Hoàn cảnh ra đời và kết cấu của tác phẩm

Một trong những cống hiến vĩ đại của Mác, Ăng-ghen là để lại cho nhân loại một di sản lý luận đồ sộ. Mục tiêu của Đảng ta hiện nay là: nghiên cứu học tập chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm cho học thuyết này chiếm vị trí thống trị trong đời sống văn hoá, tinh thần của xã hội ta, làm cho chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh thật sự là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng Cách mạng Việt Nam. Cho nên sự thắng lợi của Cách mạng Việt nam, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta tuỳ thuộc vào việc triển khai và thực hiện lý luận Khoa học của chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Tác phẩm “Lút vích Phoi-ơ-bắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức” là một tác phẩm nhằm tổng kết lại toàn bộ triết học và chủ nghĩa Mác. Đánh giá lại những đóng góp và hạn chế của Phoi-ơ-bắc. Tác phẩm được viết trong giai đoạn Ăng-ghen bảo vệ, phát triển và hoàn thiện chủ nghĩa Mác. Do đó nó có một vai trò quan trọng trong việc trang bị cho giai cấp công nhân cơ sở lý luận cho cuộc đấu tranh giai cấp chống lại triết học tư sản.

Bài tiểu luận: Tìm hiểu tư tưởng triết học trong tác phẩm Lút vích Phoi-ơ-bắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:

• Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

• Những nội dung tư tưởng triết học trong tác phẩm.

• Giá trị, ý nghĩa phương pháp luận và sự vận dụng tư tưởng triết học trong tác phẩm đối với sự nghiệp đổi mới, xây dựng CNXH ở Việt Nam.

 

docx16 trang | Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1714 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Hoàn cảnh ra đời và kết cấu của tác phẩm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Một trong những cống hiến vĩ đại của Mác, Ăng-ghen là để lại cho nhân loại một di sản lý luận đồ sộ. Mục tiêu của Đảng ta hiện nay là: nghiên cứu học tập chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm cho học thuyết này chiếm vị trí thống trị trong đời sống văn hoá, tinh thần của xã hội ta, làm cho chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh thật sự là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng Cách mạng Việt Nam. Cho nên sự thắng lợi của Cách mạng Việt nam, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta tuỳ thuộc vào việc triển khai và thực hiện lý luận Khoa học của chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Tác phẩm “Lút vích Phoi-ơ-bắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức” là một tác phẩm nhằm tổng kết lại toàn bộ triết học và chủ nghĩa Mác. Đánh giá lại những đóng góp và hạn chế của Phoi-ơ-bắc. Tác phẩm được viết trong giai đoạn Ăng-ghen bảo vệ, phát triển và hoàn thiện chủ nghĩa Mác. Do đó nó có một vai trò quan trọng trong việc trang bị cho giai cấp công nhân cơ sở lý luận cho cuộc đấu tranh giai cấp chống lại triết học tư sản. Bài tiểu luận: Tìm hiểu tư tưởng triết học trong tác phẩm Lút vích Phoi-ơ-bắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức tập trung nghiên cứu các vấn đề sau: Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Những nội dung tư tưởng triết học trong tác phẩm. Giá trị, ý nghĩa phương pháp luận và sự vận dụng tư tưởng triết học trong tác phẩm đối với sự nghiệp đổi mới, xây dựng CNXH ở Việt Nam. Về phương pháp nghiên cứu: trên cơ sở các kiến thức đã được nghiên cứu về lịch sử triết học, hệ thống các quan điểm, học