Giới thiệu
Hiểu biết về nguyên liệu và các sản phẩm của quá trình reforming giúp lựa
chọn điều kiện vận hành thích hợp với các định hướng sản phẩm cụ thể của
công nghệ reforming trong từng nhà máy lọc dầu.
Mục tiêu thực hiện
- Nắm được đặc điểm về nguyên liệu của quá trình. Ảnh hưởng của
thành phần, tính chất nguyên liệu đến quá trình.
- Nắm được các sản phẩm thu được từ quá trình reforming, hướng ứng
dụng.
- Nắm được ảnh hưởng các thông số vận hành (nhiệt độ, áp suất, tỉ tệ
H2/ HC tốc độ nạp liệu) đến hiệu suất, chất lượng sản phẩm chính.
41 trang |
Chia sẻ: Mr hưng | Lượt xem: 874 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Hóa đại cương - Bài 4: Nguyên liệu và các sản phẩm thu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c.
Nội dung chính
- Các cải tiến đã đạt được trong thời gian qua của công nghệ reforming
(thay đổi về xúc tác, thiết bị công nghệ, điều kiện vận hành)
- Xu hướng cải tiến trong tương lai và các điều kiện ràng buộc (thị phần
sản phẩm, yếu tố môi trường, hướng phát triển hóa dầu)
Công nghệ reforming trải qua nhiều thập niên phát triển đã được cải tiến
theo các hướng sau:
- Giảm áp suất vận hành làm tăng hiệu suất reformat và hydrogen.
- Tìm ra các loại xúc tác mới bền hơn, có tuổi thọ cao hơn (ít bị tác động cốc
hóa trong điều kiện giảm áp suất), và có độ lựa chọn theo sản phẩm thơm cao
hơn.
- Thay đổi sơ đồ công nghệ trong đó xúc tác được tuần hoàn và được tái
sinh liên tục.
Sự cải tiến công nghệ và xúc tác reforming như trên dẫn tới sự tiến bộ đáng
kể về chất lượng sản phẩm reforming (bảng 9).
Bảng 9. Sự tiến bộ về chất lượng sản phẩm reforming
Sản phẩm,
(%tl)
1960 1970 1980 1990 1998
H2 2,0 2,7 3,2 3,3 3,8
C1 + C2 4,4 3,1 1,2 1,1 -
C3 + C4 13,1 10,4 8,0 6,9 -
C5
+ (reformat) 80,5 83,8 87,6 88,7 88,0
67
RON RON = 100-102
Yêu cầu xúc tác lý tưởng: H2 = 5%, C5
+ = 95%
Với những tiêu chuẩn nghiêm ngặt mới về môi trường, việc loại bỏ hoàn
toàn hợp phần phụ gia chì có trong xăng mà vẫn phải bảo đảm chất lượng xăng
thương phẩm (chỉ số octan cao) càng cho thấy vai trò quan trọng của reforming
trong công nghệp lọc dầu.
Các số liệu mới nhất về thành phần xăng thương phẩm thế giới được trình
bày trên bảng 10.
Bảng 10. Thành phần xăng thương phẩm thế giới
Thành phần, %tl Pháp Mỹ Tây Âu
- Butan
- Xăng nhiệt phân
- Xăng nhẹ
- Xăng đồng phân hóa
- Xăng alkyl hóa
- Xăng FCC
- Xăng reforming
- Hợp chất chứa oxy
(MTBE, etanol)
4,0
6,0
-
10,0
5,0
40,0
33,0
2,0
5,5
-
4,0
4,7
13,0
36,1
34,6
2,1
5,7
-
7,6
5,0
5,9
27,1
46,9
1,8
Bảng 10 cho thấy ở Mỹ, Pháp hợp phần xăng reforming trong xăng thương
phẩm chỉ thua kém không đáng kể so với xăng cracking, còn ở Tây Âu, xăng
reforming chiếm phần áp đảo (phân nửa thị phần).
Trong nhiều trường hợp, để thu được xăng thương phẩm không chì RON 95
và RON 98 người ta đưa vào hợp phần xăng reforming lên tới 60%-80%.
