Hồ sơ thị trường Italia

Italia từng là một thành viên sáng lập Cộng đồng Châu Âu - hiện là Liên minh Châu Âu (EU). Ý đã

được chấp nhận gia nhập Liên hiệp quốc năm 1955 và là một thành viên cũng như một bên ủng hộ

mạnh mẽ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển

(OECD), Thoả thuận Chung về Thuế quan và Thương mại/Tổ chức Thương mại Thế giới

(GATT/WTO), Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) và Hội đồng Châu Âu. Nước này đã

nắm chức chủ tịch CSCE (tiền thân của OSCE) năm 1994, EU năm 1996 và G-8 năm 2001 và nắm

chức chủ tịch EU từ tháng 7 tới tháng 12 năm 2003.

Italia ủng hộ Liên hiệp quốc và các hoạt động an ninh quốc tế của tổ chức này. Italia đã triển khai quân

đội hỗ trợ cho các chiến dịch gìn giữ hoà bình của Liên hiệp quốc tại Somalia, Mozambique và Đông

Timor và cung cấp hỗ trợ cho các chiến dịch của NATO và Liên hiệp quốc tại Bosnia, Kosovo và

Albania. Italia đã triển khai 1.000 quân Alpini tới Afghanistan hỗ trợ cho Chiến dịch Tự do Vĩnh viễn

(OEF) tháng 2 năm 2003. Italia cũng hỗ trợ các nỗ lực quốc tế nhằm tái thiết và ổn định Iraq bằng đội

quân khoảng 3.200 người, cũng như các quan chức và viên chức nhân đạo. Đội quân này tiếp tục ở lại

Iraq theo uỷ quyền của Liên hợp quốc và theo yêu cầu của Chính phủ Iraq tới tháng 12 năm 2006.

Tháng 8 năm 2006 Italia đã gửi khoảng 3.000 quân tới Liban tham gia lực lượng Gìn giữ hoà bình

UNIFIL ONU Ngoài ra, từ ngày 2 tháng 2 năm 2007 một người Italia, Claudio Graziano, đã trở thành