thuyết trước Mác và cơ sở lý luận của phép biện chứng duy vật tìm hiểu về nội dung của tác phẩm, từ đó rút ra các tư tưởng triết học, ý nghĩa phương pháp luận và vận dụng trong thực tiễn Cách mạng ở Việt nam. Tiểu luận được chia thành 4 phần chính như sau: I. Hoàn cảnh ra đời và kết cấu của tác phẩm. II. Nội dung tư tưởng triết học trong tác phẩm III. Ý nghĩa của tác phẩm IV. Kết luận Trong quá trình thực hiện nghiên cứu chuyên đề này, dù đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn rằng sẽ còn những sai sót, cần bổ sung. Kính mong nhận được sự chỉ bảo, sửa chữa, góp ý từ các thầy và các bạn. I. HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ KẾT CẤU CỦA TÁC PHẨM 1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Cùng với các tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”, “Chống Đuyrinh”, tác phẩm “Lút vích Phoi-ơ-bắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức” ra đời vào thời kỳ sau Công xã Pari (1871). Đây là thời kỳ trì trệ của phong trào công nhân. Lúc này, chủ nghĩa cơ hội phát triển mạnh và lũng đoạn trong phong trào công nhân. Hơn nữa, hoảng sợ trước phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản, trong hệ tư tưởng tư sản đã nảy sinh một số khuynh hướng triết học, xã hội học phản động, ví dụ như học thuyết duy tâm của Sôpenhauơ, Hát-man, chủ nghĩa Cantơ mới; chủ nghĩa Hium mới v.v… Trước tình hình đó, đòi hỏi các nhà kinh điển phải tập trung tất cả hoạt động lý luận và chính trị để chống lại chủ nghĩa cơ hội với mọi biến tướng của nó; chống lại hệ tư tưởng tư sản để bảo vệ và phát triển những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác. Cùng với tác phẩm “Chống Đuy-rinh”, tác phẩm “Lút-vích Phoi-ơ-bắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức” ra đời nhằm thực hiện ý định đã có từ lâu của Mác và Ăng-ghen là đề xuất các quan điểm đối lập với những quan điểm tư tưởng của triết học cổ điển Đức. Ba năm sau khi Mác qua đời, Ăng-ghen cho rằng cần phải trình bày quan điểm của hai ông về chủ nghĩa duy tâm của Hê-ghen, chủ nghĩa duy vật của Phoi-ơ-bắc và chỉ rõ bước ngoặt cách mạng trong lịch sử phát triển tư tưởng triết học do Mác và Ăng-ghen thực hiện. Việc đánh giá toàn diện triết học cổ điển Đức (tập trung vào Hê-ghen, Phoi-ơ-bắc) được Ăng-ghen coi là một món nợ danh dự phải trả. Tác phẩm này được viết năm 1886, được Ăng-ghen dành nhiều cho vấn đề lịch sử triết học. Ông đã nghiên cứu hàng loạt các vấn đề cơ bản của lịch sử triết học, trong đó nổi bật là vấn đề đối tượng nghiên cứu của lịch sử triết học; phương pháp luận mác-xít về lịch sử triết học; động lực phát triển của tư tưởng triết học v.v… 2. Kết cấu của tác phẩm Tác phẩm gồm có Lời tựa và 4 phần: Trong lời tựa viết năm 1888, Ăng-ghen trình bày lý do của việc viết tác phẩm này. Phần I: Ăng-ghen đánh giá lại triết học của Hêghen. Ông coi triết học Hêghen là đỉnh cao của triết học cổ điển Đức và là một trong những nguồn gốc lý luận của triết học Mác. Trong khi đánh giá vai trò to lớn của phép biện chứng trong triết học Hêghen, Ăng-ghen đã chỉ ra mâu thuẫn cơ bản trong triết học này là mâu thuẫn giữa phương pháp biện chứng và hệ thống duy tâm siêu hình. Phần II: Trên cơ sở phân tích vấn đề cơ bản của triết học, Ăng-ghen đã chỉ ra đối tượng của lịch sử triết học mác xít là nghiên cứu cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, chỉ ra sự phụ thuộc của tư tưởng triết học vào thực tiễn xã hội và nhận thức khoa