68
Xăng không chì RON 98
Xăng không chì RON 95
Hình 27. Thành phần một số loại xăng thương phẩm cao cấp không chì
Trong tương lai sắp tới, người ta sẽ phải tiếp tục cải tiến công nghệ
reforming hơn nữa nhằm thoả mãn các yêu cầu cao hơn về chất lượng sản
69
phẩm. Tuy nhiên các khuynh hướng cải tiến và phát triển công nghệ còn phụ
thuộc vào nhiều yếu tố:
- Khuynh hướng thị trường xăng dầu
- Khuynh hướng chất lượng xăng: yêu cầu về chỉ số octan, yêu cầu giảm
thành phần thơm (đặc biệt benzen, từ 2005 nhiều nước khống chế thấp hơn
0,5%), xu hướng sử dụng nhiên liệu hỗn hợp (xăng, alcol tổng hợp) cho chỉ số
octan siêu cao.
- Sự thay đổi phân bố thị phần các sản phẩm dầu mỏ theo xu hướng tăng
lượng sản phẩm nhẹ. Một số hợp phần xăng từ các quá trình cốc hóa,
cracking, visbreaking sẽ được đưa vào reformat trước khi pha trộn
- Khả năng phát triển công nghệ reforming theo hướng hóa dầu (tạo nguồn
hydrocacbon thơm).
Câu hỏi Bài 6:
1. Nêu các tiến bộ về công nghệ reforming xúc tác hiện nay.
2. Khuynh hướng cải tiến và phát triển công nghệ reforming trong tương lai
phụ thuộc vào các yếu tố nào ?
70
BÀI 7. ĐẶC ĐIỂM CỦA XĂNG REFORMING XÚC TÁC
Mã bài: HD F7
Giới thiệu
Xăng reforming là sản phẩm chủ yếu của quá trình reforming và là một trong
những hợp phần quan trọng nhất để pha xăng thương phẩm. Vì vậy hiểu biết kỹ
về các đặc điểm của xăng reforming là cần thiết đối với học viên.
Mục tiêu thực hiện
- Nắm được các đặc điểm về thành phần hóa học và tính chất của xăng
reforming.
- Nắm được các giải pháp nhằm làm tăng chất lượng xăng reforming
Nội dung chính
- Thành phần hóa học của xăng reforming xúc tác
- Chỉ số octan của xăng reforming xúc tác
- Tính chất của xăng reforming xúc tác
- Ảnh hưởng của tiến bộ về công nghệ, thiết bị và xúc tác đến chất lượng
xăng reforming ngày nay.
1. Thành phần hóa học của xăng reforming xúc tác
Xăng reforming xúc tác có thành phần hóa học chủ yếu là các hydrocacbon
thơm và các parafin, hảm lượng naphten chiếm dưới 10%, olefin hầu như không
đáng kể (0-2%).
Như trên đã nêu, thành phần và chất lượng của reformat (xăng C5+) phụ
thuộc vào nguyên liệu ban đầu, chất xúc tác, qui trình công nghệ. Có thể tham
khảo bảng dưới đây (bảng 11) để thấy ảnh hưởng thành phần parafin của
nguyên liệu đến thành phần hóa học và tính chất của xăng.
Bảng 11. Ảnh hưởng nguyên liệu đến chất lượng xăng reforming
Thành phần và tính chất xăng Hàm lượng parafin trong nguyên liệu (%tl)
> 65% <40%
Tỉ trọng d 4
20 0,785 0,735 0,796 0,772
71
Thành phần cất, oC:
Nhiệt độ sôi đầu
10% tt
50% tt
90% tt
Nhiệt độ sôi cuối
49
82
135
172
202
42
76
137
170
214
58
97
141
171
199
58
110
141
168
205
Thành phần hydrocacbon,
%tl:
aromatic 59,0 65,4 62,0 68,5
Parafin+ naphten 38,8 33,7 37 31,1
olefin 2,2 0,9 1,0 0,5
Chỉ số octan:
MON 80,0 85,0 80,0 85,0
RON 89,0 95,5 89,0 95,5
Bảng 11 cho thấy, khi xăng thu được có cùng chỉ số octan, nguyên liệu ít
parafin sẽ cho xăng có thành phần cất nặng hơn so với nguyên liệu nhiều
parafin.
Các kết quả khảo sát ở phần nguyên liệu (trang 34, hình 18) cũng cho thấy
nguyên liệu giàu naphten (ít parafin) sẽ cho xăng giàu aromat hơn, nghĩa là xăng
có chất lượng cao hơn so với nguyên liệu giàu parafin.
