Hoạt động dịch vụ lưu trú bao gồm nhiều hoạt động kinh doanh; đối tượng điều chỉnh rộng; hàng hóa là vô hình; các yếu tố đầu ra, đầu vào không rõ ràng dẫn đến khó xác định thu nhập tính thuế. Những năm qua Cục Thuế tỉnh Khánh Hoà đã tăng cường công tác quản lý thuế trong lĩnh vực này và đã có những kết quả nhất định nhưng vẫn còn tồn tại những bất cập. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế đối với lĩnh vực lưu trú trên địa bàn thành phố Nha Trang, từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với lĩnh vực lưu trú trên địa bàn thành phố Nha Trang
6 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 10/05/2022 | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với lĩnh vực lưu trú trên địa bàn thành phố Nha Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 197
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI LĨNH VỰC
LƯU TRÚ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NHA TRANG
IMPROVING TAX ADMINISTRATION IN ACCOMMODATION SECTOR
IN NHA TRANG CITY
Nguyễn Đình Vũ1, Nguyễn Thị Hiển2
Ngày nhận bài: 01/4/2014; Ngày p hản biện thông qua: 06/5/2014; Ngày duyệt đăng: 01/12/2014
TÓM TẮT
Hoạt động dịch vụ lưu trú bao gồm nhiều hoạt động kinh doanh; đối tượng điều chỉnh rộng; hàng hóa là vô hình;
các yếu tố đầu ra, đầu vào không rõ ràng dẫn đến khó xác định thu nhập tính thuế. Những năm qua Cục Thuế tỉnh Khánh
Hoà đã tăng cường công tác quản lý thuế trong lĩnh vực này và đã có những kết quả nhất định nhưng vẫn còn tồn tại những
bất cập. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế đối với lĩnh vực lưu trú
trên địa bàn thành phố Nha Trang, từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế đối
với lĩnh vực lưu trú trên địa bàn thành phố Nha Trang.
Từ khóa: công tác quản lý thuế, lưu trú
ABSTRACT
The accommodation services include many activities; adjustable wide audience, tangible and invisible goods,
the output elements, resulting in no apparent ill-defi ned collection taxable. In recent years, Khanh Hoa Department of
Taxation have strengthened performed tax administration in this fi eld and have many positive results but there still remains
shortcomings. This study is conducted to assess the actual situations in tax administration in the accomodation
sector in Nha Trang city, then to propose some solutions and recommendations to improve the tax administration in the
accomodation sector in the city of Nha Trang.
Keywords: the tax administration, accommodation
1 Nguyễn Đình Vũ: Cao học Quản trị Kinh doanh 2011 - Trường Đại học Nha Trang
2 TS. Nguyễn Thị Hiển: Trường Đại học Nha Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cải cách và hoàn thiện công cụ quản lý kinh tế
về thuế đảm bảo nâng cao năng lực quản lý Nhà
nước về kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp và của cả nền kinh tế là vấn đề có ý
nghĩa sống còn. Luật quản lý thuế có hiện lực thi
hành từ 01/07/2007 đã thay đổi căn bản cơ chế
quản lý thuế từ thủ công sang quản lý hiện đại theo
cơ chế người nộp thuế (NNT) tự tính, tự khai, tự nộp
thuế và tự chịu trách nhiệm về thực hiện nghĩa vụ
thuế. Tuy nhiên ý thức chấp hành của các đối tượng
nộp thuế, người tiêu dùng chưa cao. Mặt khác cơ
chế, chính sách và công tác quản lý thuế của cơ
quan thuế chưa bám sát thực tế đặc biệt là trong
lĩnh vực lưu trú.
Thành phố Nha Trang được mệnh danh là một
trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới, cùng rất
nhiều nét đặc sắc về văn hóa, ẩm thực. Nha Trang
đã và sẽ luôn là một trong những thành phố du lịch
được yêu mến nhất tại Việt Nam. Theo đó, nhiều dự
án xây dựng khách sạn được mở ra với nhiều loại
hình kinh doanh, dịch vụ đa dạng về quy mô. Công
tác quản lý thuế đối với lĩnh vực lưu trú tại địa bàn
này tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm phân tích thực
trạng công tác quản lý thu thuế trong lĩnh vực lưu
trú trên địa bàn thành phố Nha Trang từ đó đưa ra
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014
198 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế đối
với ngành dịch vụ lưu trú trên địa bàn thành phố
Nha Trang góp phần chống thất thu thuế trong lĩnh
vực kinh doanh lưu trú, tạo sự công bằng, khách
quan, bình đẳng trong kinh doanh dịch vụ lưu trú
hiện nay.