học tự nhiên. Đồng thời, ông cũng chỉ ra những hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước Mác, kể cả Phoi-ơ-bắc. Phần III: Ăng-ghen tập trung phê phán tính chất không triệt để của triết học Phoi-ơ-bắc, thể hiện ở quan điểm duy tâm về vấn đề tôn giáo và đạo đức, đồng thờ ông cũng chỉ ra nguyên nhân dẫn đến hạn chế đó. Phần IV: Tác phẩm đề cập một cách khái quát và hệ thống những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời ông khẳng định rằng sự ra đời của triết học Mác là một bước ngoặt trong sự phát triển của lịch sử triết học. Như vậy, qua kết cấu tác phẩm, Ăng-ghen cũng muốn chỉ ra rằng, triết học Mác có tiền đề lý luận là triết học của Hêghen và triết học của Phoi-ơ-bắc, trong đó chủ nghĩa duy vật của Phoi-ơ-bắc là khâu trung gian giữa triết học của Hêghen và triết học Mác. Do kế thừa những giá trị triết học trước đó và do khái quát thực tiễn xã hội và nhận thức khoa hoc, triết học Mác là hình thức phát triển cao của lịch sử triết học. II. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC TRONG TÁC PHẨM Trong tác phẩm “Lút-vích Phoi-ơ-bắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức”, Ăng-ghen đã trình bày các vấn đề cơ bản như sau: 1. Vấn đề cơ bản của triết học Trong tác phẩm này, Ăng-ghen đã đưa ra định nghĩa kinh điển về vấn đề cơ bản của triết học, từ đó đi đến xác định một cách khoa học đối tượng nghiên cứu của lịch sử triết học và quy luật phát triển của triết học. Khái quát lịch sử triết học, Ăng-ghen viết: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là cả triết học hiện đại là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại” Các Mác, Phri đích Ăngghen: Tuyển tập, NXB Sự thật, Hà nội, 1984, tập VI, trang 372. . Theo Ăng-ghen, vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại, giữa tinh thần với tự nhiên cũng giống như bất cứ tôn giáo nào, có gốc rễ trong các quan niệm thiển cận và ngu dốt của thời kỳ mông muội, thời kỳ mà con người không thể giải thích được bản chất của giấc mơ, nên đã có qan niệm về quan hệ của linh hồn với thể xác. Đây chính là cơ sở nhận thức luận của vấn đề cơ bản của triết học. Ăng-ghen cũng chỉ ra hai mặt của vấn đề cơ bản của triết học. Chính việc giải quyết mặt thứ nhất - giữa tư duy và tồn tại, tinh thần và tự nhiên cái nào có trước, cái nào có sau, đã phân các nhà triết học thành hai phe đối lập: chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Mặt thứ hai, đó là “tư duy của chúng ta có thể nhận thức được gọi là thế giới hiện thực không?... vấn đề đó được gọi là vấn đề tính đồng nhất giữa tư duy và tồn tại”. Khi khái quát lịch sử triết học, Ăng-ghen thấy rằng đa số các nhà triết học thừa nhận con người có khả năng nhận thức được thế giới. Song còn một số nhà triết học khác như Hium và Cantơ lại phủ nhận khả năng nhận thức thế giới của con người. Ăng-ghen phê phán khuynh hướng bất khả tri luận đó và của cả phái Cantơ mới, phái Hium mới, ông viết: “Sự bác bỏ một cách hết sức đanh thép ý ngông triết học ấy, cũng như tất cả những triết học khác là thực tiễn, tức thực nghiệm và công nghiệp”. Ăng-ghen đã đưa ra những phát minh khoa học để bác bỏ bất khả tri luận và cho rằng khi người ta nhận thức được “vật tự nó” và áp dụng một cách có hiệu quả thì “vật tự nó” sẽ chuyển thàh vật cho ta. Trên cơ sở của việc phân tích vấn đề cơ bản của triết học, Ăng-ghen xác định đối tượng nghiên cứu của lịch sử triết học là cuộc đấu tranh giữ chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm diễn ra xoay quanh vấn đề cơ bản của triết học. Ăng-ghen cũng phê phán quan điểm duy tâm coi lịch sử triết học như là lịch sử phát triển kinh tế, xã hội; là sản phẩm của tư duy thuần tuý của nhà triết học. Trái lại, Ăng-ghen chỉ ra rằng: “cái thúc đẩy các nhà triết học tiến lên, hoàn toàn không phải chỉ là sức mạnh của tư duy thuần tuý, như họ tưởng tượng. Cái thật ra đã thúc đẩy họ tiến lên thì chủ yếu là bước tiến mạnh mẽ, ngày càng nhanh chóng và ngày càng mãnh liệt của khoa học tự nhiên và của công nghiệp”. Như vậy, Ăng-ghen đã nhấn mạnh đến vai trò của khoa học và công nghiệp trong sự phát triển của tư tưởng triết học. Khi khẳng định nội dung của triết học chịu sự quyết định của quá trình phát triển các quan hệ kinh tế - xã hội, Ăng-ghen cũng coi triết học là một trong những phương tiện quan trọng trong cuộc đấu tranh tư tưởng của các giai cấp trong xã hội. 2. Đánh giá triết học Hêghen Khi cho rằng Phoi-ơ-bắc bắt đầu từ triết học của Hêghen, sau đó đoạn tuyệt với nó, phục hồi và phát triển chủ nghĩa duy vật, Ăng-ghen đã đánh giá một cách khoa học triết học Hêghen. Trước hết, Ăng-ghen đã chỉ ra mâu thuẫn cơ bản của triết học Hêghen, đó chính là mâu thuẫn giữa phép biện chứng với hệ thống triết học. Nếu phép biện chứng là hạt nhân hợp lý, là mặt tiến bộ của triết học Hêghen, thì ngược lại, hệ thống triết học của Hêghen lại duy tâm, siêu hình. Chính yêu cầu của hệ thống đã dẫn Hêghen đến việc thừa nhận điểm cuối cùng trong nhận thức triết học và thực tiễn lịch sử. Ăng-ghen viết: “Tuyên bố rằng toàn bộ nội dung giáo điều của hệ thống Hêghen đều là chân lý tuyệt đối, vậ là trái với phương pháp biện chứng của ông ta, phương pháp đã phá bỏ mọi cái có tính chất giáo điều. Như thế nghĩa là mặt cách mạng của học thuyết Hêghen đã bị đè bẹp bởi sự trưởng thành quá khổ của mặt bảo thủ của nó. Và điều mà đúng với nhận thức triết học thì cũng lại đúng với cả thực tiễn lịch sử nữa”. Theo Ăng-ghen, đặc điểm đó của triết học Hêghen phản ánh sự thoả hiệp của giai cấp tư sản Đức nhỏ bé, yếu hèn về kinh tế và chính trị không đủ sức làm cuộc cách mạng tư sản như cuộc cách mạng tư sản Pháp (1789), mà chỉ mong muốn có những cải cách ôn hoà của giai cấp thống trị. Song, Ăng-ghen cũng chỉ ra đóng góp to lớn của Hêghen trong sự phát triển tư tưởng triết học của nhân loại như sau: “Nhưng tất cả những điều đó không ngăn trở hệ thống Hêghen bao trùm một lĩnh vức hết sức rộng hơn lĩnh vực của bất cứ hệ thống nào trước kia, và phát triển, trong lĩnh vực đó; một sự phong phú về tư tưởng mà ngày nay người ta vẫn còn ngạc nhiên. Hiện tượng học về tinh thần, triết học naà lại được nghiên cứu theo các bộ môn lịch sử, riêng biệt cả nó; triết học lịch sử, triết học pháp quyền, triết học tôn giáo, lịch sử triết học, mỹ học, v.v.; - trong tất cả các lĩnh vực lịch sử khác nhau ấy, Hêghen cố gắng phát hiện ra và chứng minh sự tồn tại của sợi chỉ xuyên suốt, tức là của sự phát triển và vì Hêghen không những chỉ là một thiên tài sáng tạo, mà còn là một nhà bác học có tri thức bách khoa, nên trong mọi lĩnh vực, ông xuất hiện ra là một người vạch thời đại”. Chính mâu thuẫn cơ bản trên của triết học Hêghen đã nảy sinh ra những trường phái khác nhau. Phái Hêghen già gồm Hêsen, G. Hinríchxơ, G. Háplơ, H.Vâyxơ, L. Phíchteem v.v. là phái bảo thủ bám lấy hệ thống của triết học Hêghen. Ngược lại phái Hêghen trẻ gồm Stơrauxơ, anh em nhà Bauơ, v.v. lại bám lấy phương pháp