Cho đến nay, phương pháp hữu hiệu nhất để xác định thành phần hóa học
của xăng reforming vẫn là sắc ký khí. Với sự cải tiến không ngừng về kỹ thuật
sắc ký khí (hệ thống tự động hóa, điều khiển điện tử, các loại cột mao quản có độ
tách cao....) kết hợp sử dụng các phần mềm chuyên dụng cho phân tích sản
phẩm dầu khí, đã làm cho việc xác định thành phần sản phẩm reforming trở nên
dễ dàng và chính xác hơn nhiều so với trước đây. Có thể kể đến hệ thống sắc ký
khí HP-6890 của hãng Agilent (Mỹ) kết hợp với phần mềm phân tích chuyên
dụng AC DHAcủa hãng AC (Mỹ) đặt tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển chế
biến Dầu khí (đã được mô tả trong phần Sơ đồ thực nghiệm reforming) như một
ví dụ về loại thiết bị phân tích cao cấp, đáp ứng yêu cầu phân tích thành phần
xăng reformat.
2. Trị số octan của xăng reforming xúc tác
72
Thành phần hydrocacbon thơm cao đóng vai trò quyết định đến chỉ số octan
cao của xăng reforming. Chỉ số RON của reformat thu được nằm trong khoảng
95 -103, tuỳ thuộc nguyên liệu ban đầu và độ khắc nghiệt hóa của điều kiện vận
hành. Trong các công nghệ reforming xúc tác hiện đại RON thường đạt 100-103.
Tuy nhiên, sự phân bố không đồng đều của chỉ số octan theo các điểm cắt
phân đoạn xăng, do hydrocacbon thơm tập trung chủ yếu ở các phân đoạn sôi
cao, nên người ta thường pha thêm các hợp phần sôi nhẹ, có chỉ số octan cao
thu được từ các quá trình chế biến khác, để cải thiện nhược điểm này.
Trị số octan của xăng reforming xúc tác nói riêng, cũng như trị số octan của
xăng thương phẩm và các xăng thành phần khác đều được xác định theo 2
phương pháp tiêu chuẩn là: phương pháp nghiên cứu (Research Method ASTM
D 2699) đo chỉ số RON và phương pháp mô tơ (Motor Method ASTM D 2700).
Cả hai phương pháp này nhằm đo khả năng chống kích nổ của xăng ô tô. Đối với
một loại động cơ nhất định, vận hành trong điều kiện ổn định thì khả năng chống
kích nổ chỉ phụ thuộc duy nhất vào chất lượng nhiên liệu (xăng) mà thôi.
RON và MON chỉ khác nhau cơ bản ở số vòng quay của mô tơ thử nghiệm
(600 vòng/ phút đối với RON và 900 vòng /phút đối với MON). Đối với các phân
đoạn sản phẩm dầu mỏ, MON thường thấp hơn RON vài đơn vị.
Người ta cũng thường quan tâm đến hiệu số giữa giá trị RON và MON – độ
nhậy cảm (Gasoline Sensitivity). Đại lượng này liên quan đến bản chất hóa học
của xăng và xăng có độ nhậy cảm thấp sẽ cho hiệu quả sử dụng tốt hơn khi
dùng cho ô tô. Trên bảng 12 so sánh tương đối sự khác biệt về tỷ trọng, chỉ số
RON và độ nhậy cảm giữa các nhóm hydrocacbon. Xét theo độ nhậy thì xăng
reforming do nhiều hydrocacbon aromatic sẽ không đạt hiệu suất cao như các
loại xăng có thành phần parafin cao, nên người ta thường phải pha thêm các
xăng khác giàu i-parafin như xăng đồng phân hóa, alkyl hóa...