2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đã sử dụng tổng hợp một số các
phương pháp như: Phương pháp thống kê, so
sánh: sử dụng số liệu của các kỳ trước để phân tích,
so sánh; phương pháp tổng hợp các số liệu thống
kê, các báo cáo của Chi cục để phân tích những ưu
điểm và những hạn chế còn tồn tại đối với công tác
quản lý thuế trong lĩnh vực lưu trú.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề có liên
quan đến công tác quản lý thu thuế đối với các
doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực
lưu trú.
- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi của nghiên cứu
chỉ tập trung vào công tác quản lý thu thuế GTGT và
Thuế TNDN vì đây là 2 sắc thuế chủ yếu trong lĩnh
vực hoạt động kinh doanh lưu trú.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Những kết quả đạt được của công tác quản
lý thuế trong lĩnh vực lưu trú trên địa bàn thành
phố Nha Trang giai đoạn 2010 - 2012
Thứ nhất, về kết quả thu thuế
Sau hơn 5 năm áp dụng Luật Quản lý thuế
công tác quản lý thuế trong lĩnh vực lưu trú đã
đạt được kết quả đáng ghi nhận. Sau đây là kết
quả thu thuế giai đoạn 2010-2012 trên địa bàn Tp.
Nha Trang.
Bảng 1. Kết quả thu thuế giai đoạn 2010 - 2012 trên địa bàn Tp. Nha Trang
ĐVT : Ngàn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 2011 2012
Giá Trị Tỷ lệ % Giá Trị Tỷ lệ % Giá Trị Tỷ lệ %
Tổng thuế dịch vụ lưu trú 213.988.418 328.786.943 334.381.074
A.
Khách
sạn
Tổng số thuế 212.570.954 100 326.936.754 100 332.440.516 100
Trong đó thuế
GTGT 120.020.816 56,5 165.048.266 50,5 175.040.989 52,7
TNDN 61.574.146 29,0 151.664.615 46,4 151.664.615 45,6
Thuế khác 30.975.992 14,5 10.223.873 13,1 5.734.912 12,7
Số thuế theo
loại hình KD
5 sao 59.269.603 27,9 102.702.869 31 105.897.400 31,9
4 sao 35.156.238 16,5 49.652.260 15 49.952.100 15,0
3 sao 14.843.540 7,0 15.500.865 5 16.601.105 5,0
2 sao 55.662.024 26,2 76.176.430 23 76.387.422 23,0
1 Sao 7.080.877 3,3 9.718.551 3 9.918.300 3,0
Resort 40.558.672 19,1 73.185.779 22 73.684.189 22,2
B. Nhà
nghỉ
Tổng số thuế 1.417.464 100 1.850.189 100 1.940.558 100
Trong đó thuế
GTGT 979.342 69,1 1.375.380 74,3 1.505.380 77,6
TNCN 337.671 23,8 404.806 21,9 414.800 21,4
Thuế khác 100.451 7,1 70.003 3,8 20.378 1,0
Số thuế theo
loại hình KD
Nhà trọ 540.087 38,1 676.930 37 687.289 35,4
Nhà khách 877.377 61,9 1.173.259 63 1.253.269 64,6
(Nguồn số liệu: Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa)
Có thể thấy số thuế thu được trong lĩnh vực
kinh doanh lưu trú chiếm 99.3% năm 2010, 99.4%
năm 2011 và 99.42% năm 2012, chủ yếu là từ loại
hình khách sạn. Số thuế của loại hình nhà nghỉ là
không đáng kể. Đây cũng chủ yếu là kinh doanh
hộ gia đình với hình thức thuế khoán nên việc hạch
toán chưa minh bạch.
Thứ hai, công tác đăng ký, kê khai, nộp thuế tiết
kiệm thời gian, chi phí cho cả NNT và cơ quan thuế.