chỉ huy lực lượng Liên hiệp quốc tại nước này

pdf18 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 493 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Hồ sơ thị trường Italia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hông chỉ đặt trọng tâm vào việc tham gia phát triển các công trình hạ tầng cơ sở ở Việt Nam như cầu cống, đường xá mà còn chú ý đến những lĩnh vực khác. Chủ trương của Chính phủ Italia là tiếp tục thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước Italia và Việt Nam, xem việc đầu tư vào Việt Nam là quyết định phát triển có tính chiến lược. Các nhà đầu tư của Italia vào Việt Nam nhìn nhận rằng, Việt Nam hiện đang trong quá trình chuyển đổi lớn, đạt sự tăng trưởng rất ấn tượng và ổn định, nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng. Chính sách thu hút đầu tư của Chính phủ đang tạo ra môi trường kinh doanh hết sức hấp dẫn và thuận lợi. Tuy nhiên, nguồn đầu tư của Italia vào Việt Nam thời gian qua còn hạn chế, chưa xứng với tiềm năng của hai nước. Do đó các doanh nghiệp hai nước cần tăng cường giao lưu, thảo luận kỹ các cơ hội, khả năng hợp tác, nhất là trong lĩnh vực hạ tầng và sản xuất công nghiệp để nâng quy mô các dự án đầu tư, thương mại lên một tầm cao mới. Trước Chính phủ của Thủ tướng Berlusconi, Chính phủ của Thủ tướng tiền nhiệm Romano Prodi đã đưa Việt Nam vào danh sách các nước thuộc khu vực châu Á có vai trò then chốt về kinh tế đối với Italia, đồng thời coi Việt Nam là một điểm cầu chiến lược về đầu tư đến năm 2020 đối với các doanh nghiệp nước này. Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Italia Cập nhật ngày 15.4.2015 Trang11 Để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư Italia tìm hiểu về Việt Nam, một cổng thông tin trực tuyến Viet-It Affairs (tại địa chỉ www.viet-it-affairs.com) vừa được đưa vào hoạt động cuối năm 2008. Cổng thông tin ra đời cùng với sự cộng tác của Phòng Thương mại Italia. 3. Hợp tác phát triển Italia bắt đầu cung cấp ODA cho Việt Nam vào những năm ’80 dưới các hình thức: cho vay ưu đãi, viện trợ không hoàn lại song phương hoặc thông qua các tổ chức quốc tế như UNIDO, IFAD, viện trợ khẩn cấp. Các lĩnh vực hợp tác ưu tiên giữa Italia và Việt Nam gồm: cấp thoát nước, vệ sinh môi trường, phát triển nguồn nhân lực, y tế, hỗ trợ thể chế...Tại Nghị định thư 1990-1992, Italia cam kết tài trợ cho Việt Nam 160 tỉ Lia (139 triệu USD) gồm 120 tỉ vay ưu đãi và 40 tỉ không hoàn lại; tuy nhiên nhiều dự án không có hiệu quả do bất ổn chính trị ở Italia. Năm 1997, Italia cho Việt Nam vay 100 tỉ lia (tương đương 60 triệu USD) thời hạn 35 năm, ân hạn 14 năm, lãi suất 0,5%” để thực hiện các dự án về cấp nước và giáo dục. Năm 2000, tại kỳ họp Ủy ban Liên chính phủ (12/2000), Chính phủ Italia cam kết cấp bổ sung cho Việt Nam 16 tỉ lia tín dụng ưu đãi. Italia cung cấp vốn viện trợ không hoàn lại đối với dự án hàng hoá cho ngành nước trị giá 2,737 triệu Euro và dự án hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực thể chế giúp Việt Nam gia nhập WTO trị giá ODA 751.950 Euro. Ngoài ra, Italia còn có hình thức viện trợ rất có hiệu quả thông qua uỷ thác hoặc đồng tài trợ như tài trợ 839.424 Euro uỷ thác qua trường Đại học Sassari cho dự án “Xây dựng trung tâm y tế Carlo Urbani” tại Đại học Y Huế; tài trợ 1,083 triệu Euro thông qua UNIDO cho dự án “Hỗ trợ thành lập cơ cấu trợ giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ”; tài trợ thông qua IFAD 1,5 triệu Euro cho dự án “Xoá đói giảm nghèo tại tỉnh Gia Lai”; tài trợ 1,49 triệu USD thông qua FAO cho dự án “Quản lý tổng hợp các hoạt động ở đầm phá Thừa Thiên Huế. Mới đây, Chính phủ hai nước đã ký 3 MoU về việc thực hiện 3 dự án tín dụng ưu đãi với tổng trị giá hơn 30 triệu Euro: (i): lĩnh vực nước tỉnh Bình Thuận; (ii): vệ sinh môi trường Cà Mau; (iii): vệ sinh môi trường Núi Thành, Quảng Nam. Hai bên đã tái khởi động hoạt động của Uỷ ban Hỗn hợp về Hợp tác Phát triển Việt Nam - Italia (họp tại Roma ngày 4-5/12/2009) để thông qua một số dự án trong các lĩnh vực ưu tiên (y tế, bảo vệ môi trường và hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ). Nhân chuyến thăm Italia của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, hai bên đã ký Thoả thuận hợp tác trị giá 30 triệu Euro vay ưu đãi, 5 triệu Euro viện trợ không hoàn lại và 10 triệu Euro chuyển đổi nợ cho giai đoạn 2010 - 2012. Hai bên đã ký Hiệp định chuyển đổi nợ nhân chuyến thăm Italia của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng (tháng 7/2010). Italia cũng đã nhiều lần viện trợ khẩn cấp cho ta như: viện trợ bão lụt (1999, 2000, 2001), viện trợ khắc phục dịch cúm gia cầm (2004), viện trợ khẩn cấp 1 triệu Euro (1,44 triệu USD) để khắc phục hậu quả cơn bão Kammuri gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh Tây Bắc (9/2008) và 200.000 Euro khắc phục cơn bão Ketsana (10/2009). 4. Hợp tác văn hóa giáo dục Nhân chuyến thăm Việt Nam của Thứ trưởng Ngoại giao Italia vào tháng 3/2009, hai bên đã ký Chương trình hợp tác Văn hoá - Giáo dục giai đoạn 2009 - 2011. Hàng năm Chính phủ Italia dành cho ta một số học bổng cho các khoá học tiếng Italia và Cao học, mở các khoá học tiếng Italia tại Hà Nội, TPHCM. Chính phủ Italia phối hợp với UNESCO giúp đỡ Việt Nam trùng tu khu di tích Mỹ Sơn với tổng kinh phí hơn 435.000USD (phía Việt Nam đóng góp 19.000 USD), đồng thời giúp đào tạo và trang bị kiến thức về bảo tồn di sản văn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế cho cán bộ khảo cổ học, kiến trúc sư, chuyên gia bảo tồn và cán bộ quản lý. Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Italia Cập nhật ngày 15.4.2015 Trang12 Bên cạnh đó, hai bên cũng thường xuyên tổ chức các tuần lễ/ tháng văn hoá tại Italia và Việt Nam, theo đó nổi lên là các liên hoan văn hoá Việt Nam “Rồng và Bướm” tại Roma (2006 và 2007), “Gần và Xa” tại Udine (2007) và năm văn hoá Italia tại Việt Nam mang tên “Cầu vồng Ý” với hơn 40 hoạt động văn hoá kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10/2007. Ngoài ra, Italia cũng tích cực tham gia và tổ chức một số hoạt động văn hoá - nghệ thuật nhân Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội 2010. V. HỢP TÁC VỚI VCCI 1. Thỏa thuận hợp tác đã ký kết - Phòng Thương mại và Công nghiệp Rome và VCCI (26/5/1997) - Hội đồng khu vực Sicilia (7/6/2005) - Phòng Thương mại, công nghiệp, thủ công và nông nghiệp Trapani, Sicilia (31/10/2005) - Phòng thương mại Napoli (20/4/2006) - Phòng Thương mại vùng Siena (8/11/2010) 2. Hoạt động đã triển khai - Phối hợp với SQ Italia, Eurocham (trước đây là EBIC) tổ chức Hội thảo : “Kinh doanh với thị trường EU và Italia” tại An Giang, Cần Thơ, Thanh Hóa, Bình Định (9/12/02); Thái Nguyên (20/12/02); Đắc Lắc (17/02/03); Khánh Hòa (24/02/03); Bình Dương (22/08/03), Vĩnh Phúc (20/11/03), Hòa Bình (25/11/03). - 10/2005- Phối hợp với Đại sứ quán Italia tổ chức: “Hội thảo quốc tế hợp tác và phát triển kinh doanh giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ Italia-Việt Nam” (24-26/10/05) với hơn 200 đại biểu tham dự - 11/2005 - Tổ chức Diễn đàn và gặp gỡ giữa doanh nghiệp Việt Nam và đoàn 160 doanh nghiệp Italia nhân chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Italia tại Hà Nội (5/11/2008). - 