sau thông quan để tiếp tục xác minh làm rõ tính
trung thực của trị giá khai báo tránh thất thu ngân
sách. Công chức trực tiếp làm công tác giá cần nắm
bắt kịp thời sự biến động giá cả trên thị trường qua
các nguồn như: sách báo, internet, cơ sở dữ liệu
giá của Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan tỉnh
Hà Tĩnh ban hành, và khảo giá bán thực tế trên thị
trường, từ đó có biện pháp đề xuất xây dựng bổ
sung vào danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu rủi ro
cấp Cục và cấp Tổng cục nhằm xác định trị giá tính
thuế được chính xác.
9.5. Chống gian lận thương mại, tăng cường kiểm
tra, kiểm soát chống buôn lậu qua biên giới
Thời gian qua, tình hình gian lận thương mại,
buôn lậu vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên
giới có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp.
Bên cạnh việc gian lận, buôn lậu hàng hóa nhằm mục
đích trốn thuế thì việc các đối tượng buôn lậu, vận
chuyển trái phép ma túy, vũ khí, văn hóa phẩm đồi
trụy, phản động từ nước ngoài vào Việt Nam với các
âm mưu diễn biến hòa bình, chống phá nhà nước
ta là không tránh khỏi. Trong khi đó, yêu cầu hội
nhập kinh tế đất nước đòi hỏi ngành Hải quan vừa
phải thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, kiểm
soát hàng hóa xuất nhập khẩu, đảm bảo chặt chẽ
vừa phải tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại,
đầu tư, du lịch Do vậy, Chi cục cần xây dựng lực
lượng kiểm soát làm nhiệm vụ chống buôn lậu, gian
lận thương mại hùng mạnh, sắc sảo về chuyên môn,
tinh thông nghiệp vụ... và trang bị phương tiện phục
vụ kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống buôn lậu,
gian lận thương mại đủ mạnh đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ trong tình hình mới. Chi cục cần tổ chức đủ
lực lượng sẵn sàng chiến đấu và xây dựng chương
trình kế hoạch công tác cụ thể để có phương án
triển khai thực hiện kịp thời, đánh bắt có hiệu quả,
và tiến hành thực hiện các biện pháp nghiệp vụ điều
tra, nắm tình hình, xây dựng cơ sở bí mật, cơ sở dữ
liệu hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại phục
vụ công tác đánh án, đồng thời tăng cường quan hệ
phối hợp trao đổi thông tin nghiệp vụ giữa Chi cục
với lực lượng Công an, Bộ đội biên phòng và đơn vị
Hải quan các tỉnh, thành phố khác.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 87
9.10. Giải pháp về tăng cường và hiện đại hoá cơ sở
vật chất của ngành Hải quan
Trước yêu cầu đòi hỏi đối với ngành Hải quan
ngày càng hiện đại, phấn đấu thực hiện thành công
thủ tục hải quan điện tử vừa đảm bảo sự chặt chẽ
trong quản lý nhưng vẫn tạo điều kiện thuận lợi cho
hoạt động XNK, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ cao của
trang thiết bị kỹ thuật hiện đại dựa trên sức mạnh
của công nghệ thông tin và các trang thiết bị phục vụ
nghiệp vụ khác. Các quy trình quản lý hải quan hiện
đại chỉ phát huy được hiệu quả khi được trang bị cơ
sở vật chất kỹ thuật một cách đồng bộ. Từ việc cải
cách thể chế, nghiệp vụ hải quan, quản lý thuế, kiểm
soát hải quan, tổ chức bộ máy, CNTT đến việc tăng
cường công tác hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang
thiết bị kỹ thuật hiện đại, xây dựng cơ sở hạ tầng,
trụ sở làm việc, trang bị máy móc, thiết bị CNTT phục
vụ thực hiện thủ tục hải quan điện tử, xây dựng hệ
thống giá tính thuế, quản lý rủi ro RMI và RMII; phục
vụ công tác giám sát, phân tích phân loại... là cần
thiết cho công tác quản lý nhà nước về hải quan. Đặc
biệt với việc triển khai hệ thống công nghệ thông tin
hải quan tích hợp đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ và
thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo hướng xử lý
dữ liệu tập trung trên mô hình kiến trúc theo hướng
dịch vụ, đóng vai trò cốt lõi của hệ thống công nghệ
thông tin thuộc cơ chế một cửa quốc gia đang triển
khai hiện nay, thì việc tăng cường hiện đại hóa cơ sở
vật chất, trang thiết bị kỹ thuật càng có ý nghĩa hơn.
IV. KẾT LUẬN
Hải quan Việt Nam với vai trò “gác cửa đất nước
trên mặt trận kinh tế” đã góp phần quan trọng vào
sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là
kinh tế đối ngoại trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc
tế của đất nước. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó, Hải
quan Việt Nam nói chung và Hải quan tỉnh Hà Tĩnh
nói riêng phải đứng trước một thách thức rất lớn, đó
là yêu cầu về quản lý tạo thuận lợi cho hoạt động
XNK và làm tròn nhiệm vụ thu nộp ngân sách hàng
năm để góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh.
Trong khi đó mô hình quản lý, tổ chức bộ máy, cơ sở
vật chất, trang thiết bị của Hải quan chưa đáp ứng
được yêu cầu của nhiệm vụ. Đội ngũ cán bộ công
chức còn yếu kém về trình độ, năng lực. Ngoài ra,
chính sách thuế của Việt Nam còn chưa thay đổi kịp
để phù hợp với yêu cầu hội nhập. Do đó, nâng cao
công tác quản lý thuế là một đòi hỏi khách quan.
Vì vậy, mục tiêu nghiên cứu của luận văn này nhằm:
(1) Xác định khung phân tích (cơ sở lý luận và thực
tiễn) phù hợp nhằm phân tích, đánh giá thực trạng
công tác quản lý thuế nhập khẩu của Hải quan Việt
Nam; (2) Xác định được những ưu, nhược điểm
và nguyên nhân của công tác quản lý và thu thuế
nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Khu kinh tế cửa
khẩu Cầu Treo trực thuộc Cục Hải quan Hà Tĩnh; và
(3) Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
quản lý và thu thuế nhập khẩu tại Chi cục Hải quan
Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo trực thuộc Cục Hải
quan tỉnh Hà Tĩnh. Bài viết đã tổng hợp các cơ sở
lý luận và thực tiễn dựa trên các lý luận về quản lý
thuế nhập khẩu, qua đó tạo ra một khung phân tích
phù hợp nhằm phân tích, đánh giá thực trạng quản
lý thuế nhập khẩu tại Việt Nam. Dựa vào đây, luận
văn đã tiến hành phân tích thực trạng và xác định
được những ưu, nhược điểm và nguyên nhân của
công tác quản lý và thu thuế nhập khẩu tại Chi
cục Hải quan Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo trực
thuộc Cục Hải quan Hà Tĩnh. Từ đó đề xuất được
hệ thống các giải pháp nhằm thúc đẩy hoàn thiện
công tác quản lý và thu thuế nhập khẩu tại Chi
cục hải quan Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo trực
thuộc Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh. Như vậy, luận
văn đã đáp ứng tốt các mục tiêu đề ra. Tuy nhiên,
để những giải pháp nâng cao công tác quản lý thuế
nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Khu kinh tế cửa
khẩu Cầu Treo sẽ thực sự có hiệu quả, cần có sự
quyết tâm thực hiện của cả ngành Hải quan nói
chung, Hải quan tỉnh Hà Tĩnh, Chi cục Hải quan Khu
kinh tế cửa khẩu Cầu Treo nói riêng, các cơ quan
quản lý liên quan, của cả cộng đồng doanh nghiệp
và toàn thể xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Võ Khánh Hòa, 2012. Hoàn thiện công tác quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan Hà Tĩnh, Luận văn Thạc sĩ kinh
tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
2. Phan Mỹ Hạnh, Nguyễn Quang Cường, 2008. Giáo trình Thuế. NXB Lao động. TP.HCM.
3. Trần Thu Trang, 2012. Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo pháp luật Việt Nam, Luận văn
thạc sĩ Luật kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội.
4. Nguyễn Minh Hiếu, 2009. Một số vấn đề về kinh tế cửa khẩu Việt Nam trong quá trình hội nhập. NXB Giáo dục. TP. Hồ
Chí Minh.
5. Tổng cục Hải quan, 2004. Kỹ thuật quản lý rủi ro trong hoạt động Hải quan. Tài liệu tập huấn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_cong_tac_quan_ly_thue_nhap_khau_tai_chi_cuc_hai_q.pdf