Bảng 12. Tương quan tương đối chỉ số octan vào cấu trúc nhóm hydrocacbon
Tính chất Hydrocacbon
n-Parafin i- Parafin Naphten Aromatic Olefin
Tỉ trọng lỏng thấp thấp trung bình cao thấp
chỉ số octan RON rất thấp cao trung bình rất cao cao
Độ nhậy RON- MON rất thấp rất thấp thấp cao rất cao
73
Để xác định chỉ số octan, ngoài phương pháp tiêu chuẩn đã nêu trên, để
phục vụ cho mục đích nghiên cứu hoặc trong các phòng kỹ thuật nhà máy lọc
dầu nhằm mục đích sơ bộ định hướng thành phần octan trong pha trộn xăng,
người ta còn sử dụng các phương pháp sắc ký khí, phổ hồng ngoại. Tuy chưa
được công nhận là phương pháp tiêu chuẩn để đánh giá chỉ tiêu kỹ thuật của
xăng và ít nhậy với xăng pha phụ gia, nhưng các phương pháp này có những lợi
điểm như phân tích nhanh, lượng mẫu cần rất ít, độ chính xác chấp nhận được
nên hiện nay thường được sử dụng cho các mục đích nêu trên.
3. Các tính chất của xăng reforming xúc tác
Ngoài chỉ số octan, người ta còn quan tâm đến các đặc điểm kỹ thuật sau
đây của xăng reforming:
- Khoảng chưng cất theo ASTM D 86: Điểm sôi cuối: giới hạn cực đại là
205oC (do giới hạn qui định điểm sôi cuối của xăng thương phẩm).
Điểm sôi đầu: nằm trong khoảng 35-60oC, nhưng thường là 50 – 60oC (do
mục đích reforming hiện nay nhằm chuyển hóa các hợp phần >C6 trong nguyên
liệu với Tsd>80oC).
- Tỉ trọng riêng: Nằm trong khoảng 0,760-0,780. Đặc trưng này thường cao
do thành phần hydroccbon trong sản phẩm cao (>50%)
- Áp suất hơi bão hoà RVP: Giới hạn trên không vượt quá 30 kPa
- Hàm lượng olefin: Liên quan đến tính ổn định của xăng, khống chế < 2%tt.
Hiện nay trong nhiều công nghệ reforming hầu như loại trừ olefin trong sản phẩm
xăng
- Hàm lượng benzen: Do tính độc hại của benzen đối với môi trường mà
benzen cần giảm thiểu trong xăng reforming. Loại trừ benzen bằng các giải pháp:
tăng nhiệt độ sôi đầu của nguyên liệu lên >80oC, sơ bộ tách benzen và
cyclohexan ra khỏi sản phẩm.
Công nghệ CCR với xúc tác Pt – Sn khống chế benzen trong xăng
khoảng 2%tl.
4. Ảnh hưởng của tiến bộ về công nghệ, thiết bị và xúc tác đến chất lượng
của xăng reforming xúc tác ngày nay
Như trên đã nêu, việc đưa các hệ xúc tác lưỡng kim loại, mà đại diện là các
hệ xúc tác Pt-Re / Al2O3, Pt-Sn / Al2O3, đã giúp tăng độ bền và tuổi thọ của chất
xúc tác, từ đó tăng chu kỳ hoạt động của chất xúc tác (trường hợp Re) hoặc giúp
74
làm tăng hiệu suất reformat và độ lựa chọn theo sản phẩm thơm (trường hợp Sn)
tức là làm tăng chất lượng của xăng reforming. Việc đưa các hệ xúc tác lưỡng
kim mới cũng làm giảm áp suất vận hành của thiết bị, giảm tỉ lệ khí H2 tuần hoàn.
Các cải tiến về công nghệ, đặc biệt là việc đưa công nghệ tái sinh liên tục
CCR, trong đó lớp xúc tác chuyển động và được tái sinh liên tục, giúp hoạt tính
xúc tác được ổn định ở mức độ cao, từ đó ổn định hiệu suất và tăng chất lượng
xăng reforming.
Ưu điểm của công nghệ tái sinh liên tục so với công nghệ bán tái sinh được
thể hiện rất rõ qua các đặc điểm dưới đây:
Bán tái sinh
Tái sinh liên tục
Áp suất (bar)
H2/HC (mol)
C5+ (wt %)
H2 (wt %)
RON
MON
12-25
5-7
75-84
1.5-2 %
95-98
85-88
3 -10
1.5-4
85-92
2-3.6 %
100-102
90-92
Tuy nhiên công nghệ này cũng rút ngắn chu kỳ hoạt động của xúc tác, do
xúc tác làm việc ở áp suất thấp sự tạo thành cốc trở nên mạnh mẽ hơn, cần có
chu kỳ tái sinh liên tục hơn.
Câu hỏi Bài 7
1. Thành phần hydrocacbon trong xăng ảnh hưởng thế nào đối với thành
phần và tính chất của xăng thương phẩm ?