Kể từ ngày 27/3/2009 Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa
đã thực hiện theo cơ chế liên thông một cửa thông
qua Sở Kế hoạch và Đầu tư góp phần rút ngắn thời
gian kê khai các thủ tục hành chính để bắt đầu kinh
doanh. Tạo sự thuận tiện trong công tác quản lý
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 199
thuế, đăng ký kinh doanh đi đôi với đăng ký thuế.
Giảm bớt tình trạng nhiều cơ sở có giấy phép thành
lập nhưng đến đăng ký thuế chậm hoặc có giấy
phép đã lâu nhưng đến nay vẫn chưa đăng ký thuế.
Năm 2009 cũng là năm ngành Thuế thực hiện
Quy chế phối hợp thu thuế qua hệ thống ngân hàng.
Lợi ích đem lại rất lớn đó là từng bước khuyến khích
thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần cải cách
hành chính theo hướng đơn giản, rõ ràng, minh
bạch, dễ thực hiện. Rút ngắn thời gian nộp thuế của
người nộp thuế, giảm bớt áp lực cho Kho bạc. Giữa
cơ quan Thuế, ngân hàng và Kho bạc đã thiết lập
mạng truyền tải dữ liệu chung đã giảm thiểu đáng kể
giấy tờ, thủ tục rườm rà không cần thiết.
Thứ ba, công tác tuyên truyền hỗ trợ được đặc
biệt chú trọng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
hướng dẫn, tọa đàm, hội nghị, cung cấp dịch vụ
hỗ trợ tư vấn cho NNT như đã và đang làm. Đa
dạng hóa các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ để
tạo thuận lợi cho việc mở rộng áp dụng cơ chế
tự tính, tự khai, tự nộp thuế, tự chịu trách nhiệm
trước pháp luật. Ban hành quy định để hướng dẫn
và tạo điều kiện xã hội hóa công tác tư vấn thuế
và đại lý thuế. Cập nhập các chính sách thuế mới,
bổ sung, thay thế thường xuyên trên trang website
của Ngành, mở đường dây nóng để giải đáp, tháo
gỡ các vướng mắc của DN nhằm giúp DN kê khai
trung thực hơn, chính xác hơn và luôn là bạn đồng
hành thân thiện với NNT. Đối với lĩnh vực kinh
doanh lưu trú tăng cường phối hợp với Sở Tài
chính, Công an, Quản lý thị trường lập kế hoạch
định kỳ mở các lớp hình thức hỗ trợ để vận động DN
luôn nâng cao ý thức chấp hành pháp luật nghĩa vụ
thuế tốt hơn.
Bảng 2. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT giai đoạn 2010 - 2012
Năm
Tập huấn Đối thoại
Số bài báo
Số lớp Số lượt người Số cuộc Số người
2010 60 2.858 20 69 77
2011 64 3.113 45 101 120
2012 73 3.890 34 254 165
(Nguồn số liệu: Chi cục Thuế Nha Trang )
Thứ tư, tăng cường công tác thu thuế
Bắt đầu từ năm 2010, ngành Thuế Khánh Hòa đã thực hiện quyết liệt công tác đôn đốc thu hồi nợ đọng
và tiền phạt thuế. Đặc biệt thực hiện Chỉ thị số 15/UBND ngày 25/4/2011 của UBND tỉnh Khánh Hoà và ngày
09/8/2011 UBND thành phố Nha Trang đã ký ban hành Quyết định số 2570/QĐ-UBND về việc Ban hành Quy
chế phối hợp hoạt động của Ban chỉ đạo thu hồi nợ thuế thành phố Nha Trang. Từ năm 2011, các cơ sở tự ý
nghỉ bỏ trốn, mất tích hay cá nhân chết..., cơ quan thuế sẽ thực hiện khoanh nợ ( thuộc diện nợ khó thu ), đồng
thời phối hợp với các cơ quan chức năng đặc biệt là ngành Công an đẩy mạnh các biện pháp xử lý thu hồi nợ
đọng thuế, thường xuyên cử các đoàn công tác đến tìm hiểu tình hình kinh doanh của cơ sở kinh doanh, yêu
cầu các cơ sở ký cam kết với cơ quan thuế về kế hoạch trả nợ; tổ chức họp báo công khai thông tin các cơ sở
nợ thuế lớn với mục đích thông qua dư luận để tác động đến các cơ sở nợ thuế.. Do vậy tỷ lệ nợ có khả năng
thu trên tổng nợ tăng hơn nhiều so với năm 2010. Tuy nhiên kết quả nợ thuế qua các năm vẫn tăng. Tỷ lệ nợ
có khả năng thu trên tổng nợ của năm 2012 giảm nhưng lĩnh vực kinh doanh lưu trú lại tăng trong năm 2012.
