Nghiên cứu này nghiên cứu thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long bằng các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh Nghiên cứu đã đưa ra các nhận định về những mặt đạt được, những mặt hạn chế và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long: Thực hiện quy trình tín dụng chặt chẽ và khoa học; kiểm tra chặt chẽ quy trình phát tiền vay, sử dụng vốn vay; phát hiện, xử lí các khoản nợ xấu, nợ quá hạn
7 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 10/05/2022 | Lượt xem: 377 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hận và quản lý tài sản đảm bảo, (5) lập hợp
đồng tín dụng/khế ước nhận nợ, (6) tạo tài khoản,
giải ngân và lưu giữ hồ sơ, (7) kiểm tra, theo dõi thu
nợ gốc và/hoặc lãi khoản vay, (8) cơ cấu lại thời hạn
trả nợ, (9) chuyển nợ quá hạn, (10) khởi kiện thu hồi
nợ xấu, (11) miễn, giảm lãi và (12) tất toán/thanh lý
khoản vay
Phân chia trách nhiệm rõ ràng, không dồn hết
tất cả công việc cho NVTD/KD như hiện nay. Nhân
viên quản lý và quan hệ khách hàng chịu trách
nhiệm chính các bước 1, 2, 3, 7, 8, 9, 11; Nhân viên
hỗ trợ tín dụng chịu trách nhiệm chính các bước từ
5 đến 12; Nhân viên pháp lý chứng từ chịu trách
nhiệm chính các bước 4, 12; bộ phận xử lý nợ chịu
trách nhiệm chính thực hiện bước 10. Thẩm quyền
phê duyệt cho vay, đối với các món vay nhỏ như trả
góp ngày, cho vay tiêu dùng, cho vay sản xuất nông
nghiệp,... thì giao luôn cho Giám đốc chi nhánh hoặc
Trưởng/phó Phòng giao dịch. Đối với các món vay
lớn, có tính phức tạp thì việc phê duyệt cho vay theo
phân cấp như sau: Ban tín dụng Chi nhánh, Ban tín
dụng Hội sở và Hội đồng tín dụng.
2.2. Kiểm tra chặt chẽ quy trình phát tiền vay, sử
dụng vốn vay
Giám sát tình hình tuân thủ của bên đi vay đối
với các điều khoản trong hợp đồng cho vay. Tối thiểu
là hàng năm phải đánh giá lại rủi ro đối tác bằng việc
sử dụng quy trình phân loại rủi ro, kết quả xếp hạng
tín dụng phải được cập nhật. Mức độ và tần suất
đánh giá rủi ro phụ thuộc vào mức độ, tính chất rủi
ro của khoản vay. Khi có các thông tin có thể dẫn
đến sự suy giảm chất lượng tín dụng, ngân hàng
phải chủ động tiến hành rà soát, đánh giá ngay. Các
thông tin bất lợi này phải được thông báo ngay cho
tất cả các đơn vị liên quan và phù hợp với cơ cấu
phân cấp thẩm quyền quyết định. Quy trình giám
sát và kiểm soát phải có vai trò, trách nhiệm của
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 89
các bộ phận, cá nhân tham gia vào việc giám sát và
kiểm soát rủi ro tín dụng. Các bộ phận và cá nhân
tham gia việc giám sát và kiểm soát rủi ro phải độc
lập với bộ phận bộ phận khởi tạo tín dụng; Quy định
về tần suất kiểm tra tại chỗ khoản vay.