2. Cho biết phương pháp chủ yếu để phân tích thành phần xăng reforming.
3. Chỉ số octan (CSOCT) của xăng reforming nằm trong khoảng nào ? Đặc
điểm nào cần lưu ý đối với CSOCT RON, MON của xăng reforming. Các
phương pháp xác định.
4. Nêu một số đặc điểm kỹ thuật của xăng reforming.
5. Chất lượng xăng reforming hiện nay được cải tiến nhờ các yếu tố công
nghệ nào ?
75
KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HOÀN THÀNH MÔN HỌC
Đây là bài kiểm tra quan trọng nhất để đánh giá kết quả hoàn thành mô đun.
Bài kiểm tra nên thực hiện trong 60 phút. Dưới đây là 2 đề kiểm tra mẫu để giáo
viên tham khảo (có thể phân đề hoặc cho sinh viên lựa chọn). Đáp án đã có trong
giáo trình và trong phần trả lời câu hỏi ở mỗi cuối bài trong giáo trình này.
Đề 1. (10 điểm)
1. Mục đích quá trình reforming xúc tác. Vai trò reforming xúc tác trong công
nghiệp lọc – hóa dầu. (2 điểm)
2. Nêu vai trò của chất xúc tác đa chức năng đối với quá trình reforming. Nêu
2 loại chất xúc tác thông dụng hiện nay của quá trình bán tái sinh và tái
sinh liên tục. Vai trò của các phụ gia chính (Re, Sn). (3 điểm)
3. Ảnh hưởng các thông số vận hành (nhiệt độ, áp suất, tốc độ nạp liệu, tỉ lệ
H2/nguyên liệu) đến hiệu suất và chất lượng sản phẩm. (3 điểm)
4. So sánh sự khác biệt giữa 2 công nghệ bán tái sinh và tái sinh liên tục. (2
điểm)
76
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN
1. Catalytic Reforming: Quá trình chuyển hóa (reform-cải thiện, cải cách) có
xúc tác nhằm nâng cao chất lượng phân đoạn naphta có chỉ số octan thấp
thành hợp phần pha xăng có chỉ số octan cao.
2. Reformate: Sản phẩm (lỏng) của quá trình reforming.
3. CCR (continuous catalyst regeneration)- Công nghệ reforming với chế độ tái
sinh xúc tác liên tục.
4. PONA: Phép phân tích thành phần nhóm hydrocacbon Parafin-Olefin-
Naphten-Aromatic trong nguyên liệu.
5. Chỉ số octan (RON, MON): Giá trị bằng số, chỉ đặc tính chống kích nổ tương
đối của xăng.
6. Hoạt tính (Activity): thuật ngữ dùng trong công nghệ reforming, chỉ nhiệt độ
phải đặt cho đầu vào lò phản ứng (reactor) để đạt được RON theo yêu cầu.
7. Độ ổn định (Stability): thuật ngữ công nghệ, áp dụng cho hoạt tính, chỉ tốc
độ tăng nhiệt độ đầu vào lò phản ứng nhằm duy trì giá trị octan cho trước.
Hoặc áp dụng cho độ lựa chọn, chỉ mức độ thay đổi hiệu suất so với giá trị
ban đầu.
8. Độ khắc nghiệt (Severity): thuật ngữ công nghệ, thường thể hiện thông qua
giá tri octan.
9. Độ lựa chọn (Selectivity): thuật ngữ công nghệ, chỉ khả năng của chất xúc
tác cho tối đa hàm lượng hydro hoặc/và hàm lượng C5
+ reformate.
77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh thị Ngọ, Hóa học dầu mỏ và khí, Nhà xuất bản KHKT, Hà nội, 2004
2. Lê văn Hiếu, Công nghệ chế biến dầu, Nhà xuất bản KHKT, Hà nội, 2000
3. Berthelin, Catalytic Reforming, ENSPM Formation Industrie 1991
4. G. Margaret Wells, Handbook of Petrochemical Processes (1997)
5. Lớp học chuyên đề Pháp-Việt về Xúc tác-Động học-Lọc dầu, Hà nội, 2005
Hình 27.
Thành
phần một
số loại
xăng
thương
phẩm
cao cấp
không chì
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- reforming_xuc_tac_p2_6215.pdf