Hóa chất độc hại với bà Bầu và thai nhi

Mọi người thường

nghĩ, thai nhi trong bụng mẹ được bảo vệ an toàn trước

những hóa chất ngoài môi trường. Tuy nhiên thực tế, khi

thai phụ tiếp xúc với hóa chất sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát

triển của em bé sau này.

pdf8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1115 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Hóa chất độc hại với bà Bầu và thai nhi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hóa chất độc hại với bà Bầu và thai nhi Mọi người thường nghĩ, thai nhi trong bụng mẹ được bảo vệ an toàn trước những hóa chất ngoài môi trường. Tuy nhiên thực tế, khi thai phụ tiếp xúc với hóa chất sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của em bé sau này. Khi thai phụ tiếp xúc với hóa chất sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi (google image) Một nghiên cứu được tài trợ bởi Trung tâm hoạt động vì môi trường Mỹ (EMG) đã thử nghiệm máu trong dây rốn của 10 trẻ sơ sinh và nhận thấy: trung bình mỗi mẫu thử chứa 200 hóa chất khác nhau, bao gồm cả những hóa chất liên quan đến bệnh ung thư, tổn thương não, dị tật bẩm sinh và nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác. Ông Sonya Lunder, nhà khoa học thuộc EMG nhận định trên hãng thông tấn Associate Press: “Nhau thai không phải là một lá chắn phép thuật. Nghiên cứu này đã cho thấy, các em bé đang tiếp xúc với hàng trăm hóa chất công nghiệp ngay cả khi nằm trong bụng mẹ”. Các tác động của việc tiếp xúc với hóa chất chưa được biết đến một cách rõ ràng. Tuy nhiên, khả năng loại bỏ tất cả những tiếp xúc với hóa chất dường như là một điều không thể trong cuộc sống ngày nay. Do vậy, việc hạn chế tối đa tiếp xúc với hóa chất sẽ là hành động đúng đắn với những bà mẹ đang mang thai, cho con bú hay đang dự định sinh em bé. Dưới đây là những hóa chất nguy hiểm nhất mà các mẹ nên tránh: PFOS và PFOA Perfluorooctanoate (PFOA) và Perfluorooctane sulfonate (PFOS) là những hợp chất hữu cơ khó phân hủy thuộc nhóm Perfluorinated (PFCs). Ngoài việc được sử dụng trong sản xuất sơn chống dính Teflon, chúng còn xuất hiện trong rất nhiều mặt hàng khác như bao bì thực phẩm, quần áo (đặc biệt là những loại quần áo chống nhăn), bọc nệm và một số sản phẩm chăm sóc cá nhân khác. Nhiều nghiên cứu được thực hiện để tìm hiểu mối liên hệ giữa PFOS và PFOA với: - Những tác hại đến gan, hệ miễn dịch, các cơ quan sinh sản. - Sự suy giảm phát triển ở thai nhi. - Vấn đề về khả năng sinh sản. Một nghiên cứu về khả năng sinh sản vào tháng 1/2009 đã khảo sát 1240 phụ nữ. Họ chia những phụ nữ này thành 4 nhóm có hàm lượng PFOS/PFOA khác nhau để khảo sát. Kết quả cho thấy, phụ nữ ở 3 nhóm có PFOS cao có khả năng vô sinh cao hơn 70% - 134% so với nhóm hàm lượng PFOS thấp nhất. 3 nhóm có hàm lượng PFOA cao cũng có khả năng vô sinh tăng 60% - 154% so với nhóm hàm lượng PFOA thấp nhất. Do đó, chị em hãy chú ý đọc nhãn mác sản phẩm và tránh bất kì hàng hóa nào có chứa chất này. Các mặt hàng thường chứa PFOA và PFOS bao gồm: - Teflon và dụng cụ nấu không dính khác. - Bao bì thực phẩm có dầu mỡ. - Thảm và vải bảo vệ. - Chất làm chậm lửa. - Quần áo chống nhăn. BPA được sử dụng nhiều trong chai nhựa, hộp đựng thức ăn tủ lạnh ... (google image) Bisphenol A (BPA) BPA là một trong những hóa chất nhân tạo dùng để sản xuất nhựa PC (polycarbonate), được sản xuất nhiều nhất trên thế giới. Loại chất