biện chứng của triết học Hêghen. Cuộc đấu tranh của hai phái này xoay quanh hai vấn đề tôn giáo và chính trị. Mặc dù là phái cấp tiến, nhưng phái Hêghen trẻ vẫn chưa thoát khỏi mâu thuẫn cố hữu của triết học Hêghen, vì phái Hêghen trẻ đề cao vai trỏ của “tự ý thức”, coi “tự ý thức” có vai trò to lớn đối với hiện thực. Và theo Ăng-ghen: “Đông đảo những người kiên quyết nhất trong phái Hêghen trẻ bị những tất yếu thực tiễn của cuộc đấu tranh của họ chống lại tôn giáo hiện có, kéo trở về chủ nghĩa duy vật Anh-Pháp”. Một trong đại diện của phái Hêghen trẻ, theo Ăng-ghen, đó chính là Phoi-ơ-bắc với tác phẩm “Bản chất đạo Cơ đốc” đã giải quyết được mâu thuẫn trên và phục hồi chủ nghĩa duy vật. 3. Đánh giá chủ nghĩa duy vật của Phoi-ơ-bắc Ăng-ghen đã đánh giá cao vai trò của Phoi-ơ-bắc trong cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy tâm, phục hồi và phát triển chủ nghĩa duy vật. Ăng-ghen coi tác phẩm “Bản chất đạo Cơ đốc” có tác dụng giải phóng và đưa một cách không úp mở chủ nghĩa duy vật trở lại ngôi vua. Tư tưởng duy vật của Phoi-ơ-bắc có ảnh hưởng to lớn đối với thế giới quan triết học của Mác và Ăng-ghen lúc bấy giờ và “là khâu trung gian” giữa triết học của Hêghen và triết học của hai ông. Khi chỉ ra vai trò to lớn đó của Phoi-ơ-bắc trong cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy tâm, phục hồi và phát triển chủ nghĩa duy vật, Ăng-ghen cũng khẳng định rằng Phoi-ơ-bắc chưa vượt khỏi những hạn chế lịch sử của chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVIII. Ăng-ghen đã chỉ ra ba hạn chế lớn như sau: thứ nhất, chủ nghĩa duy vật của thế kỷ đó chủ yếu là có tính chất máy móc; thứ hai, chủ nghĩa duy vật đó có đặc trưng siêu hình, có nghĩa là không biện chứng, và thứ ba, chủ nghĩa duy vật đó không triệt để, duy tâm trong cách hiểu về các hiện tượng xã hội. Trong quan hệ với triết học của Hêghen, Ăng-ghen cho rằng, Phoi-ơ-bắc có công lao phê phán chủ nghĩa Hêghen, song thiếu sót lớn của Phoi-ơ-bắc trong vấn đề này là không biết kế thừa hạt nhân hợp lý của triết học Hêghen là phép biện chứng. “Phoi-ơ-bắc đã đập tan hệ thống Hêghen và chỉ đơn giản gạt nó ra một bên thôi. Song chỉ tuyên bố một triết học nào đó là sai lầm thì chưa có nghĩa là thắng được nó”. Ăng-ghen cũng đòi hỏi “phải tiêu diệt hình thức của nó bằng phê bình, nhưng cứu lấy nội dung mới mà nó đã đạt được”. Vượt xa Phoi-ơ-bắc, trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật, Mác đã phê phán chủ nghĩa duy tâm của Hêghen, nhưng kế thừa hạt nhân hợp lý của triết học Hêghen là phép biện chứng, cải tạo nó và biến nó thành phép biện chứng duy vật, biến chủ nghĩa duy vật thành chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Khi chỉ ra những hạn chế của triết học Phoi-ơ-bắc, Ăng-ghen cũng vạch ra nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó: “Đó là lỗi tại những điều kiện thảm hại ở Đức hồi đó, những điều kiện đã khiến cho những ghế giáo sư triết học đều do bọn chiết trung chủ nghĩa chuyên giết rệp chiếm đoạt hết, còn Phoi-ơ-bắc, người vượt tất cả những bọn đó một trời một vực, lại buộc phải nông dân hoá và rầu rĩ trong một làng nhỏ. Nếu như Phoi-ơ-bắc vẫn không tiếp thu được quan điểm lịch sử về tự nhiên… và đã trút bỏ được tất cả cái gì là phiến diện trong chủ nghĩa duy vật Pháp, thì đó không phải là lỗi tại ông”. Chính trong điều kiện xã hội và điều kiện sống như thế, nên chủ nghĩa duy vật của Phoi-ơ-bắc là không biện chứng và về xã hội