Bảng 3. Bảng phân loại nợ thuế qua ba năm 2010 - 2012
ĐVT : Đồng
Năm Tổng số thu
Tổng số nợ Nợ có khả năng thu Nợ có khả năng thu/
Tổng nợ (%)
Tổng cộng Trong đó lưu trú Tổng cộng Trong đó lưu trú Tổng cộng Lưu trú
2010 1.223.154.436 54.717.273.164 942.617.395 36.737.986.595 811.571.013 67 86
2011 893.223.007 66.211.750.637 2.118.781.346 46.976.525.010 1.639.426.435 71 77
2012 716.951.370 78.858.254.892 3.014.830.308 44.893.035.630 2.364.223.937 57 78
(Nguồn số liệu: Chi cục Thuế Nha Trang)
Thứ năm, phát triển các ứng dụng công nghệ
thông tin hỗ trợ công tác kiểm tra - thanh tra thuế.
Trước đây, công tác lập kế hoạch kiểm tra, thanh
tra thuế thường tốn nhiều thời gian lấy dữ liệu để
khoanh vùng trọng yếu. Hiện nay ứng dụng Hệ
thống tiêu chí xác định rủi ro về thuế và thang điểm
từng tiêu chí do Tổng cục Thuế hướng dẫn đã giúp
công chức thanh tra kiểm tra thuế xác định vùng
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014
200 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
trọng yếu. Cùng với các chương trình kê khai thuế
qua mạng, nộp thuế qua hệ thống ngân hàng đã
giúp cơ quan thuế có nhiều nguồn dữ liệu tham vấn,
kịp thời.
2. Những hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác
quản lý thuế trong lĩnh vực lưu trú vẫn bộc lộ những
hạn chế:
Hạn chế xuất phát từ phía người nộp thuế. Thực
tế hiện nay trên địa bàn thành phố Nha Trang tình
hình nhiều DN bán hàng, dịch vụ không thực hiện
đúng giá niêm yết đăng ký. Riêng lĩnh vực hoạt
động dich vụ lưu trú còn tồn tại khá nhiều cơ sở
vi phạm về việc chấp hành pháp luật thuế, việc ghi
chép số sách, kế toán, hóa đơn chứng từ, việc chấp
hành các quy định của pháp luật về quản lý giá, việc
niêm yết giá và bán theo giá niêm yết đối với các cơ
sở kinh doanh dịch vụ lưu trú.
Các cơ sở kinh doanh chỉ muốn đạt được mục
tiêu là tối đa hóa lợi nhuận nên việc tìm hiểu pháp
luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng chưa được
quan tâm đúng mức. Do đó mặc dù ngành Thuế đã
thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ nhưng tình trạng
NNT cố tình làm sai, đổi lỗi do thủ tục thuế phức
tạp vẫn xảy ra. Đồng thời tình trạng NNT nghỉ kinh
doanh mà không thông báo với cơ quan thuế thường
xuyên xảy ra, cơ quan thuế không biết kịp thời dẫn
đến vẫn theo dõi nợ, đến khi công chức xuống địa
bàn thì cơ sở đã chuyển đi hoặc sang nhượng cho
người khác. Kết quả là cơ quan thuế mất thời gian
đôn đốc nợ, xác minh, theo dõi nợ cho đến khi Tổng
cục Thuế cho phép chuyển sang nợ khoanh không
có khả năng thu, cho phép xoá nợ.
Thói quen sử dụng tiền mặt, mua hàng không
lấy hoá đơn của người tiêu dùng, đã tạo điều kiện
cho cơ sở kinh doanh bán hàng không đúng giá quy
định, giá đăng ký, dấu doanh thu. Đối với doanh
nghiệp thì cố tình khai thu nhập tính thuế thấp dẫn
đến số thuế phải nộp thấp; đối với hộ cá thể gặp
khó khăn trong công tác xác định doanh thu, bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng.