Cơ cấu lại Phòng tín dụng: Đổi chức năng từ
Phòng tín dụng Chi nhánh, Phòng giao dịch trực
thuộc thành Phòng Kinh doanh, trong Phòng Kinh
doanh gồm 03 bộ phận độc lập là: (1) Bộ phận Quan
hệ khách hàng (tìm kiếm, tiếp xúc, khởi tạo tín dụng
với khách hàng, thu thập hồ sơ, lập tờ trình thẩm
định trình duyệt), (2) bộ phận quản lý rủi ro tín dụng
(thẩm định tín dụng độc lập, giám sát quá trình thực
hiện cấp tín dụng, giám sát quá trình vay vốn và trả
nợ, kiểm tra sau cho vay, xem xét các điều kiện của
khách hàng để trả lời có đồng ý hay không đối với
khoản vay) và (3) bộ phận tác nghiệp (lưu trữ hồ
sơ, nhập liệu vào chương trình, quản lý khoản vay
theo đúng yêu cầu và điều kiện cấp tín dụng). Cơ
cấu xét duyệt và quyết định cấp tín dụng, tổ chức
thành 03 cấp: Ban tín dụng tại Chi nhánh (xét duyệt
các khoản vay thuộc hạn mức phán quyết), Ban
tín dụng Hội sở (đối với các khoản vay vượt cấp
phán quyết của Ban tín dụng Chi nhánh) và cấp cao
nhất là Hội đồng tín dụng. Bên cạnh việc quyết định
cấp tín dụng hoặc bảo lãnh, Hội đồng tín dụng còn
quyết định các vấn đề về chính sách tín dụng, quản
lý rủi ro tín dụng, hạn mức phán quyết của các ban
tín dụng.
2.3. Phát hiện, xử lí các khoản nợ xấu, nợ quá hạn
Việc chọn lựa phương pháp xử lý phải tuỳ đặc
điểm từng vụ chứ không có một đáp án chung cho
tất cả. Nhưng trên hết, cần tập trung vào các giải
pháp: Nâng cao trình độ thẩm định của cán bộ tín
dụng, đặc biệt là thẩm định tư cách của khách hàng
vì điều này có ảnh hưởng rất lớn đến thiện chí hoàn
trả tiền vay của khách hàng. Kiểm tra chặt chẽ quá
trình trước, trong và sau khi cho vay để kịp thời có
biện pháp xử lý nếu khách hàng sử dụng vốn sai
mục đích. Khi khách hàng có dấu hiệu phát sinh nợ
xấu, phải tìm hiểu nguyên nhân để có giải pháp thích
hợp. Thực tế có những trường hợp khách hàng bắt
đầu gặp khó khăn nhưng đã được phát hiện kịp thời,
có biện pháp xử lý ngay từ đầu như quản lý kho
hàng, kho nguyên vật liệu, phong toả tài sản, tiến
hành khởi kiện sớm nên khả năng thu hồi nợ rất
cao do máy móc thiết bị lúc này còn đang hoạt động
có giá hơn lúc đã bị bỏ hoang. Cần phải xây dựng
hệ thống thẩm định nợ xấu để thúc đẩy nhanh việc
xử lý nợ tồn đọng tại các ngân hàng thương mại.
Cuối cùng, cách xử lý tốt nhất là mỗi cán bộ tín dụng
phải thật cẩn trọng trước khi đặt bút quyết định một
món vay mới.
Phân loại các khoản vay có mức độ và tính
chất rủi ro cao đưa vào nhóm khoản vay cần tăng
cường quản lý. Nếu mức độ rủi ro cao này được
xác định trên cơ sở kết quả xếp hạng tín dụng, ngân
hàng cần xác định trước những hạng tín dụng mà
khoản vay ở những hạng tín dụng đó sẽ phân loại
vào nhóm cần tăng cường quản lý. Xác định trong
những hoàn cảnh nào thì một khoản vay sẽ xếp loại
vào nhóm khoản vay cần tăng cường quản lý. Trách
nhiệm của việc xây dựng các tiêu chí, chất lượng
các tiêu chí và việc rà soát các tiêu chí này thuộc
bộ phận độc lập với bộ phận khởi tạo tín dụng. Các
khoản vay thuộc nhóm cần tăng cường quản lý phải
được rà soát thường xuyên hơn các khoản vay ở
tình trạng bình thường. Trên cơ sở rà soát, ngân
hàng nước ngoài phải có quyết định xử lý tiếp như
đưa khoản vay này trở lại nhóm khoản vay ở tình
trạng bình thường, chuyển sang nhóm các khoản
vay có vấn đề, trích lập dự phòng rủi ro... Đối với
các khoản vay có vần đề, yêu cầu bên đi vay xây
dựng kế hoạch trả nợ đối với khoản vay cơ cấu lại.