12/2009 - Tổ chức đoàn doanh nghiệp tháp tùng Chủ tịch Nước thăm cấp Nhà nước Cộng hoà Italia, Vương quốc Tây Ban Nha và thăm chính thức Cộng hoà Slovakia từ ngày 9 đến ngày 19 tháng 12 năm 2009. Tại Italia, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã phối hợp với Liên đoàn Công nghiệp Italia- Confindustria để tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Italia tại Roma ngày 10/12. Diễn đàn doanh thu hút đông đảo các doanh nghiệp sở tại tham dự và gặp gỡ với các doanh nghiệp Việt Nam tham gia đoàn. Có thể nói doanh nghiệp Italia rất chờ đợi chuyến đi này. Nhiều thành viên đoàn doanh nghiệp Việt Nam đã có lịch hẹn gặp dầy đặc trong suốt ngày 10/12, nhiều doanh nghiệp bạn không có thời gian đề nghị gặp tại Milan, trong đó nhiều nhất là các doanh nghiệp làm việc trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng, bất động sản, trang thiết bị nội thất, đồ trang sức - 4/2010 - Tổ chức cuộc gặp gỡ giữa nhóm doanh nghiệp đại diện các tổ chức kinh tế I-ta-lia bao gồm Liên đoàn các nhà lãnh đạo Công nghiệp Ý, Vùng kinh tế Emilia Romagna, Hiệp hội các nhà sản xuất máy công cụ, hệ thống tự động Ý và các đại diện tổ chức, hiệp hội ngành đóng tầu, sản xuất ôtô và gia công cơ khí của Việt nam tại trụ sở Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (02/04/2010) - 7/2010 - Tổ chức đoàn doanh nghiêp̣ tháp tùng Phó Thủ tướng Thườ ng trưc̣ Chính phủ Nguy ễn Sinh Hùng thăm chính thức Nước Côṇg hòa Bulgaria và Nước Côṇg hòa Italy từ ngày 05 đến ngày 17 tháng 7 năm 2010. Tại Italy, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã phối hợp với Hiêp̣ hôị doanh nghiêp̣ sản xu ất và dịch vụ của Italy (Confindustria), Viêṇ Ngoaị thương Italia , Hiêp̣ hôị doanh nghiêp̣ Milan (Assolombarda) để tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Italy taị Milan ngày 13/07/2010. Diêñ đàn đa ̃thu hút g ần 200 doanh nghiêp̣ từ khắp các vùng của Italy đến Milan tham dư ̣ và gặp gỡ với các doanh nghiệp Việt Nam . Tại đây, các doanh nghiệp hai bên không chỉ có cơ hội tìm Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Italia Cập nhật ngày 15.4.2015 Trang13 hiểu về môi trường hợp tác và kinh doanh tại hai nước mà còn được tham khảo các kinh nghiệm kinh doanh và đầu tư thành công tại Việt Nam của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Italy như Piaggio , Picenza, Ariston. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã phối hợp với Thương vụ Việt Nam tổ chức cho đoàn doanh nghiêp̣ tiếp xúc và tham quan cơ sở sản xuất của Tâp̣ đoàn TECHINT . Tâp̣ đoàn TECHINT là môṭ trong những tâp̣ đoàn luyêṇ kim lớn của Italy , đa ̃cung cấp thi ết bi ̣ cho môṭ số nhà máy luyện kim và cán thép . - 08/11/2010, VCCI ký thoả thuận hợp tác với Phòng Thương mại vùng Siena, hoạt động trong khu vực trung tâm của nước I-ta-lia, phía bắc vùng Tuscany với ngành kinh tế chủ đạo là du lịch và dịch vụ, thủ công mỹ nghệ, cùng với sản xuất nông nghiệp với các sản phẩm nổi tiếng thế giới là rượu vang và dầu. Siena có khoảng 30.000 doanh nghiệp trong vùng với 98% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó 7.000 doanh nghiệp kinh doanh trong ngành thủ công mỹ nghệ. - 11/2014, VCCI phối hợp với Thương Vụ Italia, bộ phận Xúc tiến Thương mại Đại sứ quán Ý tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Ý - Việt lần 2 được tổ chức vào ngày 24/11 tại Hà Nội và 26/11 tại TP Hồ Chí Minh nhân chuyến thăm Việt Nam của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Italia cùng đoàn 60 doanh nghiệp Ý hoạt động trong các lĩnh vực sau: Máy công nghiệp, Máy chế biến đá, Máy gia công kim loại, Máy sản xuất da