Hoàn thiện chính sách thúc đẩy phát triển mô hình đại học tư thục không vì lợi nhuận để thành công tự chủ đại học

Hiện nay cả nước chỉ mới có một số trường Đại học tư thục không vì lợi nhuận

hoạt động như Đại học Fulbright, Đại học VinUni và một số trường khác được chính

phủ cho phép thành lập chuẩn bị vận hành. Như vậy có thể xem những trường này là

tiên phong trong việc thành lập Đại học tư thục không vì lợi nhuận tại Việt Nam. Trên

nền tảng của hơn 30 năm phát triển giáo dục đại học dân lập và tư thục quốc gia thì

giáo dục đại học tư thục không vì lợi nhuận là mô hình theo xu hướng thành công và

phát triển của giáo dục đại học trên thế giới và đã thành công ở trong nước. Với sự

hình thành, bổ sung các quy định trong thời gian qua về chính sách pháp lý qua từng

giai đoạn đã giải quyết được những khó khăn thời điểm nhưng cũng đã bộc lộ nhiều

bất cập và ràng buộc làm chậm đi sự linh hoạt tự chủ của các trường. Bài viết nêu một

số khía cạnh bất cập trên cơ sở những văn bản về các quy định có liên quan đến trường

đại học tư thục nói chung và đại học tư thục không vì lợi nhuận nói riêng. Việc hoàn

thiện chính sách pháp lý và đồng bộ trong thực thi chắc chắn sẽ là cơ sở vững chắc để

các trường đại học tư thục không vì lợi nhuận phát triển mạnh, trở thành niềm tin của

xã hội và đóng góp lớn cho sự nghiệp giáo dục đại học nước nhà.