này có trong máu của 90% dân số Hoa Kỳ. BPA được sử dụng nhiều trong: - Một số loại chai nhựa. - Hộp đựng thức ăn tủ lạnh. - Một số loại bình sữa trẻ em. - Một vài loại đồ chơi, núm vú giả. Trong quá trình sử dụng, chất BPA có thể tách ra, gây ô nhiễm thực phẩm và nước uống, dẫn tới những vấn đề nguy hiểm về sức khỏe như: - Dị dạng bộ phận sinh dục. - Phá vỡ chu kì sinh sản. - Hội chứng Down. - Thay đổi chức năng hệ miễn dịch. - Gây rối loạn hành vi và bất thường về khả năng nhận thức. - Tăng tỷ lệ ung thư trong các tế bào não và các cơ quan khác trong cơ thể. Để hạn chế rủi ro, các bà mẹ nên lựa chọn sử dụng những mặt hàng có tên tuổi và chất lượng. Không nên ham rẻ mà dùng những đồ không rõ nguồn gốc được bày bán trôi nổi trên thị trường. Bạn cũng có thể lựa chọn cho con mình loại bình sữa có ghi rõ “BPA free” (không có BPA). Phthalates Phthalate là loại hóa chất công nghiệp được sử dụng rộng rãi trong ngành nhựa để tạo ra tính mềm dẻo và độ bền chắc cho sản phẩm. Chất này cũng được dùng để ổn định màu sắc và hương thơm của một số loại mỹ phẩm. Phthalate hiện có trong rất nhiều sản phẩm gia dụng như: đồ chơi trẻ em, túi nhựa, giấy bóng gói thực phẩm, mực, sơn, keo xịt tóc, dụng cụ y khoa bằng nhựa, chất khử mùi, thuốc sơn móng tay, dầu gội đầu, dầu thơm… Phthalates có thể gây tác hại đến sinh sản và phát triển, tổn thương các cơ quan, suy giảm miễn dịch, rối loạn nội tiết và ung thư. Những phụ nữ có lượng chất hoá học liên quan tới nhóm phthalates trong máu càng cao thì nguy cơ sinh con trai bị bất thường ở cơ quan sinh sản càng lớn. (Ví dụ: tinh hoàn và bộ phận sinh dục nhỏ, khoảng cách giữa cơ quan sinh dục và hậu môn ngắn hơn bình thường…) Để hạn chế tiếp xúc với loại hóa chất này, bạn nên tránh sử dụng túi nhựa khi lưu trữ thực phẩm và đồ uống. Đọc kỹ nhãn mác của các sản phẩm mỹ phẩm hay đồ chơi cho các bé để chắc chắn, sản phẩm đó an toàn và không chứa phthalates. Sản phẩm phụ khử trùng (THMs and HAAs) Khi sử dụng Clo để khử trùng nước máy, nó sẽ kết hợp với các chất có trong nước tạo ra các sản phẩm phụ nguy hiểm là trihalomethanes (THMs) và các axit haloacetic (HAAs). Nghiên cứu của EMG đã chứng minh, khi mẹ tiếp xúc với HAAs trong quý thứ hai và ba của thai kì sẽ làm chậm sự phát triển của thai nhi trong tử cung, dẫn đến suy dinh dưỡng lúc bé chào đời. THMs cũng là một yếu tố liên quan đến tình trạng hệ thần kinh bất thường ở trẻ sơ sinh. Nếu mẹ uống nước có nồng độ THMs 400 ppb khi mang thai (tương đương 400 x 10-7 %), bé sinh ra có nguy cơ bị đầu nhỏ. Nồng độ THMs khoảng 80 đến 100 ppb thì có nguy cơ tăng tỷ lệ mắc các khuyết tật về ống thần kinh, hệ thống thần kinh trung ương và hiện tượng to tim ở trẻ sơ sinh. Hàng ngày, chúng ta có thể tiếp xúc với các sản phẩm phụ khử trùng này theo hai đường: uống nước, tắm hay bơi trong nước khử trùng bằng Clo. Nghiên cứu cho thấy, khi tắm tắm bằng vòi hoa sen hay tắm bồn, bạn sẽ tiếp xúc nhiều hơn với THMs và các sản phẩm phụ khử trùng khác vì nước ấm sẽ làm lỗ chân lông của bạn mở rộng hơn và da sẽ giống như một miếng bọt biển để Clo dễ dàng thấm vào cơ thể. Hơn nữa khi tắm, bạn cũng sẽ hấp thụ các chất này bởi hít phải hơi nước từ vòi hoa sen. Đây chính là lý do tại sao EMG khuyến cáo, bạn không những cần lọc nước uống mà còn nên lọc cả nước tắm cho gia đình. Thùy Linh (dịch)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf39_6795.pdf
Tài liệu liên quan