Hóa đơn chứng từ

1. Một số vấn đề chung

2. Quản lý in hoá đơn

3. Quản lý phát hành hoá đơn

4. Quản lý sử dụng hoá đơn

5. Quản lý hoá đơn

 

ppt39 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1306 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Hóa đơn chứng từ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người trình bày: Nguyễn Thị Cúc Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt NamHÓA ĐƠN CHỨNG TỪ Hóa đơn, chứng từQuy định về Quản lý sử dụng hoá đơn chia 2 giai đoạn:Từ ngày 31 tháng 12 năm 2010 trở về trước:NĐ 89/2002/NĐ-CP ngày 07 /11 / 2002 TT số 120/2002/TT-BTC ngày 30/12 /2002 và TT số 99/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002 .Từ 01/01/2011 : NĐ số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 /05 /2010 của Chính phủ Từ ngày 31 tháng 12 năm 2010 trở về trướcI. Những quy định về in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơnII. Xử lý vi phạm về hoá đơnI. Những quy định về in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn1. Một số vấn đề chung2. Quản lý in hoá đơn3. Quản lý phát hành hoá đơn4. Quản lý sử dụng hoá đơn5. Quản lý hoá đơn1. Một số vấn đề chungKhái niệm cơ bảnHoá đơn là chứng từ được in sẵn thành mẫu, in từ máy tính tiền, in thành vé có mệnh giá theo quy định của Nhà nước, xác nhận khối lượng, giá trị của hàng hoá, dịch vụ mua, bán, trao đổi, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch mua, bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ.Hoá đơn tự in là hoá đơn do tổ chức, cá nhân được phép in hoặc đặt in theo mẫu quy định.Phát hành hoá đơn là việc tổ chức, cá nhân đưa hoá đơn đã được in ra sử dụng.Lập hoá đơn là việc dùng phương tiện cần thiết để ghi đầy đủ thông tin theo các chỉ tiêu trên hoá đơn. Đối tượng, phạm vi áp dụngQuy định về in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn là các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật có quyền và nghĩa vụ trong việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn. Cụ thể:- Tổ chức, cá nhân bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ. - Tổ chức, cá nhân mua, trao đổi hàng hoá, dịch vụ. - Tổ chức, cá nhân đặt in, nhận in hoá đơn1. Một số vấn đề chung1. Một số vấn đề chungLoại, hình thức và nội dung của hoá đơnLoại hoá đơn: Hoá đơn bao gồm các loại sau:- Hóa đơn Giá trị gia tăng.- Hóa đơn bán hàng thông thường.- Hoá đơn cho thuê tài chính.- Hoá đơn bán lẻ (sử dụng cho máy tính tiền).- Các loại hoá đơn khác, tem, vé, thẻ in sẵn mệnh giá và các loại: Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý, Phiếu thu tiền dịch vụ hàng không, vận đơn vận chuyển hàng hoá 1. Một số vấn đề chungHình thức hoá đơn- Các loại hoá đơn được in thành mẫu:Hoá đơn do Tổng cục Thuế in, phát hành để bán cho các tổ chức, cá nhân SX, KD sử dụng, hoá đơn do tổ chức, cá nhân tự in theo quy định. - Các loại tem, vé, thẻ in sẵn mệnh giá do tổ chức, cá nhân tự in phù hợp với hoạt động SXKD.- Nội dung của hóa đơn - Họ, tên; địa chỉ; mã số thuế, tài khoản thanh toán (nếu có) của người mua và người bán; tên hàng hoá dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, tiền hàng; thuế suất, tiền thuế GTGT (nếu có); tổng số tiền thanh toán; chữ ký người bán, người mua hàng. 2. Quản lý in hoá đơnTrách nhiệm của tổ chức, cá nhân in hoá đơnTổng cục Thuế chịu trách nhiệm in, phát hành HĐ. Hoặc có thể ủy quyền cho Cục Thuế in một số loại hóa đơn đặc thù. Tổ chức, cá nhân đều có quyền được tự in hoá đơn để sử dụng theo văn bản chấp thuận của cơ quan thuế - Các loại hoá đơn được in, phát hành như sau+ Hóa đơn Giá trị gia tăng; Hóa đơn bán hàng thông thường.