và giày, Công nghệ dệt may, Năng lượng và năng lượng tái tạo, Thiết bị y tế và y sinh, Cơ sở hạ tầng và Truyền thông. Cũng trong khuôn khổ diễn đàn, Ban tổ chức sẽ tổ chức buổi gặp gỡ trực tiếp giữa các đại diện của doanh nghiệp Italia và Việt Nam nhằm tạo thêm cơ hội hợp tác và phát triển kinh doanh cho cả hai phía. Diễn đàn thu hút đông đảo sự tham gia của doanh nghiệp hai bên. VI. THÔNG TIN HỮU ÍCH 1. Địa chỉ hữu ích Đơn vị - Địa chỉ Tel/Fax Email/Website Việt Nam Ban Quan hệ quốc tế, VCCI Số 9 Đào Duy Anh, Hà Nội T: 84-4-35771380 ducva@vcci.com.vn Đại sứ quán Italia tại Việt Nam Số 9 Lê Phụng Hiểu - Hà Nội T: 84-4-38256256 F: 84-4-38267602 Thương vụ Italia tại Việt Nam 17 Lê Duẩn, Tầng 9, Tòa nhà Văn phòng Central Plaza, Quận 1, TP HCM T: 84-8-38298721 F: 84-8-38298723 hochiminh.hochiminh@ice.it www.italtrade.com/countries/asia/vietnam/ Italia Đại Sứ quán Việt Nam tại ltalia Via di Bravetta, 156 - 00164 Roma – Italia T: +39 06 661 60726 F: +39 06 661 57520 vnemb.it@mofa.gov.vn www.vnembassv.it Thương vụ Việt Nam tại Italia 00198 Roma – Ý Via, Po.22 T: + 39068413913 F: +39068414072 thuongvuY@virgilio.it 2. Các thông tin khác 2.1. Các công cụ trực tuyến, miễn phí hỗ trợ doanh nghiệp khi giao thƣơng với thị trƣờng EU 2.1.1 Bản đồ thương mại (trade map) Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Italia Cập nhật ngày 15.4.2015 Trang14 Bản đồ thương mại (trademap) được phát triển bởi Trung tâm thương mại quốc tế ITC, cung cấp:  Cơ sở dữ liệu trực tuyến, liên tục cập nhật từ các cơ quan thống kê cấp quốc gia  Chứa phân tích dữ li ệu thương mại của hơn 5600 sản phẩm giữa 220 quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới  Giao diện sử dụng thân thiện, xuất báo cáo theo định dạng mong muốn (word, excel, pdf) – minh họa đồ thị dễ dàng cho việc phân tích  Miễn phí sử dụng cho các nước đang phát triển Bản đồ thương mại (Trade map) của Trung tâm thương mại quốc tế (ITC) sẽ giúp bạn đánh giá, phân tích tiềm năng hợp tác thương mại với thị trường EU; tìm kiếm mặt hàng và đối tác phù hợp, đánh giá cạnh tranh và đa dạng hóa nguồn cung cấp; truy xuất thông tin liên quan về thuế quan, rào cản thương mại.. qua đó xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp. Hướng dẫn sử dụng : EN.pdf 2.1.2.Website hỗ trợ xuất khẩu sang khối Liên minh Châu Âu (EU Export Helpdesk)  EU Export Helpdesk là công cụ hoàn toàn miễn phí do Phái đoàn Châu Âu cung cấp, hỗ trợ việc xuất khẩu sang thị trường các nước trong liên minh EU, thông qua việc cung cấp:  Các thông tin về yêu cầu của thị trường về tiêu chuẩn sản phẩm, thủ tục thuế quan tại các nước trong liên minh Châu Âu  Các thông tin về thuế nhập khẩu, quy chế tối huệ quốc, ưu đãi thuế xuất cũng như các hạng mục khác như định mức cho phép, yêu cầu giấy phép nhập khẩu, các biện pháp chống bán phá giá ..  Thống kê về dòng giao dịch thương mại giữa EU và các nước khác  Các thỏa thuận hợp tác thương mại giữa EU và các nước phát triển, các yêu cầu về hồ sơ và chứng nhận xuất xứ cần thiết để thâm nhập thị trường EU  Danh bạ các cơ quan chức năng liên quan của các nước EU, danh bạ doanh nghiệp 2.2. Website tham khảo Website Bộ Ngoại giao Việt Nam Website CIA – The World Factbook https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/index.html Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Italia Cập nhật ngày 15.4.2015 Trang15 Bảng 1. Xuất khẩu VN – Italia 2015 Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Italia Cập nhật ngày 15/4/2015 Trang 12 Bảng 2. Nhập khẩu VN – Italia 2015

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfitalia_2016_6911.pdf