Ngân hàng phải theo dõi chặt chẽ việc tuân thủ với
kế hoạch trả nợ trong quá trình thực hiện. Việc theo
dõi phải thực hiện cho tới khi bên đi vay hoặc khoản
vay không còn bị phân loại trong nhóm các khoản
vay có vấn đề hoặc bị phân loại vào nhóm khoản
vay dừng ghi nhận. Đối với những khoản vay dừng
ghi nhận, ngân hàng phải có kế hoạch phát mại tài
sản bảo đảm, và phải có sự tham gia của cán bộ có
kinh nghiệm về phát mại tài sản bảo đảm.
IV. KẾT LUẬN
Cải thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long sẽ góp
phần quan trọng giúp Ngân hàng phát triển hiệu
quả. Để khai thác những kết quả đạt được, hạn chế
những tồn tại, nghiên cứu đề xuất giải pháp góp
phần nâng cao công tác quản lý rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long: Thực
hiện quy trình tín dụng chặt chẽ và khoa học, Kiểm
tra chặt chẽ quy trình phát tiền vay, sử dụng vốn vay,
Phát hiện, xử lí các khoản nợ xấu, nợ quá hạn. Do
đó, KLB cần tập trung quan tâm thực hiện qui trình
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015
90 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
quản lý rủi to tín dụng tốt hơn nữa. Nghiên cứu có
hạn chế là mới chỉ nghiên cứu việc quản lý rủi ro tín
dụng tại KLB, chưa so sánh được với đối thủ cạnh
tranh và trung bình chung của ngành.
Quả n trị rủ i ro tín dụng có vai trò rất quan trọng
trong lĩ nh vự c tà i chí nh ngân hà ng. Bên cạ nh nhữ ng
rủ i ro truyề n thố ng thì nhữ ng rủ i ro mang tí nh thị
trườ ng và rủ i ro hệ thố ng nế u không đượ c đá nh
giá đú ng mứ c có thể khiế n bấ t cứ mộ t đị nh chế tà i
chí nh lớ n nà o đề u có thể hứ ng chị u nhữ ng thiệ t hạ i
nặ ng nề , thậ m chí dẫ n tớ i sụ p đổ . Trong bố i cả nh
thị trườ ng tiề n tệ có nhữ ng diễ n biế n phứ c tạ p, hoạ t
độ ng tí n dụ ng dễ phá t sinh nợ xấ u, công tá c quả n
trị rủ i ro tín dụng cần được ngân hàng đẩ y mạ nh
theo hướ ng chuyên sâu và thí ch ứ ng vớ i tì nh hì nh
mớ i, đảm bảo hoạ t độ ng ngân hà ng an toà n, hiệ u
quả . Hướng nghiên cứu tiếp theo, nghiên cứu sẽ
tập trung so sánh với đối thủ cạnh tranh và trung
bình chung của ngành để đưa ra nhận định chính
xác nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đoàn Thị Hồng Vân, 2007. Quản trị rủi ro và khủng hoảng. NXB Lao động - Xã hội.
2. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2011. Định hướng và giải pháp cơ cấu lại hệ thống ngân hàng giai đoạn 2011 - 2015. Hà Nội.
3. Ngân hàng TMCP Kiên Long, 2011. Báo cáo thường niên các năm 2007 - 2011.
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2005. Quyết định 493/2005/QĐ - NHNNVN về phân ra thành 5 nhóm nợ RRTD sẽ xảy ra.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_cong_tac_quan_ly_rui_ro_tin_dung_tai_ngan_hang_th.pdf