Nhận thức của NNT chưa nhìn nhận nộp thuế là
quyền lợi và trách nhiệm của bản thân với xã hội. Do
đó việc duy trì tuân thủ pháp luật thuế chỉ xuất phát
từ nỗ lực của một phía là cơ quan thuế, NNT vẫn thụ
động dẫn đến thiếu sự hợp tác.
Hạn chế do chính sách thuế: Hệ thống thuế
mang tính chắp vá, chồng chéo, trái thẩm quyền
dẫn đến một số lợi dụng để trốn thuế, chiếm dụng
tiền thuế, thiếu căn cứ kinh tế, có thể vừa gây lạm
thu, vừa gây thất thu lớn cho ngân sách Nhà nước.
Đặc biệt trong lĩnh vực lưu trú có thành phần kinh tế
hộ cá thể, đây là thành phần kinh doanh không thực
hiện chế độ sổ sách hóa đơn, chứng từ nên công
tác quản lý thuế gặp rất nhiều khó khăn. Theo quy
định kỳ thanh tra, kiểm tra thường lùi về thời gian
trước so với thời điểm hiện tại. Dẫn đến công chức
thuế chỉ kiểm tra dựa trên sổ sách, chứng từ mà
chưa đối chứng thực tế tại cơ sở.
Hạn chế từ phía cơ quan thuế: Lực lượng đội
ngũ công chức Thuế thì mỏng, sự phối hợp của các
cơ quan chức năng quản lý chưa được đồng bộ,
dẫn đến việc thất thu số thuế phải nộp vào ngân
sách Nhà nước giảm đáng kể. Xử phạt nộp chậm
tiền thuế thực hiện chưa triệt để chưa áp dụng các
biện pháp để cưỡng chế nợ thuế; việc phối hợp giữa
các phòng và các cơ quan có liên ngành trong việc
xử lý các hồ sơ miễn, giảm, khoanh, xóa nợ thuế,...
chưa kịp thời đã làm tăng đáng kể số nợ đọng về
thuế. Vẫn còn tồn tại một bộ phận cán bộ quản lý,
giải quyết công việc theo kinh nghiệm mang tính
chất công quyền, chưa thực sự tận tụy, công tâm,
khách quan giữa quyền lợi nhà nước với quyền lợi
của người nộp thuế. Chưa thật sự trở thành người
bạn đồng hành đáng tin cậy của người nộp thuế.
Lợi dụng văn bản pháp luật về thuế còn một số
điểm chưa phù hợp với thực tế, sự thiếu hiểu biết
của NNT một số công chức thuế suy thoái về đạo
đức cố tình gây khó khăn, nhũng nhiễu NNT. Tình
trạng công chức thuế vì lợi ích cá nhân thỏa hiệp
với NNT để trốn thuế gây thất thu NSNN vẫn xảy ra.
3. Một số giải pháp và kiến nghị
Với những hạn chế đã nêu trên, nghiên cứu đã
đưa ra một số giải pháp để góp phần nâng cao hiệu
lực quản lý thuế trong lĩnh vực lưu trú, cụ thể như sau:
3.1. Nâng cao nhận thức của NNT, người tiêu dùng
- Cục thuế Khánh Hòa cần có các biện pháp
nâng cao chất lượng dịch vụ công, phúc lợi xã hội
để NNT thấy được lợi ích của tiền thuế, tạo tâm lý
thoải mái khi đến làm việc với cơ quan Nhà nước.
- Cục thuế Khánh Hòa nên đẩy mạnh công tác
tuyên truyền chính sách thuế đến người tiêu dùng.
Nếu người tiêu dùng hiểu biết pháp luật về thuế sẽ
là lực lượng giám sát việc thực hiện pháp luật thuế
của các cơ sở kinh doanh, hỗ trợ một phần cho cán
bộ thuế.