cũng không thoát khỏi chủ nghĩa duy tâm cổ truyền. Ăng-ghen đã trích lời của Phoi-ơ-bắc như sau: “Đi lùi lại đằng sau tôi hoàn toàn nhất trí với các nhà duy vật chủ nghĩa, nhưng khi tiến lên phía trước, tôi không nhất trí với họ”. Cho nên, Phoi-ơ-bắc là nhà duy vật ở nửa dưới, còn nửa trên ông lại là duy tâm. Ông phê phán chủ nghĩa duy tâm, coi nó là tư biện, trừu tượng, nhưng sang địa hạt lịch sử ông xem xét con người, xã hội cũng trìu tượng không kém. Ở phần III, Ăng-ghen tập trung làm rõ quan điểm duy tâm của Phoi-ơ-bắc trong các vấn đề tôn giáo và đạo đức. Về vấn đề tôn giáo, Ăng-ghen cho rằng, Phoi-ơ-bắc không đặt ra vấn đề xoá bỏ tôn giáo, mà muốn hoàn thiện nó triết học cũng phải hoà vào tôn giáo. Ông còn coi các thời đại loài người chỉ khác nhau ở sự thay đổi về phương diện tôn giáo. Tôn giáo theo ông là ở mối quan hệ thương yêu giữa người với người và tình yêu nam nữ là hình thức cao nhất. Từ khi có loài người, mặc dù có những quy định của nhà nước về hôn nhân, song tình yêu và tình bạn là không thay đổi. Như vậy, chủ nghĩa duy tâm của Phoi-ơ-bắc, theo Ăng-ghen là ở chỗ ông coi mối quan hệ thuần tuý giữa người với người là tôn giáo. Ăng-ghen viết: “Chủ nghĩa duy tâm của Phoi-ơ-bắc là ở chỗ ông ta xét các mối quan hệ giữa người và người, dựa trên cảm tính đối với nhau… Không phải chỉ đơn giản đúng y như bản thân chúng là như vậy… Đối với ông ta, điều chủ yếu không phải ở chỗ những quan hệ thuần tuý giữa người với người tồn tại, mà là ở chỗ những quan hệ ấy phải được coi là một thứ tôn giáo mới, chân chính”. Phoi-ơ-bắc muốn xây dựng một thứ tôn giáo không cần Thượng đế và Ăng-ghen coi đó cũng như “Thuật luyện kim cũng không cần đến viên đá tạo vàng của nó”. Ăng-ghen cũng phê phán luận điểm sai lầm của Phoi-ơ-bắc coi các thời đại của loài người chỉ khác nhau bởi những thay đổi về phương diện tôn giáo. Trong vấn đề đạo đức, theo Ăng-ghen, Phoi-ơ-bắc hoàn toàn duy tâm khi coi lòng mong muốn hạnh phúc là bẩm sinh của con người, do đó nó phải là cơ sở của đạo đức. Và để thực hiện lòng mong muốn hạnh phúc đó, Phoi-ơ-bắc đòi hỏi phải có sự tự hạn chế hợp lý bản thân mình và tình yêu giữa người với người lại trở thành những quy tắc cơ bản của đạo đức. Bằng sự bóc lột giai cấp trong xã hội có đối kháng giai cấp và sự bất bình đẳng xã hội, Ăng-ghen phê phán quan điểm về đạo đức của Phoi-ơ-bắc, “nó được gọt giũa cho thích hợp với mọi thời kỳ, mọi dân tộc, mọi hoàn cảnh, và chính vì thế mà không bao giờ nó có thể đem áp dụng được ở đâu cả, cả đối với thế giới hiện thực” và Ăng-ghen cho rằng: trong thực tế mỗi giai cấp và ngay cả mỗi nghề nghiệp đều có đạo đức riêng của mình và đều vi phạm đạo đức ấy. Như vậy, quan niệm về đạo đức của Phoi-ơ-bắc vẫn chưa thoát khỏi sự trìu tượng, vì ông hiểu con người một cách trìu tượng phi lịch sử, không thấy con người là sản phẩm của xã hội, của lịch sử và con người là chủ thể của hoạt động. Điều đó biểu hiện trong nhận xét rất chính xác của Ăng-ghen rằng, Phoi-ơ-bắc “bám hết sức chặt lấy giới tự nhiên và con người; song đối với ông, cả tự nhiên lẫn con người vẫn chỉ là những danh từ mà thôi. Ông không biết nói với chúng ta một cái gì chính xác về tự nhiên hiện thực, cũng như về con người hiện thực”. Trên cơ sở phê phán một cách khoa học triết học của Hêghen và triết học của Phoi-ơ-bắc, Ăng-ghen đã chỉ ra cho chúng ta thực chất cuộc cách mạng trong lịch sử triết học do Mác và Ăng-ghen thực hiện. 4. Thực chất cuộc cách mạng