+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ; Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý.; Hoá đơn cho thuê tài chính.+ Hoá đơn bán lẻ sử dụng cho máy tính tiền.- Hoá đơn in, phát hành phải có đầy đủ ký hiệu theo hệ thống 20 chữ cái tiếng Việt in hoa: (A, B, C, D, E, G, H, K, L, M, N, P, Q, R, S, T, U, V, X, Y), kí hiệu gồm 2 chữ cái và năm in hoá đơn. Hoá đơn do Bộ Tài chính phát hành, kí hiệu hoá đơn được thêm chữ N hoặc B sau năm in hoá đơn. Hoá đơn tự in được in thêm chữ T sau năm in hoá đơn.2. Quản lý in hoá đơnTrách nhiệm của tổ chức, cá nhân đặt in hoá đơnTổ chức, cá nhân khi đặt in phải căn cứ mẫu hoá đơn được người có thẩm quyền phê duyệt ký, ghi rõ họ, tên trên mẫu hoá đơn đặt in. Mẫu hoá đơn đặt in phải lưu giữ theo quy định Tổ chức, cá nhân đặt in hóa đơn và được lựa chọn nhà in phù hợp, thuận tiện theo danh sách các nhà in đã đăng ký với cơ quan thuế Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhận in hoá đơnChịu trách nhiệm trước pháp luật về việc in hoá đơn. Lập và gửi báo cáo cho cơ quan Thuế về số lượng hoá đơn đã in của từng tổ chức, cá nhân đặt in.3. Quản lý phát hành hoá đơnHoá đơn do Tổng cục Thuế in, phát hànhQuy định chung Thủ tục mua hoá đơn do Tổng cục Thuế phát hành Mua hoá đơn lần đầu Mua hoá đơn lần tiếp Đình chỉ sử dụng hoá đơn3. Quản lý phát hành hoá đơnHoá đơn do tổ chức, cá nhân tự inThủ tục đăng ký mẫu hoá đơn tự inĐăng ký lưu hành mẫu hoá đơn tự in Thông báo phát hành hoá đơn tự in 4. Quản lý sử dụng hoá đơnhoá đơn GTGT hoá đơn bán hàng thông thường Tổ chức, cá nhân bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ - Tổ chức, cá nhân khi bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ phải lập hoá đơn và giao cho khách hàng theo đúng quy định. - Khi lập hoá đơn phải phản ảnh đầy đủ các nội dung, chỉ tiêu in sẵn trên mẫu hoá đơn, gạch chéo phần bỏ trống- Hóa đơn được dùng để khấu trừ thuế GTGT, hoàn thuế GTGT, tính chi phí hợp lý khi tính thuế, thanh toán tiền phải đảm bảo các quy định cụ thể như sau: + Hóa đơn phải là bản gốc, liên 2 (liên giao khách hàng).+ Hóa đơn phải ghi đầy đủ các chỉ tiêu, nội dung theo quy định và phải nguyên vẹn.+ Số liệu, chữ viết, đánh máy hoặc in trên hóa đơn phải rõ ràng, đầy đủ, chính xác theo đúng quy định, không bị tẩy xóa, sửa chữa. 4. Quản lý sử dụng hoá đơnTổ chức, cá nhân mua hàng hoá, dịch vụ - Có quyền và trách nhiệm yêu cầu người bán hàng lập, giao liên 2 hoá đơn để sử dụng theo nhu cầu thực tế của người mua hàng.- Mua hàng qua điện thoại, FAX thì có thể thiếu chữ ký trực tiếp của người mua hàng nhưng phải ghi rõ là hàng mua qua điện thoại, FAX ...4. Quản lý sử dụng hoá đơnLưu ý Một số trường hợp sử dụng và ghi hoá đơn giá trị gia tăng Cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo PPKT thuế bán HHDV thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT; bán cho đối tượng được miễn thuế GTGT; bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ phải sử dụng hoá đơn GTGT. Trên hoá đơn GTGT chỉ ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất, số thuế GTGT không ghi và gạch bỏ. Sử dụng hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá, dịch vụ khuyến mại, quảng cáoĐối với hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ (sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu theo quy định của pháp luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại) thì phải lập hoá đơn GTGT, trên hoá đơn ghi tên và số lượng hàng hoá, ghi rõ là hàng khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu không thu tiền; dòng thuế suất, thuế GTGT không ghi, gạch chéo. 4. Quản lý sử dụng hoá đơn+ Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ:Phải lập hoá đơn GTGT (hoặc hoá đơn bán hàng), trên hoá đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hoá đơn xuất bán hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng.4. Quản lý sử dụng hoá đơnĐiều chuyển hàng hoá cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh xuất điều chuyển hàng hoá cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc như các chi nhánh, cửa hàng ở khác địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) để bán hoặc xuất điều chuyển giữa các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc với nhau; xuất hàng hoá cho cơ sở nhận làm đại lý bán đúng giá, hưởng hoa hồng, căn cứ vào phương thức tổ chức kinh doanh và hạch toán kế toán, cơ sở có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hoá đơn, chứng từ như sau: + Sử dụng hoá đơn GTGT để làm căn cứ thanh toán và kê khai nộp thuế GTGT ở từng đơn vị và từng khâu độc lập với nhau;+ Sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo Lệnh điều động nội bộ; Sử dụng Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý theo quy định đối với hàng hoá xuất cho cơ sở làm đại lý kèm theo Lệnh điều động nội bộ.4. Quản lý sử dụng hoá đơnHàng hoá, dịch vụ có giảm giáHàng hoá, dịch vụ có giảm giá thì trên hóa đơn ghi giá bán đã giảm, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.Nếu việc giảm giá áp dụng căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hoá, dịch vụ thực tế mua đạt mức nhất định thì số tiền giảm giá của hàng hoá đã bán được tính điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trên hoá đơn phải ghi rõ số hóa đơn được giảm giá và số tiền được giảm giá. 4. Quản lý sử dụng hoá đơnĐiều chỉnh HĐ trong một số trường hợpCơ sở kinh doanh mua hàng hoá, người bán đã xuất hoá đơn, người mua đã nhận hàng, nhưng sau đó người mua phát hiện hàng hoá không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại toàn bộ hay một phần hàng hoá, khi xuất hàng trả lại cho người bán, cơ sở phải lập hoá đơn, trên hoá đơn ghi rõ hàng hoá trả lại người bán do không đúng quy cách, chất lượng, tiền thuế GTGT. Hoá đơn này là căn cứ để bên bán điều chỉnh doanh số bán, số thuế GTGT đầu ra; bên mua điều chỉnh doanh số mua, số thuế GTGT đầu vào.4. Quản lý sử dụng hoá đơn- Cơ sở kinh doanh đã xuất bán, cung ứng hàng hoá, dịch vụ và lập hoá đơn do hàng hoá, dịch vụ không đảm bảo chất lượng, quy cách, kiểu dáng hoặc ghi sai thuế suất phải điều chỉnh (tăng, giảm) giá bán, điều chỉnh thuế suất thuế GTGT thì bên bán và bên mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ số lượng, quy cách hàng hoá, mức giá tăng (giảm) theo hoá đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hoá đơn, thời gian), lý do tăng (giảm) giá, lý do điều chỉnh thuế suất đồng thời bên bán lập hoá đơn điều chỉnh mức giá được điều chỉnh. Hoá đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) giá bán, (không được ghi số âm (-)), thuế GTGT cho hàng hoá, dịch vụ tại hoá đơn số, ký hiệu... Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào 4. Quản lý sử dụng hoá đơn- Cơ sở kinh doanh trực tiếp bán lẻ hàng hóa, cung ứng dịch vụ có giá trị thấp dưới mức quy định không phải lập hoá đơn, nếu người mua yêu cầu cung cấp hoá đơn thì phải lập hoá đơn theo quy định, trường hợp không lập hoá đơn thì phải lập Bảng kê bán lẻ. Cuối ngày cơ sở kinh doanh căn cứ Bảng kê bán lẻ để lập hoá đơn làm căn cứ tính thuế.