- Cục thuế Khánh Hòa tổ chức thực hiện quản
lý thuế, thanh tra, kiểm tra và các biện pháp cưỡng
chế đúng quy định, đảm bảo công bằng trong xác
định nghĩa vụ thuế. Thưởng, phạt cụ thể, kịp thời
góp phần hình thành thói quen “Sống và làm việc
theo pháp luật”.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 201
- Tạo cho người tiêu dùng lợi ích từ việc lấy hóa
đơn như được giảm thu nhập chịu thuế khi tính thuế
thu nhập cá nhân. Tuyên truyền phổ biến rộng rãi
hành động mua hàng lấy hóa đơn để bảo vệ quyền
lợi của người tiêu dùng tránh mua phải hàng giả,
hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Hàng hóa muốn
sang tên, đổi chủ, mua bán qua lại phải có hóa đơn
mua lần đầu, các lần tiếp theo của hàng hóa đó.
3.2. Công tác quản lý thuế
- Công tác tổ chức, nhân sự: Tăng cường nhân
sự đáp ứng đủ trình độ chuyên môn cho công tác
thanh kiểm tra thuế. Cục thuế Khánh Hòa cần tổ
chức các buổi trao đổi kinh nghiệm của công chức
có thâm niên, vững về chuyên môn để lớp công
chức sau được bổ sung thêm kiến thức thực tế.
- Công tác quản lý nợ: Cần công khai thông tin
trên Đài truyền thanh của địa phương đối với các hộ
kinh doanh để nợ thuế trên 90 ngày. Đội Thuế đã
đôn đốc thu nộp nhưng không thanh toán nợ thuế
vào NSNN. Thực hiện nghiêm túc việc niêm yết
danh sách nợ thuế tại trụ sở UBND các xã, phường,
thị trấn, Ban Quản lý các chợ.
Phối hợp với Công an, Quản lý thị trường và
các cơ quan hữu quan hỗ trợ trong công tác xử lý
các doanh nghiệp còn nợ thuế nhưng bỏ trốn khỏi
địa phương hoặc địa chỉ đăng ký thuế.
- Công tác phối hợp thu thuế: Tăng cường mối
quan hệ giữa cơ quan thuế với chính quyền địa
phương là một vấn đề hết sức quan trọng trong tổ
chức bộ máy ngành Thuế.
Cục thuế Khánh Hòa cần phối hợp với UBND
tỉnh, Sở Tài chính về công tác xây dựng giá tính thuế
một số loại hình kinh doanh lưu trú cụ thể để có sự
cạnh tranh về giá phòng lành mạnh. Thành lập các
đoàn kiểm tra liên ngành ( Công an phường, quản lý
thị trường, thuế) kiểm tra công tác chấp hành bảng
giá đã đăng ký niêm yết.
Phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tư trong công
tác quản lý các đối tượng đăng ký kinh doanh mà
chưa đăng ký thuế, theo dõi tình hình cấp mới, nghỉ
kinh doanh.
Phối hợp với Công an bàn các biện pháp thu hồi
nợ thuế, xác minh thông tin, tổ chức cưỡng chế thu
nợ theo quy định của pháp luật.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Nghiên cứu đã phân tích và đánh giá được
thực trạng công tác quản lý thuế trong lĩnh vực lưu
trú trên địa bàn thành phố Nha Trang giai đoạn từ
2010 đến 2012. Trên cơ sở đó nghiên cứu bước đầu
đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý thuế trong lĩnh vực lưu trú trong thời
gian tới, bao gồm các nhóm giải pháp nâng cao
nhận thức của người nộp thuế, người tiêu dùng và
công tác quản lý thuế của Cục thuế Khánh Hòa.
Theo người nghiên cứu, để có thể công tác quản lý
thuế trong lĩnh vực lưu trú đạt hiệu quả tốt nhất, Cục
Thuế tỉnh Khánh Hoà cần phải tiến hành thực hiện
đồng bộ các giải pháp trên, trong đó cần chú trọng
nhiều đến các nhóm giải pháp nâng cao nhận thức
của NNT, người tiêu dùng và tăng cường công tác
thanh kiểm tra trong lĩnh vực thuế.
2. Kiến nghị
Bên cạnh những giải pháp này, nghiên cứu
đưa ra một số kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà
nước một số vấn đề như sau:
Đối với Nhà nước:
Quốc hội, Chính phủ cần cho phép cơ quan
thuế các cấp được thành lập đơn vị chuyên trách
phòng, chống trốn thuế có chức năng phát hiện,
thu thập chứng cứ tài liệu liên quan đến hành vi vi
phạm; trường hợp có thông tin xác định hành vi trốn
thuế đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự
thì cơ quan thuế sẽ chuyển hồ sơ sang cơ quan có
thẩm quyền để điều tra khởi tố vụ án theo quy định
của bộ luật tố tụng hình sự. Đó là yếu tố tích cực,
tăng thêm sự chủ động cho ngành thuế.