trong lịch sử triết học do Mác - Ăng-ghen thực hiện Trước hết, Ăng-ghen đã chỉ ra sự hình thành chủ nghĩa duy vật biện chứng là kết quả của quá trình cải tạo căn bản phép biện chứng của Hêghen và khắc phục tính phiến diện, không triệt để của chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoi-ơ-bắc. Phép biện chứng duy vật đã kế thừa tất cả yếu tố tiến bộ của các hình thức trước của nó, trong đó trực tiếp là phép biện chứng của Hêghen. Nhưng phép biện chứng của chủ nghĩa Mác hoàn toàn đối lập với phép biện chứng của Hêghen. Ăng-ghen viết: “Ở Hêghen, sự phát triển biện chứng biểu hiện trong giới tự nhiên và trong lịch sử… chỉ là sự sao chép lại sự tự vận động của ý niệm, một sự tự vận động diễn ra vĩnh viễn, không biết ở đâu, nhưng dù sao cũng độc lập đối với mọi bộ óc đang tư duy của con người. Sự xuyên tạc có tính chất tư tưởng hệ ấy là cái cần phải gạt bỏ. Chúng tôi lại xem xét một lần nữa một cách duy vật rằng những ý niệm trong đầu óc của chúng ta, coi đó là những phản ánh của sự vật hiện thực, chứ không xem xét những sự vật hiện thực, coi đó là những phản ánh của giai đoạn này hay giai đoạn khác của ý niệm…” Trên cơ sở đó, Ăng-ghen nhắc lại định nghĩa kinh điển về phép biện chứng duy vật và chỉ ra tính thứ nhất của biện chứng khách quan và tính thứ hai của biện chứng chủ quan - biện chứng của ý niệm chỉ là sự phản ánh vào ý thức sự vận động biện chứng của thế giới hiện thực, cho nên quá trình cải tạo phép biện chứng duy tâm của Hêghen bằng cách “đặt đầu lên trên hay nói đúng hơn, từ chỗ trước kia nó đứng bằng đầu, bây giờ người ta đặt nó đứng bằng chân”. Ăng-ghen nhắc lại cơ sở khoa học tự nhiên dẫn đến sự cáo chung của phép siêu hình và sự hình thành phép biện chứng duy vật. Chính việc phát triển của khoa học từ khoa học sưu tập “về những vật chất bất biến” sang khoa học hệ thống hoá, khoa học về quá trình dẫn đến làm sụp đổ phương pháp tư duy siêu hình và khẳng định phương pháp tư duy biện chứng. Ăng-ghen cũng đánh giá một lẫn nữa ba phát minh vĩ đại của thời đó là phát minh ra tế bào, phát minh ra định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng và thuyết tiến hoá của Đácuyn. Ông cho rằng, nhờ ba phát minh vĩ đại đó khoa học tự nhiên “có thể chứng minh những nét lớn của mối liên hệ giữ các quá trình của tự nhiên không những trong các lĩnh vực riêng biệt, mà cả mối liên hệ giữa các lĩnh vực riêng biết ấy nói chung và có thể trình bày một bức tranh bao quát về mối liên hệ trong tự nhiên”. Về sự hình thành các quan điểm duy vật lịch sử cũng tương tự, Ăng-ghen coi “cái đã đúng với giới tự nhiên mà do đó chúng ta coi là một quá trình phát triển lịch sử, thì cũng đúng với tất cả các bộ môn của lịch sử xã hội và cũng đúng với toàn bộ các khoa học nghiên cứu những cái thuộc về con người (và thuộc về thần thánh)”. Theo Ăng-ghen, phải loại bỏ những mối liên hệ nhân tạo, và phải tìm ra những mối liên hệ hiện thực, nhất là phải phát hiện ra các quy luật chung chi phối sự phát triển của lịch sử. Đấy chính là nhiệm vụ của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ăng-ghen phân biệt sự khác nhau giữa quy luật lịch sử - đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật lịch sử với các quy luật tự nhiên - đối tượng nhận thức của các khoa học tự nhiên. Trong giới tự nhiên, các quy luật diễn ra tự động, bên ngoài ý thức của con người trái lại các quy luật xã hội diễn ra thông qua hoạt động có ý thức của con người. Nhưng cũng