Giai đoạn cận đại Hàn Quốc khi bị Nhật thuộc diễn ra vào thập
niên 1930. Trong suốt thời gian này, người dân Hàn Quốc không những chịu
sự áp bức về tinh thần, về chính trị mà còn bị bóc lột triệt để về kinh tế. Tuy
nhiên, qua cánh cửa từ Nhật Bản, những ngọn gió mới mẻ từ phương Tây
tràn vào Hàn Quốc đem lại những thay đổi to lớn theo hướng hiện đại hoá
trong đời sống văn hoá nói chung và văn học nói riêng. Và văn học Hàn Quốc
cũng có sự thay đổi bước ngoặt mạnh mẽ, đặc biệt là khi viết về hình ảnh
người phụ nữ. Người phụ nữ trong giai đoạn này hoàn toàn lột xác, cũng vẫn
là những người phụ nữ có hoàn cảnh trớ trêu, số phận đầy đau khổ, nhưng
họ đã bắt đầu có tư tưởng mới của thời đại - biết đấu tranh bảo vệ quyền
được sống, quyền được mưu cầu hạnh phúc của bản thân mình. Có rất nhiều
nhà văn viết về sự tiến bộ của người phụ nữ, nhưng ở đây tôi chỉ xin đề cập
đến một nhóm nữ tác giả có những tác phẩm thật sự đặc sắc và đi tiên phong
trong việc xây dựng hình ảnh người phụ nữ mới như một trào lưu trong văn
học cận đại Hàn Quốc lúc bấy giờ.
10 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 415 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Hình tượng người phụ nữ mới trong văn học Hàn Quốc dưới ngòi bút của các nhà văn nữ (Giai đoạn Nhật thuộc), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cái vô lí vô
nhân của tư tưởng phong kiến, càng làm cho họ cảm thấy bất bình.
3. Người phụ nữ với tư tưởng mới của thời đại - đấu tranh để bảo vệ tình
yêu, quyền sống và hạnh phúc cá nhân
Nếu như trong tác phẩm Mẹ và con gái, Yepun là hình mẫu người phụ nữ
truyền thống tiêu biểu, thì con gái bà – Yoki lại là một biểu tượng cho những cái
mới và tiến bộ. Lúc đầu, Yoki cũng lấy chồng và cũng mơ về một cuộc sống tươi
đẹp. Khi chồng cô đi du học về, phải lòng người khác và muốn ly hôn, Yoki cũng
đã từng tìm rất nhiều cách để níu giữ hạnh phúc gia đình. Nhưng sau một biến cố
thì cô đã đồng ý ly dị với chồng. Trong tác phẩm có hai nhân vật nam phụ là mục
sư Kim và anh Young Sil. Mục sư Kim là một trong hai người cùng với kỹ nữ San
Ho Ju nhận nuôi cô, mục sư thì có khuyên Yoki nên giữ gia đình, kể cả trong khi
Yoki nghĩ mình đang sống trong cuộc sống hôn nhân giả tạo không thành thật và tự
thấy đang đi sai đường. Mục sư Kim chính là nhân vật đại diện cho tôn giáo lúc bấy
giờ. Tác giả muốn thông qua chi tiết này để làm nổi bật vai trò của tôn giáo trong
việc kiềm chế con người, đặc biệt là người phụ nữ trong những khuôn khổ truyền
thống. Còn nhân vật anh Young Sil – một người bạn của cô, anh chính là người
bị bắt về vấn đề tư tưởng chủ nghĩa. Dù anh không nói một lời nào khuyên Yoki,
nhưng chính việc anh Yong Sil bị bắt là bàn đạp thúc đẩy cho sự thay đổi trong suy
nghĩ và hành động của Yoki – đồng ý ly hôn với chồng, cũng là trả cho chính mình
sự tự do. Đây là bước ngoặt lớn trong tư tưởng và hành động của Yoki.
141
Trong Lễ tổ tiên trên núi, Zzocan cũng hành động khá cực đoan khi đối diện
với nỗi sợ hãi và sự căm ghét. Cô ấy nghĩ rằng nếu cứ tiếp tục sống với chồng, rồi
cũng có ngày mình sẽ bị người chồng “dã man” ấy giết chết như giết một con vật
nên cô quyết tâm và lên kế hoạch bỏ trốn. Đây là suy nghĩ khá táo bạo và có phần
liều lĩnh, vì trong thâm tâm Zzocan đã có ý muốn phản kháng và nghĩ cách làm thế
nào để bản thân thoát khỏi tình trạng tuyệt vọng này. Zzocan trốn về nhà mình, lấy
mấy bó rơm mang sang nhà chồng và đốt. Thực ra có rất nhiều cách để phản kháng
lại, nhưng Zzocan lại chọn cách đốt nhà. Việc Zzocan không chỉ trốn đi mà còn đốt
nhà, trong khi bản thân cô ấy hoàn toàn có thể chọn một hành động nhẹ nhàng, đơn
giản hơn thể hiện tính cao trào của tác phẩm. Tác giả muốn đẩy mạnh sự kịch tính
trong tình huống giải quyết vấn đề của nhân vật. Hình ảnh ngọn lửa cháy cũng bao
hàm ý nghĩa sâu xa. Ngọn lửa ấy, phải chăng là sự bất lực của Zzocan khi không thể
nghĩ ra được cách làm gì để tốt hơn, cũng phải chăng là sự giận dữ của Zzocan đối
với hoàn cảnh hiện tại, phải chăng là sự tuyệt vọng của Zzocan với cái khuôn mẫu
về vai trò người phụ nữ luôn phải chấp nhận làm nô lệ cho người đàn ông. Hình ảnh
ngọn lửa cũng là khát khao mãnh liệt của Zzocan muốn chống lại số mệnh, muốn
được tự do, muốn giải thoát bản thân và được tìm hạnh phúc cho riêng mình.