- Cơ sở cho thuê tài chính cho thuê tài sản thuộc đối tượng chịu thuế GTGT phải lập hoá đơn theo quy định. 4. Quản lý sử dụng hoá đơnCơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý nếu mua của cá nhân không kinh doanh, không có hoá đơn thì lập Bảng kê hàng hoá mua vào. Hoá đơn, chứng từ đối với tài sản góp vốn, tài sản điều chuyển được thực hiện như sau: Trường hợp cá nhân, tổ chức không kinh doanh có góp vốn bằng tài sản vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần thì chứng từ đối với tài sản góp vốn là biên bản chứng nhận góp vốn, biên bản giao nhận tài sản. . Trường hợp cá nhân dùng tài sản thuộc sở hữu của mình, giá trị quyền sử dụng đất để thành lập doanh nghiệp tư nhân, văn phòng luật sư thì không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản, chuyển quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp tư nhân Trường hợp cá nhân dùng tài sản thuộc sở hữu của mình, giá trị quyền sử dụng đất để thành lập doanh nghiệp tư nhân, văn phòng luật sư thì không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản, chuyển quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp tư nhân 4. Quản lý sử dụng hoá đơnTài sản góp vốn vào doanh nghiệp phải có: biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh, hợp đồng liên doanh, liên kết; biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn (hoặc văn bản định giá của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật), kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản.Tài sản điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong cơ sở kinh doanh; tài sản điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì cơ sở kinh doanh có tài sản điều chuyển phải có lệnh điều chuyển tài sản, kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản và không phải xuất hoá đơn.5. Quản lý hoá đơnĐối với cơ quan quản lý Nhà nước về hoá đơnQuản lý HĐXác minh hóa đơnXử lý mất hoá đơn... Đối với tổ chức, cá nhân sử dụng hoá đơn + Thực hiện báo cáo sử dụng hoá đơn hàng tháng, chậm nhất vào ngày 20 của đầu tháng sau.+ Báo cáo thanh, quyết toán sử dụng hoá đơn hàng năm gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước ngày 25 tháng 02 năm sau. II. Xử lý vi phạm về hoá đơn1. Hành vi vi phạm về in hóa đơn2. Hành vi vi phạm về đăng ký và phát hành hoá đơn 3. Hành vi vi phạm về sử dụng hoá đơn4. Hành vi vi phạm về quản lý hoá đơn5. Hành vi làm mất, cho, bán hoá đơn 6. Các biện pháp khắc phục hậu quảNghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 05 năm 2010 1. Loại hoá đơnHoá đơn bao gồm các loại sau:- HĐ xuất khẩu là HĐdùng trong HĐKDXK hàng hóa, DV ra nước ngoài, XK vào khu phi thuế quan;( HĐ XK từ ngày 01 /01 / 2011 -HĐ GTGT là HĐ bán HH, DV nội địa dành cho các tổ chức, cá nhân khai thuế GTGT theo PPKT;- HĐ bán hàng là HĐ bán HH, DV nội địa dành cho các tổ chức, cá nhân khai thuế GTGT theo PPTRT;- Các loại HĐ khác, gồm: vé, thẻ hoặc các chứng từ có tên gọi khác nhưng có hình thức và nội dung theo quy định của PL: Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý, Phiếu thu tiền dịch vụ hàng không, vận đơn vận chuyển hàng hoá... Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 05 năm 20102. Hình thức hoá đơnHóa đơn tự in là hóa đơn do các tổ chức, cá nhân kinh doanh tự in ra trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác khi bán hàng hóa, dịch vụ; Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành;Hóa đơn đặt in là hóa đơn do các tổ chức, cá nhân kinh doanh đặt in theo mẫu để sử dụng cho hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, hoặc do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho các tổ chức, cá nhân.Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 05 năm 2010Hóa đơn tự in là HĐ do các TCCN kinh doanh tự in ra trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác khi bán HHDV; Được tự in HĐ: DN trong khu CN, khu KT, khu CX, khu CN cao; DN có mức vốn điều lệ theo quy định của Bộ TC; các đơn vị SN công lập có SXKD theo quy định của pháp luật được tự in hóa đơn kể từ khi có mã số thuế.Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 05 năm 2010TCCN kinh doanh trừ các trường hợp quy định, được tự in HĐ, nếu có đủ các ĐK sau:+ Đã được cấp mã số thuế;+ Có doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ;+ Không bị xử phạt về các hành vi vi phạm pháp luật về thuế theo mức do Bộ Tài chính quy định trong 365 (ba trăm sáu mươi lăm) ngày liên tục tính đến ngày thông báo phát hành HĐ tự in;+ Có hệ thống thiết bị đảm bảo cho việc in và lập HĐ khi bánHHDV+ Là đơn vị kế toán theo quy định của Luật Kế toán và có phần mềm bán HHDV gắn liền với phần mềm kế toán, đảm bảo việc in và lập HĐ chỉ được thực hiện khi nghiệp vụ kế toán phát sinh.Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 05 năm 2010Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành;Hóa đơn điện tử được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức, cá nhân kinh doanh đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các Bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 05 năm 2010Hóa đơn đặt in là hóa đơn do các tổ chức, cá nhân kinh doanh đặt in theo mẫu để sử dụng cho hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, hoặc do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho các tổ chức, cá nhân.Hóa đơn đặt in được in ra dưới dạng mẫu in sẵn. Hoá đơn đặt in được chi ra 2 loại: hoá đơn do doanh nghiệp đặt in và hoá đơn do cục thuế đặt in. Hóa đơn do các Cục Thuế đặt in phải có tên Cục Thuế ở góc trên bên trái của tờ hóa đơn. Tất cả các đơn vị trực thuộc Cục Thuế bán, cấp cùng một loại hóa đơn do Cục Thuế phát hành.Tổ chức, cá nhân kinh doanh có mã số thuế được đặt in hóa đơn để sử dụng cho các hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ.Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 05 năm 2010Phát hành hóa đơn- Phát hành hóa đơn của tổ chức, cá nhân kinh doanhTổ chức, cá nhân kinh doanh trước khi sử dụng hóa đơn cho việc bán hàng hóa, dịch vụ phải lập Tờ thông báo phát hành hóa đơn.Nội dung Tờ thông báo phát hành hóa đơn gồm: hóa đơn mẫu, ngày bắt đầu sử dụng, ngày lập Tờ thông báo phát hành và chữ ký của người đại diện trước pháp luật.Hóa đơn mẫu là bản in đúng, đủ các nội dung trên liên hóa đơn giao cho người mua loại sẽ phát hành, có số hóa đơn là một dãy các chữ số 0 và in chữ “Mẫu” trên tờ hóa đơn.Tờ thông báo phát hành hóa đơn được gửi đến cơ quan thuế nơi tổ chức, cá nhân phát hành thông báo đóng trụ sở chính, trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày ký thông báo phát hành và niêm yết ngay tại các cơ sở sử dụng hóa đơn để bán hàng hóa, dịch vụ trong suốt thời gian sử dụng hóa đơn.Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 05 năm 2010Phát hành hóa đơn của Cục thuế:Hóa đơn do Cục Thuế đặt in để bán, cấp trước khi bán, cấp lần đầu phải lập Tờ thông báo phát hành hóa đơn.Nội dung Tờ thông báo phát hành và hóa đơn mẫu được quy định như trên.Tờ thông báo phát hành hóa đơn phải được gửi đến tất cả các Cục Thuế trong cả nước trong thời hạn 10 (mười) ngày, kể từ ngày lập Tờ thông báo phát hành và niêm yết ngay tại các cơ sở trực thuộc Cục Thuế trong suốt thời gian sử dụng hóa đơn. Trường hợp Cục Thuế đã đưa nội dung Tờ thông báo lên trang mạng (Website) của ngành thuế thì không phải gửi Tờ thông báo đến Cục Thuế khác.Trường hợp có sự thay đổi về nội dung đã thông báo phát hành, Cục Thuế phải thực hiện thủ tục thông báo phát hành mới theo quy định. Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 05 năm 2010Sử dụng hóa đơn- Khi bán hàng hóa, dịch vụ người bán phải lập hóa đơn+ HĐ được lập theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn+ Ngày lập hóa đơn là ngày 2 bên mua bán làm thủ tục ghi nhận HHDV đã được chuyển quyền SH, quyền SD.Trường hợp PL quy định chuyển quyền SH, quyền SD có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký thì ngày lập HĐ là ngày bàn giao HH.