giống với các quy luật tự nhiên, quy luật xã hội cũng bị chi phối bởi vô số những ngẫu nhiên. Thông qua vô số ngẫu nhiên đó, chúng ta phát hiện ra quy luật nội tại bị che giấu. Ăng-ghen cũng chỉ ra đặc trưng của các quy luật xã hội. Ông cho rằng: “Con người làm ra lịch sử của mình… bằng cách là mỗi người theo đuổi những mục đích riêng, mong muốn một cách có ý thức, và chính kết quả chung của vô số những ý muốn tác động theo nhiều hướng khác nhau đó và của những ảnh hưởng muôn vẻ của những ý muốn đó vào thế giới bên ngoài đã tạo nên lịch sử”. Tiếp theo, Ăng-ghen xem xét đến một vấn đề rất quan trọng của chủ nghĩa duy vật lịch sử, đó là vấn đề động lực của lịch sử. Theo Ăng-ghen, chủ nghĩa duy vật cũ không bao giờ đặt vấn đề đó ra cả vì vậy quan điểm của họ về lịch sử, “về bản chất, là quan điểm thực dụng chủ nghĩa; nó đánh giá mọi cái theo động cơ của hành động”. Ăng-ghen đã phê phán quan điểm trên và cho rằng: “Chủ nghĩa duy vạtt cũ không trung thành với bản thân mình, vì nó coi những động lực lý tưởng tác động trong lĩnh vực lịch sử là những nguyên nhân cuối cùng, chứ không nghiên cứu xem cái gì ẩn sau những động lực đó và những động lực của những động lực đó là những gì”. Hêghen cũng có công lao đặt ra vấn đề này, song, theo Ăng-ghen - Hêghen lại không tìm động lực đó ở trong bản thân lịch sử mà lại “du nhập những động lực đó ngoài, từ hệ tư tưởng triết học, vào trong lịch sử”. Đối lập với quan điểm của chủ nghĩa duy vật cũ và chủ nghĩa duy tâm của Hêghen, Ăng-ghen cho rằng để xác định động lực thực tế cuối cùng của lịch sử thì không thể nghiên cứu những động cơ của các cá nhân, mà phải nghiên cứu “những động cơ của những người đã lay chuyển những quần chúng đông đảo, những dân tộc trọn vẹn; rồi đến những giai cấp trọn vẹn trong mỗi một dân tộc; những động cơ đã đẩy họ… đến chỗ tiến hành những hành động lâu dài đưa đến những biến đổi lịch sử vĩ đại”. Và Ăng-ghen đã chỉ ra rằng, động lực của toàn bộ lịch sử hiện đại chính là cuộc đấu tranh giữa ba giai cấp lớn và những xung đột về quyền lợi của họ - giai cấp địa chủ quý tộc, giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Để tìm ra động lực của động lực, Ăng-ghen đi sâu vào xem xét nguồn gốc của giai cấp và đấu tranh giai cấp, ông chỉ ra rằng, nguồn gốc của giai cấp và kết cấu giai cấp xã hội là do nguyên nhân thuần tuý kinh tế quy định và cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp chiếm hữu ruộng đất và giai cấp tư cấp tư sản, cũng như cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, thì trước hết, vấn đề là ở những lợi ích kinh tế. Chính mâu thuẫn trong kinh tế phản ánh qua mâu thuẫn giữa các giai cấp. Ăng-ghen viết: “Những lực lượng sản xuất, do giai cấp tư sản đại biểu, nổi dậy chống lại chế độ sản xuất do bọn chiếm hữu ruộng đất phong kiến và bọn trùm phường hội đại biểu… ngày nay đại công nghiệp cũng lại đã đi đến chỗ xung đột với chế độ sản xuất tư sản là chế độ đã thay thế chế độ sản xuất phong kiến”. Mâu thuẫn đó tất yếu sẽ dẫn đến phải phá gông xiềng cho lực lượng sản xuất bằng cách thay đổi phương thức sản xuất. Từ những phân tích trên, Ăng-ghen đi đến kết luận: “Tất cả các cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp, dù hình thức chính trị tất yếu của chúng là thế nào đi nữa – vì bất cứ cuộc đấu tranh giai cấp nào cũng đều là đấu tranh chính trị - xét đến cùng,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTriet co dai Duc.docx
Tài liệu liên quan