Hở van hai lá là tình trạng van đóng không kín trong thì tâm thu, làm
cho một lượng máu phụt ngược trở lại từ thất trái lên nhĩ trái trong thì tâm thu.
Tỷ lệ gặp từ 5-24% trong tổng số các bệnh lý tim-mạch.
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1273 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Hở van hai lá (Mitralvalve regurgitation)- Kỳ 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hở van hai lá
(Mitralvalve regurgitation)
(Kỳ 1)
TS. Ng. Oanh Oanh (Bệnh học nội khoa HVQY)
1. Đại cương.
1.1. Định nghĩa:
Hở van hai lá là tình trạng van đóng không kín trong thì tâm thu, làm
cho một lượng máu phụt ngược trở lại từ thất trái lên nhĩ trái trong thì tâm thu.
Tỷ lệ gặp từ 5-24% trong tổng số các bệnh lý tim-mạch.
1.2. Nguyên nhân:
Khi có tổn thương bất kỳ một bộ phận nào của tim như: vòng van, lá
van, dây chằng, cột cơ, cơ tim đều có thể gây hở van hai lá.
- Thấp tim vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây hở lỗ van hai lá.
- Một số bệnh rối loạn cấu trúc van: sa van hai lá, viêm màng trong tim
nhiễm khuẩn bán cấp (Osler), nhồi máu cơ tim (NMCT), thiếu máu cơ tim
cục bộ.
- Bệnh cơ tim thể giãn, bệnh cơ tim phì đại, tăng huyết áp.
- Luput ban đỏ hệ thống.
- Xơ cứng bì.
- Thoái hóa van, vôi hóa van hai lá.
- Bệnh tim bẩm sinh: van hai lá hình dù.
- Chấn thương van hai lá: rách lá van, thủng lá van, đứt dây chằng van 2 lá.
1.3. Giải phẫu bệnh:
- Van hai lá có thể bị viêm dày, co rút ngắn lại, sù sì, vôi hóa; có khi
có thủng, rách van trong NMCT, Osler.
- Dây chằng co rút ngắn lại, dính vào nhau thành một khối.
- Nhĩ trái giãn, có một vùng nhĩ trái màu trắng ngà, xơ hóa do dòng máu
phụt ngược trở lại từ thất trái lên nhĩ trái.
- Thất trái phì đại, dần dần giãn ra do tăng gánh thất trái kéo dài.
2. Sinh lý bệnh.
- Hở van hai lá: phụ thuộc vào kích thước lỗ hở và độ chênh áp lực nhĩ
trái và thất trái. Máu dội ngược từ thất trái lên nhĩ trái trong thì tâm thu nên
gây ứ máu nhĩ trái; ở thời kỳ tâm trương máu từ nhĩ trái xuống thất trái nhiều
làm tăng thể tích thất trái cuối tâm trương.
- Vì tăng thể tích cuối tâm trương thất trái nên thất trái giãn ra, dần dần gây
suy tim trái, gây hở van hai lá nặng thêm.
- ứ máu nhĩ trái gây ứ máu ở tĩnh mạch phổi, mao mạch phổi, động mạch
phổi làm cao áp động mạch phổi, nhưng triệu chứng này không nặng bằng trong
bệnh hẹp lỗ van hai lá.
3. Lâm sàng.
Triệu chứng lâm sàng có khi kín đáo, nếu hở van hai lá mức độ nhẹ.
Triệu chứng rõ, suy tim diễn ra nặng và nhanh chóng nếu hở van hai lá mức độ
nặng.
3.1. Triệu chứng cơ năng:
- Bệnh nhân có thể mệt mỏi, hồi hộp trống ngực, khó thở khi gắng sức.
- Ho về đêm.
- Có cơn khó thở về đêm.
- Có thể có hen tim, phù phổi cấp nhưng ít gặp hơn so với bệnh hẹp lỗ
van hai lá.
3.2. Triệu chứng thực thể:
- Mỏm tim đập mạnh và lệch sang trái.
- Tĩnh mạch cổ nổi căng và đập nẩy.
- Nghe tim là dấu hiệu lâm sàng quan trọng để chẩn đoán:
. T1 mờ.
. Tiếng thổi tâm thu chiếm toàn bộ thì tâm thu. Tiếng thổi có đặc điểm:
thô ráp, lan ra nách hoặc sau lưng, cường độ thường mạnh có khi có rung miu
tâm thu.
. T2 đanh và tách đôi do cao áp động mạch phổi.
. Có khi nghe được một tiếng rùng tâm trương nhẹ đi kèm trong hở van
hai lá mức độ nặng. Đó là do hẹp lỗ van hai lá cơ năng khi một thể tích máu lớn
từ nhĩ trái xuống thất trái trong thì tâm trương.
4. Cận lâm sàng.
4.1. Điện tim đồ:
- Thường thấy dấu hiệu trục điện tim chuyển trái.
- Sóng P biểu hiện của dày nhĩ trái: P rộng và hai đỉnh ≥ 0,12 s ở DII; P
hai pha, pha âm > pha dương ở V1 và V2.
- Khi có tăng áp lực động mạch phổi thì có dấu hiệu dày thất phải, kết
hợp thành dày 2 thất.
4.2. X quang tim-phổi:
- Thấy hình ảnh nhĩ trái to và thất trái to.
- Trên phim nghiêng trái thấy nhĩ trái to, chèn thực quản.
- Trên phim thẳng: cung dưới trái giãn, chỉ số tim/lồng ngực > 50% khi có
phì đại thất trái.
- Hình ảnh đường Kerley B do phù tổ chức kẽ.
- Có thể thấy vôi hóa van hai lá, vôi hóa vòng van hai lá (khi chụp
chếch trước phải và
nghiêng trái).
4.3. Siêu âm tim:
Siêu âm tim giúp cho chẩn đoán xác định hở van hai lá là siêu âm tim
2D và siêu âm Doppler mầu. Siêu âm giúp đánh giá tình trạng lá van, vòng
van, dây chằng, để chỉ định phẫu thuật, theo dõi trong và sau mổ van, đánh giá
chức năng tim trước và sau phẫu thuật.
- Đo được vận tốc dòng máu phụt ngược từ thất trái lên nhĩ trái:
khoảng 5 - 6 m/s, kéo dài hết thì tâm thu.
- Tính mức độ hở van 2 lá theo phương pháp tính tỷ lệ % của diện tích
dòng hở/diện tích nhĩ trái:
. Hở nhẹ: 1/4 khi tỷ lệ là 20%.
. Hở vừa: 2/4 khi tỷ lệ là 21- 40%.
. Hở nặng: 3/4 khi tỷ lệ là > 40%.
- Siêu âm tim còn đo được kích thước nhĩ trái, thất trái; thường gặp
giãn nhĩ trái và thất trái.
- Có thể thấy tăng vận động thành thất trái, tăng phân suất tống máu (khi
chưa có suy tim).
- Siêu âm tim giúp chẩn đoán phân biệt hở lỗ van 2 lá với vôi hoá vòng
van hai lá.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ho_van_hai_la_ts_ng_oanh_oanh_ky_1_6118.pdf
- ho_van_hai_la_ts_ng_oanh_oanh_ky_2_1093.pdf