pdf6 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 603 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Hoàn thiện chính sách thúc đẩy phát triển mô hình đại học tư thục không vì lợi nhuận để thành công tự chủ đại học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
533 HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH ĐẠI HỌC TƯ THỤC KHÔNG VÌ LỢI NHUẬN ĐỂ THÀNH CÔNG TỰ CHỦ ĐẠI HỌC Lê Lâm Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn Đặt vấn đề Hiện nay cả nước chỉ mới có một số trường Đại học tư thục không vì lợi nhuận hoạt động như Đại học Fulbright, Đại học VinUni và một số trường khác được chính phủ cho phép thành lập chuẩn bị vận hành. Như vậy có thể xem những trường này là tiên phong trong việc thành lập Đại học tư thục không vì lợi nhuận tại Việt Nam. Trên nền tảng của hơn 30 năm phát triển giáo dục đại học dân lập và tư thục quốc gia thì giáo dục đại học tư thục không vì lợi nhuận là mô hình theo xu hướng thành công và phát triển của giáo dục đại học trên thế giới và đã thành công ở trong nước. Với sự hình thành, bổ sung các quy định trong thời gian qua về chính sách pháp lý qua từng giai đoạn đã giải quyết được những khó khăn thời điểm nhưng cũng đã bộc lộ nhiều bất cập và ràng buộc làm chậm đi sự linh hoạt tự chủ của các trường. Bài viết nêu một số khía cạnh bất cập trên cơ sở những văn bản về các quy định có liên quan đến trường đại học tư thục nói chung và đại học tư thục không vì lợi nhuận nói riêng. Việc hoàn thiện chính sách pháp lý và đồng bộ trong thực thi chắc chắn sẽ là cơ sở vững chắc để các trường đại học tư thục không vì lợi nhuận phát triển mạnh, trở thành niềm tin của xã hội và đóng góp lớn cho sự nghiệp giáo dục đại học nước nhà. Như vậy, Tự chủ đối với Đại học tư thục đã được quy định cụ thể từ lâu về quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm qua sự quản lý điều hành của chủ đầu tư hay chủ sở hữu. Quyền tự chủ đại học đã khẳng định được thế mạnh bằng sự phát triển của mô hình đại học tư thục qua gần 30 năm với hơn 60 trường chiếm 25% trường đại học, quy mô đào tạo chiếm gần 15% tổng số sinh viên của cả nước và chất lượng thương hiệu đào tạo của các trường cũng dần tăng lên. Tuy nhiên, việc các trường đại học tư thục phân chia cổ tức theo lợi nhuận và chính sách tái đầu tư thiếu chú trọng đã làm cho tốc độ phát triển dần chậm lại, phát sinh những hệ lụy trong quyền chi phối, điều hành và quản trị tài chính tài sản bất cập dẫn đến một thời gian nhiều trường khủng hoảng, mâu thuẫn nội bộ. Việc mô hình đại học tư thục không vì lợi nhuận ra đời với những ràng buộc cụ thể về quyền lợi, trách nhiệm và cơ chế tái đầu tư sẽ làm cho trường ĐH ngày càng phát triển mạnh và hạn chế nhiều rủi ro tranh chấp về quản trị và tài sản. Việc hoàn thiện chính sách thúc đẩy mô hình trường ĐH tư thục không vì lợi nhuận sẽ giúp các trường này thành công hơn trong tự chủ ĐH ngay từ giai đoạn đầu tư thành lập và vận hành. I. Những chính sách về giáo dục đại học tư thục không vì lợi nhuận Giáo dục Đại học theo mô hình dân lập rồi đến tư thục đã trải qua hơn 30 năm, kể từ khi Trung tâm đại học dân lập Thăng Long, tiền thân của Trường Đại học Thăng Long ngày nay ra đời năm 1988, đến nay đã có hơn 60 trường đại học, chưa kể một số trường được Thủ tướng chính phủ cho phép thành lập chuẩn bị đưa vào hoạt động. Tuy nhiên, từ khi Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 18 tháng 4 năm 2005 về xã hội hóa giáo dục quy định các chính sách của Nhà nước hỗ trợ 534 khuyến khích xã hội hoá thì Giáo dục ngoài công lập hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận mới được nêu và các điều kiện về đất đai, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và tài chính, thuế ... được quy định tạo điều kiện cho phát triển để các cơ sở ngoài công lập được tham gia bình đẳng trong việc nhận thầu các dịch vụ do nhà nước đặt hàng. Đồng thời theo cơ chế phi lợi nhuận thì phần lợi nhuận tích lũy hàng năm chủ yếu được dùng để đầu tư phát triển. Dù có nhiều văn bản được chính phủ ban hành cho hoạt động của Giáo dục Đại học tư thục nhưng đến khi Luật Giáo dục sửa đổi năm 2009 mới nêu vấn đề “cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục vì mục đích vụ lợi” để tiếp tục làm rõ mô hình của Đại học tư thục không vì lợi nhuận. Và đến năm 2012, Luật Giáo dục Đại học được ban hành và quy định cụ thể ba nhóm nội dung đến đại học tư thục gồm: Thứ nhất, đại học tư thục được coi là “hoạt động không vì lợi nhuận” nếu “các cổ đông hoặc các thành viên góp vốn không hưởng lợi tức hoặc hưởng lợi tức hàng năm không vượt quá lãi suất trái phiếu chính phủ”. Thứ hai, dành ít nhất 25% chênh lệch từ thu, chi để tái đầu tư, tài