+ Nếu giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn DV thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập HĐ + Trường hợp bán hàng qua điện thoại, qua mạng; bán HHDV cùng lúc cho nhiều người tiêu dùng, khi lập HĐ người bán hoặc người mua không phải ký tên theo quy định của Bộ Tài chính.+ HĐ điện tử được lập xong sau khi người bán và người mua đã ký xác nhận giao dịch đã được thực hiện theo quy định của PL về giao dịch điện tử.Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 05 năm 2010Sử dụng hóa đơn- Bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn+ Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu nhận hóa đơn.+ Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng được theo dõi trên bảng kê.+ Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hóa đơn ghi số tiền bán hàng hóa, dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua tại cuống, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tên người mua trong hóa đơn này được ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn”.Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 05 năm 2010Sử dụng hóa đơn- Khi bán HHDV người bán phải lập HĐ. + HĐ phải được lập theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn. + Ngày lập HĐ là ngày 2b người bán và người mua làm thủ tục ghi nhận HHDV đã được chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng. Các trường hợp PL quy định chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký thì ngày lập HĐ là ngày bàn giao HH. + Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập HĐ cho khối lượng, giá trị HHDVđược giao tương ứng. + Trường hợp bán hàng qua điện thoại, qua mạng; bán hàng hóa, dịch vụ cùng lúc cho nhiều người tiêu dùng, khi lập hóa đơn người bán hoặc người mua không phải ký tên theo quy định của Bộ Tài chính. + Hóa đơn điện tử được lập xong sau khi người bán và người mua đã ký xác nhận giao dịch đã được thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 05 năm 2010- Bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập HĐ + Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập HĐ, trừ trường hợp người mua yêu cầu nhận HĐ. + Bán HHDV có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng được theo dõi trên bảng kê. + Cuối mỗi ngày, cơ sở KD lập một HĐ ghi số tiền bán hàng hóa, dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua tại cuống, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tên người mua trong hóa đơn này được ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn”.Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 05 năm 2010Xử lý thu hồi hóa đơn đã lậpTrường hợp lập hóa đơn chưa giao cho người mua, nếu phát hiện hóa đơn lập sai, người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai.Trường hợp hóa đơn đã lập được giao cho người mua nếu phát hiện lập sai, hoặc theo yêu cầu của một bên, hàng hóa, dịch vụ đã mua bị trả lại hoặc bị đòi lại, hai bên lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn lập sai, hoặc hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ bị trả lại, bị đòi lại và lưu giữ hóa đơn tại người bán.Biên bản thu hồi hóa đơn phải thể hiện được nội dung lập sai hoặc lý do đòi lại, trả lại hàng hóa, dịch vụ và các thỏa thuận bồi thường giữa hai bên (nếu có).Các phần khác nghiên cứu GT và NĐ 51XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!Web: www.vtca.vn Email: HoiTuVanThue@yahoo.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • ppt03_hoa_don_chung_tu_07_2010_602.ppt
Tài liệu liên quan