Cuối cùng là Sun hee của Hoàng hôn đẹp, Sun hee là người phụ nữ trưởng
thành và khá tân thời, trí thức. Bản thân Sun hee là một người phụ nữ có ý chí tự
vươn lên: tự đi du học, học đúng chuyên ngành vẽ mà mình thích, làm đúng công
việc mình yêu... Thời bấy giờ, với những người phụ nữ mất chồng sớm như Sun
hee thì cô ấy phải theo nhà chồng, nuôi con cho đến khi khôn lớn. Nhưng Sun hee
đã để lại con cho bà nội, tự theo đuổi ước mơ và dự định của mình. Rõ ràng sự lựa
chọn của cô ấy đã đi ngược lại với những luân lý lúc đó. Sau đó, Sun hee lại rơi vào
tình yêu khó xử với Jung Kyu – chỉ hơn con trai cô ba tuổi. Một mối quan hệ hiếm
có lúc bấy giờ, mối quan hệ giữa một quả phụ lớn tuổi hơn với cậu thanh niên trẻ
còn chưa từng kết hôn, chỉ đáng tuổi con trai mình. Thật ra tác giả cũng không đi
quá sâu vào việc mô tả tình cảm giữa hai nhân vật chính, cũng không có câu nào
thừa nhận tình cảm đó là “tình yêu”, nhưng những niềm vui, niềm hạnh phúc nho
nhỏ khi gặp nhau, nói chuyện với nhau, những cảm xúc bồn chồn rạo rực, những
lúc đau đớn đến chết đi sống lại thứ tình cảm đó nảy nở trong tâm tưởng của
người phụ nữ Sun Hee chính là tình yêu nam nữ sâu sắc, nhưng vẫn còn được che
giấu kỹ. Còn Jungkyu, cũng có thể khẳng định Jungkyu có tình cảm và muốn gần
gũi Sun Hee, tuy nhiên sự gần gũi này thiên về tình cảm nam nữ hay nó đơn thuần
là sự ỷ lại, thèm khát tình mẫu tử (Jungkyu mất mẹ từ nhỏ) thì chúng ta không chắc
chắn được.
Dù sau này, mối quan hệ này không đi đến đâu, và Sun hee là người chủ động
kết thúc nó, nhưng việc phát sinh tình cảm với Jung Kyu chính là sự biểu thị cho
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ MỚI TRONG VĂN HỌC HÀN QUỐC DƯỚI NGÒI BÚT CỦA...
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL
KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI
142
khát khao được sống với tình yêu và hạnh phúc của Sun hee. Dù cho bao nhiêu
tuổi, dù cho có giàu hay nghèo, thì người phụ nữ vẫn mong được yêu thương và
sống hạnh phúc.
Kết luận
Tóm lại, các nhà văn khi viết về hình ảnh những người phụ nữ thời Nhật thuộc
đã đi sâu công kích nhiều mặt của chế độ phong kiến, nhất là những luân lý kiềm
tỏa người phụ nữ. Đặc biệt là ở các nhà văn nữ với những tư tưởng tiến bộ, cũng
cho thấy sự đối đầu không khoan nhượng giữa truyền thống và hiện đại, khát khao
cái tiến bộ, lên án luân lý truyền thống bó buộc người phụ nữ. Nhưng dù ở hoàn
cảnh nào, các nhân vật nữ đều chứng tỏ bản lĩnh, phẩm chất cao đẹp, trong sáng
tuyệt vời của họ trong cuộc sống, trong tình yêu. Họ chủ trương tự do yêu đương,
tự do hôn nhân, xây dựng hạnh phúc gia đình dựa trên tình yêu tự nguyện từ hai
phía. Dù diện đấu tranh của họ còn hạn hẹp nhưng nhờ họ mà những chị em phụ nữ
khác đã tìm được con đường đi, mạnh dạn đứng lên đấu tranh giành hạnh phúc cho
bản thân mình, không còn nhẫn nhịn cam chịu coi đó như là định mệnh, là số phận
trời sinh ra buộc phải như vậy. Họ đã hành động một cách quyết liệt và dứt khoát để
thoát khỏi số phận nghiệt ngã. Họ không khuất phục hoàn cảnh, vươn lên đấu tranh
để được sống hạnh phúc, sống trọn vẹn trong tình yêu và sự lựa chọn của mình.
143
NEW WOMAN IMAGE IN KOREAN LITERATURE
UNDER PEN POINT OF WOMAN WRITERS
(JAPANESE DOMINATION PERIOD)
Bang Jeong Yun1
Abstract: Contemporary Korea period was happened in decade 1930.
During this time, Korean people not only bore the oppression on spirits,
politics but also were exploited absolutely on economy. However, this was
also the period bringing the big changes according to modernization trend in
cultural life in general and literature in particular via the door of Japan, new
wind overflowing from the Western to Korea. Korean literature had also the
changes strongly, especially when writing about woman image. The women
in this period completely changed their look; they were still women having
capricious, tricky situation and misery, tragedy fate but they started having
new ideology of the era – knowing to fight to protect right to live, right to
have their happiness. There were many writers writing about the advance of
woman, but I only mention to a woman writer group having the really special
writings and leading the way in establishing new woman image as a trend in
Korean contemporary literature at that time.
Keywords: New woman image, Korean woman writer, New ideology, Right
ro live, Right to have happines
1 Research student of Faculty of Vietnamese studies, Hanoi National University of Education,
The Embassy of Korea in Vietnam;
Email: wjddbs50@gmail.com;
Tel: 0963780483.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hinh_tuong_nguoi_phu_nu_moi_trong_van_hoc_han_quoc_duoi_ngoi.pdf