sản này “là tài sản chung không chia”. Thứ ba, thành phần Hội đồng quản trị đã có sự thay đổi so với quy định tại Quyết định số 14/2005/QĐ-TTg, Quyết định số 61/2009/QĐ-TTg khi có các thành phần đương nhiên như hiệu trưởng, cơ quan quản lý địa phương, tổ chức đảng đoàn, đại diện giảng viên. Sau đó, chính sách phát triển các trường đại học tư thục ở Việt Nam có thêm những điểm mới là đều nhấn mạnh đến yếu tố “phi lợi nhuận” trong hoạt động giáo dục nên như Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục Đại học “GDĐH” nêu rõ: Cơ sở GDĐH tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là cơ sở GDĐH mà phần lợi nhuận tích lũy hàng năm là tài sản chung không chia, để tái đầu tư phát triển cơ sở GDĐH; các cổ đông hoặc các thành viên góp vốn không hưởng lợi tức hoặc hưởng lợi tức hàng năm không vượt quá lãi suất trái phiếu chính phủ. Do đó, các trường đại học tư thục hay đại học ngoài công lập, đặc biệt là HĐQT phải xem đây là nguyên tắc cơ bản để tổ chức và quản lý các hoạt động của cơ sở mình. Kế đến là Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 về việc ban hành Điều lệ trường đại học, áp dụng với các đại học tư thục cũng quy định rõ “Tổ chức quản lý của trường đại học tư thục không vì lợi nhuận”. Theo đó, các trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận và các trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận được hưởng các chính sách hỗ trợ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển đội ngũ giảng viên; được ưu đãi thuế, miễn thuế và giảm thuế theo quy định của pháp luật thuế; được ưu tiên giao hoặc cho thuê đất, tiếp nhận các dự án đầu tư, đặt hàng để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đối với những lĩnh vực mà trường có thế mạnh... Vừa qua Luật Giáo dục Đại học sửa đổi bổ sung năm 2018 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2019 đã nhấn mạnh và cụ thể hơn gồm “Thực hiện xã hội hóa giáo dục đại học, khuyến khích phát triển cơ sở giáo dục đại học tư thục; ưu tiên cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận; có chính sách ưu đãi đối với tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào hoạt động giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ tại cơ sở giáo dục đại học; có chính sách miễn, giảm thuế đối với tài 535 sản hiến tặng, hỗ trợ cho giáo dục đại học, cấp học bổng và tham gia chương trình tín dụng sinh viên. Và Có chính sách đồng bộ để bảo đảm quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học gắn liền với trách nhiệm giải trình...” Và mới đây Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 02 năm 2020 cũng đã chi tiết hoá những điều kiện liên quan đến trường Đại học tư thục không vì lợi nhuận và tự chủ đại học. Ngoài ra, một số văn bản có liên quan khác của Chính phủ và các Bộ ngành liên quan được ban hành khá lâu rất cần được sửa đổi bổ sung cho phù hợp thực tế về thuế và các quy định về tiêu chí đầu tư khác của loại hình trường này. II. Những bất cập trong thực hiện chính sách hỗ trợ đại học tư thục không vì lợi nhuận Qua hơn 15 năm kể từ ngày chính phủ ban hành Nghị định đầu tiên, các chính sách có liên quan đến Giáo dục đại học tư thục không vì lợi nhuận dần định hình rõ về mô hình, quản trị trên nền tảng nhiều hoạt động giáo dục đại học tư thục và tư thục không vì lợi nhuận. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập trong việc thực thi chính sách của các cơ quan chức năng có liên quan đến hoạt động của các trường theo mô hình đại học không vì lợi nhuận. Cụ thể là các vấn đề sau: 1. Chưa có chính sách đồng bộ về hỗ trợ ưu tiên đầu tư giáo dục đại học tư thục không vì lợi nhuận: 1.1 Quỹ đất xây dựng trường: Cần cụ thể và sửa đổi bổ sung Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 quy định các trường hợp không đấu giá quyền sử dụng đất, miễn giảm tiền sử dụng đất, thuê đất để có thể các trường được giao đầu tư cho mô hình không vì lợi nhuận. Đồng thời, theo Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực Giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; Nghị định 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của chính phủ về quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Trong đó quy định điều kiện thành lập trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận; Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ trường Đại học quy định tại khoản 3 điều 28 về trường Đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận được hưởng các chính sách hỗ trợ trong đó được ưu tiên giao hoặc cho thuê đất; Luật Giáo dục Đại học sửa đổi bổ sung số 34/2018/QH14 ngày 19/11/2018 quy định tại khoản 2 điều 12 được ưu tiên ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng và chính sách khác để phát triển đại học; tại khoản 4 điều 12 cũng quy định khuyến khích và ưu tiên cho cơ sở giáo dục Đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận. Trong đó nêu rõ các chính sách ưu đãi với tổ chức đầu tư vào hoạt động giáo dục được ưu tiên giao, thuê đất. Các văn bản trên hiện nay vẫn chưa cụ thể, mỗi địa phương, mỗi cơ quan thực hiện mỗi khác và chưa có chính sách giao đất sạch hợp quy hoạch để nhà đầu tư có đủ 536 quỹ đất xây trường. Trường hợp chủ đầu tư đã mua đất thì phải xin đề xuất quy hoạch chuyển đổi đất giáo dục mới được phép đầu tư xây dựng. Trường hợp nữa là nhà đầu tư bỏ kinh phí ra nhưng không được hỗ trợ trong công tác bồi hoàn, giải phóng mặt bằng vì trong luật không có quy định cho trường tư thục không vì lợi nhuận. Chính những vấn đề này làm cho việc chuẩn bị đất để xây dựng trường sau khi Luật đất đai 2013 ra đời gặp rất nhiều khó khăn vướng mắc, có những trường mất hàng chục năm vẫn chưa được giải quyết đất để xây dựng trường. 1.2. Nguồn vốn vay đầu tư, Thuế thu nhập: - Đối với vốn vay: Hiện nay đa số các trường tư thục đều tự thân chuẩn bị nguồn vốn đầu tư ban đầu từ các nguồn như vốn góp của các cổ đông cá nhân, tổ chức, vốn vay từ thế chấp tài sản. Ngoài việc chuẩn bị nguồn lực cho đầu tư xây dựng cơ bản và chuẩn bị cho giai đoạn đầu thì các trường vẫn phải có nguồn vốn để đầu tư nâng cao năng lực cho các giai đoạn sau. Chính sách về cho vay vốn ưu đãi để đầu tư phát triển đại học tư thục hiện nay còn chưa cụ thể và phụ thuộc vào chính sách của từng tỉnh thành, có rất ít trường tiếp cận được để vay vốn và thời gian cũng khá ngắn (như nguồn vốn kích cầu của TPHCM hỗ trợ lãi suất 7 năm) nên rất dễ mất cân đối để duy trì trường và đối với các khoản vay từ các ngân hàng lại phát sinh khoản lãi suất cao là áp lực rất lớn cho các trường. Đề nghị nhà nước nên có chính sách cụ thể hơn về nguồn vốn hay quỹ đầu tư ưu đãi với lãi suất phù hợp và thời gian vay trung dài hạn đảm bảo trường hoạt động ổn định, tạo điều kiện cho trường tái đầu tư và cân đối trả vay. - Đối với chính sách thuế: Từ năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 53/2006/NĐ-CP, trong đó điểm a), khoản 2, điều 8 quy định các trường ngoài công lập “được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong suốt thời gian hoạt động”. Đến năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hóa cũng tiếp tục quy định tại điều 8: các trường ngoài công lập “được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong suốt thời gian hoạt động”. Nhưng để các trường ngoài công lập hưởng được chính sách ưu đãi này, các trường phải đáp ứng tiêu chuẩn "diện tích đất tối thiểu/ học sinh" ở thành phố là 8 m2/trẻ bậc mầm non; 6 m2/ học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; 55 m2/ sinh viên bậc đại học, cao đẳng, theo Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008. Nếu các trường không đáp ứng được tiêu chuẩn này, các trường ngoài công lập phải đóng 100% thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế suất 28%, 25%, 22% và từ 2016 là 20%). Đến năm 2013 theo Quyết định số 693/QĐ-TTg chính phủ điều chỉnh "diện tích đất tối thiểu" đối với sinh viên bậc đại học, cao đẳng thành "Diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo tối thiểu", giữ nguyên quy định "diện tích đất tối thiểu" đối với các bậc học dưới đã góp phần giúp các trường tư thục tháo gỡ khó khăn, tăng cường nguồn lực của xã hội đầu tư vào giáo dục, giảm bớt gánh nặng sĩ số, biên chế, ngân sách nhà nước phải chi cho giáo dục công. Do đó cần có chính sách ưu đãi, tiếp tục giảm về thuế đối với các cơ sở giáo dục tư thục mới có thể thu hút được các nhà đầu tư cùng chung tay với Nhà nước chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. 537 2. Chính sách phân bổ hoặc đấu thầu trong việc đầu tư, đặt hàng đào tạo nhân lực của nhà nước đối với một số ngành nghề đặt thù dành cho các trường Đại học công và tư nên thực hiện. Các trường Đại học tư thục không vì lợi nhuận nếu có đủ năng lực và uy tín thương hiệu cũng phải được hỗ trợ đầu tư dài hạn nhằm khuyến khích các trường đẩy mạnh đầu tư, nâng cao năng lực đào tạo và cạnh tranh chất lượng một cách công bằng với các trường công lập khác. III. Một số khuyến nghị Việc đầu tư vào các trường đại học tư thục không vì lợi nhuận là mô hình tiên phong thể hiện sự tâm huyết, nhất quán về quan điểm cam kết đầu tư, chịu trách nhiệm và tính ổn định của nhà trường. Thực hiện tự chủ trong cơ cấu tổ chức, chuyên môn học thuật, nhân sự, tài chính và tài sản thì trách nhiệm giải trình là vấn đề sống còn và quyết định đến chất lượng và uy tín đối với xã hội của nhà trường. Để ĐH tư thục không vì lợi nhuận