Hở van động mạch chủ là tình trạng van động mạch chủ đóng không
kín gây ra tình trạng máu trào ngược từ động mạch chủ về buồng thất trái trong
thời kỳ tâm trương.
- Bệnh được Vieusens mô tả từ thế kỷ thứ XVII. Sau đó đến thế kỷ thứ
XIX, nhiều tác giả mô tả
hoàn chỉnh hơn bảng lâm sàng của bệnh.
-Bao giờ hở van động mạch chủ cũng là tổn thương bệnh lý thực thể.
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1164 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Hở van động mạch chủ (Aortic valvular regurgitation)- Kỳ 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hở van động mạch chủ
(Aortic valvular regurgitation)
(Kỳ 1)
TS. Nguyễn Đức Công (Bệnh học nội khoa HVQY)
1. Đại cương.
- Hở van động mạch chủ là tình trạng van động mạch chủ đóng không
kín gây ra tình trạng máu trào ngược từ động mạch chủ về buồng thất trái trong
thời kỳ tâm trương.
- Bệnh được Vieusens mô tả từ thế kỷ thứ XVII. Sau đó đến thế kỷ thứ
XIX, nhiều tác giả mô tả
hoàn chỉnh hơn bảng lâm sàng của bệnh.
- Bao giờ hở van động mạch chủ cũng là tổn thương bệnh lý thực thể.
2. Nguyên nhân của hở van động mạch chủ.
2.1. Do thấp tim:
- Là nguyên nhân phổ biến nhất, chiếm đến 75% tổng số bệnh nhân hở
van động mạch chủ. Tần xuất của nguyên nhân này đang giảm rõ ở các nước
phát triển cùng với sự mất đi nhanh chóng của bệnh thấp tim.
- Hở van động mạch chủ do thấp thường gặp ở người trẻ tuổi; nam gặp
nhiều hơn nữ; hay kết hợp với bệnh của van 2 lá.
- Các lá van động mạch chủ bị xơ dày, co rút gây ra tình trạng van động
mạch chủ đóng không kín trong thì tâm trương; đôi khi có dính các mép van gây
ra hẹp van động mạch chủ, tạo thành bệnh van động mạch chủ.
2.2. Do viêm màng trong tim nhiễm khuẩn:
- Là nguyên nhân thường gặp nhất gây hở van động mạch chủ cấp tính.
Hở van động mạch chủ do viêm màng trong tim nhiễm khuẩn thường là hở nặng
và nhanh chóng gây suy tim.
- Tổn thương giải phẫu bệnh là các nốt sùi bám vào các lá van, vòng van
động mạch chủ, xoang Valsalva và có thể có áp xe vòng van. Các nốt sùi có thể
bong ra để lại các vết loét và thủng ở van hoặc phá hủy các bờ tự do của van
gây hở van động mạch chủ. Nói chung, tổn thương van do viêm màng trong tim
nhiễm khuẩn rất nghiêm trọng.
2.3. Do bóc tách thành động mạch chủ cấp tính:
- Bệnh nhân bị đau ngực dữ dội (có thể có sốc) và phát hiện được một
tiếng thổi tâm trương mới xuất hiện ở vùng nghe tim của van động mạch chủ
(liên sườn III cạnh ức trái hoặc liên sườn II cạnh ức phải).
- Do phần đầu của động mạch chủ bị bóc tách nên các lá van động mạch
chủ mất điểm tựa trên thành động mạch chủ, làm các lá van bị đẩy vào thất trái
trong thì tâm trương gây hở van động mạch chủ.
- Thường gặp ở người già, có vữa xơ động mạch.
2.4. Bẩm sinh:
- Van động mạch chủ 2 lá: thường gây hẹp động mạch chủ kết hợp.
- Hội chứng Marfan: chi dài, thân mình ngắn, giãn các dây chằng, bán
lệch thủy tinh thể, gốc động mạch chủ giãn và hở van động mạch chủ.
- Hở động mạch chủ kết hợp với hẹp eo động mạch chủ.
- Hở động mạch chủ kết hợp với thông liên thất cao, được gọi là hội
chứng Laubry- Pezzi.
2.5. Do giang mai:
- Là hiện tượng viêm động mạch chủ ở các mép van và các lá van do
giang mai gây hở van động mạch chủ. Tổn thương xơ thường lan đến lỗ động
mạch vành gây hẹp hoặc tắc động mạch vành dẫn đến các cơn đau thắt ngực trên
lâm sàng.
- Vì các lá van không dính với nhau nên không có hẹp van động mạch chủ
kết hợp.
- Ngày nay, bệnh có xu hướng giảm do bệnh giang mai thường được chẩn
đoán và điều trị sớm.
- Chẩn đoán nguyên nhân phải dựa vào các phản ứng huyết thanh.
2.6. Do loạn dưỡng:
Do loạn dưỡng gây ra tình trạng vòng van động mạch chủ bị giãn rộng,
có thể gây sa van dạng nhày, lá van mềm nhão hoặc vôi hoá. Đây cũng là
nguyên nhân hay gặp hiện nay, nhất là ở người cao tuổi có những mảng xơ
vữa động mạch chủ.
2.7. Do các nguyên nhân khác.
- Hở van động mạch chủ có thể gặp trong bệnh viêm cột sống dính khớp
hoặc hội chứng Reiter. Có 3-5% bệnh nhân viêm cột sống dính khớp có hở van
động mạch chủ. Cơ chế bệnh sinh loại này không rõ ràng. Không thấy tổn
thương trên lá van. Hay có rối loạn dẫn truyền trong tim.
- Hở van động mạch chủ do chấn thương: chấn thương ngực gây rách
động mạch chủ lên, đứt rách các lá van. Nguyên nhân này rất hiếm gặp.
- Hở van động mạch chủ do viêm khớp dạng thấp: trên mặt van có
những u hạt gây tổn thương van. Thường kèm theo tổn thương van 2 lá, van 3 lá
và van động mạch phổi. Nguyên nhân này cũng rất hiếm gặp.
- Do vỡ túi phình Valsalva.
- Do viêm động mạch chủ ở bệnh Takayasu.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ho_van_dong_mach_chu_ts_nguyen_duc_cong_ky_1.pdf