Xác định ngưỡng quy mô kinh doanh, doanh
thu ở mức độ nào bắt buộc thực hiện chế độ sổ
sách, hóa đơn, chứng từ.
Sửa đổi một số quy định trong chính sách thuế
để hạn chế tình trạng lách luật, tạo tính liên kết, chặt
chẽ trong hệ thống pháp luật thuế, nâng cao hiệu
quả công tác quản lý thuế.
Cần ban hành thông tư quy định hình thức kinh
doanh qua mạng phải thanh toán qua ngân hàng
nhằm quản lý thuế chặt chẽ hơn nữa.
Bộ Tài chính ban hành cơ chế tạo lập nguồn
Quỹ “Dưỡng liêm” cho ngành Thuế để tăng thu
nhập cho cán bộ, công chức ngành Thuế ngoài
lương ngạch bậc để đảm bảo đời sống. Đồng thời
sẽ xử phạt nghiêm những cán bộ ngành thuế nếu
có biểu hiện tiêu cực và sẽ sa thải khỏi ngành nếu
bị người dân phát hiện tố cáo có hành vi nhũng
nhiễu tiêu cực.
Tăng cường đào tạo đội ngũ CBCC đặc biệt là
cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra, chuyển đổi
kịp thời cho các cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm
tra nội bộ đáp ứng đủ điều kiện sang ngạch thanh
tra viên, thanh tra viên chính để đảm bảo yêu cầu
của đoàn thanh tra, kiểm tra nội bộ theo quy định.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014
202 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Hoàn thiện phương pháp tính thuế TNCN: Hiện
nay thu nhập của người dân đã phải chịu một lần
thuế là thuế TNCN vậy mà khi đi mua hàng người
dân lại tiếp tục phải gánh thêm thuế GTGT, điều
này cho thấy hiện tượng thuế chồng thuế. Cơ quan
thuế thay đổi phương pháp tính thuế TNCN bằng
cách đánh thuế trên phần thu nhập còn lại, tức là
mỗi cá nhân phải xác định được tổng thu nhập có
được, tổng thu nhập đã tiêu dùng. Trong đó tổng thu
nhập đã tiêu dùng được thể hiện qua các hóa đơn
tiêu dùng. Do đó hóa đơn được người tiêu dùng rất
coi trọng. Điều này sẽ giúp giải quyết triệt để tình
trạng các DN bán hàng không xuất hoá đơn trên
toàn quốc.
- Kiến nghị với Thành ủy, UBND Thành phố
Nha Trang
Cần có cơ chế phối hợp kiểm tra giữa các cơ
quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra trên
cơ sở báo cáo khách lưu trú hàng đêm của đơn vị,
để phát hiện hành vi không kê khai hoặc kê khai
không đúng thực tế kinh doanh.
Chỉ đạo các Ban, ngành triển đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý; xây
dựng và ban hành quy chế khai thác cơ sở dữ liệu
dùng chung giữa các Ban, ngành nhằm phục vụ tốt
cho việc cung cấp thông tin về NNT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính, 2011. Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 và kế hoạch cải cách hệ thống thuế giai đoạn
2011-2015, NXB Tài chính, Hà Nội.
2. Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa, 2012. Các quy trình quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa theo TCVN ISO 9001:2008.
3. Mai Đình Lâm, 2006. Hoàn thiện hệ thống chính sách thuế của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn
Thạc sĩ, Trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
4. Phạm Hồng Thắng, 2009. Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục Thuế huyện Quảng
Trạch, tỉnh Quảng Bình, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Huế.
5. Nguyễn Đình Vũ, 2014. Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với lĩnh vực trú trên địa bàn thành phố Nha Trang, Luận văn
Thạc sĩ, Trường Đại học Nha Trang.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_cong_tac_quan_ly_thue_doi_voi_linh_vuc_luu_tru_tr.pdf