phát triển và khẳng định được vị trí, vai trò thì Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp lý thúc đẩy cho mô hình này. Việc hoàn thiện và đồng bộ chính sách cần quan tâm những vấn đề sau: Thứ nhất, cụ thể hoá các quy định về giao thuê đất, miễn giảm tiền thuê đất, sử dụng đất, xây dựng cơ sở vật chất, nguồn vốn vay ưu đãi, thuế thu nhập, hỗ trợ đào tạo nhân lực để thúc đẩy phát triển và củng cố hệ thống các trường tư thục không vì lợi nhuận. Thứ hai là, tạo cơ chế pháp lý bình đẳng hài hoà, công bằng giữa các trường đại học công lập và trường đại học tư thục không vì lợi nhuận trong việc giao nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học trừ những ngành nghề đặc thù có điều kiện nhà nước phải đầu tư. Thứ ba là, Nhà nước phải ban hành các văn bản dưới luật của các cấp từ chính phủ, Bộ ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh về các vấn đề có liên quan đến Luật, Nghị định để cụ thể hóa và tạo hành lang pháp lý tránh sự chồng chéo hoặc không khớp nhau trong cùng một nội dung nhằm khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực giáo dục, nhất là giáo dục tư thục không vì lợi nhuận. Việc các trường đại học tư thục không vì lợi nhuận được hỗ trợ trong quá trình xây dựng hoạt động và phát triển cũng là tạo điều kiện các trường nâng cao chất lượng và góp phần giúp cho người học được tiếp cận giáo dục đại học với đào tạo và dịch vụ tốt một cách công bằng với trường công. Các ưu đãi sẽ chính các em sinh viên được thụ hưởng và nguồn nhân lực qua đào tạo này tham gia vào xây dựng phát triển chung của quốc gia. Ưu tiên và ưu đãi cho các trường đại học tư thục không vì lợi nhuận góp phần đưa vị thế đại học Việt Nam nâng tầm với thế giới, tiếp cận được các nguồn lực đóng góp của xã hội, các nguồn lực viện trợ từ trong nước và quốc tế khác. Tạo cơ chế thông thoáng để thực thi quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm của cơ sở GDĐH và giải trình đối với xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quốc hội (2012), Luật Giáo dục đại học 2012; 2. Quốc hội(2018), Luật Giáo dục Đại học sửa đổi bổ sung; 538 3. Chính phủ (2005), Nghị quyết của Chính phủ số 05/2005/NQ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2005 về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thảo; 4. Chính phủ (2005), Các quy chế về tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục ban hành theo: Quyết định số 14/2005/QĐ-TTg, Quyết định số 61/2009/QĐ- TTg, Quyết định số 63/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ 5. Chính phủ (2013), Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật GDĐH 6. Chính phủ (2014), Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 về việc ban hành Điều lệ trường đại học 7. Chính phủ (2019),Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học 8. Chính phủ (2006) Nghị định số: 53/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2016 về chính sách khuyến khích phát triển cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập; 9. Chính phủ ( 2008), Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường; 10. Chính phủ (2008), Quyết định số: 1466/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2008 về ban hành Danh Mục Chi Tiết Các Loại Hình, Tiêu Chí Quy Mô, Tiêu Chuẩn Của Các Cơ Sở Thực Hiện Xã Hội Hóa Trong Lĩnh Vực Giáo Dục – Đào Tạo, Dạy Nghề, Y Tế, Văn Hóa, Thể Thao, Môi Trường 11. Chính phủ (2013), Quyết định số: 693/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường ban hành kèm theo quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2008; 12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Báo cáo số 760/BC-BGDĐT ngày 29/10/2009 về sự phát triển của hệ thống giáo dục đại học, các giải pháp đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo; 13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Báo cáo tại Hội nghị ngày 14/3/2013 về Tổng kết 20 năm phát triển Giáo dục đại học cao đẳng ngoài công lập 14. Phạm Thị Huyền và đồng nghiệp (2017), Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu các trường đại học ngoài công lập; 15. Trần Phương (2011), Mô hình tư thục của Trường Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội, NXB Khoa học kỹ thuật; 16. Thái Vân Hà (2019), Phát triển trường đại học tư thục ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị; 17. Đặng Thị Minh (2014), Chính sách phát triển trường Đại học tư thục ở Việt Nam; 18. Hoàng Thị Xuân Hoa (2012), Tự chủ đại học: Xu thế của phát triển; 19. Đỗ Thị Ngọc Quyên (2019), Tự chủ và tự do học thuật trong giáo dục đại học Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoan_thien_chinh_sach_thuc_day_phat_trien_mo_hinh_dai_hoc_tu.pdf
Tài liệu liên quan